Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM DẤU ẤN MIỄN DỊCH VÀ DI TRUYỀN TẾ BÀO TRƯỚC <br />
VÀ SAU ĐIỀU TRỊ BỆNH BẠCH CẦU CẤP DÒNG LYMPHO <br />
NGƯỜI LỚN <br />
Huỳnh Văn Mẫn*, Phan Thị Xinh*, Nguyễn Phương Liên*, Nguyễn Hà Thanh**, Nguyễn Tấn Bỉnh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dấu ấn miễn dịch, bất thường về di truyền tế bào trong bệnh bạch cầu cấp dòng <br />
lympho người lớn trước và sau điều trị. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: bệnh nhân chẩn đoán bạch cầu cấp dòng lympho (BCCDL) <br />
người lớn từ 12/2009 đến 08/2012 tại Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP HCM có làm các xét nghiệm miễn <br />
dịch và di truyền trước và sau điều trị; phương pháp mô tả loạt ca. <br />
Kết quả: 28 bệnh nhân có làm đầy đủ các xét nghiệm miễn dịch và di truyền trước và sau điều trị, tỷ lệ <br />
BBCDL T là 32%, tỷ lệ BBCDL B là 68%, tỷ lệ BBCDL Ph+ là 32%. Tỷ lệ chuyển vị t(4;11) và hoặc MLL‐<br />
AF4+ là 11%, t(1;19) và hoặc E2A‐PBX1+ là 0%, t(12;21) và hoặc TEL/AML+là 0%. Sau điều trị, nhóm Ph+: 5 <br />
bệnh nhân cả FISH và RT‐PCR đều âm tính, 2 bệnh nhân FISH âm nhưng RT‐PCR còn dương yếu, 2 bệnh <br />
nhân chưa đánh giá sau điều trị; nhóm Ph‐: Tồn lưu tế bào ác tính sau giai đoạn tấn công (MRD‐ minimal <br />
residual disease): 0,003%‐1.014% tùy vào loại LAP (leukemic associated phenotyping). Ba bệnh nhân có MLL‐<br />
AF4+ được xét nghiệm lại RT‐ PCR sau điều trị cho kết quả âm tính 2 bệnh nhân. <br />
Kết luận: Nghiên cứu bước đầu cho thấy kỹ thuật miễn dịch và di truyền giúp ích nhiều cho quá trình chẩn <br />
đoán, phân loại và theo dõi điều trị bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. <br />
Từ khóa: kỹ thuật miễn dịch, di truyền tế bào <br />
<br />
ABSTRACT <br />
IMMUNOPHENOTYPING AND GENETIC FEATURES BEFORE AND AFTER TREATMENT <br />
ADULTS ACUTE LYMPHOBLASTIC LEUKEMIA <br />
Huynh Van Man, Phan Thi Xinh, Nguyen Phuong Lien, Nguyen Ha Thanh, Nguyen Tan Binh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ No 5 ‐ 2013: 132 ‐ 136 <br />
<br />
Objective: The description of immunophenotyping and genetic abnormalities in the adult acute <br />
lymphoblastic leukemia (ALL) patients before and after treatment. <br />
Subjects and Methods: Patients diagnosed with adult ALL from 12/2009 to 08/2012 at the Blood <br />
Transfusion and Hematology Hospital of HCMC have to do tests mmunophenotyping and genetic <br />
before and after treatment; method described case series. <br />
Results: 28 patients have made full immunophenotyping and genetics before and after treatment, <br />
the proportion of T‐ ALL was 32%, the proportion of B‐ALL was 68%, the proportion of Ph + ALL was 32%. <br />
The rate of t (4; 11) and or MLL‐AF4 + was 11%, t (1; 19) and or E2A‐PBX1 + was 0%, t (12; 21) and or <br />
TEL‐ AML + was 0%. After treatment, the Ph + group: 5 patients both FISH and RT‐PCR were <br />
negative, 2 patients with negative FISH, RT‐PCR weak positive, 2 patients have not evaluated; Ph‐<br />
<br />
*Bệnh viện Truyền máu ‐ Huyết học <br />
<br />
** Bộ môn Huyết học ‐ Truyền máu, Đại học Y Hà Nội <br />
Tác giả liên lạc: ThS. BS. Huỳnh Văn Mẫn ĐT:0975 449 818 <br />
Email: huynhvanman@yahoo.com <br />
<br />
133<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
groups: MRD (minimal residual disease) after the induction phase: 0, 003% ‐1,014% depending on the <br />
type of LAP (leukemic associated phenotyping); Three patients with MLL‐AF4 + after treatment gave <br />
negative results for 2 cases. <br />
<br />
Conclusion: The study initially showed immunophenotyping and genetics much help for the <br />
diagnosis, classification and monitoring the treatment of ALL. <br />
Keywords: immunophenotyping, genetic <br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
<br />
Bạch cầu cấp dòng lympho (BCCDL) là một <br />
rối loạn ác tính của tế bào đầu dòng lympho B <br />
và T. Cũng giống như các bệnh máu ác tính <br />
khác, khảo sát những bất thường nhiễm sắc thể <br />
(NST), gen và dấu ấn miễn dịch tại thời điểm <br />
chẩn đoán rất quan trọng cho phân loại dòng, <br />
phân nhóm tiên lượng, giúp lựa chọn phác đồ <br />
điều trị thích hợp và là dấu ấn để theo dõi tồn <br />
lưu tế bào ác tính trong quá trình điều trị (4). Tại <br />
Bệnh viện truyền máu ‐ huyết học TP HCM, <br />
chúng tôi tiến hành khảo sát các bất thường <br />
nhiễm sắc thể và gen bằng phương pháp FISH <br />
(Fluorescence in situ hybridization) và RT‐PCR <br />
(Reverse transcription polymerase chain <br />
reaction), đặt biệt là nhiễm sắc thể Philadelphia <br />
(Ph+) trong BCCDL B để chọn phác đồ điều trị <br />
và theo dõi điều trị. Đối với trường hợp BCCDL <br />
B Ph‐ và BCCDL T thì chúng tôi theo dõi bằng <br />
kỹ thuật tế bào dòng chảy (Flow cytometry‐<br />
FCM). <br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
<br />
Mục tiêu nghiên cứu <br />
Mục tiêu tổng quát <br />
Mô tả đặc điểm dấu ấn miễn dịch, bất <br />
thường về di truyền tế bào trong bệnh BCCDL <br />
người lớn trước và sau điều trị. <br />
‐Mục tiêu cụ thể <br />
+ Mô tả đặc điểm dấu ấn miễn dịch bệnh <br />
BCCDL người lớn trước và sau điều trị trong <br />
nhóm nghiên cứu. <br />
+ Mô tả đặc điểm bất thường về di truyền tế <br />
bào trong BCCDL người lớn trước và sau điều <br />
trị trong nhóm nghiên cứu. <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Mô tả loạt ca. <br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
+ Tiêu chuẩn chọn bệnh <br />
Bệnh nhân được chẩn đoán BCCDL người <br />
lớn từ 09/2009 đến 07/2012 tại BV TMHH TP <br />
HCM thỏa các tiêu chuẩn: <br />
‐ Có làm các xét nghiệm dấu ấn miễn dịch, <br />
sinh học phân tử <br />
‐ Điều trị đặc hiệu theo phác đồ GRAALL <br />
2005 <br />
<br />
+ Tiêu chuẩn loại trừ <br />
‐ Không điều trị đặc hiệu theo phác đồ <br />
GRAALL 2005 <br />
‐ Không làm các xét nghiệm dấu ấn miễn <br />
dịch, sinh học phân tử <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
Thu thập số liệu dựa vào hồ sơ bệnh án <br />
trước và sau điều trị. <br />
<br />
Tiêu chuẩn đánh giá <br />
đánh giá lui bệnh dựa vào tiêu chuẩn của <br />
Hiệp hội chống ung thư quốc tế –UICC/WHO <br />
bằng lâm sàng, huyết‐tủy đồ, xét nghiệm nhiễm <br />
sắc thể (FISH), và RT‐PCR, xét nghiệm tồn lưu tế <br />
bào ác tính bằng kỷ thuật tế bào dòng chảy. <br />
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu <br />
Sử dụng phần mềm vi sinh SPSS 16.0 FOR <br />
WINDOW để xử lý và phân tích số liệu, với độ <br />
tin cậy 95%, ngưỡng P = 0.05 được chọn có ý <br />
nghĩa thống kê. <br />
<br />
134<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
KẾT QUẢ <br />
Tổng cộng 28 bệnh nhân, tuổi bệnh nhân <br />
trong nhóm nghiên cứu từ 17‐59, trung bình 36 <br />
tuổi. Tỷ lệ nam: nữ là 1:1. <br />
<br />
Đặc điểm FISH và RT‐PCR <br />
‐ Có 9 bệnh nhân (32%) có nhiễm sắc thể <br />
Philadelphia (+), RT‐PCR cho kết quả 6 bệnh <br />
nhân biểu hiện Minor BCR‐ABL (e1a2), 2 bệnh <br />
nhân biểu hiện Major BCR‐ABL (b3a2), 1 bệnh <br />
nhân biểu hiện cả Major BCR‐ABL (b2a2) và <br />
Minor BCR‐ABL (e1a2). <br />
‐ 3 bệnh nhân (11%) có t (4;11), một bệnh <br />
nhân đa bội, một bệnh nhân có 3 NST 21, một <br />
bệnh nhân có 4 NST12 và 4 NST 21. <br />
‐ 13 bệnh nhân còn lại chưa phát hiện bất <br />
thường. <br />
Bảng 1: kết quả sinh học phân tử <br />
Mã Giới Tuổi Kết quả lúc chẩn đoán<br />
bệnh<br />
nhân<br />
FISH<br />
RT-PCR:<br />
BCR-ABL<br />
BN 1 Nam 35<br />
Ph+<br />
Minor (e1a2)<br />
BN 2 Nam 55<br />
Ph+<br />
Minor (e1a2)<br />
BN 3 Nữ 21<br />
Ph+<br />
Minor (e1a2)<br />
BN 4 Nữ 49<br />
Ph+<br />
Major (b3a2)<br />
BN 5 Nữ 25<br />
Ph+<br />
Minor (e1a2)<br />
BN 6 Nữ 41<br />
Ph+<br />
Minor (e1a2)<br />
BN 7 Nữ 28<br />
Ph+<br />
Minor (e1a2)<br />
BN 8 Nam 54<br />
Ph+<br />
Major (b3a2)<br />
BN 9 Nam 58<br />
Ph+<br />
Major và<br />
Minor<br />
(e1a2 và<br />
b2a2)<br />
BN 10 Nữ 51 3 NST 21<br />
(-)<br />
(12,5%)<br />
BN 11 Nữ 42<br />
t (4;11) MLL-AF4 (+)<br />
BN 12 Nam 41<br />
4NST<br />
12,21<br />
BN 13 Nữ 36<br />
t (4;11) MLL-AF4 (+)<br />
BN 14 Nữ 54<br />
t (4;11) MLL-AF4 (+)<br />
BN 15 Nam 19<br />
Đa bội<br />
<br />
Kết quả sau<br />
điều trị<br />
FISH RTPCR<br />
Ph(-)<br />
Ph(-)<br />
Ph(-)<br />
Ph- (+) yếu<br />
Ph(-)<br />
Ph- (+) yếu<br />
Ph(-)<br />
Chưa làm<br />
Chưa làm<br />
<br />
Tử vong<br />
(-)<br />
(-)<br />
Chưa làm<br />
(-)<br />
(-)<br />
(-)<br />
(+)<br />
Chưa làm<br />
<br />
Đặc điểm dấu ấn miễn dịch <br />
<br />
135<br />
<br />
Kết quả lúc<br />
chẩn đoán<br />
Pre-B<br />
Pre-B<br />
<br />
Mã bệnh Giới Tuổi Kết quả lúc Kết quả sau điều<br />
nhân<br />
chẩn đoán<br />
trị (MRD)<br />
BN 3<br />
Nữ<br />
21 Pre-B/ CD 33+<br />
Không làm<br />
BN 4<br />
Nữ<br />
49<br />
Common B<br />
Không làm<br />
BN 5<br />
Nữ<br />
25<br />
Common B<br />
Không làm<br />
BN 6<br />
Nữ<br />
41<br />
Common B<br />
Không làm<br />
BN 7<br />
Nữ<br />
28<br />
Common B<br />
Không làm<br />
BN 8<br />
Nam 54<br />
Common B<br />
Không làm<br />
BN 9<br />
Nam 58<br />
Common B<br />
Không làm<br />
BN 10<br />
Nữ<br />
51<br />
Pro-B<br />
Tử vong sau tấn<br />
công<br />
BN 11<br />
Nữ<br />
42<br />
Pro-B<br />
0.002% 0.010<br />
%<br />
BN 12<br />
Nam 41<br />
Common B 0.005% 0.038%<br />
BN 13<br />
Nữ<br />
36<br />
Mature B<br />
Tử vong sau tấn<br />
công<br />
BN 14<br />
Nữ<br />
54<br />
Mature<br />
0,013 1,42%<br />
B/CD13+<br />
BN 15<br />
Nam 19<br />
Common B<br />
0,007 0,026%<br />
BN 16<br />
Nam 33<br />
Pre-T<br />
0,001 0,002%<br />
BN 17<br />
Nam 34<br />
Common T<br />
0,001 0,005%<br />
BN 18<br />
Nữ<br />
32<br />
Pre-T<br />
0,002 0,031%<br />
BN 19<br />
Nam 29<br />
Common T<br />
0,003 0,042%<br />
BN 20<br />
Nam 17<br />
Common T 0.002% 0.024%<br />
BN 21<br />
Nữ<br />
24<br />
Common B 0.014% 0.59%<br />
BN 22<br />
Nam 23<br />
Common T<br />
0.005% 0.024<br />
%<br />
BN 23<br />
Nam 24<br />
Common T 0.003% 0.016%<br />
BN 24<br />
Nữ<br />
23<br />
Common B<br />
0,004 0,041%<br />
BN 25<br />
Nam 47<br />
Early T<br />
0% 0.003%<br />
BN 26<br />
Nữ<br />
59<br />
Common T 0.045% 1.014%<br />
BN 27<br />
Nữ<br />
37<br />
Common B<br />
Chưa làm<br />
BN 28<br />
Nam 22<br />
Commom B<br />
Chưa làm<br />
<br />
Bảng 3: phân loại dưới nhóm theo dấu ấn miễn dịch <br />
(DAMD) <br />
Phân loại DAMD<br />
Pro-B<br />
Common B<br />
Pre-B<br />
Mature B<br />
Pre-T<br />
Early T<br />
Common T<br />
<br />
Số bệnh nhân N=28<br />
2<br />
12<br />
3<br />
2<br />
2<br />
1<br />
6<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
7%<br />
43%<br />
11%<br />
7%<br />
7%<br />
4%<br />
21%<br />
<br />
Phân lớn bệnh nhân dòng B là Common B <br />
và dòng T là Common T <br />
Bảng 4: Tồn lưu tế bào ác tính dựa vào FCM <br />
<br />
Bảng 2: kết quả dấu ấn miễn dịch <br />
Mã bệnh Giới Tuổi<br />
nhân<br />
BN 1<br />
Nam 35<br />
BN 2<br />
Nam 55<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Kết quả sau điều<br />
trị (MRD)<br />
Không làm<br />
Không làm<br />
<br />
Tồn lưu ác tính (MRD)<br />
< 0,01% (nguy cơ rất thấp)<br />
0,01-0,1% (nguy cơ thấp)<br />
0,1-1% (nguy cơ trung bình)<br />
<br />
Số bệnh<br />
nhân N=15<br />
3<br />
9<br />
1<br />
<br />
Tỷ lệ<br />
20%<br />
60%<br />
6,7%<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
≥1% (nguy cơ cao)<br />
<br />
2<br />
<br />
13,3%<br />
<br />
Sau điều trị, tồn lưu tế bào ác (minimal <br />
residue disease – MRD) tính dựa vào FCM chỉ <br />
thực hiện ở bệnh nhân Ph‐ và kết quả chủ yếu ở <br />
nhóm nguy cơ thấp. <br />
<br />
BÀN LUẬN <br />
* Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả <br />
bệnh nhân BCCDL B đều làm RT‐PCR 4 tổ hợp <br />
gen: BCR/ABL, E2A/PBX1, MLL/AF4 và <br />
TEL/AML1; FISH 1 trong 4 chuyển đoạn t(9;22), <br />
t(1;19), t(4;11), t(12;21) tương ứng để khẳng định <br />
thêm. Bệnh nhân BCCDL T chúng tôi chưa triển <br />
khai kỹ thuật sinh học phân tử vì những đột <br />
biến ở dòng T tần suất thấp và phức tạp. Về <br />
nhiễm sắc thể đồ, do kỹ thuật chưa hoàn chỉnh <br />
nên nhiều trường hợp cấy không mọc vì vậy <br />
chúng tôi không nêu kết quả ở đây. Kỹ thuật <br />
real time PCR đánh giá sau điều trị chúng tôi <br />
chưa triển khai được. <br />
Tỷ lệ nhiễm sắc thể Ph+ khoảng 32%, tỷ lệ <br />
t(4;11) khoảng 11%, tương đương với các nghiên <br />
cứu khác và y văn(1,2,4). Vì số mẫu còn nhỏ nên <br />
chúng tôi chưa gặp trường hợp nào t (1; 19) và t <br />
(12; 21). Theo y văn tỷ lệ t(9;22) (ph+) <br />
khoảng 25‐30%, t(4;11) khoảng 3‐7%, t (1; 19) <br />
khoảng 2‐3% và t (12; 21) khoảng 0‐3%(8,4). <br />
<br />
Tình trạng đa bội và các bất thường khác <br />
chúng tôi chưa khảo sát bằng nhiễm sắc thể <br />
đồ cho tất cả các trường hợp. <br />
Sau điều trị, trong 9 bệnh nhân Ph+: 7 bệnh <br />
nhân lui bệnh hoàn toàn về huyết tủy đồ, nhưng <br />
bảy bệnh nhân FISH âm, 2 bệnh nhân RT‐PCR <br />
còn dương, 2 bệnh nhân chưa hoàn tất điều trị <br />
nên chưa đánh giá, 3 bệnh nhân có t(4;11) dương <br />
cũng lui bệnh hoàn toàn về huyết tủy đồ, có 2 <br />
bệnh nhân FISH va RT‐PCR âm, một bệnh nhân <br />
FISH âm, tuy nhiên RT‐PCR còn dương. <br />
* Ứng dụng của kỹ thuật MFC trong việc <br />
phát hiện MRD ở những bệnh nhân bệnh <br />
BCCDL đạt lui bệnh về hình thái nhờ vào việc <br />
xác định những kiểu dấu ấn bất thường được <br />
gọi là những kiểu hình dấu ấn miễn dịch <br />
(DAMD) liên quan đến bệnh bạch cầu gọi tắt là <br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />
LAP (Leukemia‐associated phenotypes), chỉ <br />
hiện diện trên tế bào bạch cầu ác tính và không <br />
hiện diện hoặc hiện diện không thường xuyên <br />
trên tế bào tạo máu bình thường. Kỹ thuật MFC <br />
cho phép phát hiện 1 tế bào ác tính/10.000 tế bào <br />
tuỷ xương bình thường(5,7,6,9). <br />
Dựa vào các phương pháp luận khác nhau, <br />
người ta phân loại LAP như sau: kháng nguyên <br />
khác dòng (cross‐lineage), sự biểu hiện kháng <br />
nguyên không đồng bộ (asynchronous), sự hiện <br />
diện quá mức (overexpression), sự vắng mặt <br />
một kháng nguyên đặc hiệu của dòng (antigen <br />
absent expression), kháng nguyên lạc chỗ (etopic <br />
antigen expression), kiểu phát xạ bất thường <br />
(aberrant light‐scatter patters)(5,7,6,9). <br />
Theo khảo sát của chúng tôi, tỷ lệ BCCDL B <br />
là 68%, BCCDL T là 32%, và tỷ lệ dưới nhóm <br />
tương với các nghiên cứu khác(3,6,9,4). <br />
Sau điều trị, 9 trường hợp Ph+ chúng tôi <br />
không khảo sát tồn lưu ác tính bằng tế bào <br />
dòng chảy, vì những trường hợp này đã được <br />
khảo sát bằng FISH và RT‐PCR. Có 2 trường <br />
hợp tử vong trong giai đoạn tấn công. Hai <br />
trường hợp chưa hoàn tất điều trị nên chưa <br />
khảo sát tồn lưu ác tính. <br />
Có 15 trường hợp được khảo sát tồn lưu ác <br />
tính bằng kỷ thuật tế bào dòng chảy cho thấy <br />
20% thuộc nhóm nguy cơ rất thấp, 60% thuộc <br />
nhóm nguy cơ thấp, 6,7% thuộc nhóm nguy cơ <br />
trung bình, 13,3% thuộc nhóm nguy cơ cao, <br />
không khác biệt so với các nghiên cứu khác(5,7,6). <br />
Vì có độ nhạy cao, kỹ thuật PCR vẫn đang là <br />
công cụ chính để phát hiện số lượng nhỏ tế bào <br />
MRD hiện nay. <br />
<br />
KẾT LUẬN <br />
Nghiên cứu bước đầu cho thấy kỹ thuật <br />
miễn dịch và di truyền giúp ích nhiều cho quá <br />
trình chẩn đoán, phân loại và theo dõi điều trị <br />
bệnh bạch cầu cấp dòng lympho. Chúng tôi đề <br />
nghị hoàn thiện kỷ thuật nhiễm sắc thể đồ, triển <br />
khai kỷ thuật real time PCR và nghiên cứu số <br />
mẫu lớn hơn, theo dõi thời gian sống, thời gian <br />
tái phát, để hoàn thiện hơn kỹ thuật sinh học <br />
<br />
136<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Số 5 * 2013 <br />
phân tử và dấu ấn miễn dịch phục vụ cho công <br />
tác chẩn đoán và điều trị bệnh bạch cầu cấp <br />
dòng lympho. <br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO <br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
5.<br />
<br />
Đỗ Thị Vinh An, Phạm Quang Vinh (2011), “Các bất thường <br />
tế bào di truyền ở bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho tại <br />
bệnh viện Bạch Mai”, Y học thực hành (783), số 9/2011, tr 121‐<br />
123. <br />
Elia L, Mancini M, Moleti L, et al (2003), “A multiplex reverse <br />
transcriptase‐polymerase chain reaction strategy for the <br />
diagnostic molecular screening of chimeric genes: a clinical <br />
evaluation on 170 patients with acute lymphoblastic <br />
leukemia”, Haematologica,, 88 (3): 275‐279. <br />
Nguyễn Triệu Vân, Đỗ Trung Phấn, Nguyễn Anh Trí và cộng <br />
sự (2006), “Ứng dụng phương pháp miễn dịch trong chẩn <br />
đoán phân loại một số thể bệnh của lơ xê mi cấp”, Y học thực <br />
hành, 545, tr 90‐102. <br />
Pui CH, McGraw‐Hill (2006), William Hematology, chapter <br />
91, 7th Edition, pp1321‐1342. <br />
Roshal M, Fromm JR, Winter S, Dunsmore K, Wood BL <br />
(2010), “Immaturity associated antigens are lost during <br />
induction for T cell lymphoblastic leukemia: implications for <br />
minimal residual disease detection”, Cytometry B Clin <br />
Cytom, 78 (3): 139‐146. <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
<br />
San Miguel JF, Ciudad J, Vidriales MB, Orfao A, Lucio P, <br />
Porwit‐MacDonald A, Gaipa G, van Wering E, van Dongen JJ <br />
(1999), “Immunophenotypical detection of minimal residual <br />
disease in acute leukemia”, Crit Rev Oncol Hematol; 32 (3): <br />
175‐185. <br />
Shao H, Yuan CM, Xi L, Raffeld M, Morris JC, Janik JE, <br />
Stetler‐Stevenson M (2010), “Minimal residual disease <br />
detection by flow cytometry in adult T‐cell <br />
leukemia/lymphoma”, Am J Clin Pathol, 133 (4): 592‐601. <br />
Van Dongen JJ, Macintyre EA, Gabert JA, et al (1999), <br />
“Standardized RT‐PCR analysis of fusion gene transcripts <br />
from chromosome aberrations in acute leukemia for detection <br />
of minimal residual disease. Report of the BIOMED‐1 <br />
Concerted Action: investigation of minimal residual disease <br />
in acute leukemia”, Leukemia, 13 (12): 1901‐1928. <br />
Vidriales MB, Perez JJ, Lopez‐Berges MC, Gutierrez N, <br />
Ciudad J, Lucio P, Vazquez L, Garcia‐Sanz R, del Canizo MC, <br />
Fernandez‐Calvo J, Ramos F, Rodriguez MJ, Calmuntia MJ, <br />
Porwith A, Orfao A, San‐Miguel JF (2003), “Minimal residual <br />
disease in adolescent (older than 14 years) and adult acute <br />
lymphoblastic leukemias: early immunophenotypic <br />
evaluation has high clinical value”, Blood, 101 (12): 4695‐4700. <br />
<br />
<br />
Ngày nhận bài báo: <br />
15 tháng 8 năm 2013 <br />
Ngày phản biện: <br />
04 tháng 9 năm 2013 <br />
Ngày bài báo được đăng: 22 tháng 10 năm 2013 <br />
<br />
<br />
<br />
137<br />
<br />
Chuyên Đề Truyền Máu – Huyết Học <br />
<br />