Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC VÀ HÓA MÔ MIỄN DỊCH <br />
MỘT SỐ U TẾ BÀO MẦM ÁC TÍNH <br />
Lê Trung Thọ*, Nguyễn Cảnh Hiệp*, Bùi Thị Mỹ Hạnh* <br />
<br />
TÓM TẮT <br />
Mục tiêu nghiên cứu: 1/Mô tả một số đặc vi thể của u tế bào mầm (UTBM) buồng trứng ác tính thường <br />
gặp tại bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K Hà Nội và bệnh viện Phụ Sản trung ương. 2/Tìm hiểu giá trị của một <br />
số dấu ấn miễn dịch trong chẩn đoán u tế bào mầm ác tính của buồng trứng. <br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: gồm 44 trường hợp UTBM ác tính được chẩn đoán xác định <br />
bằng mô bệnh học tại BV Bạch Mai, BV K và BV Phụ sản TW từ 1/2009 đến 12/2012, trong đó có 16 trường <br />
hợp tiến cứu và 28 trường hợp hồi cứu. <br />
Thiết kế nghiên cứu: Mô tả cắt ngang. Cả 44 trường hợp được định týp MBH bằng kỹ thuật nhuộm <br />
thường quy và theo phân loại MBH của TCYTTG (2003), được nhuộm HMMD với các dấu ấn PLAP, CD117, <br />
AFP và hCG, nhập từ hãng sản xuất Dako và nhuộm theo quy trình hướng dẫn của nhà sản xuất. Đánh giá kết <br />
quả HMMD theo theo Kao và CS. <br />
Kết quả và kết luận: U quái không trưởng thành chiếm tỷ lệ cao nhất 38,7%, tiếp đến u túi noãn hoàng <br />
31,8 %, thấp nhất là UTBM hỗn hợp (6,8%), u nghịch mầm chiếm 22,7%. Các u quái không trưởng thành có <br />
đầy đủ thành phần của ba lá thai, thành phần biểu mô ống thần kinh nguyên thủy. Mẫu cấu trúc thường gặp <br />
của các u nghịch mầm là: đám nhỏ, bè, dây (100%), tỷ lệ thấp nhất nhất là 50% mẫu đảo, 100% mô đệm có xơ và <br />
xâm nhập viêm, hoại tử trong u gặp 60%, 30% trường hợp gặp dạng nhầy, thoái hóa kính. Các u túi noãn hoàng <br />
có các mẫu mô học phổ biến nhất là: Vi nang/lưới (100%), nang lớn (100%), nhú (71,4%), xơ nhầy (64,3%), <br />
thành phần nội bì, hốc‐tuyến (57,1%), mẫu đặc (50%). Các giọt hyaline thấy ở 9/14 (64,3%) u túi noãn hoàng, <br />
71,4 % u có hoại tử chảy máu. UTBM hỗn hợp là u hỗn hợp giữa hai thành phần: U nghịch mầm và u túi noãn <br />
hoàng. U nghịch mầm dương tính với hầu hết các dấu ấn được khảo sát và bộc lộ với tỷ lệ cao: từ 60,0% ở dấu <br />
ấn AFP đến 100% với dấu ấn PLAP. U túi noãn hoàng chủ yếu dương tính với PLAP và AFP, trong đó tỷ lệ <br />
dương tính cao nhất là AFP (100%), dấu ấn PLAP dương tính ở 64,3% u túi noãn hoàng.U tế bào mầm hỗn <br />
hợp dương tính với tỷ lệ 100% ở cả dấu ấn PLAP và AFP, với dấu ấn CD117 tỷ lệ này là 33,3%. Mức độ bộc lộ <br />
mạnh của các dấu ấn PLAP, CD117 chủ yế gặp ở u nghịch mầm và u tế bào mầm hỗn hợp chiếm 100%. Với dấu <br />
ấn AFP dương tính mạnh gặp ở u túi noãn hoàng, còn lại các dấu ấn này dương tính với các u khác đều dương <br />
tính ổ với cường độ yếu. Các kết quả đã được so sánh và bàn luận. <br />
Từ khóa: u tế bào mầm <br />
<br />
ABSTRACT <br />
THE VALUE OF PATHOLOGICAL CHARACTERISTICS AND EXPRESSION OF SOME <br />
IMMUNOHISTOCHEMICAL MARKERS USED TO DIAGNOSIS MALIGNANT GERM CELL TUMOR <br />
Le Trung Tho, Nguyen Canh Hiep, Bui Thi My Hanh <br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17 ‐ Supplement of No 3 ‐ 2013: 180 ‐ 188 <br />
Aims: 1/To describe some microscopic features of malignant germ cell tumors of the ovary which has <br />
commonly seen at Bach Mai hospital, Ha Noi K hospital and National hospital of obstetrics and gynecology. 2/To <br />
* Đại Học Y Hà Nội <br />
Tác giả liên lạc: TS. Lê Trung Thọ <br />
<br />
180<br />
<br />
ĐT: 0983.042.328 <br />
<br />
Email: dr_trungtho@yahoo.com <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
evaluate the value of some immunohistochemical markers used to diagnose malignant germ cell tumors of the <br />
ovary. <br />
Subjective and Methods: A descriptive cross‐sectional study was conducted. 44 patients with malignant <br />
germ cell tumor were definitely diagnosed by histopathology at Bach Mai hospital, Ha Noi K hospital and <br />
National hospital of obstetrics and gynecology from 1/2009 to 12/2012, including 16 cases retrospectively and 28 <br />
cases prospectively collected. All 44 cases were identified the histopathological type by conventional staining <br />
methods, according to WHO classification (2003). Then these cases were stained with following <br />
immunohistochemical markers: PLAP, CD117, AFP and hCG from Dako Company, using the producer’s <br />
protocol. Staining results were evaluated according to Kao et al. <br />
Results and conclusion: Immature teratomas held the highest percentage, account for 38.7%, followed by <br />
yolk sac tumors (31.8%), dysgerminomas (22.7%). The lowest proportion belonged to mix germ cell tumors <br />
(6.8%). Immature teratomas consisted of components derived from all the three germ layers, especially immature <br />
neuroepithelial elements and primitive neural tube. The most common histologic patterns of dysgerminoma were: <br />
sheet, trabeculae, cord (100%), the lowest rate were island patterns, 100% of the tumors had connective tissue <br />
stroma containing lymphocytes, tumor necrosis was seen in 60% of cases, 30% of cases encountered myxoid <br />
stroma or hyaline degeneration. Yolk sac tumors had the most popular histologic noticed patterns: <br />
Microcystic/reticular (100%), Macrocystic (100%), papillary (71.4%), myxoid/myxomatous (64.3%), <br />
endodermal sinus, alveolar‐glandular (57.1%), solid (50%). Hyaline globules were found in 9/14 (64.3%) yolk <br />
sac tumor, 71.4 % of the tumors had tumor necrosis or hemorrhage. Mix germ cell tumors, in this study, only <br />
showed elements that combined between dysgerminoma and yolk sac tumor. Dysgerminomas had positive result <br />
with mainly surveyed markers with high rate, from 60.0% of AFP to 100% of PLAP marker. Yolk sac tumors <br />
were mainly positive for PLAP and AFP, in which, the marker had the highest positive rate was AFP (100%). <br />
PLAP expressed in 64.3% of yolk sac tumors. Mix germ cell tumors showed expression of both PLAP and AFP <br />
(100%). Highly level expression of PLAP and CD117 markers were mainly found in dysgerminomas or mix <br />
germ cell tumors, both accountted for 100%. With AFP marker, it was mainly strong expression in yolk sac <br />
tumors; in contrast, this marker if positive for the other tumors usually focally and weakly positive. The results <br />
were compared and discussed. <br />
Key words: germ cell tumor <br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ <br />
U tế bào mầm (UTBM) buồng trứng là <br />
những u xuất nguồn từ các tế bào có nguồn gốc <br />
mầm bào (germ cell) tại các thời điểm biệt hóa <br />
khác nhau ở buồng trứng(14). Những u này được <br />
coi là sự chuyển dạng bệnh lý của các tế bào <br />
mầm tại buồng trứng(2), là nhóm u phổ biến thứ <br />
hai trong các u buồng trứng chỉ sau các u biểu <br />
mô‐mô đệm bề mặt(8). UTBM chiếm khoảng 30% <br />
toàn bộ các u buồng trứng nguyên phát(14), gặp ở <br />
mọi lứa tuổi, UTBM ác tính chiếm khoảng 1‐2% <br />
trong các u ác tính của buồng trứng (BT)(11). Mặc <br />
dù u tế bào mầm buồng trứng (UTBMBT) ác <br />
tính chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ so với các UTBT <br />
khác nhưng lại hay gặp ở trẻ em và thanh thiếu <br />
niên, độ ác tính, khả năng xâm lấn cao, ảnh <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
hưởng lớn tới tỷ lệ tử vong và khả năng sinh đẻ <br />
sau này. Tuy nhiên, việc điều trị, tiên lượng <br />
bệnh UTBM BT ác tính khác với nhóm UT biểu <br />
mô BT, thậm chí ngay giữa các týp mô bệnh học <br />
UTBM BT khác nhau cũng có phác đồ đều trị và <br />
tiên lượng khác nhau. Việc chẩn đoán chính xác <br />
các týp mô bệnh học UTBM về mặt vi thể có ý <br />
nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn phương <br />
pháp điều trị và đánh giá tiên lượng bệnh. Một <br />
trong những khó khăn trong chẩn đoán MBH <br />
các UTBM là các u này thường có sự phối hợp <br />
nhiều týp mô học, trong mỗi týp mô học cũng có <br />
nhiều mẫu mô học khác nhau do đó, trong một <br />
số trường hợp chỉ dựa vào chẩn đoán MBH <br />
thường quy không thể khẳng định chính xác týp <br />
MBH của u cũng như phân biệt u nguyên phát <br />
<br />
181<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
hoặc di căn mà phải dựa vào một số kỹ thuật bổ <br />
trợ khác như: Hóa mô miễn dịch (HMMD), gen <br />
học… trong đó HMMD đóng vai trò quan trọng <br />
nhất. Ở Việt Nam nghiên cứu về MBH và <br />
HMMD các UTBM buồng trứng chưa được đề <br />
cập nhiều và cũng chưa có dấu ấn chuyên sâu. <br />
Do vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu <br />
đặc điểm mô bệnh học của một số u tế bào mầm <br />
buồng trứng ác tính” nhằm 2 mục tiêu chính sau: <br />
1. Mô tả một số đặc vi thể của u tế bào mầm <br />
buồng trứng ác tính thường gặp tại bệnh viện <br />
Bạch Mai, bệnh viện K Hà Nội và bệnh viện Phụ <br />
Sản trung ương. <br />
2. Tìm hiểu giá trị của một số dấu ấn miễn <br />
dịch trong chẩn đoán u tế bào mầm ác tính của <br />
buồng trứng. <br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG ‐ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Đối tượng nghiên cứu <br />
Bao gồm các BN được chẩn đoán là u buồng <br />
trứng, đã được phẫu thuật và kết quả xét <br />
nghiệm MBH sau mổ xác định là UTBM ác tính, <br />
tại Bệnh viện K, bệnh viện Phụ sản Trung ương <br />
và bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng <br />
1/2009 đến tháng 12/2012. <br />
Tiêu chuẩn lựa chọn <br />
‐ Tất cả các trường hợp UTBM buồng trứng <br />
được phẫu thuật tại 3 bệnh viện có đủ tiêu <br />
chuẩn chọn mẫu. <br />
‐ Kết quả nghiệm MBH sau mổ khẳng định <br />
là UTBM ác tính. <br />
‐ Còn các khối nến có đủ bệnh phẩm để chẩn <br />
đoán MBH và HMMD. <br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ <br />
‐ Các trường hợp UTBM ác tính thiếu 1 trong <br />
các tiêu chuẩn lựa chọn ở trên. <br />
‐ Các trường hợp UTBM tái phát hoặc các <br />
trường hợp có hình thái vi thể của u UTBM <br />
nhưng không xác định được vị trí u nguyên <br />
phát hoặc những trường hợp có ung thư thứ hai. <br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu <br />
<br />
182<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu <br />
‐ Chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo <br />
phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. <br />
‐ Cách chọn mẫu nghiên cứu: chọn mẫu <br />
không xác suất, loại mẫu có chủ đích. <br />
Thiết bị, dụng cụ, hóa chất và vật liệu nghiên <br />
cứu: máy xử lý mô tự động, máy đúc khối nến, <br />
máy cắt mảnh mô vi thể, kính hiển vi quang học, <br />
khuôn nhựa chứa mảnh bệnh phẩm để xử lý, <br />
dung dịch formol trung tính 10% để cố định <br />
bệnh phẩm, các loại hóa chất cần thiết để xử lý <br />
bệnh phẩm mổ và nhuộm tiêu bản MBH theo <br />
phương pháp HE và PAS. Các loại kháng thể <br />
(PLAP, CD117, hCG, AFP) và các hóa chất cần <br />
thiết cho nhuộm HMMD. <br />
<br />
Quy trình nghiên cứu <br />
‐ Quy trình lấy mẫu: lấy mẫu toàn bộ trong <br />
một khoảng thời gian nghiên cứu bao gồm cả <br />
tiến cứu và hồi cứu gồm 44 trường hợp, cụ thể <br />
như sau: <br />
+ Tiến cứu: thời gian từ 2/2012 – 8/2012 chọn <br />
được 16 trường hợp. <br />
+ Hồi cứu: thời gian từ 1/2009 – 2/2012, chọn <br />
được 28 trường hợp. <br />
<br />
‐ Xét nghiệm MBH <br />
Xét nghiệm MBH theo kỹ thuật thường quy <br />
để khẳng định chẩn đoán và định týp MBH theo <br />
tiêu chuẩn phân loại của TCYTTG năm 2003. <br />
‐ Xét nghiệm HMMD <br />
Các trường hợp đã xác định được týp MBH <br />
là UTBM ác tính, chọn ra 32 trường hợp có hình <br />
ảnh MBH điển hình để nhuộm HMMD, đánh <br />
giá tỷ lệ và cường độ dương tính của mỗi dấu ấn <br />
theo týp MBH. <br />
+ Các dấu ấn sẽ nhuộm gồm: PLAP, CD117, <br />
AFP và hCG, được nhập từ hãng sản xuất Dako <br />
và được nhuộm theo quy trình hướng dẫn của <br />
nhà sản xuất. <br />
+ Đánh giá kết quả nhuộm HMMD: Kết quả <br />
nhuộm được xem là dương tính khi tế bào u bắt <br />
màu với chất chỉ thị màu (DAB): <br />
* Với AFP nhuộm dương tính với bào tương <br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013 <br />
(và chất tiết trong các nang, tuyến của u túi noãn <br />
hoàng). <br />
* PLAP và CD117 nhuộm dương tính với <br />
màng tế bào. <br />
* HCG dương tính với bào tương tế bào. <br />
‐ Đánh giá kết quả nhuộm theo Kao và CS(7) <br />
chia độ về cường độ bắt màu và phạm vi (tỷ lệ <br />
% tế bào u) bắt màu chia thành các mức độ 0‐3: <br />
Tỷ lệ (Staining extent-SE)<br />
<br />
Cường độ (Staining<br />
intensity-SI):<br />
+ 0 ~ Âm tính<br />
+ 0 ~ Âm tính<br />
+ 1 ~ (1đến 10% tế bào u<br />
+ 1 ~ Cường độ yếu (Vàng<br />
nhuộm màu)<br />
nhạt)<br />
+ 2 ~ (10 đến 50% tế bào u + 2 ~ Cường độ trung bình<br />
nhuộm màu)<br />
(Nâu vàng)<br />
+ 3 ~ (≥ 50% tế bào u nhuộm + 3 ~ Cường độ mạnh (Nâu)<br />
màu)<br />
<br />
‐ Điểm toàn bộ (Overall staining score‐OS) <br />
được tính cho bất kỳ dấu ấn nào: OS = SE x SI <br />
và được biểu thị bởi số nguyên từ 0 – 9(7). <br />
‐ Phản ứng dương tính khi OS >0. <br />
‐ Âm tính: 0 điểm, 1‐3 điểm (+), 4‐6 điểm <br />
(++), 7‐9 điểm (+++). <br />
‐ Sử dụng chứng dương và chứng âm cho <br />
mỗi tiêu bản nhuộm, kết quả được đánh giá bởi <br />
hai nhà Giải Phẫu Bệnh có kinh nghiệm. <br />
<br />
Các biến số và chỉ số nghiên cứu <br />
Phân loại về vi thể <br />
Theo phân loại mô học của TCYTTG năm <br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
2003(14). <br />
<br />
‐ Nhuộm HMMD <br />
Đánh giá mức độ bộc lộ các dấu ấn theo Kao <br />
CS và cộng sự. Kết quả xếp thành 2 nhóm: Phản <br />
ứng âm tính, và dương tính; dương tính yếu (+), <br />
vừa (++), mạnh (+++). <br />
<br />
Xử lý số liệu <br />
Các số liệu và kết quả thu được đã được xử <br />
lý bằng máy vi tính, sử dụng các phần mềm <br />
thống kê; tính tần suất, tỷ lệ %, số trung bình, <br />
kiểm định χ2 (trường hợp quan sát dưới 5 sẽ <br />
được hiệu chỉnh Yates; trường hợp mẫu quá nhỏ <br />
sẽ dùng phương pháp kiểm định xác suất đúng <br />
(Exact Probability Test: EPT). <br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU <br />
Phân bố các týp MBH của UTBM ác tính <br />
Bảng 1. Phân bố các týp MBH của UTBM ác tính <br />
Týp MBH<br />
U nghịch mầm<br />
U túi noãn hoàng<br />
UTBM hỗn hợp<br />
U quái không trưởng thành<br />
Tổng<br />
<br />
n<br />
10<br />
14<br />
3<br />
17<br />
44<br />
<br />
%<br />
22,7<br />
31,8<br />
6,8<br />
38,7<br />
100,0<br />
<br />
Nhận xét: U quái không trưởng thành chiếm <br />
tỷ lệ cao nhất 38,7%, tiếp đến u túi noãn hoàng <br />
31,8 %, thấp nhất là UTBM hỗn hợp (6,8%), u <br />
nghịch mầm chiếm 22,7%. <br />
<br />
Đặc điểm mô học của một số UTBM ác tính <br />
Bảng 2. Độ mô học và thành phần mô học thường gặp trong u quái không trưởng thành <br />
Lá thai n (%)<br />
Ngoại bì<br />
17 (100,0)<br />
<br />
Trung bì<br />
17 (100,0)<br />
<br />
Nội bì<br />
<br />
Các thành phần mô học của u quái không trưởng thành<br />
Thành phần<br />
n<br />
Da, phụ thuộc da<br />
16<br />
Biểu mô vảy không sừng hóa<br />
16<br />
Thần kinh đệm không trưởng thành<br />
17<br />
Ống thần kinh nguyên thủy<br />
17<br />
Não<br />
17<br />
Đám rối mạch mạc<br />
14<br />
Xơ<br />
17<br />
Mỡ<br />
17<br />
Sụn<br />
15<br />
Xương<br />
15<br />
Cơ trơn<br />
12<br />
Trung mô không trưởng thành<br />
17<br />
Biểu mô đường hô hấp<br />
17<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />
%<br />
94,1<br />
94,1<br />
100<br />
100<br />
100<br />
82,4<br />
100<br />
100<br />
88,2<br />
88,2<br />
70,6<br />
100<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
17<br />
<br />
Độ mô học<br />
Độ<br />
n<br />
%<br />
1<br />
6<br />
35,3<br />
2<br />
7<br />
41,2<br />
3<br />
4<br />
23,5<br />
Tổng<br />
17<br />
100<br />
<br />
183<br />
<br />
Nghiên cứu Y học <br />
<br />
Lá thai n (%)<br />
17(100,0)<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 3 * 2013<br />
<br />
Các thành phần mô học của u quái không trưởng thành<br />
Thành phần<br />
n<br />
%<br />
Biểu mô ruột<br />
16<br />
94,1<br />
Tuyến nước bọt<br />
1<br />
5,9<br />
<br />
Nhận xét: <br />
‐ Độ II phổ biến nhất, chiếm 41,2 % (7/17 <br />
trường hợp), tiếp đến là độ I chiếm 35,3% (6/17), <br />
độ III chiến thấp nhất (23,5%). <br />
‐ Các thành phần của cả ba lá thai gặp ở <br />
100% u quái không trưởng thành. <br />
Bảng 3. Đặc điểm vi thể của u túi noãn hoàng <br />
Đặc điểm vi thể<br />
Vi nang/Lưới (Microcystic/reticular)<br />
Nang lớn (Macrocystic)<br />
Xơ nhầy (Myxoid/myxomatous)<br />
Đặc (solid)<br />
Các<br />
Xoang nội bì*(Endodermal sinus)<br />
mẫu<br />
mô Hốc- tuyến (Alveolar-glandular)<br />
Nhú (Papillary)<br />
học<br />
Đa túi noãn hoàng (Polyvesicular)<br />
Tuyến hoặc nội bì nguyên thủy<br />
(Glandular or primitive<br />
endodermal)<br />
Các giọt hyaline (Hyaline globules)<br />
Hoại tử chảy máu<br />
<br />
n<br />
14<br />
14<br />
9<br />
7<br />
8<br />
8<br />
10<br />
2<br />
1<br />
<br />
% Tổng<br />
100<br />
100<br />
64,3<br />
50<br />
57,1<br />
57,1<br />
14<br />
71,4 (100%)<br />
14,3<br />
7,1<br />
<br />
9 64,3<br />
10 71,4<br />
<br />
*<br />
<br />
Xoang Duval hoặc thể Schiller‐ Duval. <br />
<br />
Nhận xét: Các mẫu mô học phổ biến nhất là: <br />
vi nang/lưới (100%), nang lớn (100%), nhú <br />
(71,4%), xơ nhầy (64,3%), thành phần nội bì, hốc‐<br />
tuyến (57,1%), mẫu đặc (50%). Các giọt hyaline <br />
thấy ở 9/14 (64,3%) u túi noãn hoàng, 71,4 % u có <br />
hoại tử chảy máu. <br />
Bảng 4. Đặc điểm vi thể của u nghịch mầm <br />
Đặc điểm<br />
Đảo (islands)<br />
Đám/ổ (Sheets/nests)<br />
Bè (Trabeculae)<br />
Cấu trúc<br />
Dây (Cords)<br />
Tế bào đơn lẻ<br />
Đơn bào<br />
Tế bào<br />
Hợp bào<br />
Xơ, xâm nhập viêm<br />
Viêm hạt<br />
Nang lympho<br />
Mô đệm<br />
Mô đệm nhầy, thoái hóa kính<br />
Lắng đọng can xi<br />
Hoại tử<br />
<br />
n<br />
5<br />
10<br />
10<br />
10<br />
6<br />
10<br />
0<br />
10<br />
0<br />
0<br />
3<br />
0<br />
6<br />
<br />
% Tổng<br />
50<br />
100<br />
100<br />
100<br />
60<br />
100<br />
10<br />
0<br />
(100%)<br />
100<br />
0<br />
0<br />
30<br />
0<br />
60<br />
<br />
Nhận xét: Các mẫu cấu trúc thường gặp nhất <br />
là: đám nhỏ, bè, dây (100%), tỷ lệ thấp nhất nhất <br />
<br />
184<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Độ<br />
<br />
Độ mô học<br />
n<br />
%<br />
<br />
là 50% mẫu đảo. Về tính chất mô đệm, 100% có <br />
xơ và xâm nhập viêm, hoại tử trong u gặp 60%, <br />
30% trường hợp gặp dạng nhầy, thoái hóa kính. <br />
‐ UTBM hỗn hợp được định nghĩa là u bao <br />
gồm ít nhất hai thành phần UTBM khác nhau <br />
trong đó ít nhất một trong chúng là nguyên <br />
thủy. Cả ba trường hợp chúng tôi gặp đều là u <br />
hỗn hợp giữa hai thành phần: u nghịch mầm và <br />
u túi noãn hoàng. <br />
Bảng 5. Tỷ lệ bộc lộ các dấu ấn theo týp MBH của <br />
một số UTBM ác tính <br />
Dấu ấn<br />
<br />
PLAP<br />
<br />
AFP<br />
<br />
n<br />
10<br />
% 100,0<br />
n<br />
9<br />
U túi noãn<br />
hoàng<br />
% 64,3<br />
0<br />
U quái không n<br />
trưởng thành %<br />
3<br />
U tế bào mầm n<br />
hỗn hợp<br />
% 100,0<br />
n<br />
22<br />
Tổng<br />
% 50,0<br />
<br />
6<br />
60,0<br />
14<br />
100<br />
11<br />
64,7<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0<br />
<br />
10<br />
100,0<br />
4<br />
28,6<br />
0<br />
<br />
3<br />
100,0<br />
34<br />
77,3<br />
<br />
0<br />
0<br />
0<br />
0,0<br />
<br />
1<br />
33,3<br />
15<br />
34,1<br />
<br />
Týp MBH<br />
U nghịch mầm<br />
<br />
hCG CD117<br />
<br />
Tổng<br />
n<br />
10<br />
14<br />
17<br />
3<br />
44<br />
<br />
Nhận xét: U nghịch mầm dương tính với <br />
hầu hết các dấu ấn được khảo sát và bộc lộ với <br />
tỷ lệ cao: từ 60,0% ở dấu ấn AFP đến 100% với <br />
dấu ấn PLAP. <br />
U túi noãn hoàng chủ yếu dương tính với <br />
PLAP và AFP, trong đó tỷ lệ dương tính cao <br />
nhất là AFP (100%), dấu ấn PLAP dương tính ở <br />
64,3% u túi noãn hoàng. <br />
U tế bào mầm hỗn hợp dương tính với tỷ lệ <br />
100% ở cả dấu ấn PLAP và AFP, với dấu ấn <br />
CD117 tỷ lệ này là 33,3%. <br />
Đáng chú ý, u quái không trưởng thành chỉ <br />
thấy dương tính với AFP và với tỷ lệ 64,7% <br />
trong các dấu ấn khảo sát. HCG âm tính với các <br />
u gặp trong nghiên cứu này. <br />
Bảng 6. Mức độ bộc lộ dấu ấn HMMD một số <br />
UTBM ác tính <br />
Týp MBH/Mức Âm Dương Dương Dương<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Chuyên Đề Giải Phẫu Bệnh <br />
<br />