Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP TEO THỰC QUẢN BẨM SINH <br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 2007‐2012 <br />
Bùi Thị Thùy Tâm*, Nguyễn Anh Tuấn** <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Đặt vấn đề: Teo thực quản là một dị tật thực quản thường gặp nhất. Mặc dù có nhiều cải thiện, tử vong và <br />
các biến chứng còn cao trong điều trị các trường hợp hợp teo thực quản bẩm sinh. Chúng tôi thực hiện nghiên <br />
cứu này xác định đặc điểm các trường hợp teo thực quản bẩm sinh được điều trị. <br />
Mục tiêu: khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị các trường hợp teo thực quản <br />
bẩm sinh. <br />
Phương pháp: Hồi cứu mô tả loạt ca. Chúng tôi hồi cứu 85 trường hơp bệnh nhân teo thực quản bẩm sinh <br />
được điều trị từ 2007 đến 2012. <br />
Kết quả: Có 85 trường hợp teo thực quản trong nghiên cứu, trong đó 47 nam (55,3%) và 38 nữ <br />
(44,7%). Tỉ lệ có chẩn đoán tiền sản là 17,6%. Tuổi thai và cân nặng lúc sinh trung bình là 37 tuần (29‐42 <br />
tuần) và 2400gram (1200‐3700gram). 36,5% trẻ sinh non tháng. Týp teo thực quản C hay gặp nhất. Các dị <br />
tật kèm theo hay có 49 trẻ (57,6), hay gặp bao gồm dị tật tim là 39 trẻ (45,9%), dị tật cơ xương 17 trẻ <br />
(20%),dị tật tiêu hóa 9 trẻ (10,6%). Tỉ lệ viêm phổi và nhiễm trùng huyết trước mổ là 82,4% và 36,5%. Các <br />
biến chứng hay gặp sau mổ là viêm phổi 72,8%, nhiễm trùng huyết 72,8%, xì dò miệng nối thực quản 15%. <br />
Tỉ lệ tử vong là 24,7%. Nguyên nhân tử vong 21 trường hợp là dị tật nặng 11 ca, nhiễm trùng huyết 7 ca, <br />
xì dò miệng nối nặng 2ca, sanh ngạt 1ca. <br />
Kết luận: Tỉ lệ tử vong các trường hợp teo thực quản bẩm sinh còn cao. Dị tật nặng và nhiễm trùng là các <br />
nguyên nhân thường gây tử vong. <br />
Từ khóa: teo thực quản, dị tật nặng, nhiễm trùng huyết, xì dò miệng nối thực quản <br />
<br />
ABSTRACT <br />
CHARACTERISTICS OF CONGENITAL ESOPHAGEAL ATRESIA <br />
AT CHILDREN’S HOSPITAL N0 2, 2007‐2012 <br />
Bui Thi Thuy Tam, Nguyen Anh Tuan <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 381‐385 <br />
Background: Esophageal atresia (EA) is the most frequent esophageal congenital anomaly. Despite there are <br />
many improvement, mortality and complications remain high in treatment of congenital EA. This study is done <br />
to determine manifestation in patients with EA who were treated. <br />
Objective and methods: prospective study case series. We reviewed 85 cases EA who were treated from <br />
2007 to 2012. Epidemiological, clinical,laboratory data and therapeutic outcomes were carefully collected. <br />
Result: there were 85 cases EA in this study, out of which 47 (55.3%) males and 38 (44.7%) females. The <br />
rate of prenatal diagnosis was 17.6%. The average gestation age and birthweight were 37 weeks (range 29‐42 <br />
weeks) and 2400 gram (range 1200‐3700 gram). 36.5% were born prematurely. Type C was the most common. <br />
Associated abnomalies occurred in 49 (57.6%) infants, including cardiac defects in 39 (45.9%), skeletal defects in <br />
* Bác sĩ nội trú, Bộ môn Nhi Đại học Y Dược TP.HCM ** Bộ Môn Nhi, Đại học Y Dược TP. HCM <br />
Tác giả liên lạc: BSNT. Bùi Thị Thùy Tâm <br />
ĐT: 0917116667 Email: thuytam29@yahoo.com.vn <br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
381<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
17 (20%) and anorectal defects in 9 (10.6%). The rate of preoperative pneumonia and sepsis were 82.4% and <br />
36.5%. The most common post operative complications were pneumonia (72.8%), sepsis (72.8%) and <br />
anastomotic leak (15%), respectively. The mortality rate was 24.7%. The cause of death in 21 cases included <br />
severe abnomalies (n=11), sepsis (n=7), severe anastomotic leak (n=2) and asphyxia (n=1). <br />
Conclusion: mortality rate was remain high in EA. Severe anomalities and sepsis were the mainly cause. <br />
Key words: Esophageal atresia, severe abnomalies, sepsis, anastomotic leak <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
Phương pháp xử lí số liệu <br />
<br />
Teo thực quản là một dị tật thường gặp nhất <br />
ở thực quản, với tần suất bệnh khoảng 1/4000 trẻ <br />
sinh sống(6). Tỉ lệ sống sót của những trường hợp <br />
teo thực quản phụ thuộc vào nhiều yếu tố như <br />
phát hiện sớm, chăm sóc trước mổ, kĩ thuật mổ <br />
và gây mê, chăm sóc sau mổ và các biến chứng <br />
sau mổ đồng thời phát hiện và điều trị các dị tật <br />
kèm theo. Với những tiến bộ trong điều trị teo <br />
thực quản, tỉ lệ sống ở những trẻ teo thực quản <br />
trên 90%. Nhóm trẻ có cân nặng lúc sanh dưới <br />
1500 gram có nguy cơ tử vong cao nhất(5). <br />
<br />
Toàn bộ bệnh án mẫu được lưu trữ và xử lí <br />
bằng phần mềm SPSS. <br />
<br />
Mặc dù đã có những tiến bộ trong hồi sức và <br />
phẫu thuật, tỉ lệ tử vong đã cải thiện hơn nhưng <br />
vẫn còn khá cao 41% theo báo cáo bệnh viện Nhi <br />
Đồng 1 năm 1998‐2003, 56% ở bệnh viện Nhi <br />
Đồng 2 đến năm 2002(8,9). Các biến chứng viêm <br />
phổi, nhiễm trùng huyết, xì dò miệng nối trên <br />
trẻ teo thực quản vẫn còn khá cao. <br />
Nghiên cứu này nhằm mục đích có được một <br />
tổng quan về tình hình điều trị teo thực quản tại <br />
bệnh viện Nhi Đồng 2 trong 6 năm gần đây, về <br />
những mặt đã đạt được cũng như những mặt còn <br />
hạn chế, từ đó có những bước tiến cải thiện trong <br />
điều trị, giảm tỉ lệ tử vong cũng như những biến <br />
chứng trong teo thực quản. <br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
Hồi cứu mô tả loạt ca. <br />
<br />
Tiêu chí chọn mẫu <br />
Tất cả các hồ sơ bệnh án ra viện của bệnh nhi <br />
được điều trị nội trú tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ <br />
tháng 01‐2007 đến tháng 12‐2012 có chẩn đoán <br />
xác định teo thực quản bẩm sinh. <br />
<br />
382<br />
<br />
KẾT QUẢ <br />
Tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ học bệnh nhân <br />
teo thực quản <br />
Chẩn đoán tiền sản đa ối thai kì có 15 trường <br />
hợp chiếm tỉ lệ 17,6%. <br />
Tỉ lệ nam/ nữ 1,24/1. <br />
Tuổi thai của trẻ teo thực quản trung bình là <br />
37±2,9 tuần (29‐42 tuần). Trong đó có 31 trẻ non <br />
tháng chiếm tỉ lệ 36,5% và 54 trẻ đủ tháng chiếm <br />
tỉ lệ 63,5%. <br />
Cân nặng lúc sinh trung bình 2400±607 gram <br />
(1200‐3700 gram). <br />
<br />
Tỉ lệ các đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán và <br />
điều trị trước phẫu thuật ở bệnh nhi teo <br />
thực quản <br />
Các đặc điểm lâm sàng, chẩn đoán <br />
Về phân loại teo thực quản theo Gross, trong <br />
nghiên cứu chúng tôi, týp C 90,6% (77 ca), týp A <br />
4,7% (4 ca), týp D 3,5% (3 ca), týp E 1,2% (1 <br />
trường hợp). <br />
Thời điểm nhập viện trung bình là 17 giờ <br />
tuổi. <br />
Biểu hiện lâm sàng bao gồm tăng tiết nước <br />
bọt 57,6%, suy hô hấp 38,8%, tiền sử bú sữa <br />
trước chẩn đoán là 32,9%, ói là 27,1% và tím là <br />
15,3%. Có 32,9% trẻ có tiền sử bú sữa trước chẩn <br />
đoán và có 16 trẻ chiếm tỉ lệ 18,8% không được <br />
chẩn đoán teo thực quản lúc nhập viện. <br />
Tỉ lệ viêm phổi và nhiễm trùng huyết trước <br />
phẫu thuật là 82,4% (70/85) và 36,5% (31/85). <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
Về các dị tật phối hợp, chúng tôi ghi nhận có <br />
đến 49/85 trường hợp chiếm tỉ lệ 57,6% có dị tật <br />
phối hợp; 77,6% chỉ có một dị tật phối hợp. <br />
Dị tật tim 39 ca (45,9%), còn ống động <br />
mạch 69%, thông liên nhĩ 43%, thông liên thất <br />
23%, ít gặp hơn là Tứ chứng Fallot (2 ca), hẹp <br />
eo động mạch chủ (1ca), bất thường Ebstein (1 <br />
ca), hẹp động mạch phổi (1 ca), thất phải hai <br />
đường ra (1ca). <br />
Dị tật đường tiêu hóa 9 ca (10,6%), gồm <br />
không hậu môn 5 ca, teo tá tràng 2 ca, dò trực <br />
tràng âm đạo 1 ca, thủng đại tràng 1 ca. <br />
Dị tật đường tiết niệu 3 ca (3,5%), 1 ca lỗ <br />
tiểu đóng thấp, 1 ca vùi dương vật và 1 ca thận <br />
ứ nước. <br />
Dị tật cơ xương 17 ca (20%), 7 ca dị tật ngón, <br />
5 ca khoèo tay, 2 ca dị tật cẳng tay, 2 ca dị tật cột <br />
sống, 2 ca chẻ vòm. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Tỉ lệ các đặc điểm hậu phẫu và biến chứng <br />
sớm trẻ teo thực quản <br />
Thời gian thở máy sau mổ trung bình 7 ngày <br />
(1‐176 ngày). <br />
Thời điểm cho ăn đường tiêu hóa trung bình <br />
5 ngày (2‐27 ngày). <br />
Thời gian nuôi ăn tĩnh mạch cho trẻ trung <br />
bình là 12 ngày. <br />
Số ngày nằm viện trung bình là 23,4 ngày (1‐<br />
209 ngày). <br />
Biến chứng xì dò miệng nối thực quản có 12 <br />
ca (15%), trong đó xì dò tối thiểu 5 ca (6,3%), xì <br />
dò nặng 7 ca (8,8%). <br />
Nhiễm trùng vết mổ có 15 ca (18,5%). <br />
Biến chứng viêm phổi sau phẫu thuật có 59 <br />
ca (72,8%). <br />
Biến chứng nhiễm trùng huyết sau phẫu <br />
thuật có 59 ca (72,8%). <br />
<br />
Các dị tật khác ít gặp có 6 ca (12,2%) gồm 1 ca <br />
bất thường nhiễm sắc thể số 9, 3 ca dị dạng não, 1 <br />
ca dị dạng khí quản, 1 ca hội chứng Down. <br />
<br />
Biến chứng dò khí thực quản tái phát có 2 <br />
trường hợp. <br />
<br />
Điều trị trước mổ <br />
<br />
Tỉ lệ tử vong <br />
<br />
Tất cả trẻ được nằm tư thế đầu cao, 100% <br />
trẻ được sử dụng kháng sinh. Tỉ lệ suy hô hấp <br />
86%, trong đó có 16/85 trường hợp (18,8%) cần <br />
thở máy, 11/85 trường hợp (12,9%) cần thở <br />
CPAP, 47/85 trường hợp (55,3%) cần thở oxy <br />
cannula và 11/85 trường hợp (12,9%) không <br />
cần hỗ trơ hô hấp. Tuy nhiên có 38/85 trường <br />
hợp (44,7%) không được hút dịch liên tục túi <br />
cùng thực quản trên. <br />
<br />
Phẫu thuật <br />
Có 83 ca trong tổng số 85 ca teo thực quản <br />
được phẫu thuật.Thời điểm phẫu thuật từ lúc <br />
nhập viện đến khi bệnh nhân được phẫu thuật <br />
trung bình 19,5 giờ (3‐371 giờ) có 53/83(62,4%) <br />
được phẫu thuật trước 24 giờ sau nhập viện, <br />
24/83 (28,9%) phẫu thật từ 24‐48 giờ và 6/83 <br />
(7,1%) phẫu thuật sau 48 giờ. <br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
Biến chứng hẹp thực quản có 1 trường hợp. <br />
Số trẻ teo thực quản tử vong trong nghiên <br />
cứu là 21 ca, chiếm tỉ lệ 24,7% <br />
Nguyên nhân tử vong có 11 ca dị tật nặng (9 <br />
ca dị tật tim nặng, 1 ca dị tật não và 1 ca bất <br />
thường NST), 7 ca nhiễm trùng huyết nặng, 2 ca <br />
biến chứng xì dò miệng nối thực quản nặng, 1 ca <br />
sanh ngạt nặng. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
Teo thực quản là một dị tật bẩm sinh của <br />
thực quản chiếm tỉ lệ 1/4000 trẻ sinh sống. Tại <br />
bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 1998 đến 2002 có 30 <br />
bệnh nhân teo thực quản nhập viện điều trị. <br />
Hiện nay tỉ lệ bệnh nhi teo thực quản nhập viện <br />
ngày càng nhiều. Trong nghiên cứu chúng tôi từ <br />
năm 2007 đến 2012 có 85 bệnh nhi teo thực quản <br />
nhập viện từ tuyến tỉnh và các bệnh viện trong <br />
thành phồ chuyển đến. <br />
Trẻ teo thực quản non tháng tỉ lệ cao 36,5% <br />
cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Kinh <br />
<br />
383<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014<br />
<br />
Bang, Eun Young Chang và Deurloo, cao hơn <br />
so với nghiên cứu của P. K. Tandon(2,3,8,10). Tỉ lệ <br />
trẻ non tháng chúng tôi cao, ngoài yếu tố tần <br />
suất sinh non cao ở nhóm trẻ teo thực quản, có <br />
thể do chăm sóc tiền sản chúng tôi chưa tốt, <br />
các bà mẹ lao động nặng trong thai kì, nhiễm <br />
trùng sinh dục không được tầm soát và điều <br />
trị. Cân nặng trong nghiên cứu của chúng tôi <br />
thấp hơn so với các nghiên cứu khác do tỉ lệ trẻ <br />
non tháng cao hơn. <br />
So với những năm trước, tỉ lệ trẻ được nhập <br />
viện sớm trong vòng 24 giờ sau sanh có tăng <br />
hơn, tỉ lệ trẻ nhập viện trễ đã giảm từ 54,03% <br />
xuống 22,4%. Trẻ nhập viện trễ phần lớn do <br />
chẩn đoán chậm. <br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi dị tật tim <br />
thường gặp là còn ống động mạch, khác với <br />
những nghiên cứu là thông liên thất và thông <br />
liên nhĩ, điều này do mẫu nghiên cứu khác nhau <br />
và trong nghiên cứu chúng tôi tỉ lệ trẻ non tháng <br />
cao hơn, tần suất bệnh còn ống động mạch gặp <br />
ở trẻ non tháng nhiều hơn. Chúng tôi cũng ghi <br />
nhận với những trẻ kèm theo dị tật tim mạch tỉ <br />
lệ sống cũng giảm từ 97,2% xuống còn 56,4%. Tỉ <br />
lệ tử vong do bệnh tim của chúng tôi cao liên <br />
quan đến những điều trị bệnh tim và những <br />
biến chứng kèm theo. Trong nghiên cứu của <br />
chúng tôi tỉ lệ sống ở nhóm trẻ teo thực quản <br />
không kèm theo dị tật khác là 97,2% so với <br />
nhóm kèm theo dị tật khác giảm xuống còn <br />
59,2%. Các dị tật khác như dị dạng hậu môn trực <br />
tràng, thận, cơ xương hiếm khi gây tử vong <br />
nhưng khi nặng làm giảm chất lượng cuộc sống <br />
trẻ teo thực quản sau này(4,10). <br />
Trong điều trị trước mổ các trường hợp teo <br />
thực quản, tỉ lệ trẻ không được hút dịch tiết đến <br />
44,7%. Điều này một phần do chúng ta chưa <br />
quan tâm đúng mức đến những điều trị nâng đỡ <br />
nhưng hiệu quả phòng ngừa biến chứng viêm <br />
phổi hít, mặt khác tại những khoa tiếp nhận <br />
bệnh nhân ban đầu không trang bị máy hút liên <br />
tục tại mỗi giường, tình hình bệnh đông không <br />
được chăm sóc đúng mức. Tỉ lệ suy hô hấp tăng <br />
do tỉ lệ viêm phổi trước phẫu thuật của chúng <br />
<br />
384<br />
<br />
tôi cao hơn, cũng như tỉ lệ trẻ non tháng nhẹ cân <br />
cao hơn. Chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tử vong tăng <br />
khi mức độ suy hô hấp càng nặng. Với những <br />
trẻ teo thực quản cần thở máy thì tỉ lệ tử vong <br />
tăng lên 68,8% so với không có trường hợp nào <br />
tử vong khi không cần hỗ trợ oxy. Có thể giải <br />
thích tình trạng tử vong do trẻ nhập viện trong <br />
tình trạng quá nặng như viêm phổi, nhiễm trùng <br />
huyết nặng không đáp ứng điều trị, những trẻ <br />
tim bẩm sinh phức tạp và những hạn chế trong <br />
chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng. Yếu tố cần <br />
thông khí cơ học được xem là một yếu tố tiên <br />
lượng tử vong đã được xem xét qua nhiều <br />
nghiên cứu. <br />
Thời gian hậu phẫu ở nghiên cứu chúng tôi <br />
kéo dài hơn so với các nghiên cứu khác do tỉ lệ <br />
trẻ non tháng, nhiễm trùng sau mổ còn cao cũng <br />
như các dị tật tim mạch, hô hấp kèm theo. <br />
Tỉ lệ xì dò miệng nối là 15%. So với giai đoạn <br />
5 năm trước từ 2008 đến 2002 ở bệnh viện Nhi <br />
Đồng 2 thì tỉ lệ xì dò 15%, ở Nhi Đồng 1 là <br />
32,35%. Nguyên nhân là miệng nối thực quản <br />
căng do hai đầu thực quản xa, nhiễm trùng dẫn <br />
đến thiếu máu nuôi tại miệng nối, kĩ thuật mổ <br />
nối hai đầu thực quản. Chúng tôi cũng ghi nhận <br />
tỉ lệ xì dò miệng nối ở nhóm trẻ bị nhiễm trùng <br />
huyết trước mổ cao hơn (24,1% so với 9,8%). <br />
Biến chứng xì dò miệng nối cũng gặp nhiều hơn <br />
ở nhóm trẻ có cân nặng lúc sinh thấp hơn và <br />
thời gian phẫu thuật trễ hơn. Biến chứng viêm <br />
phổi và nhiễm trùng huyết sau mổ là 72,8%, <br />
tăng cao ở nhóm trẻ nhẹ cân. Tình trạng viêm <br />
phổi sau mổ cao liên quan đến tình trạng viêm <br />
phổi bệnh viện do thở máy, hoặc không do thở <br />
máy, một tỉ lệ trẻ sơ sinh non tháng của chúng <br />
tôi phải hỗ trợ hô hấp kéo dài do bệnh phổi trẻ <br />
non tháng. <br />
Trong nghiên cứu chúng tôi, nguyên nhân <br />
tử vong chiếm đa số là dị tật nặng chiếm tỉ lệ <br />
52,4%, và nhiễm trùng huyết nặng 33,3%. Chúng <br />
tôi cũng ghi nhận trong 21 ca tử vong có 10 <br />
trường hợp cân nặng dưới 1800 gram chiếm tỉ lệ <br />
47,6%; số trường hợp cân nặng dưới 1500 gram <br />
có 5 trẻ. Tỉ lệ tử vong ở nhóm trẻ non tháng nhẹ <br />
<br />
Chuyên Đề Sức Khỏe Sinh Sản và Bà Mẹ Trẻ em <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 <br />
cân ở chúng tôi còn cao. Nghiên cứu ở Thái Lan <br />
của Maitree Anuntkosol tỉ lệ sống chỉ 10% ở <br />
nhóm trẻ teo thực quản có cân nặng dưới 2000 <br />
gram so với 52% ở nhóm trẻ trên 2000 <br />
gram(6).Cũng theo tác giả Eun Young Chang <br />
năm 2010 cũng cho thấy có sự khác biệt có ý <br />
nghĩa tỉ lệ tử vong giữa hai nhóm trẻ teo thực <br />
quản có cân nặng trên 2500 gram cao hơn so với <br />
nhóm trẻ dưới 2500 gram(2). Các nghiên cứu <br />
khác ở Malaysia, Ấn Độ, Pakistan(1,7,11) cũng cho <br />
thấy có liên quan có ý nghĩa giữa tỉ lệ tử vong và <br />
cân nặng lúc sinh trên trẻ teo thực quản. Các <br />
trường hợp nhiễm trùng huyết nặng dẫn đến tử <br />
vong đều ở nhóm trẻ non tháng nhẹ cân. Một <br />
phần lớn các trẻ tử vong là các trẻ có dị tật tim <br />
nặng. Các dị tật tim nặng cần phải phẫu thuật <br />
hoặc điều trị suy tim. Các trẻ này phải thở máy <br />
và nằm viện kéo dài, do đó dễ nhiễm trùng bệnh <br />
viện và các trẻ tử vong trong tình trạng tim nặng <br />
hoặc viêm phổi, nhiễm trùng huyết nặng. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
10.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
tracheo‐oesophageal fistula. J Ayub Med Coll Abbottabad, <br />
21(4), pp. 129‐33. <br />
Chang EY, Chang HK, Han SJ, et al (2012). Clinical <br />
characteristics and treatment of esophageal atresia: a single <br />
institutional experience. J Korean Surg Soc, 83(1), pp. 43‐9. <br />
Deurloo JA, Ekkelkamp S, Schoorl M, et al (2002). Esophageal <br />
atresia: historical evolution of management and results in 371 <br />
patients. Ann Thorac Surg. 73(1), pp. 267‐72. <br />
Iuchtman M, Brereton R, Spitz L, et al (1992). Morbidity and <br />
mortality in 46 patients with the VACTERL association. Isr J <br />
Med Sci, 28(5), pp. 281‐4. <br />
Kliegmen RM (2011). Congenital Anomalies: Esophageal <br />
Atresia and Tracheoesophageal Fistula, Nelson Textbook of <br />
Pediatrics 19th edition, Sauder, pp. 1218‐1220. <br />
Louhimo I, Lindahl H (1983). Esophageal atresia: primary <br />
results of 500 consecutively treated patients. J Pediatr Surg, <br />
18(3), pp. 217‐29. <br />
Maitree Anuntkosol, Sukawat Watanatittan, Rangsan <br />
Niramis, et al (2000). Esophageal A tresia: Six‐year Experience <br />
with 105 Cases. The Thai Journal of Surgery, 21(4), pp. 125‐<br />
128.211 <br />
Nguyễn Kinh Bang (2004). Những yếu tố tiên lượng qua thực <br />
tế điều trị teo thực quản tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Luận văn <br />
tốt nghiệp bác sĩ nội trú bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố <br />
Hồ Chí Minh. <br />
Nguyễn Kinh Bang, Đỗ Trung Hiếu (2004). Những tiến bộ <br />
trong điều trị teo thực quản tại bệnh viện Nhi Đồng 1. Y học <br />
Thành phố Hồ Chí Minh, Tập 9(1): Tr.22‐27. <br />
Spitz L (2007). Oesophageal atresia. Orphanet Journal of Rare <br />
Diseases Orphanet Journal of Rare Diseases 2007, 2:24 <br />
doi:10.1186/1750‐1172‐2‐24. <br />
Tandon RK, Sharma S, Sinha SK, et al (2008). Esophageal <br />
atresia: Factors influencing survival ‐ Experience at an Indian <br />
tertiary centre. J Indian Assoc Pediatr Surg, 13(1), pp. 2‐6. <br />
<br />
Nhiều trường hợp teo thực quản chẩn <br />
đoán chậm trễ, tỉ lệ các biến chứng và tử vong <br />
còn cao. Nhóm trẻ nhẹ cân non tháng và đa dị <br />
tật tử vong cao. <br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
<br />
Ngày nhận bài báo <br />
<br />
<br />
<br />
: 30/10/2013 <br />
<br />
1.<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo <br />
<br />
: 05/11/2013 <br />
<br />
Ngày bài báo được đăng <br />
<br />
: 05/01/2014 <br />
<br />
Anwar ul H, Ubaidullah, Akhter N, et al (2009). Factors <br />
affecting survival in patients with oesophageal atresia and <br />
<br />
11.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nhi Khoa<br />
<br />
385<br />
<br />