intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

Chia sẻ: Tran Van Thanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

2.427
lượt xem
329
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Như chúng ta đã biết, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp là để đánh giá thực trạng tài chính , dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, không chỉ giúp cho các nhà quản trị có thể quản lí tốt doanh nghiệp của mình, mà các còn giúp các nhà đầu tư có thể ra các quyết định tài chính trong kinh doanh. Việc phân tích này không thể tách rời những đặc điểm và thế mạnh của ngành mà công ty đó đang hoạt động....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

  1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG Như chúng ta đã biết, mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp là để đánh giá thực trạng tài chính , dự tính các rủi ro và tiềm năng tương lai của một doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, không chỉ giúp cho các nhà quản trị có thể quản lí tốt doanh nghiệp của mình, mà các còn giúp các nhà đầu tư có thể ra các quyết định tài chính trong kinh doanh. Việc phân tích này không thể tách rời những đặc điểm và thế mạnh của ngành mà công ty đó đang hoạt động. Do vậy, trước hết ta đi tìm hiểu những đặc điểm chung nhất, và tình hình phát triển, những chiến lược của ngành xây dựng trong giai đoạn hiện nay. I- Đặc điểm của ngành xây dựng Ngành xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, những nguyên liệu ban đầu của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Đặc tính nổi bật của ngành là nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của ngành sẽ tăng cao do nhu cầu xây dựng được mở rộng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của ngành xây dựng sụt giảm nhanh chóng. Một đặc tính khác của ngành vật liệu xây dựng là có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành xây dựng gặp khó khăn và ngược lại.
  2. Lý do đơn giản là thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu về ngành. II- Tình hình phát triển hiện nay của ngành xây dựng - Cũng như các ngành kinh tế khác, năm 2010, ngành Xây dựng phải đối diện với những khó khăn chung như biến động giá, mặt bằng lãi suất ngân hàng khá cao… ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành. Chủ động nhận diện những khó khăn, thách thức ngay từ những tháng đầu năm, ngành đã có những giải pháp đối phó nhằm duy trì mức tăng trưởng bền vững. - Dưới sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của Chính phủ, cộng với nỗ lực từ chính các doanh nghiệp, hoạt động sản xuất - kinh doanh có những chuyển biến tích cực, phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, từ việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước đến công tác kiến trúc, quy hoạch, phát triển nhà ở, hạ tầng kỹ thuật đô thị, vật liệu xây dựng... - Các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục dẫn đầu cả nước về đầu tư xi măng, vật liệu xây dựng, công trình hạ tầng kỹ thuật, xây dựng khu đô thị mới, khu công nghiệp, thuỷ điện vừa và nhỏ... Điển hình là việc đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm về xi măng và điện với một số dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng như: Nhà máy xi măng Bình Phước, dây chuyền mới Nhà máy xi măng Bỉm Sơn, dây chuyền 3 Nhà máy xi măng Hoàng Thạch và Bút Sơn 2, khánh thành Nhà máy xi măng Hạ Long và Thăng Long… Đặc biệt, các đơn vị trong ngành đã dồn lực công trình trọng điểm Quốc gia là Thuỷ điện Sơn La về đích sớm trước hai năm, góp phần quan trọng vào phát triển triển kinh - tế xã hội. - Theo thống kê của Bộ Xây dựng, tổng giá trị sản xuất kinh
  3. doanh toàn ngành trong năm 2010 đạt trên 144,701 tỉ đồng, tăng 18,7%. Tốc tăng trưởng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Bộ đều đạt cao hơn chỉ tiêu bình quân đề ra và so với mức tăng trưởng chung của khu vực công nghiệp và xây dựng cả nước. Trong đó phải kể đến các điển hình như: Tổng công ty Sông Hồng đạt trên 4,970 tỉ đồng, tăng 48.7%; Tổng công ty IDICO đạt 5,895.3 tỉ đồng, tăng 40.1%; Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng (Viglacera) đạt 8,850 tỉ đồng, tăng 30.8%... Toàn ngành đã triển khai đầu tư khoảng 593 dự án với tổng khối lượng đầu tư 41,004 tỉ đồng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực: phát triển nhà và khu đô thị, hạ tầng kỹ thuật đô thị, xi măng, nhà máy điện. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong ngành vẫn tiếp tục phát triển theo hướng đa ngành, đa nghề nhưng hướng tập trung chủ đạo vẫn là thế mạnh truyền thống xây lắp, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng. - Trong khối sản xuất vật liệu, mặt hàng thiết yếu xi măng đã cung cấp cho thị trường 50.85 triệu tấn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần xuất khẩu. Riêng năm 2010 có thêm 12 dây chuyền xi măng lò quay mới được hoàn thành và đi vào sản xuất, đạt tổng công suất thiết kế 12 triệu tấn/năm. Như vậy, so với nhu cầu tiêu dùng trong nước thì sản lượng này sẽ thừa cung khoảng 2 triệu tấn. - Các doanh nghiệp trong ngành tiếp tục có những bước tiến rõ rệt, nhất là việc nhanh chóng tiếp cận với công nghệ xây dựng mới, trang bị thêm nhiều thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý, tư vấn,thi công những dự án quy mô lớn, tầm cỡ quốc tế. Các đơn vị nòng cốt trong ngành đóng vai trò chủ chốt ở hầu hết các công trinhg trọng điểm lớn của đất nước như: Khu công nghiệp Dung Quất, Nhà máy Thuỷ điện Sơn La, Khí - Điện - Đạm Cà Mau… Năng lực quản lý, kể cả quản lý hợp đồng tổng thầu EPC, quản lý đầu tư theo hình thức BOT, BT, BOO các công trình xây dựng đã tiến bộ vượt bậc.
  4. - Kết quả tăng trưởng của năm bản lề 2010 là tiền đề quan trọng, tạo thế và lực mới để ngành xây dựng tự tin bước sang giai đoạn phát triển mới, củng cố niềm tin về việc đã đi qua “đáy” của cuộc khủng hoảng. - Theo các chuyên gia phân tích chứng khoán: Cổ phiếu ngành xây dựng hiện là một trong những ưu tiên lựa chọn của các nhà đầu tư bên cạnh các cổ phiếu bluechip bởi đây là các cổ phiếu có tính thanh khoản cao và có khối lượng giao dịch khá lớn trên thị trường. Điều đó cho thấy việc đầu tư vào ngành xây dựng là một ý tưởng khôn ngoan. III- Chiến lược phát triển chính - Xuất phát từ thực tế, các đô thị Việt Nam đã phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Cùng với đó, mô hình chung cư được cung cấp dịch vụ đồng bộ đã được xây dựng và dần trở thành xu thế chủ yếu trong phát triển nhà ở tại đô thị. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển vẫn tồn tại nhiều bất cập từ khâu quy hoạch, lựa chọn chủ đầu tư, giao đất hay đáp ứng tính đồng bộ… Vì vậy, lấy phát triển đô thị là tiêu điểm, năm 2011, ngành xây dựng sẽ rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan; đề xuất cơ chế để tạo đột phá trong quản lý phát triển đô thị… Theo đó, các dự án quy mô lớn sẽ giao cho những đơn vị đủ năng lực thi công, kinh nghiệm và nguồn tài chính vững chắc thực hiện. Đây cũng là một cuộc thanh lọc thị trường. - Tiếp tục triển khai chương trình phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, ký túc xá cho sinh viên, công tác quản lý nhà nước về thị trường bất động sản, chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở.
  5. - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về chuyên ngành xây dựng, quản lý về điều kiện hành nghề, năng lực nghề nghiệp của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường xây dựng. Quản lý giá VLXD và chất lượng công trình xây dựng. Tăng cường công tác thanh kiểm tra chuyên ngành.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2