intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ chín

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

59
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đến tháng thứ 9, con trở nên hiếu động “không chịu nổi”, hết leo trèo lại đến lê la khắp các xó xỉnh trong nhà để khám phá, đã thế lại còn thích chứng tỏ mình ở bàn ăn làm mẹ mệt ơi là mệt nữa chứ. Thế nhưng mẹ ơi, dù đang làm gì thì bé cũng luôn “để mắt” đến mẹ đấy, mẹ có biết không?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ chín

  1. Tìm hiểu sự phát triển của con - Tháng thứ chín Đến tháng thứ 9, con trở nên hiếu động “không chịu nổi”, hết leo trèo lại đến lê la khắp các xó xỉnh trong nhà để khám phá, đã thế lại còn thích chứng tỏ mình ở bàn ăn làm mẹ mệt ơi là mệt nữa chứ. Thế nhưng mẹ ơi, dù đang làm gì thì bé cũng luôn “để mắt” đến mẹ đấy, mẹ có biết không? Vận động thô: Leo trèo
  2. Bố mẹ phải lập rào chắn để cản bước những tên hiếu động này (Ảnh: Inmagine) Trong lúc học cách vịn tường đứng lên, con cũng học cả cách leo trèo – tuy đó là hai kỹ năng khác nhau nhưng đều liên quan đến việc chuyển trọng lực, kết hợp vận động chân và sử dụng tay để kéo người lên. Và với những bé mới học leo trèo thì cầu thang là một nơi hấp dẫn, không thể cưỡng lại được. Tuy vậy, để leo xuống cầu thang thì cần phải vài tháng nữa các bé mới làm được, nên bố mẹ phải hết sức chú ý. Hãy lắp rào chắn ở đầu và chân cầu thang để phòng tránh những tai nạn đáng tiếc khi bé leo trèo, khám phá mà bạn không để mắt kịp nhé. An toàn trong phòng ngủ và nhà bếp Vào khoảng thời gian này, những bé hiếu động sẽ tìm cách trèo ra khỏi cũi, vậy nên bố mẹ hãy đảm bảo cũi đã được hạ xuống nấc thấp nhất. Nếu thấy con đặt chân lên tấm quây cũi, tay thì bám vào thành cũi muốn trèo ra ngoài thì cũng đã đến lúc bạn có thể tháo tấm quây cũi cất đi. (Tuy vậy cũng còn khá lâu bé mới đủ lớn để có thể trèo ra khỏi cũi, hầu hết các bé tới gần hai tuổi mới đủ khả năng trèo ra khỏi cũi và có bé chẳng bao giờ trèo ra ngoài.) Trẻ nhỏ cũng thích khám phá nhà bếp, đặc biệt là khi bố mẹ đang nấu ăn. Đáng tiếc rằng nhà bếp có thể là một nơi rất nguy hiểm cho bé nếu bố mẹ không chú ý đến vấn đề an toàn. Hãy lưu ý đến những khu vực sau: Lò: Nếu có thể thì bạn hãy khóa lò nướng lại, vì những bé tò mò có  thể vịn đứng lên và mở cửa lò ra để khám phá.
  3. Vừa bế con vừa nấu nướng có thể gây ra tai nạn. Hãy bỏ thói quen ấy  ngay! Coi chừng khi đặt nồi lên bếp, tay cầm của nồi quay ra phía ngoài và  bé có thể vịn vào, níu xuống. Hãy luôn nhớ quay tay cầm vào vị trí bên trong. Máy rửa chén: Bên trong máy rửa chén có nhiều vật dụng bén, nhọn  như dao, kéo (chưa rửa hoặc đã rửa xong, chờ lấy ra úp), vì vậy cũng hãy khóa máy rửa chén lại. Tủ chứa đồ: nên bỏ các hóa chất tẩy rửa, túi nylon gọn gàng vào tủ và  khóa lại cẩn thận. Dưới đây là những mẹo giúp nhà bếp trở thành một nơi an toàn cho bé tập luyện các kỹ năng mới: Dành một tủ trong bếp cho bé để bé có thể đóng, mở cửa tủ thỏa thích.  Cho bé vài cái nồi, chảo, ly, chén nhựa (loại an toàn cho trẻ nhỏ). Đây  là giai đoạn bé rất thích chồng các món đồ lên nhau hoặc lấy món nhỏ bỏ vào trong món lớn. Cũng có thể bé thích lấy một cái muỗng lớn bằng gỗ hoặc nhựa gõ  vào nồi kêu leng keng. Hãy để ý bây giờ bé có thể cầm muỗng bằng một tay và gõ vào cái nồi ở tay bên kia.
  4. Phải làm sao khi con chỉ thích nghịch, không thích ăn? (Ảnh: Inmagine) Những món ăn con thích Bây giờ bé đã tỏ ra rất rõ rằng mình thích hoặc không thích những món nào. Việc ăn uống của con trở thành vấn đề đau đầu cho hầu hết những người làm cha mẹ: con không chịu ăn, không chịu nuốt hoặc chỉ thích ném thức ăn ra khỏi đĩa hoặc vọc thức ăn thôi… Cũng có lúc bé ăn như bị bỏ đói lâu ngày và có lúc hầu như chẳng chịu ăn gì. Điều này làm cho những người mới lần đầu làm cha làm mẹ rất lo lắng. Bạn hãy trò chuyện với những phụ huynh khác có con c ùng độ tuổi để xem trường hợp của con họ như thế nào và học hỏi thêm kinh nghiệm xử lý của họ. Bạn có thể tham gia diễn đàn webtretho để cùng gặp gỡ các ông bố bà mẹ khác. Tự lập tại bàn ăn
  5. Ở bàn ăn, con bạn có thể tỏ ra muốn tự mình làm hết mọi thứ, việc này thật ra cũng cần thiết cho trải nghiệm ăn uống của bé. Bé có thể tỏ ra cáu kỉnh khi không được đáp ứng yêu cầu này, bắt đầu quấy khóc và làm cho bữa ăn càng trở nên vất vả hơn. Trong trường hợp này, bạn hãy thử thỏa hiệp bằng cách đưa cho con một cái muỗng nhỏ để cầm trong khi vẫn tiếp tục đ út cho bé ăn. Bây giờ bé đã sử dụng các ngón tay thành thạo rồi và rất thích cầm, nắm, bốc thức ăn. Để giảm nguy cơ con bị hóc khi bỏ thức ăn cắt miếng vào miệng, bạn hãy cho con thử dần với những miếng thức ăn nhỏ và mềm, dễ tan trong miệng, ví dụ như trái cây hoặc rau củ hấp chín mềm. Việc chuyển từ thức ăn nghiền mịn sang thức ăn lổn nhổn, nấu mềm rất quan trọng vì khi chuyển như vậy, bé sẽ quen với các dạng và các loại thức ăn khác nhau. Độ thô của thức ăn cũng là một vấn đề quyết định bé có chịu ăn và nhai hay không. Ngoài thức ăn, con vẫn còn nhận được các chất dinh dưỡng từ sữa nữa, nên bạn hãy cho bé ăn theo nhu cầu. Khi nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé thay đổi, bé sẽ dễ chấp nhận thức ăn hơn. An toàn Bạn ngạc nhiên khi thấy con liên tục vận động và khám phá mà không biết chán, nhưng bạn có thể không để ý thấy rằng bé luôn để mắt đến vị trí của bạn. Bạn chính là chỗ dựa an toàn để từ đó bé bước đi thám hiểm, vì thế dù đang chơi nhưng chốc chốc bé lại quay lại tìm xem bố mẹ mình đang ở đâu
  6. để nếu bé có muốn bạn ôm hay muốn khoe bạn một món đồ chơi thì cũng có thể tìm thấy bạn. Ngay cả khi mải mê đi khám phá, con vẫn "theo dõi" mẹ đấy nhé (Ảnh: Inmagine) Con luôn cần bạn vì bạn làm cho bé thoải mái và tiếp thêm năng lượng để bé tiếp tục trò chơi. Đây cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển tính tự lập của con, bé chỉ yên tâm khám phá thế giới nếu biết chắc có người thương yêu nhất của mình ở bên.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2