intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẶC ĐIỂM Bộ máy tiêu hoá của trẻ em

Chia sẻ: Va Ha Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:17

122
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ máy tiêu hoá rất quan trọng có chức năng : Biến đổi thức ăn thành chất liệu Bảo đảm cho sự phát triển và lớn lên không ngừng Bộ máy tiêu hoá có một số đặc điểm về giải phẫu sinh lý trong năm đầu của trẻ. Đến 10 - 15 tuổi phát triển như người lớn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM Bộ máy tiêu hoá của trẻ em

  1. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY TIÊU HOÁ TRẺ EM Ths. BS. Nguyễn Thị Thu Cúc BỘ MÔN NHI
  2. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG Sau khi học xong bài này sinh viên: • Phân tích đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ máy tiêu hoá trẻ em. • Giải thích đặc điểm giải phẫu và sinh lý bộ máy tiêu hoá có liên quan đến bệnh lý đường tiêu hoá.
  3. I. GIỚI THIỆU Bộ máy tiêu hoá rất quan trọng có chức năng :  Biến đổi thức ăn thành chất liệu  Bảo đảm cho sự phát triển và lớn lên không ngừng  Bộ máy tiêu hoá có một số đặc điểm về giải phẫu sinh lý trong năm đầu của trẻ.  Đến 10 - 15 tuổi phát triển như người lớn.
  4. II. DỊCH TỄ HỌC • 1995 : 6922 ca và 1996 : 5724 ca nhập viện đường tiêu hoá. • Tỉ lệ nhập viện bệnh đường tiêu hoá : 20% • Các bệnh nhi nhập viện do đường tiêu hoá thì tỉ lệ tiêu ch ảy cấp chiếm đa số • Tỉ lệ tử vong chung cho bệnh đường tiêu hoá: 1,2% - 1,3% (BNNĐ 1 TPHCM) • Bệnh đường hô hấp và tiêu hoá: bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển. • Trẻ < 5 tuổi : mối đe doạ thường xuyên của tiêu chảy cấp và bệnh đường tiêu hoá khác.
  5. III. Miệng • Hốc miệng của trẻ sơ sinh nhỏ vì xương hàm ít phát triển. • Lưỡi tương đối lớn rộng, dày, có nhiều nang tân và có gai lợi • Cơ môi phát triển mạnh, lợi răng có nhiều n ếp nhăn → Những đặc điểm trên đây giúp nhiều cho động tác bú • Niêm mạc miệng mềm, có nhiều mạch máu, nhưng khô do ít nước bọt nên dễ bị tổn thương hay tưa (nấm) (ít nước bọt là vì tuyến nước bọt sơ sinh chưa biệt hoá t ốt và trung tâm bài tiết nước bọt ở vỏ não phát triển ch ưa hoàn chỉnh)
  6. III. Miệng (tt) • Tháng 4- 5 : chảy nước bọt sinh lý (nhiễu) do sự kích thích mầm răng và trẻ chưa biết nuốt nước bọt tốt. • Động tác bú : đối với trẻ sơ sinh động tác bú là phản xạ bẩm sinh không điều kiện có trung tâm điều khiển ở hành tủy, với dây thần kinh V hướng tâm, ly tâm (cơ nhai), VII (cơ môi miệng), XII (cơ lưỡi). • Các phản xạ có điều kiện như : ẩm lên, đụng chạm đầu vú, mùi sữa,.. giúp cho phản xạ bú được củng cố bẩm sinh.
  7. IV. Răng • 6 - 24 tháng : răng sữa mọc. • 6 tuổi : thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. • Vì vậy, để răng sữa và răng vĩnh viễn mọc tốt đều đặn, người mẹ và trẻ nhỏ cần ăn đầy đủ các chất có chứa Vitamin A, B, C, D, Calci, Phosphore.. Để răng được vôi hoá và phát triển tốt. • Để hàm trẻ hình thành và phát triển đúng ph ải d ạy tr ẻ nhai kỷ thức ăn cứng. • Để tránh sâu răng phải giúp trẻ vệ sinh t ốt sau ăn
  8. V. Thực quản • Thực quản sơ sinh nở rộng phần dưới, vách mỏng, tổ chức đàn hồi và cơ chưa phát triển. Niêm mạc có nhiều mạch máu, ít tổ chức tuyến. • Chiều dài thực quản sơ sinh 10 - 11 cm và tăng dần theo tuổi. Kho ảng cách từ răng đến tâm vị dạ dày theo công thức X = 1/5 chiều dài cơ thể + 6.3 cm Đường kính thực quản cũng tăng theo tuổi • Dưới 2 tháng : 0.8 - 0.9 cm • Từ 2 - 6 tháng : 0.9 - 1.2 cm • Trên 6 tháng - 2 tuổi : 1.2 - 1.5 cm • Trên 2 tuổi - 6 tuổi : 1.3 - 1.7 cm
  9. VI. DẠ DÀY • Dạ dày sơ sinh nằm ngang và cao, hình tròn hay dài thuôn. • 7 - 11 tuổi hình thể giống người lớn. • Dung tích dạ dày : - sơ sinh : 30 - 35 ml - 3 tháng : 100 ml - 1 tuổi : 250 ml • Tổ chức học : lớp cơ dạ dày phát triển còn yếu nhất là cơ thắt tâm vị. Ngược lại cơ thắt môn vị phát triển rất t ốt và đóng rất chặt. Do đó trẻ bị nôn trớ và dạ dày dễ bị biến dạng sau ăn. Tuyến dạ dày trẻ nhỏ chưa phát triển nhi ều, đến 2 tuổi có cấu tạo giống người lớn.
  10. VI. DẠ DÀY (tt) • Thành phần dịch vị trẻ em giống người lớn nhưng số lượng, chất lượng kém hơn nhiều. Độ toan cũng thay đổi theo thức ăn và tuổi, dịch vị gồm : • Pepsin biến protide → Albumine và peptone • Lipase khác với lipase dịch tụy và trong sữa mẹ cũng có Lipase. Do đó mỡ trong sữa mẹ dễ hấp hơn trong sữa bò • Labferment làm dễ tiêu hoá protid sữa, làm vón casein của sữa tác dụng mạnh trong ph = 6 - 6.5
  11. VII. RUỘT • Ruột trẻ em dài hơn người lớn (so với chiều dài cơ thể) • Trẻ 6 tháng : chiều dài ruột gấp 6 lần chiều dài cơ thể, ở người lớn gấp 4 lần. • Ruột trẻ em phát triển rất nhanh. Niêm mạc ruột có nhi ều nếp nhăn, nhiều mạch máu (nên vi trùng dễ xâm nh ập). Màng treo ruột tương đối dài, manh tràng ngắn và di động nên dễ bị xoắn, sa trực tràng. Trực tràng tương đối dài và tổ chức mỡ còn lỏng lẻo nên dễ bị sa khi bị kiết lỵ, ho gà. • Ruột thừa ở vị trí không nhất định, nên chẩn đoán viêm ruột thừa rất khó ở trẻ nhỏ.
  12. VII. RUỘT (tt) • Chức năng ruột giống người lớn (tiêu hoá, hấp thu, vận động) tuy nhiên hoạt tính men kém hơn. • 24 giờ sau sanh, dạ dày, ruột không có vi trùng. • N3 số lượng vi trùng phát triển nhiều. • Đối với trẻ bú mẹ : vi khuẩn Bifidus, B.Lactis aecrogens, B.acidophilus chiếm ưu thế. • Đối với trẻ ăn hỗn hợp (bú bình) : có nhiều E.coli. Trong sữa mẹ có Lactoza có tác dụng tốt đối với Bifidus và ức chế E.coli. Ngược lại, trong sữa bò có Lactoza có tác dụng tốt với E.coli. • Vi khuẩn ruột tham gia vào sự tiêu hoá chất đạm, đường, mỡ và tổng hợp các vit B, K, ...
  13. VIII. PHÂN • Phân xu có từ tháng thứ 4 bào thai. Chỉ tiết sau sanh 1 - 2 ngày hoặc trong tử cung nếu bào thai bị ngạt, phân xu có màu xanh thẩm không mùi, tương đương 60 - 90g • Phân trẻ bú sữa bò đặc dẻo, vàng nhạt, mùi thối, số lần ít hơn, số lượng nhiều hơn.
  14. IX. TỤY TẠNG • Về hình thể, đến 5 - 6 tuổi mới giống người lớn. • Chức năng tụy khá hoàn hảo sau sanh. • Các enzyme của tụy : Trypsin, Lipase, Maltase, Amylase. • Tác dụng các enzyme này giống người lớn.
  15. X. GAN • Gan trẻ em tương đối lớn. Ở trẻ sơ sinh chiếm 4.4% trọng lượng cơ thể, người lớn 2.4% • ở trẻ sơ sinh thùy trái gan to hơn thùy phải nhưng về sau phát triển rất nhanh và thùy phải to hơn ở trẻ dưới 1 tuổi, sờ thấy gan dưới bờ sườn phải 1 - 2 cm.
  16. • Chức năng gan 8 tuổi mới giống người lớn - Trao đổi các chất protid, glucid, lipid và Vitamin - Bài tiết và phân tiết chất mật - Gan là bộ phận sinh ra các tế bào máu ngay trong giai đoạn phôi thai. Sau khi sanh gan không còn giữ chức năng này nữa nhưng nếu trẻ bị thiếu máu thì sự sinh sản này vẫn tiếp tục. Hơn nữa, gan có nhiều mạch máu nên dễ bị phản ứng, bị to lên khi trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm độc,... - Gan là bộ phận chống độc. - Gan là nguồn sinh nhiệt.
  17. KẾT LUẬN • Chức năng của bộ máy tiêu hoá chưa hoàn chỉnh • Vệ sinh thực phẩm, thức ăn thích hợp theo tuổi và sữa mẹ cần được quan tâm là những yếu tố tích cực giúp phòng các bệnh của đường tiêu hóa.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2