intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ tám

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

68
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bé ngủ nguyên đêm đồng nghĩa với việc bạn cũng được ngủ ngon cả đêm. Thế nhưng chưa được bao lâu thì việc bé phát triển các kỹ năng thể chất lại bắt đầu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và của bạn. Cũng từ thời điểm này, bé cũng bắt đầu quan tâm đến những bức ảnh gia đình và biết nghe nhạc rồi mẹ nhé!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ tám

  1. Tìm hiểu sự phát triển của con – Tháng thứ tám Bé ngủ nguyên đêm đồng nghĩa với việc bạn cũng được ngủ ngon cả đêm. Thế nhưng chưa được bao lâu thì việc bé phát triển các kỹ năng thể chất lại bắt đầu làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé và của bạn. Cũng từ thời điểm này, bé cũng bắt đầu quan tâm đến những bức ảnh gia đình và biết nghe nhạc rồi mẹ nhé! Chỉ trỏ và với các đồ vật
  2. Bé đã có thể dùng tay để chỉ trỏ, với đồ vật, hoặc cả trườn bò đến đồ vật mà bé thích - Ảnh: Inmagine Ở giai đoạn này, bé yêu của bạn rất bận rộn đấy nhé. Hai bàn tay bé hoạt động liên tục. Bé có thể cầm nắm đồ vật khá tốt và tiếp tục hoàn thiện kỹ năng sử dụng ngón tay cái. Bé cũng đã học được cách dùng ngón trỏ để nhấn các nút bấm trên đồ chơi và khám phá những ngóc ngách nhỏ. Khoảng độ tuổi này, nhiều trẻ bắt đầu chỉ trỏ vào các đồ vật. Chúng dùng các ngón tay chỉ vào đồ chơi như muốn hỏi “Món đồ chơi này gọi là gì vậy? Làm thế nào để khám phá nó đây?” Bé có thể nhìn bạn như muốn nhờ bạn giúp đỡ. Mỗi lần như thế bạn đừng mang món đồ đó đến cho bé. Hãy dùng những món đồ chơi để ngoài tầm với của bé như món mồi nhử để khuyến khích bé siêng vận động hơn. Hãy khuyến khích bé tự với tới lấy món đồ. Bé sẽ nghĩ xem mình nên dùng cách di chuyển nào là phù hợp: bò hay trườn đây? Nếu bé thấy nản lòng, hãy giúp bé bằng cách di chuyển đồ vật tới gần hơn một chút. Nhớ là bạn nên nói cho bé biết tên của món đồ đó. Lặp lại tên món đồ vài lần. Hãy nhìn cách bé quan sát miệng bạn cử động khi gọi tên món đồ như thế nào. Điều quan trọng là chúng ta cần phải tôn trọng trẻ như những cá thể có năng lực và hỗ trợ trẻ phát triển các kỹ năng bao gồm cả kỹ năng giải quyết vấn đề. Sử dụng những món đồ chơi lôi cuốn để tạo ra các tình huống cho bé thành công. Học cách tự làm giúp bé phát triển khái niệm tích cực về bản thân và một thái độ vui vẻ vì những thành tích bé đã đạt được. Bò và đứng
  3. Dường như bò chưa đủ “đô” nên có thể giờ bé bắt đầu học đứng. Mặc dù học đứng chẳng dễ chút nào: bé không những cần phải có đôi chân khỏe mà còn phải biết cách cong đầu gối, vịn vào điểm tựa và nâng người lên. Khi đứng dậy được rồi, bé lại không biết cách ngồi xuống. Mới đầu hầu hết các bé đều không bận tâm điều này. Chúng mải mê nhún nhảy, vịn bằng một tay rồi dồn trọng lượng từ chân này sang chân kia. Tới khi thấy mỏi, bé bắt đầu cầu cứu người khác. Bạn hãy hướng dẫn bé gập đầu gối lại và ngồi bệt xuống. Có thể phải mất thêm vài tuần nữa bé mới ngồi xuống thành thạo như đứng lên được. Nếu bé yêu của bạn tỏ ra không quan tâm đến chuyện tập đứng, bạn cũng đừng lo lắng. Việc đạt được các cột mốc phát triển luôn đến một cách bất ngờ. Nếu bé không hứng thú với các vận động thô, có thể hiện tại bé chưa biết bò hay đứng. Nếu bạn lo lắng, hãy nói chuyện với bác sĩ. Lời khuyên của chúng tôi là : hãy tận hưởng khoảng thời gian này khi bạn còn có thể. Các vấn đề với giấc ngủ
  4. Kỹ năng vận động phát triển cũng khiến bé trở nên khó ngủ hơn - Ảnh: Corbis Đây là giai đọan bé thường bắt đầu thức giấc giữa đêm. Bé có thể tự nhiên khóc lên và tự ngủ trở lại, hoặc cũng có thể khóc rất lâu. Với cơ thể của mình, bé học được rất nhiều trò thú vị. Bé đang học cách di chuyển, đứng và cầm nắm các đồ vật bằng nhiều cách khác nhau. Nhiều người thấy con mình liên tục di chuyển trong cũi, cố gắng bò, lật, vịn để đứng lên dù đang nửa đêm. Dường như chúng muốn nói rằng “Con muốn luyện tập thêm chút nữa” hoặc “Con đang đứng và không thể ngồi xuống lại được”. Điều này khiến nhiều ông bố bà mẹ rất bực bội vì cứ tưởng là qua giai đoạn này mình đã có thể ngủ được thẳng giấc thế nhưng kết quả là đêm nào cũng phải thức dậy nhiều lần như thế. Hình chụp và gương soi Bây giờ trẻ đã có thể nhận ra mình khi nhìn trong hình hoặc trong gương. Một trò tiêu khiển trẻ rất thích là xem hình của những người thân. Bạn có thể mua hoặc tự làm một album hình và xếp các hình của những người bé thích lại một chỗ với nhau. Có thể cho cả hình của ông bà cô dì chú bác đang sống ở xa vào luôn. Kể cho bé nghe về những người trong hình – chẳng bao lâu sau, bé sẽ có thể chỉ đúng hình khi bạn nhắc đến tên của một trong những người đó. Những tấm hình giúp trẻ rất nhiều khi chúng phải xa cha mẹ. Hãy cho trẻ một tấm hình của bạn, của ba bé và những thành viên khác trong gia đình (đừng quên hình của các con vật nuôi trong nhà) để bé có thể ngắm nhìn khi buồn. Cho bé cả những bức hình của chính bé đang thực hiện các họat động
  5. yêu thích. Khi phải tạm biệt ba mẹ để đi nhà trẻ hoặc khi bé thấy mệt, nhìn hình ba mẹ có thể giúp bé vượt qua được những giây phút khó khăn để trở lại với việc chơi và học. Âm nhạc và cử động Các em bé rất thích nhạc và các bài hát. Các nghiên cứu cho thấy âm nhạc kích thích khả năng đọc và ngôn ngữ của bé. Chắc hẳn là bạn vẫn thường hát cho bé nghe. Có nhiều bài hát rất phù hợp để bé vừa nghe hát vừa vận động tay chân như bài “Thể dục buổi sáng” (“Cô dạy em, bài thể dục buổi sáng…”) và “Đưa tay lên nào” (“Đưa tay lên nào, nắm lấy cái tai, lắc lư cái đầu…”) Làm mẫu cho bé xem bạn cử động như thế nào hoặc cầm hai tay bé múa theo bài hát. Chẳng bao lâu sau, bé sẽ thử tự múa và hát theo (Vừa hát vừa cử động còn khuyến khích bé sử dụng cả hai bán cầu não. Thật đơn giản!)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2