intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đặc điểm dậy thì sớm trung ương ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2010 đến 2013

Chia sẻ: Hạnh Lệ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

96
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết nhằm mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng và nguyên nhân dậy thì sớm trung ương ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2010-12/2013. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đặc điểm dậy thì sớm trung ương ở trẻ em tại Bệnh viện Nhi Đồng 2 từ 2010 đến 2013

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐẶC ĐIỂM DẬY THÌ SỚM TRUNG ƯƠNG Ở TRẺ EM<br /> TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 TỪ 2010 ĐẾN 2013<br /> Huỳnh Thị Vũ Quỳnh*, Phạm Minh Thu*, Lê Minh Tường Vân*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mục tiêu: Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận lâm sàng và nguyên nhân dậy thì sớm trung ương ở<br /> trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng 1/2010-12/2013.<br /> Phương pháp nghiên cứu: Mô tả hàng loạt ca.<br /> Kết quả: 159 trẻ dậy thì sớm trung ương được khảo sát. Tuổi trung bình khởi phát dậy thì sớm là 6,19 tuổi,<br /> đa số là trẻ nữ (nữ/nam: 18,875/1). Thừa cân 31%, béo phì 17%. Chiều cao tiến triển so với tuổi: 35,8%. Triệu<br /> chứng lâm sàng thường gặp nhất ở bé gái là vú to, ở bé trai là lông mu. Tuổi xương tiến triển chiếm 90%, tuổi<br /> xương – tuổi thực trung bình: 29,95 tháng. LH nền trung bình: 1,979 mIU/mL, chọn nồng độ LH nền càng thấp<br /> làm điểm cắt càng ít bỏ sót các trường hợp dậy thì sớm trung ương. Trong nghiệm pháp kích thích GnRH, đa số<br /> các trường hợp LH đạt giá trị điểm cắt tại thời điểm 30 phút (87,7%). Estradiol/bé gái: 54,4% đạt mức dậy thì.<br /> Bất thường vùng hạ đồi – tuyến yên trên MRI não chiếm 15,7%. Trong đó, microadenoma tuyến yên 56%;<br /> hamartoma hạ đồi 16%. Nang buồng trứng: 27%.<br /> Kết luận: Dậy thì sớm trung ương ở trẻ em thường gặp ở giới nữ. Trẻ thường có triệu chứng thừa cân hoặc<br /> béo phì. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là vú to và lông mu. Đa số dậy thì sớm trung ương là vô căn; 15,7%<br /> có bất thường vùng hạ đồi-tuyến yên.<br /> Từ khóa: Dậy thì sớm, trung ương, nguyên nhân.<br /> <br /> ABSTRACT<br /> THE CHARACTERISTICS OF EPIDEMIOLOGY, CLINICAL AND CAUSES<br /> OF PRECOCIOUS PUBERTY IN CHILDREN’S HOSPITAL 2 FROM 1/2010 -12/2013<br /> Huynh Thi Vu Quynh, Pham Minh Thu, Le Minh Tuong Van<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 19 - No 3 - 2015: 8 - 14<br /> Objectives: To describe the characteristics of central precocious puberty in patients at Children’s Hospital 2<br /> from 1/2010-12/2013.<br /> Method: Case-series study.<br /> Results: There were 159 precocious puberty cases. The mean age was 6.19; most of them were female<br /> (female/male: 18.875/1). The rate of overweight was 31%, obesity was 17%, and accelerated height was 35.8%.<br /> Most common symptom was breast enlargement in female (98%), pubic hair (100%). Advanced bone age: 90%<br /> mean bone age - chronological bone: 29.95 months. Mean basal LH: 1.979 mIU/mL. In GnRH stimulation test,<br /> peak LH was at 30 minutes in most of case (87.7%). Estradiol/females: 54.4% at pubertal level. 84.3% was<br /> idiopathic central precocious puberty; 15.7% caused of hypothalamus-pituitary lesions (microadenoma: 56%,<br /> hamartoma: 16%).<br /> Conclusions: Precocious puberty was more common in female. Patients were usually overweight or obesity.<br /> Most common symptoms were breast enlargement and pubic hair. Most of cases were idiopathic, 15.7% caused of<br /> hypothalamus-pituitary lesions.<br /> * Bệnh viện Nhi Đồng 2.<br /> Tác giả liên lạc: Bs Huỳnh Thị Vũ Quỳnh<br /> <br /> 8<br /> <br /> ĐT: 0989350127<br /> <br /> Email: huynhvuquynhnt@yahoo.com<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Key words: Precocious puberty, central, causes.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Dậy thì sớm ngày càng phổ biến trên thế<br /> giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuổi khởi<br /> phát dậy thì hoặc xuất hiện các dấu hiệu của dậy<br /> thì có khuynh hướng ngày càng giảm(13).<br /> Dậy thì sớm dẫn đến nhiều vấn đề khác<br /> nhau, như các rối loạn về hành vi ứng xử, tâm lý,<br /> lạm dụng tình dục, có thai sớm, đặc biệt dậy thì<br /> sớm trung ương gây giới hạn phát triển chiều<br /> cao(18).<br /> Chẩn đoán dậy thì sớm trung ương khi<br /> chứng minh được sự hoạt hóa trục hạ đồi –<br /> tuyến yên – tuyến sinh dục sớm hơn tuổi dậy thì<br /> bình thường của trẻ. Phương pháp chuẩn để xác<br /> định sự hoạt hóa của trục hạ đồi - tuyến yên là<br /> đánh giá sự đáp ứng hormon hướng sinh dục<br /> với GnRH hoặc chất đồng dạng với GnRH<br /> (GnRH analog).<br /> Trên thế giới, đã có rất nhiều nghiên cứu về<br /> dậy thì sớm cũng như dậy thì sớm trung ương ở<br /> trẻ em. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề dậy thì<br /> sớm vẫn còn ít được quan tâm và nghiên cứu.<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> Mô tả đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và cận<br /> lâm sàng và nguyên nhân dậy thì sớm trung<br /> ương ở trẻ em tại bệnh viện Nhi Đồng 2 từ tháng<br /> 1/2010-12/2013.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG–PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Mô tả hàng loạt ca.<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Tất cả trẻ đã chẩn đoán dậy thì sớm tại bệnh<br /> viện Nhi Đồng 2 TP HCM từ tháng 1/201012/2013.<br /> <br /> Phương pháp lấy mẫu<br /> Lấy trọn.<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Tiêu chí đưa vào<br /> Tất cả trẻ được chẩn đoán dậy thì sớm trung<br /> tương tại bệnh viện Nhi Đồng 2 TP HCM từ<br /> tháng 1/2010-12/2013 với các tiêu chuẩn sau.<br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán dậy thì sớm<br /> Phát triển một trong các đặc tính sinh dục<br /> thứ phát trước 8 tuổi ở trẻ nữ và trước 9 tuổi ở<br /> trẻ nam.<br /> Trẻ nữ có kinh nguyệt trước 10 tuổi.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chẩn đoán dậy thì sớm trung ương<br /> Nồng độ LH nền ≥ 0,3 mIU/ml (độ đặc hiệu<br /> 100%).<br /> Hoặc nghiệm pháp kích thích GnRH (+) (LH<br /> ≥ 5 mIU/ml) (tiêu chuẩn vàng).<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Hồ sơ không theo bệnh án nghiên cứu.<br /> <br /> Thu thập dữ liệu<br /> Ghi nhận các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng như<br /> tuổi, giới tính, tiền căn, cân nặng, chiều cao, BMI,<br /> lý do nhập viện, các triệu chứng lâm sàng (vú to,<br /> lông mu, lông nách, kinh nguyệt, huyết trắng,<br /> tinh hoàn lớn, dương vật lớn), các kết quả cận<br /> lâm sàng như tuổi xương, nồng độ hormon<br /> hướng sinh dục nền, nghiệm pháp kích thích<br /> bằng GnRH, nồng độ hormon sinh dục, kết quả<br /> MRI hạ đồi – tuyến yên. Trong đó, bách phân vị<br /> cân nặng, chiều cao, BMI xác định dựa theo biểu<br /> đồ tăng trưởng của tổ chức Y tế thế giới, thừa<br /> cân và béo phì khi BMI theo tuổi ≥ bách phân vị<br /> thứ 85 và 95, chiều cao tiến triển so với tuổi khi<br /> chiều cao theo tuổi ≥ bách phân vị thứ 95. Tuổi<br /> xương được đánh giá dựa trên X quang xương<br /> bàn tay trái, đọc kết quả theo hệ thống X quang<br /> tuổi xương chuẩn của Greulich – Pyle. Tuổi<br /> xương tiến triển so với tuổi thực khi tuổi xương –<br /> tuổi thực ≥ 6 tháng. Nồng độ estradiol mức dậy<br /> thì khi ≥ 25 pg/mL, nồng độ testosterone mức<br /> dậy thì khi ≥ 20 ng/dL(11).<br /> <br /> 9<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> Xử lý số liệu<br /> <br /> Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS và<br /> Excell. Các biến số định lượng trình bày dưới<br /> dạng trung bình ± độ lệch chuẩn, các biến số<br /> định tính trình bày dưới dạng tần số và tỷ lệ %.<br /> Tương quan giữa các biến số khảo sát bằng phép<br /> kiểm chi bình phương cho biến định tính, tstudent cho biến định lượng. Giá trị ≤ 0,05: khác<br /> biệt có ý nghĩa thống kê.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Từ 1/2010 đến 12/2013, tại bệnh viện Nhi<br /> Đồng 2 có 159 trường hợp thỏa lưu đồ chẩn đoán<br /> dậy thì sớm trung ương.<br /> <br /> Đặc điểm dịch tễ<br /> Tỉ lệ nữ/nam: 18,875/1. Tuổi khởi phát dậy<br /> thì sớm trung bình: 6,19 tuổi (2 tháng tuổi – 8<br /> tuổi 3 tháng). 1 trường hợp ghi nhận mẹ sử dụng<br /> thuốc ngừa thai khi cho bé bú.<br /> <br /> Đặc điểm lâm sàng<br /> BMI: 31% thừa cân; 17 % béo phì.<br /> Chiều cao: 36% tiến triển so với tuổi.<br /> Tất cả các trường hợp dậy thì sớm trung<br /> ương trong nghiên cứu của chúng tôi là đồng<br /> giới. Triệu chứng thường gặp nhất ở bé gái là vú<br /> to (98%); ở bé trai là lông mu (100%).<br /> Bảng 1: Triệu chứng lâm sàng ở bé gái.<br /> Vú to<br /> Lông mu<br /> Lông nách<br /> Huyết trắng<br /> Kinh nguyệt<br /> Mụn<br /> <br /> Tần số<br /> 148<br /> 67<br /> 53<br /> 23<br /> 22<br /> 11<br /> <br /> %<br /> 98<br /> 44,4<br /> 35,1<br /> 15,2<br /> 14,6<br /> 7,3<br /> <br /> Bảng 2: Phân độ Tanner vú to/bé gái.<br /> Tanner 2<br /> Tanner 3<br /> Tanner 4<br /> <br /> Tần số<br /> 54<br /> 50<br /> 8<br /> <br /> %<br /> 48,2<br /> 44,6<br /> 7,1<br /> <br /> Bảng 3: Triệu chứng lâm sàng bé trai.<br /> Lông mu<br /> Dương vật lớn<br /> Tinh hoàn lớn<br /> <br /> 10<br /> <br /> Tần số<br /> 8<br /> 6<br /> 5<br /> <br /> %<br /> 100<br /> 75<br /> 62,5<br /> <br /> Râu<br /> Lông nách<br /> Mụn<br /> <br /> Tần số<br /> 5<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> %<br /> 62,5<br /> 12,5<br /> 12,5<br /> <br /> Đặc điểm cận lâm sàng<br /> Về tuổi xương<br /> 90% các trường hợp dậy thì sớm trung ương<br /> có tuổi xương tiến triển. Trong đó, tuổi xương<br /> trung bình: 9,79 tuổi, tuổi xương – tuổi thực<br /> trung bình: 29,95 tháng.<br /> Về nồng độ hormon hướng sinh dục<br /> Bảng 4: Nồng độ LH nền và LH đỉnh trong nghiệm<br /> pháp kích thích GnRH (mIU/mL).<br /> LH nền<br /> LH đỉnh<br /> <br /> Trung bình<br /> 1,979<br /> 26,591<br /> <br /> SD<br /> 2,208<br /> 22,68<br /> <br /> Nhỏ nhất<br /> 0,07<br /> 5,09<br /> <br /> Lớn nhất<br /> 12,93<br /> 209,43<br /> <br /> Bảng 5: Khảo sát một số điểm cắt LH nền<br /> Điểm cắt LH nền<br /> 1 mIU/mL<br /> 0,6 mIU/mL<br /> 0,3 mIU/mL<br /> 0,1 mIU/mL<br /> <br /> Số trường hợp bỏ sót (%)<br /> 66 (53,7%)<br /> 49 (39,8%)<br /> 29 (23,6%)<br /> 4 (3,3%)<br /> <br /> Bảng 6: Thời điểm LH đạt nồng độ điểm cắt (≥ 5<br /> mIU/mL).<br /> Thời điểm<br /> Trước test<br /> 30 phút<br /> 60 phút<br /> 120 phút<br /> <br /> Số ca<br /> 4<br /> 114<br /> 6<br /> 6<br /> <br /> Phần trăm<br /> 3,1%<br /> 87,7%<br /> 4,6%<br /> 4,6%<br /> <br /> Phần lớn các trường hợp LH đạt nồng độ<br /> điểm cắt tại thời điểm 30 phút.<br /> <br /> Về nồng độ hormon sinh dục trong máu<br /> Bảng 7: Nồng độ hormon sinh dục.<br /> Estradiol<br /> Testosterone<br /> <br /> Trung bình<br /> 37,285 (pg/mL)<br /> 186,76 (ng/dL)<br /> <br /> % đạt mức dậy thì<br /> 54,4%<br /> 87,5%<br /> <br /> Về siêu âm, kích thước trung bình tử cung,<br /> đánh giá dựa vào đường kính trước sau: 15,772<br /> mm, kích thước buồng trứng trung bình, đánh<br /> giá dựa vào đường kính lớn nhất của buồng<br /> trứng lớn hơn: 20,126 mm. 27% các trường hợp<br /> ghi nhận nang buồng trứng, kích thước trung<br /> bình nang buồng trứng: 9,341 mm, giá trị lớn<br /> nhất là 32 mm, không ghi nhận chồi vách, nghĩ<br /> nhiều nang cơ năng. Ở bé trai, kích thước tinh<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br /> hoàn trung bình, đánh giá dựa trên đường kính<br /> lớn nhất của tinh hoàn lớn hơn: 25,7 mm. 50%<br /> trường hợp bé trai có đường kính tinh hoàn trên<br /> siêu âm đạt mức dậy thì (≥ 25 mm).<br /> <br /> Nguyên nhân dậy thì sớm trung ương<br /> Bất thường vùng hạ đồi – tuyến yên trên<br /> MRI não: 15,7%. Trong đó, microadenoma tuyến<br /> yên chiếm tỷ lệ cao nhất (56%); kế đó là<br /> hamartoma vùng hạ đồi (16%). Ngoài ra còn ghi<br /> nhận: u tế bào mầm, u tuyến tùng, nang khe<br /> Rathke, tăng sản tuyến yên (mỗi loại 1 trường<br /> hợp). Các trường hợp còn lại là dậy thì sớm vô<br /> căn (84,3%).<br /> <br /> BÀN LUẬN<br /> Đặc điểm dịch tễ<br /> Trong nghiên cứu của chúng tôi, bé gái mắc<br /> bệnh nhiều hơn hẳn so với bé trai, phù hợp với y<br /> văn(16) và các nghiên cứu trước đây.<br /> Tuổi trung bình xuất hiện các dấu hiệu dậy<br /> thì sớm: 6,19 tuổi, thấp hơn so với tuổi trung<br /> bình của trẻ lúc nhập viện: 7,17 tuổi, cho thấy cha<br /> mẹ đưa bé đến khám khá trễ, tình trạng dậy thì<br /> sớm ở trẻ chưa được quan tâm đúng mức.<br /> <br /> Đặc điểm lâm sàng<br /> Tỉ lệ bệnh nhi thừa cân: 31%, béo phì: 17%,<br /> cao hơn hẳn so với tỉ lệ này trong dân số (ở<br /> Đông Nam Á năm 2010 lần lượt là 23% và 5%,<br /> phù hợp với giả thuyết thừa cân và béo phì là<br /> một trong những yếu tố nguy cơ của dậy thì<br /> sớm. Trong một số nghiên cứu có nhóm<br /> chứng, như nghiên cứu của Kaplowitz PB và<br /> cộng sự, chỉ số độ lệch chuẩn BMI trung bình<br /> cao hơn đáng kể ở nhóm những bé gái vú to so<br /> với những bé gái chưa phát triển tuyến vú (p <<br /> 0,0001)(8).<br /> Về chiều cao, trong nghiên cứu của chúng<br /> tôi, chỉ số độ lệch chuẩn (SDS) chiều cao trung<br /> bình là 1,155; thấp hơn nghiên cứu của Doosoo<br /> Kim và cộng sự: 1,4(9); Hyo-Kyoung Nam và<br /> cộng sự: 1,4(13) (P = 0,002) và Huseyin Demirbilek<br /> và cộng sự 1,34(4) (P = 0,02). Điều này có thể do<br /> thiết kế nghiên cứu và chọn mẫu khác nhau<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> (nghiên cứu của chúng tôi thu thập cả những<br /> trường hợp dậy thì sớm trung ương không tiến<br /> triển, còn những nghiên cứu khác chỉ thu thập<br /> những trẻ dậy thì sớm trung ương tiến triển),<br /> hoặc do tình trạng phát triển chiều cao khác<br /> nhau giữa các nước. Song, ở cả bốn nghiên cứu,<br /> chỉ số này đều > 1, cho thấy chiều cao trung bình<br /> của dân số nghiên cứu nằm ở mức cao so với<br /> dân số chuẩn, phù hợp với tình trạng tăng<br /> trưởng chiều cao nhanh so với tuổi ở những trẻ<br /> dậy thì sớm trung ương.<br /> Về triệu chứng lâm sàng, vú to là triệu chứng<br /> thường gặp nhất ở bé gái, chiếm 98%. Sau đó là<br /> lông mu 44,4%. Điều này hợp lý vì vú to là triệu<br /> chứng xuất hiện sớm nhất, chỉ sau sự tăng<br /> trưởng nhanh chiều cao. Ngoài ra, vú to và lông<br /> mu là 2 triệu chứng dễ dàng ghi nhận trên lâm<br /> sàng, có hệ thống phân độ Tanner chi tiết, cụ thể.<br /> Nghiên cứu của Paul Kaplowitz cũng cho thấy<br /> vú to và lông mu là hai triệu chứng thường gặp<br /> nhất ở các bé gái dậy thì sớm, chiếm tỷ lệ lần<br /> lượt là 89% và 33%(7).<br /> Ở bé trai, lông mu là triệu chứng thường gặp<br /> nhất (100%); sau đó là dương vật lớn (75%); râu<br /> và tinh hoàn lớn (62,5%). Điều này không phù<br /> hợp với y văn: tinh hoàn lớn là dấu hiệu dậy thì<br /> đầu tiên ở bé trai, tăng kích thước dương vật và<br /> lông mu xuất hiện sau đó khoảng 1 – 2 năm. Sự<br /> không hợp lý này có thể do lông mu là triệu<br /> chứng dễ dàng ghi nhận trên lâm sàng và xuất<br /> hiện ở tất cả các bé trai trong nghiên cứu, đủ để<br /> chẩn đoán dậy thì sớm ở bé trai, nên các bác sĩ<br /> khi thăm khám lâm sàng và ghi nhận vào hồ sơ<br /> có thể bỏ qua dữ kiện về kích thước tinh hoàn.<br /> <br /> Đặc điểm cận lâm sàng<br /> Tuổi xương, trung bình trong nghiên cứu<br /> của chúng tôi là 9,79 nhỏ hơn so với các tác giả<br /> Nam NK (9,8), Demerbilek H (10,6), Yazdani P<br /> (10,46). Điều này có lẽ là do tuổi trung bình<br /> trong nghiên cứu của chúng tôi nhỏ hơn tuổi<br /> trung bình trong nghiên cứu của các tác giả<br /> trên. Hơn nữa, trong các ở đa số các nghiên cứu<br /> khác, các tác giả chỉ đo nồng độ LH nền hoặc sau<br /> <br /> 11<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 19 * Số 3 * 2015<br /> <br /> nghiệm pháp kích thích GnRH ở những trẻ có<br /> tuổi xương tiến triển nhanh so với tuổi. Do ở<br /> bệnh viện Nhi Đồng 2, bệnh nhi được tiến hành<br /> chụp X quang tuổi xương và đo nồng độ LH<br /> cùng lúc, nên chúng tôi ghi nhận cả những<br /> trường hợp dậy thì sớm trung ương với nồng độ<br /> LH > 5 mIU/mL sau nghiệm pháp kích thích<br /> bằng GnRH nhưng có X quang tuổi xương<br /> không tiến triển hoặc tương đương với tuổi thật,<br /> và xếp vào nhóm dậy thì sớm trung ương không<br /> tiến triển. Tuy nhiên, đa số các trường hợp dậy<br /> thì sớm trung ương có tuổi xương tiến triển, phù<br /> hợp với y văn.<br /> <br /> 30 phút sẽ bỏ sót khoảng 9% trường hợp dậy thì<br /> sớm trung ương. Theo nghiên cứu của Han Kyul<br /> Kim và cộng sự, phần trăm tích lũy của nồng độ<br /> LH nền ≥ 5 mIU/mL ở thời điểm 30 phút và 45<br /> phút là 100%; điểm cắt nồng độ LH 4,99 mIU/mL<br /> ở thời điểm 45 phút có độ nhạy 98,4% và độ đặc<br /> hiệu 100% trong chẩn đoán dậy thì sớm trung<br /> ương.<br /> <br /> Nồng độ LH nền trung bình thay đổi qua<br /> nhiều nghiên cứu khác nhau, có thể do sự khác<br /> nhau về thiết kế nghiên cứu, độ nhạy và độ<br /> chuyên của thiết bị đo. Trong đó, nghiên cứu của<br /> chúng tôi có LH nền tương đương với nghiên<br /> cứu của; Elena Chiocca(3) (p = 0,658) và Doosoo<br /> Kim(9) (p = 0,318).<br /> <br /> Về nồng độ estradiol, trong những bé gái<br /> dậy thì sớm trung ương, chỉ có 54,4% các trường<br /> hợp có nồng độ estradiol trong máu đạt mức dậy<br /> thì (≥ 25 pg/mL), do nồng độ estradiol thay đổi<br /> theo chu kì buồng trứng, nên khi đo nồng độ<br /> estradiol ở một thời điểm bất kì, có thể không đạt<br /> được nồng độ dậy thì. Do đó, nồng độ estradiol<br /> không phải là một dấu chứng nhạy để đánh giá<br /> dậy thì.<br /> <br /> Qua khảo sát các điểm cắt LH nền 1<br /> mIU/mL; 0,6 mIU/mL; 0,3 mIU/mL; 0,1 mIU/mL,<br /> ta thấy chọn điểm cắt LH nền càng thấp thì càng<br /> ít bỏ sót các trường hợp dậy thì sớm trung ương<br /> thực sự - so với tiêu chuẩn vàng là nghiệm pháp<br /> kích thích GnRH. Với điểm cắt LH nền 0,6<br /> mIU/mL, theo nghiên cứu của Brito VN và cộng<br /> sự, có độ nhạy là 71% ở bé trai; 63% ở bé gái; độ<br /> đặc hiệu là 100% ở cả hai giới(2). Với điểm cắt LH<br /> nền 0,1 mIU/mL, theo nghiên cứu của Parvin<br /> Yazdani và cộng sự, độ nhạy ở bé trai là 100%, ở<br /> bé gái là 67%. Ngoài ra, nồng độ LH nền > 0,1<br /> mIU/mL cũng có liên quan mạnh với nồng độ<br /> LH > 5 mIU/mL trong nghiệm pháp kích thích<br /> bằng GnRH (r = 0,842; p = 0,0001). Trong khi đó,<br /> nghiên cứu của Neely EK và cộng sự cho thấy<br /> điểm cắt nồng độ LH nền > 0,1 mIU/mL có độ<br /> nhạy 94% và độ đặc hiệu 88% trong chẩn đoán<br /> dậy thì sớm trung ương.<br /> Trong đa số các trường hợp, LH đạt nồng độ<br /> ≥ 5 mIU/mL sau nghiệm pháp 30 phút (87%).<br /> Nếu chỉ đo nồng độ LH ở thời điểm 30 phút và<br /> 60 phút sẽ bỏ sót 4,6% trường hợp dậy thì sớm<br /> trung ương, nếu chỉ đo nồng độ LH ở thời điểm<br /> <br /> 12<br /> <br /> Nồng độ FSH nền và FSH trong nghiệm<br /> pháp kích thích GnRH không có sự khác biệt<br /> giữa dậy thì sớm trung ương và dậy thì sớm<br /> ngoại biên, do đó ít có ứng dụng trong lâm<br /> sang.<br /> <br /> Về siêu âm, nghiên cứu của chúng tôi sử<br /> dụng đường kính trước sau để đánh giá kích<br /> thước tử cung, đường kính lớn nhất để đánh<br /> giá kích thước buồng trứng. Đây là một trong<br /> những điểm hạn chế của nghiên cứu, vì<br /> đường kính không chính xác trong việc đánh<br /> giá kích thước tử cung và buồng trứng. Trong<br /> hầu hết các nghiên cứu của các tác giả nước<br /> ngoài, kích thước tử cung và buồng trứng<br /> được đánh giá bằng thể tích với công thức tính<br /> thể tích hình trứng dẹp: Tích đường kính 3<br /> chiều nhân với 0,5233.<br /> Một số tác giả sau khi so sánh siêu âm với<br /> nghiệm pháp kích thích bằng GnRH đã nhận<br /> định thể tích buồng trứng và thể tích tử cung có<br /> thể chẩn đoán chính xác và được sử dụng độc<br /> lập trong việc chẩn đoán tình trạng dậy thì ở bé<br /> gái(5,6). Một số tác giả khác nhận định, kích thước<br /> tử cung có giá trị hơn so với kích thước buồng<br /> trứng trong việc chẩn đoán phân biệt dậy thì<br /> sớm trung ương và phát triển tuyến vú sớm.<br /> <br /> Chuyên Đề Nhi Khoa<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1