Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CARABELLI TRÊN RĂNG CỐI LỚN THỨ NHẤT<br />
VÀ THỨ HAI HÀM TRÊN Ở BỘ RĂNG NGƯỜI VIỆT<br />
Vũ Thị Ly*, Huỳnh Kim Khang**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: (1) Xác định tỷ lệ xuất hiện đặc điểm Carabelli ở các mức độ trên RCL I và RCL II, (2) xác định<br />
sự khác biệt giới tính, tính đối xứng hai bên trên RCL I, trên RCL II, (3) xác định sự khác biệt của biểu hiện<br />
Carabelli giữa RCL I và RCL II.<br />
Phương pháp: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, mẫu nghiên cứu gồm 363 mẫu hàm hàm trên (202 nam, 161<br />
nữ) lấy ở độ tuổi 15 đến 18. Đánh giá và phân loại các đặc điểm Carabelli theo Dahlberg (1956).<br />
Kết quả: Ở RCL I, tỉ lệ Carabelli dạng hố, rãnh cao nhất (50,14%). Ở RCL II, tỉ lệ không có biểu hiện đặc<br />
điểm Carabelli cao nhất (65,28%). Ở cả hai răng tỉ lệ Carabelli dạng núm thấp nhất (lần lượt là 22,59%, 4,68%).<br />
Không có sự khác biệt có ý nghĩa về biểu hiện đặc điểm Carabelli giữa nam và nữ, giữa bên phải và bên trái trên<br />
cả RCL I và RCL II (p > 0,05). RCL I có biểu hiện đặc điểm Carabelli nhiều hơn có ý nghĩa với RCL II (p < 0,05).<br />
Kết luận: Ở cả RCL I và RCL II, đều có thể hiện các mức độ của Carabelli, trong đó ở RCL I tỉ lệ Carabelli<br />
dạng hố, rãnh cao nhất; ở RCL II tỉ lệ không có biểu hiện đặc điểm Carabelli cao nhất. Không có sự khác biệt có ý<br />
nghĩa về biểu hiện đặc điểm Carabelli giữa nam và nữ, giữa bên phải và bên trái trên cả RCL I và RCL II (p ><br />
0,05). RCL I có biểu hiện đặc điểm Carabelli nhiều hơn có ý nghĩa với RCL II (p < 0,05).<br />
Từ khóa: Đặc điểm Carabelli.<br />
Ký hiệu: Răng cối lớn thứ nhất: RCL I, răng cối lớn thứ hai: RCL II.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CARABELLI’S TRAIT ON THE MAXILLARY FIRST AND SECOND MOLARS IN VIETNAMESE<br />
DENTITION<br />
Vu Thi Ly, Huynh Kim Khang<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 19 - Supplement of No 2 - 2015: 12 - 16<br />
Objective: The aim of this study was to determine: (1) the frequency of Carabelli trait, (2) the difference<br />
between genders, between the left and the right side on maxillary first and second molars, (3) the difference of<br />
Carabelli trait between the maxillary first and second molars.<br />
Method: With a cross-sectional study design, the sample consisted 363 dental casts (202 boys, 161 girls)<br />
from 15-18 years-old. Carabelli trait was evaluated, classified according to Dahlberg method (1956).<br />
Result: On maxillary first molars, the frequency of pit, groove form was high (50.14%). On maxillary<br />
second molars, the frequency of no trait was high (65.28%). The frequency of pronounced tubercular form was low<br />
(first molars: 22.59%, second molars: 4.68%). There was no significant difference in frequency and degree of<br />
expression between two sexes, the left and theright side on maxillary first and second molars (p >0.05). The rate of<br />
occurrence of Carabelli’s trait on first molars was significantly higher than on second molars (p0.05). The rate of<br />
occurence of Carabelli’s traiton first molars was statistically higher than on second molars (p 0,05) (Bảng 1 và Bảng 2).<br />
Răng cối lớn I có biểu hiện đặc điểm<br />
Carabelli nhiều hơn có ý nghĩa với răng cối lớn II<br />
(p < 0,05) (Bảng 1).<br />
<br />
Bảng 1: Tỉ lệ các mức độ Carabelli (%) ở RCL I và RCL II hàm trên<br />
Nam (n=202)<br />
Nữ (n=161)<br />
Nam (n=202)<br />
Nữ (n=161)<br />
Chung (n=363)<br />
Chung (n=363)<br />
<br />
RCL I<br />
RCL II<br />
RCL I<br />
RCL II<br />
<br />
0 (%)<br />
<br />
1,2,3 (%)<br />
<br />
4,5,6,7 (%)<br />
<br />
52 (25,74%)<br />
47 (29,19%)<br />
127 (62,87%)<br />
110 (68,32%)<br />
99 (27,27%)<br />
237 (65,29%)<br />
<br />
105 (51,98%)<br />
77 (47,83%)<br />
67 (33,17%)<br />
42 (26,09%)<br />
182 (50,14%)<br />
109 (30,03%)<br />
<br />
45 (22,28%)<br />
37 (22,98%)<br />
8 (3,96%)<br />
9 (5,59)<br />
82 (22,59%)<br />
17 (4,68%)<br />
<br />
2<br />
<br />
X<br />
<br />
P<br />
0,72<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
2,41<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
117,67<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
Bảng 2: Tỉ lệ các mức độ Carabelli (%) ở bên phải và trái trên RCL I, RCL II hàm trên<br />
Phải (n=363)<br />
Trái (n=363)<br />
Phải (n=363)<br />
Trái (n=363)<br />
<br />
RCL I<br />
RCL II<br />
<br />
0 (%)<br />
<br />
1,2,3 (%)<br />
<br />
4,5,6,7 (%)<br />
<br />
115 (32%)<br />
108 (30%)<br />
267 (73,55%)<br />
259 (71,45%)<br />
<br />
173 (47%)<br />
188 (52%)<br />
83 (22,87%)<br />
91 (25,07%)<br />
<br />
75 (21%)<br />
67 (18%)<br />
13 (3,58%)<br />
13 (3,58%)<br />
<br />
Đặc điểm Carabelli ở các dân tộc trong nước<br />
cũng cho thấy: trên RCL I tỉ lệ phần trăm đặc<br />
điểm Carabelli dạng núm là thấp nhất (lần lượt<br />
là 28,47%; 21,63%; 17%) và tỉ lệ Carabelli dạng<br />
hố, rãnh là cao nhất (lần lượt là 39,85%, 43,27%,<br />
49%) (Bảng 3); trên RCL II tỉ lệ phần trăm đặc<br />
điểm Carabelli dạng núm thấp nhất (1%), tỉ lệ<br />
không có Carabelli là cao nhất (64%) (Bảng 4).<br />
Bảng 3: Đặc điểm Carabelli trên RCL I ở các dân tộc<br />
trong nước<br />
*<br />
<br />
Ê đê<br />
*<br />
Cơ ho<br />
**<br />
Katu<br />
***<br />
Việt<br />
<br />
14<br />
<br />
0 (%)<br />
31,58<br />
35,09<br />
34<br />
27,27<br />
<br />
1,2,3 (%)<br />
39,85<br />
43,27<br />
49<br />
50,14<br />
<br />
4,5,6,7 (%)<br />
28,57<br />
21,63<br />
17<br />
22,59<br />
<br />
2<br />
<br />
X<br />
<br />
P<br />
1,29<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
0,49<br />
<br />
>0,05<br />
<br />
Bảng 4: Đặc điểm Carabelli trên RCL II ở các dân tộc<br />
trong nước<br />
**<br />
<br />
Katu<br />
***<br />
Việt<br />
<br />
0 (%)<br />
64<br />
65,29<br />
<br />
1,2,3 (%)<br />
35<br />
30,03<br />
<br />
4,5,6,7 (%)<br />
1<br />
4,68<br />
<br />
*Dữ liệu từ Hoàng Tử Hùng (1993)(3); **Dữ liệu từ<br />
Phan Anh Chi (2010)(6); *** Tác giả (2014)<br />
Rất nhiều tác giả đã nghiên cứu núm<br />
Carabelli ở những cư dân khác nhau của nhiều<br />
vùng trên thế giới; nói chung núm Carabelli<br />
gặp nhiều nhất ở chủng tộc Caucasoid, kế đến<br />
là Negroid. Hanihara (1976)(1) cũng đưa ra tỉ lệ<br />
Carabelli dạng núm trên răng cối lớn I ở các<br />
nhóm cho thấy tần suất xuất hiện Carabelli ở<br />
cộng đồng European cao hơn cộng đồng<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
không European (Bảng 5)(1). Trong nghiên cứu<br />
chúng tôi, Carabelli dạng núm thấp hơn nhóm<br />
Caucasian, nhưng lại cao hơn nhóm Nhật, Úc<br />
bản địa, điều đó gợi ý cho thấy bộ răng người<br />
Việt không phải là bộ răng Mongoloid thuần<br />
nhất.<br />
<br />
cứu của Tsai (1996)(10) trên người Đài Loan lại cho<br />
<br />
Bảng 5: Tỉ lệ Carabelli dạng núm (%) trên RCL I<br />
hàm trên ở các nhóm<br />
<br />
thay đổi giữa các nhóm dân tộc.<br />
<br />
thấy có sự khác biệt về giới tính đối với đặc điểm<br />
này: nam có tỉ lệ mức độ biểu hiện núm Carabelli<br />
cao hơn so với nữ. Điều này gợi ý rằng sự khác<br />
biệt giới tính trong biểu hiện đặc điểm Carabelli<br />
Nghiên cứu của Scott (1983)(8) trên người Ấn<br />
<br />
Nhóm Úc bản địa* Nhật * Caucasian * Mỹ đen * Việt **<br />
% (n) 15,7 (159) 6,5 (444) 39 (59) 16,3 (80) 22,59<br />
(363)<br />
<br />
Độ cũng cho thấy răng cối lớn I có biểu hiện đặc<br />
<br />
*Dữ liệu từ Hanihara (1976)(1); ** Tác giả (2014)<br />
<br />
lớn II. Thường răng cối lớn II có kích thước nhỏ<br />
<br />
điểm Carabelli nhiều hơn có ý nghĩa với răng cối<br />
hơn và có dạng hình bình hành rõ hơn răng cối<br />
lớn I. Sự khác biệt này có thể lý giải cho sự khác<br />
nhau về mức độ thể hiện đặc điểm Carabelli trên<br />
hai răng.<br />
<br />
KẾT LUẬN<br />
Mẫu nghiên cứu cho thấy ở cả RCL I và<br />
RCL II đều có thể hiện các mức độ của<br />
Carabelli, trong đó ở RCL I tỉ lệ Carabelli dạng<br />
hố, rãnh cao nhất; ở RCL II tỉ lệ không có biểu<br />
hiện đặc điểm Carabelli cao nhất. Không có sự<br />
khác biệt có ý nghĩa về biểu hiện đặc điểm<br />
Carabelli giữa nam và nữ, giữa bên phải và<br />
bên trái trên cả RCL I và RCL II (p > 0,05). RCL<br />
I có biểu hiện đặc điểm Carabelli nhiều hơn có<br />
ý nghĩa với RCL II (p < 0,05).<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
3.<br />
<br />
Hình 2: Các mức độ đặc điểm Carabelli trên RCL<br />
hàm trên.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Towsend (1992)(9), Harris (2007)(2), Phan Anh<br />
chi (2010)(6) nghiên cứu đặc điểm này trên người<br />
<br />
5.<br />
<br />
Australian, Bắc Mỹ và dân tộc Katu cũng cho thấy<br />
<br />
6.<br />
<br />
không có sự khác biệt có ý nghĩa về biểu hiện đặc<br />
<br />
7.<br />
<br />
điểm Carabelli giữa nam và nữ. Tuy nhiên nghiên<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />
Hanihara K (1976). “Statistical and comparative studies of the<br />
Australian Aboriginal dentition”. Tokyo: University of Tokyo<br />
Press.<br />
Harris EF (2007).“Carabelli’s Trait and Tooth Size of Human<br />
Maxillary First Molars”. Am J Phys Anthropol; 132(2):238-46.<br />
Hoàng Tử Hùng (1993). “Đặc điểm hình thái nhân học bộ<br />
răng người Việt”. Luận án phó tiến sĩ khoa học Y Dược, Trường<br />
Đại học Y Dược, TP. HCM, 163tr.<br />
Huỳnh Kim Khang (2011). “Nghiên cứu dọc mối liên hệ một<br />
số đặc điểm hình thái giữa răng sữa và vĩnh viễn trẻ em người<br />
Việt”. Luận án tiến sĩ y học, Trường Đại học Y Dược, Tp HCM.<br />
Joshi MR, Godiawala RN, Drutia A. (1972). “Carabelli's trait in<br />
Hindu children from Gujarat”. J Dent Res; 51(3):706-11.<br />
Phan Anh Chi (2010). “Đặc điểm hình thái răng người Katu”.<br />
Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Dược, TP HCM, 64tr.<br />
Scott GR (1980). “Population variation of Carabelli’ trait”.<br />
Human Biology, vol.52(1), pp.63-78.<br />
<br />
15<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
16<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 19 * Phụ bản của Số 2 * 2015<br />
<br />
Scott GR, Potter RH, Noss JF, Dahlberg AA, Dahlberg T. (1983).<br />
“The dental morphology of Pima Indians”. Am J Phys Anthropol;<br />
61(1):13-31.<br />
Townsend GC (1992). “Fitting genetic models to Carabelli trait<br />
data in south Australian twins”. J. Dent. Res, 71:403–409.<br />
Tsai PL và cộng sự (1996). “Logistic Analysis of the Effects of<br />
Shovel Trait on Carabelli’ Trait in a Mongoloid Population”.<br />
Am J Phys Anthropol; 100(4):523-30.<br />
<br />
Ngày nhận bài báo:<br />
<br />
04/02/2015<br />
<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo:<br />
28/02/2015<br />
Người phản biện:<br />
PGS-TS Nguyễn Thị Kim Anh<br />
Ngày bài báo được đăng:<br />
<br />
10/04/2015<br />
<br />
Chuyên Đề Răng Hàm Mặt<br />
<br />