intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ trong thời kì bú mẹ

Chia sẻ: Lý Thanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

113
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển, đặc biệt là trong những tháng năm đầu đời hay thời kỳ bú mẹ. Theo dõi và đánh giá sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ là vấn đề quan trọng trong chăm sóc trẻ khỏe. Các đặc điểm về sinh lý Trong thời kỳ bú mẹ (1 tháng đến 12 tháng tuổi ) trẻ lớn rất nhanh, đòi hỏi năng lượng dành cho trẻ cao hơn ở người trưởng thành. Trẻ cần 120 – 130 calo/kg cơ thể/ngày. Bên cạnh đó, bộ máy tiêu hoá và...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ trong thời kì bú mẹ

  1. Sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ trong thời kì bú mẹ Trẻ em là cơ thể đang lớn và phát triển, đặc biệt là trong những tháng năm đầu đời hay thời kỳ bú mẹ. Theo dõi và đánh giá sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ là vấn đề quan trọng trong chăm sóc trẻ khỏe. Các đặc điểm về sinh lý Trong thời kỳ bú mẹ (1 tháng đến 12 tháng tuổi ) trẻ lớn rất nhanh, đòi hỏi năng lượng dành cho trẻ cao hơn ở người trưởng thành. Trẻ cần 120 – 130 calo/kg cơ thể/ngày. Bên cạnh đó, bộ máy tiêu hoá và các men tiêu hoá còn yếu và chưa hoàn thiện. Do đó, sữa mẹ thức ăn tốt nhất cho trẻ. Trẻ cũng phát triển và hoàn thiện dành hệ thống thần kinh trẻ bắt đầu nhận ra các đồ vật, khuôn mặt, và dần bắt đầu biết nói…
  2. Do bộ máy tiêu hóa còn yếu nên trẻ dễ mắc tiêu chảy cấp, suy dinh dưỡng, đặc biệt là những trẻ không được bú mẹ. Các rối loạn dạ dày-ruột ít gặp ở trẻ bú mẹ hơn trẻ không được bú mẹ. Trẻ cũng dễ bị sốt cao co giật hoặc dễ bị hạ thân nhiệt do trung tâm điều nhiệt và da của trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ.
  3. Về tinh thần và vận động Ở trẻ sơ sinh (từ lúc sinh đến 28 tuần tuổi): Trẻ thường ngủ nhiều (khoảng 20 giờ mỗi ngày), và ngay sau sinh các giác quan của trẻ đã hoạt động và có cảm thụ khá tốt như khả năng nghe (khi có tiếng động mạnh trẻ giật mình), ngửi (tìm vú do ngửi mùi sữa mẹ ), nhìn (phản xạ với ánh sáng) và cảm giác đau. Trẻ có các phản xạ tự nhiên như bú, bắt chộp và không chủ động được mọi động tác. Trẻ biết hóng chuyện, mỉm cười, trẻ có thể ngẩng đầu khi đặt nằm sấp khi được 2 tháng tuổi . Trẻ 3-4 tháng tuổi có thể nhìn theo vật di động và lẫy từ ngửa sang sấp. Trẻ biết lạ quen, nhận được mẹ, biết ngồi nhưng chưa vững, lẫy được từ sấp sang ngửa từ 5-6 tháng tuổi. Từ 7-9 tháng tuổi trẻ có cảm xúc vui mừng hoặc sợ hãi, biết phát âm ba ba…, biết bò, vẫy tay chào, vỗ tay và có thể tự ngồi vững hơn. Trẻ đứng vững, có thể tự đi được vài bước và lúc 12 tháng trẻ bắt đầu tập đi, dễ dàng dùng ngón tay cầm đồ vật , có thể phát được 2 âm khi 10-12 tháng tuổi.
  4. Thể chất Về thể chất trong một số giai đoạn, trẻ cần đạt cân nặng và chiều cao trung bình theo chuẩn tăng trưởng mới của WHO: Trẻ trai Trẻ gái Tháng tuổi Chiều cao Cân nặng Chiều cao Cân nặng 0 49,9 cm 3,3 kg 49,1 cm 3,2 kg 1 tháng 54,7 cm 4,5 kg 53,7 cm 4,2 kg 3 tháng 58,4 cm 6,4 kg 57,1 cm 5,8 kg 6 tháng 67,6 cm 7,9 kg 65,7 cm 7,3 kg 12 tháng 75,7 cm 9,6 kg 74 cm 8,9 kg
  5. Bố mẹ cần phải có một chiến lược chăm sóc trẻ về dinh dưỡng và nuôi dạy hợp lý, theo dõi từng bước phát triển của trẻ để trẻ luôn khỏe mạnh và có thể phát triển toàn điện trong những năm đầu đời.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2