intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thiếu và thừa dinh dưỡng đều nguy hiểm

Chia sẻ: Mucnuong Sate | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

164
lượt xem
69
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cần phải có kiến thức về các loại thực phẩm để đảo bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Thiếu dinh dưỡng Trong 10 năm vừa qua, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng, bị bệnh khô mắt do thiếu vitamin A dẫn đến mùa lòa đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng thiếu dinh dưỡng vừa phải, kéo dài đang là trở ngại cho sự phát triển thể chất và trí tuệ con người Việt Nam. Nhiều bằng chứng cho thấy người Việt Nam vốn không phải là giống người bé nhỏ, yếu ớt và trí...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thiếu và thừa dinh dưỡng đều nguy hiểm

  1. Thiếu và thừa dinh dưỡng đều nguy hiểm Cần phải có kiến thức về các loại thực phẩm để đảo bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể. Thiếu dinh dưỡng Trong 10 năm vừa qua, tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng nặng, bị bệnh khô mắt do thiếu vitamin A dẫn đến mùa lòa đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, tình trạng thiếu dinh dưỡng vừa phải, kéo dài đang là trở ngại cho sự phát
  2. triển thể chất và trí tuệ con người Việt Nam. Nhiều bằng chứng cho thấy người Việt Nam vốn không phải là giống người bé nhỏ, yếu ớt và trí tuệ kém cỏi về mặt di truyền, nhưng tình trạng dinh dưỡng kém đã hạn chế các tiềm năng đó. Nghèo và thiếu kiến thức là hai nguyên nhân cơ bản của đói và thiếu dinh dưỡng. Do đó, điều kiện đầu tiên để có an ninh dinh dưỡng là bảo đảm an ninh thực phẩm, đặc biệt an ninh thực phẩm ở hộ gia đình. Nói đến an ninh thực phẩm nghĩa là thực phẩm không bị khan hiếm, ổn định trong năm và người nghèo có thể mua được. Vì vậy, chương trình dinh dưỡng cần gắn với chương trình sản xuất, xóa đói giảm nghèo và tăng thu nhập của người nghèo. Yếu tố thứ hai trong an ninh dinh dưỡng là bảo vệ sức khỏe. Ở trẻ em, đó là các hoạt động chăm sóc bà mẹ nhất là khi có thai, nuôi con bằng sữa mẹ, phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng; Ở người lớn, đó là xây dựng một lối sống lành mạnh, cả về ăn uống. Yếu tố thứ 3 gần đây được nhấn mạnh nhiều là công tác chăm sóc các
  3. đối tượng có nguy cơ cao ở tại gia đình và cộng đồng. Đời người luôn luôn là sự đối đầu với các nguy cơ và thách thức kể từ khi còn nằm trong bụng mẹ cho đến chết. Những đối tượng có nguy cơ cao là bà mẹ, trẻ em, thiếu nữ, người già, người tàn tật, nhưng cần quan tâm đặc biệt đến trẻ em trước tuổi đi học và những năm đầu đến trường vì tình trạng dinh dưỡng và sức khỏe kém ở lứa tuổi tuổi này liên quan đến tỷ lệ trẻ em đến lớp, bỏ học và năng lực học tập. Nuôi con bằng sữa mẹ là hành vi thể hiện đầy đủ nhất khái niệm chăm sóc cả về dinh dưỡng (sữa mẹ là thức ăn cân đối nhất với trẻ thơ), y tế (sữa mẹ có các kháng thể quý giá) và tình cảm (sự âu yếm hai chiều giữa mẹ và con). Nuôi con bằng sữa mẹ và làm thế nào để người mẹ có đủ sữa nuôi con là nội dung hoạt động đầu tiên và quan trọng nhất của chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em và thiếu vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu vitamin A. Người ta nhận thấy trẻ em ở các nước kém phát triển nếu được nuôi dưỡng đầy đủ, hợp vệ sinh sẽ có tốc độ tăng trưởng không khác với tiêu chẩn quốc tế và các chế độ ăn
  4. bổ sung cho bà mẹ và trẻ em nghèo đã làm giảm hẳn số trẻ sơ sinh nhẹ cân, tăng phát triển thể lực và trí tuệ của trẻ em một cách rõ rệt. Thời kỳ có nguy cơ cao về suy dinh dưỡng là thời gian nằm trong bụng mẹ và hai năm đầu tiên. Đỉnh cao của suy dinh dưỡng trẻ em thường ở lứa tuổi 24-36 tháng, nhưng đó là đỉnh tập hợp của suy dinh dưỡng ở các thời kỳ trước đó vì suy dinh dưỡng là một bệnh mạn tính chứ không tiến triển nhanh như một số bệnh nhiễm khuẩn. Vì vậy, trong chiến lược phòng chống suy dinh dưỡng cần tập trung vào các thời kỳ sớm, cụ thể là ngay từ khi bắt đầu ăn bổ sung (4-6 tháng) nhằm loại trừ tối đa những trường hợp đi chệch khỏi đường phát triển bình thường để sa vào thung lũng của suy dinh dưỡng. Các nghiên cứu ở nước ta cũng cho thấy trong 3 tháng đầu tiên, trẻ em Việt Nam nói chung phát triển không kém tiêu chuẩn quốc tế, nhưng từ tháng thứ tư trở đi thì phát triển kém hẳn và thời kỳ kém nhất là khoảng thời gian từ tháng thứ tư đến tháng thứ sáu, trung bình chỉ đạt 60% tăng cân
  5. nặng theo tiêu chuẩn. Tình trạng thiếu năng lượng trường diễn cao (BMI
  6. đến dinh dưỡng đòi hỏi một sự quan tâm và hành động kịp thời. Dư luận xã hội đã bắt đầu chú ý đến tình trạng béo phì ở một số trẻ em, không ít người lớn đã phải dùng thuốc chống béo hoặc đến các thẩm mỹ viện để lấy bớt mỡ thay cho rèn luyện thân thể và các chế độ ăn hợp lý. Sự song song tồn tại giữa mô hình bệnh tật do thiếu ăn và thừa ăn là đặc điểm của dinh dưỡng trong thời kỳ chuyển tiếp. Trẻ em nuôi nhân tạo dễ bị béo phì hơn trẻ em nuôi bằng sữa mẹ. Nhiều bà mẹ quá quan tâm bồi dưỡng cho con, nghĩ rằng càng ăn nhiều chất bổ càng tốt (thường là các thức ăn nhiều protein và lipid như thịt, trứng, giò chả, bơ) càng lớn nhanh, càng nặng cân càng tốt. Điều đó không đúng. Trẻ em cần được nuôi dưỡng một cách khoa học để phát triển đúng quy luật, phù hợp với tiềm năng di truyền của nó. Nếu cho ăn quá mức đối với trẻ em ngay từ đầu sẽ làm phát triển bất bình thường và liên tục các tế bào mỡ. Ở người lớn, nếu thay đổi chế độ dinh dưỡng thì chỉ làm cho các tế bào đó giữ nhiều mỡ hơn chứ không làm chúng tăng sinh về số lượng được.
  7. Chế độ dinh dưỡng hợp lý còn là yếu tố cần thiết trong chiến lược phòng chống nhiều bệnh mạn tính như béo phì, các bệnh tim mạch, đái tháo đường và ung thư.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2