Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM CÁC TRƯỜNG HỢP DẬY THÌ SỚM TRUNG ƯƠNG<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY<br />
Nguyễn Phương Khanh*, Hùynh Thoại Loan*<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Dậy thì sớm (DTS) được định nghĩa khi sự phát triển các đặc tính sinh dục trước 8 tuổi ở bé gái<br />
và trước 9 tuổi ở bé trai. Cơ chế DTS chưa được hiểu rõ. Các yếu tố góp phần trong DTS bao gồm: chủng tộc,<br />
tình trạng kinh tế xã hội, yếu tố dinh dưỡng…DTS đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn do tỉ lệ bệnh ngày<br />
càng tăng dần và những hậu quả của nó gây giảm chiều cao cũng như rối loạn tâm lý của trẻ.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Báo cáo 36 trường hợp DTS tại bệnh viện trong 5 năm.<br />
Kết quả: Tuổi chẩn đoán trung bình của nghiên cứu là 66,22 ± 29,85 tháng với tuổi nhỏ nhất là 12 tháng,<br />
tuổi lớn nhất 108 tháng. Năm mươi phần trăm bé trai được chẩn đoán trước 6 tuổi trong khi đó 61,6% bé gái<br />
được chẩn đoán sau 6 tuổi. Tỉ lệ nữ gấp 2,6 lần nam. Các triệu chứng DTS ở bé gái bao gồm 100% phát triển<br />
ngực, 80% xuất hiện lông mu và tỉ lệ khá cao bé gái xuất huyết âm đạo (34,6%). Còn ở bé trai, các triệu chứng<br />
DTS xuất hiện khá đầy đủ với 100% phát triển bộ phận sinh dục ngoài, 80% có lông mu, 70% hiện diện mụn<br />
trứng cá và 80% bị khàn giọng, 27,8% trường hợp DTS hiện diện u não với 8 harmatoma, 1 microadenoma và 1<br />
astrocytoma được xem là 1 loại u não hiếm gặp. Tỉ lệ u não ở bé trai là 60%.<br />
Kết luận: Ngày nay, khi tình hình kinh tế xã hội và dinh dưỡng tại Việt Nam đang ngày càng được cải<br />
thiện, DTS nên được quan tâm nhiều hơn. Việc phát hiện sớm bệnh và điều trị sớm sẽ giúp cải thiện chiều cao<br />
của trẻ lúc trưởng thành, và giúp cải thiện chất lượng cuộc sống.<br />
Từ khóa: dậy thì sớm, Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CLINICAL FEATURES OF CENTRAL PRECOCIOUS PUBERTY IN CHILDREN’S HOSPITAL 1<br />
Nguyen Phuong Khanh, Huynh Thoai Loan<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 - Supplement of No 4- 2014: 33 - 40<br />
Objectives: Central precocious puberty (CPP) is more and more increasing and its consequence results in<br />
adult stature and emotional distress. The present was designed to describe clinical features, lab results and causes<br />
of children with CPP in Children’s Hospital 1 (CH1).<br />
Methods: We reviewed the medical records of 36 patients who admitted in CH1 between 2008 and 2013<br />
with ICD code E30.1.<br />
Results: Mean age at diagnosed time was 66.22 ± 29.85 months (12-108 months); Năm mươi phần trăm<br />
males were diagnosed before the age of six whereas 61.6% females discovered after six years-old. Female: male<br />
ratio was 2.6:1. Clinical characteristics in female were 100% breast development, 80% pubic hair and 34.6%<br />
vaginal bleeding; while the signs and symptoms of PP in male nearly appear with 100% external reproductive<br />
organs development, 80% pubic hair, 70% acne and 80% deep voice existence. 27.8% PP related to brain tumors:<br />
8 harmatomas, 1 microadenoma and 1 astrocytoma which is rarely seen. The percentage of brain tumor in male<br />
was 60%.<br />
Conclusions: When the socioeconomic and nutritional status in Viet Nam is improved nowadays, we should<br />
be interested in PP. Early PP diagnosis and treatment will improve the adult stature and the quality of life.<br />
Keywords: precocious puberty, children’s hospital 1<br />
* Khoa Thận – Nội Tiết, Bệnh viện Nhi Đồng 1<br />
Tác giả liên lạc: ThS.BS Ng Phương Khanh ĐT:0908.118.400<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Email: drphuongkhanhnguyen@gmail.com<br />
<br />
33<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
ĐẠI CƯƠNG<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Dậy thì sớm (DTS) được định nghĩa khi các<br />
đặc tính sinh dục phụ như sự phát triển ngực,<br />
lông mu ở bé gái xuất hiện trước 8 tuổi hoặc<br />
kinh nguyệt xuất hiện trước 9,5 tuổi; và ở bé trai,<br />
sự phát triển tinh hoàn, lông mu xảy ra trước 9<br />
tuổi(8,11,13,15,19). Sự phát triển dậy thì sớm ở nữ gấp<br />
5 lần ở nam. Tỉ lệ DTS ở bé gái tăng từ 2,5% năm<br />
1969 lên 10% vào những năm 1990, và chưa có<br />
nghiên cứu nào công bố tần suất ước tính DTS ở<br />
bé trai. Tác giả Ho – Seong – Kim ghi nhận số<br />
bệnh nhi điều trị DTS trung ương ở Hàn Quốc<br />
tăng đáng kể từ 226 năm 2004 lên 1707 năm<br />
2008(4,8,15). Hậu quả của sự phát triển DTS gây ra<br />
giảm chiều cao của trẻ lúc trưởng thành, mặc dù<br />
có sự phát triển chiều cao vượt trội trước đó.<br />
Ngoài ra sự xuất hiện sớm của tuyến vú và kinh<br />
nguyệt ở bé gái cũng như sự xuất tinh ở bé trai<br />
gây ra những rối loạn tâm lý cho trẻ(17). Cơ chế<br />
DTS vẫn chưa được hiểu rõ. Nhiều yếu tố góp<br />
phần vào sự phát sớm của dậy thì bao gồm: Yếu<br />
tố về gen, yếu tố môi trường như tình trạng kinh<br />
tế xã hội, dinh dưỡng, điều kiện khí hậu, địa lý,<br />
stress...(8,9,10,11).Trên thế giới, nhiều nghiên cứu về<br />
DTS đã được công bố từ rất lâu.Tình trạng dậy<br />
thì sớm tại Việt Nam chỉ mới được quan tâm<br />
những năm gần đây và rất ít nghiên cứu được<br />
thực hiện. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu này<br />
với mục tiêu mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm<br />
sàng và nguyên nhân các trường hợp DTS trung<br />
ương tại bệnh viện Nhi Đồng 1 từ năm 2008.<br />
<br />
Nghiên cứu hồi cứu, mô tả các trường hợp<br />
bệnh. Tất cả bệnh nhi được đo chiều cao và cân<br />
nặng được tính theo chỉ số khối cơ thể (theo độ<br />
lệch chuẩn của WHO 2007). Đánh giá dậy thì<br />
theo Marshall và Tanner. Tuổi xương ước tính<br />
theo Greulich và Pyle. Siêu âm bụng. Nghiệm<br />
pháp kích thích GnRH được thực hiện với<br />
Triptorelin 0,1 mg tiêm dưới da, LH và FSH đo ở<br />
các thời điểm 0, 60, 120, 180 phút. Sau khi được<br />
chẩn đoán DTS thực, bệnh nhi được chụp MRI<br />
não để loại trừ khối u não.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU<br />
Đối tượng<br />
Tất cả các bệnh nhi được chẩn đoán DTS<br />
trung ương từ năm 2008 đến nay với các tiêu<br />
chuẩn chẩn đoán bao gồm: sự phát triển dậy thì<br />
ở bé gái trước 8 tuổi và bé trai trước 9 tuổi, chiều<br />
cao tăng trên 2 độ lệch chuẩn so với tuổi, tuổi<br />
xương tăng trên 1 năm so với tuổi thật,<br />
Testosterone > 10 ng/dl hoặc Estradiol > 10<br />
pg/ml, LH tăng trên 5 mUI/mL (mẫu máu ban<br />
đầu hoặc sau test kích thích GnRH).<br />
<br />
34<br />
<br />
Phân tích thống kê<br />
Các biến số được thu thập và trình bày trên<br />
bảng biểu bằng số trung bình (với các biến số<br />
định lượng), tỉ lệ phần trăm (với các biến số định<br />
tính) bằng phần mềm SPSS 16.0 và WORD 2013.<br />
<br />
KẾT QUẢ<br />
Tổng số các trường hợp DTS từ năm 2008 tại<br />
bệnh viện là 36 với tuổi trung bình: 66,22 ± 29,85<br />
tháng, tuổi nhỏ nhất là 12 tháng và lớn nhất là<br />
108 tháng. Nhóm tuổi thường gặp > 72 tháng<br />
(50%). Tỉ lệ nam:nữ = 1:2,6 (lần lượt là 28,6% và<br />
71,4%). (Biểu đồ 1 & 2).<br />
[50]%<br />
<br />
[27,8]%<br />
<br />
8<br />
<br />
[18]<br />
<br />
10<br />
<br />
< 24 THÁNG 24-72 THÁNG > 72 THÁNG<br />
Số ca<br />
<br />
Tỉ lệ %<br />
<br />
Biểu đồ 1: Phân bố theo nhóm tuổi.<br />
Khi phân bố theo giới, nhóm tuổi thường<br />
gặp ở nam là 24-72 tháng (50%), trong khi đó ở<br />
nữ nhóm > 72 tháng chiếm 61,6%.<br />
Đa số các trẻ sanh thường, đủ tháng, cân<br />
nặng lúc sanh > 2500 gr và không bệnh lý gì<br />
trước đó. Tuy nhiên có 1 trường hợp bị viêm<br />
màng não sơ sinh và 1 trường hợp với u thượng<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
thận phải phẫu thuật.Tuổi dậy thì của cha mẹ ><br />
13 tuổi.<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
triệu chứng xuất hiện gần như đầy đủ của<br />
trường hợp DTS trung ương. (Bảng 3 & 4).<br />
XUẤT TINH<br />
DƯƠNG VẬT TO<br />
<br />
> 72 THÁNG<br />
<br />
DỊCH ÂM ĐẠO<br />
24-72 THÁNG<br />
<br />
XHAD<br />
<br />
< 24 THÁNG<br />
<br />
LÔNG MU<br />
0<br />
<br />
20<br />
Nữ<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
NGỰC TO<br />
0<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Nữ<br />
<br />
Biểu đồ 2: Phân bố theo nhóm tuổi và giới.<br />
Thời gian từ lúc xuất hiện triệu chứng đầu<br />
tiên đến khi đi khám trung bình: 10 ± 9,25 tháng.<br />
Đa số các bé trai đến khám sau 6-12 tháng (70%)<br />
từ khi phát hiện bệnh, trong khi đó các bé gái<br />
đến khám sớm hơn < 6 tháng (57,8%) (Bảng 1). Ở<br />
bé gái, ngực to là lý do đến khám chủ yếu<br />
(46,2%) nhưng xuất huyết âm đạo là lý do đến<br />
khám sớm nhất, ngược lại ở bé trai dương vật to<br />
(60%) là lý do đến khám nhiều nhất. (Bảng 2 và<br />
biểu đồ 3).<br />
Bảng 1: Phân bố theo thời gian đến khám bệnh.<br />
< 6 tháng<br />
6-12 tháng<br />
12-24 tháng<br />
> 24 tháng<br />
<br />
Nam<br />
2 (20%)<br />
7 (70%)<br />
1 (10%)<br />
0<br />
<br />
Nữ<br />
15 (57,8%)<br />
9 (34,6%)<br />
1 (3,8%)<br />
1 (3,8%)<br />
<br />
Tổng<br />
17<br />
16<br />
2<br />
1<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố lý do khám bệnh theo thời gian<br />
khám bệnh<br />
Xuất huyết âm đạo<br />
Ngực to<br />
Dương vật to<br />
Lông mu<br />
Dịch âm đạo<br />
Xuất tinh<br />
<br />
< 6 tháng 6-12 tháng > 12 tháng<br />
9 (100%)<br />
0<br />
0<br />
5 (41,7%)<br />
6 (50%)<br />
1 (8,3%)<br />
2 (33,3%) 4 (66,7%)<br />
0<br />
1 (14,2%) 3 (42,9%) 3 (42,9%)<br />
1 (100%)<br />
1 (100%)<br />
<br />
Chiều cao trung bình của nghiên cứu: 121,76<br />
± 17,66 cm và theo SDS: 2,82 ± 2,49 SD (- 0,62;<br />
11,55). Cân nặng được tính theo BMI, trung bình<br />
1,34 ± 0,83 SD (0,05; 3,47). Về triệu chứng thực<br />
thể, 100% bé gái có phát triển ngực nhưng chỉ<br />
34,5% xuất hiện kinh nguyệt. Ở bé trai, đa số các<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
20<br />
<br />
40<br />
<br />
60<br />
<br />
80<br />
<br />
Nam<br />
<br />
Biểu đồ 3: Phân bố lý do khám bệnh theo giới<br />
Bảng 3: Đặc điểm các triệu chứng dậy thì ở bé gái:<br />
Ngực to<br />
<br />
Số ca Tỉ lệ %<br />
26<br />
100<br />
<br />
Lông mu<br />
<br />
11<br />
<br />
44%<br />
<br />
Kinh nguyệt<br />
Mụn trứng cá<br />
<br />
9<br />
2<br />
<br />
34,6<br />
8<br />
<br />
Đánh giá theo Tanner<br />
Giai đoạn 2: 16 (61,5%)<br />
Giai đoạn 3: 10 (38,5%)<br />
Giai đoạn 2: 9 (81,8%)<br />
Giai đoạn 3: 2 (18,2%)<br />
<br />
Bảng 4: Đặc điểm các triệu chứng dậy thì ở bé trai:<br />
Tinh hoàn to<br />
<br />
Số ca Tỉ lệ %<br />
10<br />
100<br />
<br />
Dương vật to<br />
<br />
10<br />
<br />
100<br />
<br />
Lông mu<br />
Mụn trứng cá<br />
Khàn giọng<br />
<br />
8<br />
7<br />
8<br />
<br />
80<br />
70<br />
80<br />
<br />
Đánh giá theo Tanner<br />
Giai đoạn 2: 6 (60%)<br />
Giai đoạn 3: 4 (40%)<br />
Giai đoạn 3: (30%)<br />
Giai đoạn 4: (20%)<br />
Giai đoạn 5: 5 (50%)<br />
<br />
Hầu hết các xét nghiệm chức năng tuyến<br />
giáp, 17-OH Progesterone và Prolactine đều<br />
trong giới hạn bình thường. Có 8 bé gái (30,7%)<br />
và 3 bé trai (30%) có tăng LH (> 5 mUI/ml) khi<br />
lấy mẫu máu ban đầu nên không cần thực hiện<br />
test kích thích GnRH với Triptorelin. Khi thực<br />
hiện test kích thích GnRH, mức LH trung bình<br />
của 18 bé gái (69,3%) và 7 bé trai (70%) qua từng<br />
thời điểm và mức Estradiol và Testosterone<br />
trung bình trước và sau test kích thích GnRH<br />
như sau: (biểu đồ 4 & 5).<br />
<br />
35<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
35<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
<br />
30.16<br />
<br />
30<br />
<br />
26.17<br />
23.82<br />
<br />
25<br />
20<br />
<br />
23.01<br />
<br />
24.9<br />
<br />
23.32<br />
<br />
15<br />
10<br />
1.61<br />
<br />
5<br />
<br />
2.9<br />
<br />
0<br />
0 phút<br />
<br />
60 phút<br />
Bé trai<br />
<br />
120 phút<br />
<br />
180 phút<br />
<br />
Bé gái<br />
<br />
Biểu đồ 4: Mức LH trung bình sau test kích thích<br />
GnRH<br />
800<br />
600<br />
400<br />
200<br />
0<br />
0 phút<br />
<br />
24 giờ<br />
<br />
Testosterone ()<br />
<br />
Estradiol (pg/ml)<br />
<br />
Biểu đồ 5: Testosterone và Estradiol sau test kích<br />
thích GnRH<br />
Tuổi xương tại thời điểm chẩn đoán của bé<br />
gái và bé trai ngang nhau (khoảng 8 tuổi) nhưng<br />
ở bé trai tuổi xương hơn tuổi thực nhiều hơn bé<br />
gái. Tỉ lệ u não chung ở cả hai giới là 27,8%. Kết<br />
quả MRI não ở bé gái đa số là bình thường<br />
(86,4%), ngược lại 60% bé trai có u não.<br />
Harmatoma là tổn thương hệ thần kinh trung<br />
ương thường gặp nhất, ở cả hai giới.Chỉ duy<br />
nhất 1 trường hợp là astrocytoma + glioma, cũng<br />
là một dạng tổn thương hiếm gặp (Bảng 5).<br />
Bảng 5: Đặc điểm xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh<br />
Bé gái (n=26)<br />
8,17 ± 3,19 tuổi<br />
24,55 ± 14,7 tháng<br />
<br />
Bé trai (n=10)<br />
Tuổi xương<br />
8,11 ± 3,2 tuổi<br />
Tuổi xương hơn<br />
43,33 ± 39,2<br />
tuổi thực<br />
tháng<br />
Siêu âm bụng Tử cung dạng dậy thì: 9 Bình thường<br />
Nang buồng trứng: 2<br />
MRI não<br />
Bình thường: 22<br />
Bình thường: 4<br />
U não: 4 (15,4%)<br />
U não: 6 (60%)<br />
Harmatoma: 2<br />
Harmatoma: 6<br />
Microadenoma: 1<br />
Astrocytoma + Glioma: 1<br />
<br />
36<br />
<br />
Theo định nghĩa, DTS khi sự phát triển dậy<br />
thì xảy ra trước tuổi theo chuẩn của từng quốc<br />
gia, do sự khác nhau về chủng tộc, điều kiện môi<br />
trường, vị trí địa lý và dinh dưỡng(8,9,10). Ở Châu<br />
Âu, người ta sử dụng mốc 8 tuổi nhưng ở Mỹ lại<br />
sử dụng mốc 7 tuổi cho sự phát triển dậy thì ở bé<br />
gái(11). Tuy nhiên ở Việt Nam chúng ta chưa có<br />
thống kê về tuổi dậy thì trung bình ở cả hai giới<br />
nam và nữ nên chúng tôi dựa vào tiêu chuẩn của<br />
Châu Âu.<br />
Theo Peter A Lee và cộng sự, sự phát triển<br />
tuyến vú và lông mu ở bé gái (từ Tanner 2) thay<br />
đổi theo chủng tộc, 15% và 18% ở trẻ da đen<br />
nhưng chỉ gặp 5% và 3% ở trẻ da trắng. Tương<br />
tự năm 2010, Biro và cộng sự ghi nhận sự phát<br />
triển dậy thì bé gái 7-8 tuổi là 10,4% ở trẻ da<br />
trắng, 23,4% ở trẻ da đen và 14,9% trẻ da<br />
màu(17,19). Tỉ lệ phát triển dậy thì ở các quốc gia<br />
Châu Á rất khác nhau. Những nghiên cứu về sự<br />
phát triển dậy thì ở các quốc gia Châu Á như<br />
Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Ấn Độ cho<br />
thấy tuổi bắt đầu phát triển ngực và lông mu (từ<br />
Tanner 2) sau 9 tuổi. Rất ít nghiên cứu trên thế<br />
giới đưa ra những con số về phát triển dậy thì ở<br />
bé trai. Một nghiên cứu ở Đan Mạch cho thấy<br />
tuổi trung bình phát triển tinh hoàn ở bé trai<br />
giảm từ 11,92 tuổi xuống 11,66 tuổi giữa những<br />
giai đoạn 1991-1993 và 2006-2008. Tương tự, một<br />
nghiên cứu dịch tễ ở Trung Quốc năm 2013 cho<br />
thấy tuổi để phát triển tinh hoàn ở bé trai từ<br />
Tanner 2 là 11,25 tuổi. Như vậy ở Châu Á vẫn<br />
dùng mốc 8 tuổi cho bé gái, và 9 tuổi cho bé trai.<br />
Năm 2013, tác giả Miagqiang Zhu và cộng sự ở<br />
Trung Quốc khi nghiên cứu sự phát triển dậy thì<br />
ở những trẻ em tuổi học đường ở 6 thành phố<br />
lớn đã công bố tần suất dây thì sớm chung cho<br />
cả hai giới là 0,43% (37 nam và 43 nữ tương<br />
đương 1:1,16)(9,16,22).<br />
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tổng số các<br />
trường hợp DTS trong 5 năm là 36 trường hợp<br />
với tuổi trung bình 66,22 ± 29,85 tháng (5,5 ± 2,48<br />
tuổi) tuổi nhỏ nhất là 12 tháng và tuổi lớn nhất là<br />
108 tháng, trong đó tỉ lệ nam:nữ là 1:2,6 (lần lượt<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 4 * 2014<br />
là 28,6% và 71,4%). Khác với chúng tôi, tác giả<br />
Bùi Phương Thảo và cộng sự khi nghiên cứu<br />
trên những trẻ DTS thực tại miền Bắc Việt Nam<br />
ghi nhận tỉ lệ nam:nữ là 1:6,5 (lần lượt là 13,4%<br />
và 87,6%), tuổi trung bình của nhóm là 83,5 ±<br />
29,3 tháng(1). Sự khác nhau này có thể do thời<br />
gian, đối tượng nghiên cứu và tiêu chuẩn chọn<br />
mẫu khác nhau. Tuy nhiên, nhóm tuổi thường<br />
gặp giữa hai nghiên cứu giống nhau, đa số > 72<br />
tháng. Khi phân bố theo giới, nhóm tuổi thường<br />
gặp ở nam trong nghiên cứu của chúng tôi là 2472 tháng (50%) trong khi đó 61,6% bé gái > 72<br />
tháng. Điều này có thể do DTS ở nam thường<br />
liên quan đến u não, trong khi đó ở nữ đa số là<br />
vô căn và DTS có liên quan đến bất thường hệ<br />
thần kinh trung ương thường tiến triển nhanh(15).<br />
Theo Peter A Lee, sự phát triển dậy thì ở cá<br />
thể bình thường là một tiến trình trải qua nhiều<br />
giai đoạn, trung bình khoảng 2 năm. Ở bé gái<br />
khởi đầu là sự phát triển của tuyến vú, sự tăng<br />
vọt về chiều cao, kế đến là sự phát triển của lông<br />
mu và cuối cùng là sự xuất hiện của kinh<br />
nguyệt. Ngược lại, ở bé trai, sự phát triển của<br />
tinh hoàn rồi dương vật, sự xuất hiện của lông<br />
mu và sự tăng vọt về chiều cao(19). Trong nghiên<br />
cứu của chúng tôi, thời gian trung bình từ lúc<br />
xuất hiện triệu chứng đến khi đi khám ở bé trai<br />
thường muộn hơn bé gái (70% bé trai đến khám<br />
sau 6-12 tháng so với 57,8% bé gái đến khám<br />
trước 6 tháng), có thể do biểu hiện triệu chứng<br />
DTS ở bé trai thường kín đáo và ít được cha mẹ<br />
nhận biết. Ngực to ở bé gái là lý do đến khám<br />
nhiều nhất, trong khi đó xuất huyết âm đạo lại là<br />
triệu chứng đến khám sớm nhất. Điều này cũng<br />
dễ hiểu vì so với ngực to, xuất huyết âm đạo<br />
được xem là một biểu hiện khẩn cấp và không<br />
dễ dàng chấp nhận trên một lứa tuổi nhỏ.<br />
Chiều cao trung bình của nghiên cứu là<br />
121,76 ± 17,66 cm và theo SDS: 2,82 ± 2,49 SD,<br />
phù hợp y văn (chiều cao trẻ DTS thường tăng ><br />
2SD)(10,11,19). Cân nặng tính theo BMI ở mức trung<br />
bình (1,34 ± 0,83 SD) mặc dù người ta cho rằng<br />
DTS có thể chịu ảnh hưởng của yếu tố dinh<br />
dưỡng đặc biệt trên những trẻ béo phì. Sự tích tụ<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
nhiều của mô mỡ ở vú có thể bị nhầm lẫn với sự<br />
phát triển của tuyến vú trên những trẻ này.<br />
Ngoài ra người ta ghi nhận tuổi xương có thể<br />
tiến triển nhanh ở những trẻ béo phì(12). Theo tác<br />
giả Bùi Phương Thảo và cộng sự, các biểu hiện<br />
dậy thì sớm ở bé gái bao gồm sự phát triển tuyến<br />
vú 99,4%, lông mu 40,1% và kinh nguyệt 19,1%.<br />
Trong khi đó ở bé trai thể tích trung bình của<br />
tinh hoàn là 6,8 ± 3,2 ml, chiều dài dương vật<br />
trung bình 6,9 ± 1 cm, sự xuất hiện lông mu<br />
chiếm 80,9%(1). Tương tự trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi, 100% bé gái có ngực to và 44% có lông<br />
mu, chủ yếu ở giai đoạn 2 theo Tanner; tuy<br />
nhiên, 34,6% bé gái bị xuất huyết âm đạo, nhiều<br />
hơn trong nghiên cứu của Bùi Phương Thảo và<br />
cộng sự. Ở bé trai, 100% có sự phát triển tinh<br />
hoàn (chủ yếu giai đoạn 2) và dương vật (chủ<br />
yếu giai đoạn 4-5), sự phát triển lông mu (chủ<br />
yếu giai đoạn 2) chiếm 80%. Ngoài ra, chúng tôi<br />
còn ghi nhận 70% bé trai có mụn trứng cá và<br />
80% bị khàn giọng, tương tự nghiên cứu của tác<br />
giả Bùi Phương Thảo. Tất cả các trường hợp DTS<br />
trung ương trong nghiên cứu chúng tôi đều<br />
không có triệu chứng thần kinh trung ương cả<br />
về cơ năng lẫn thực thể.<br />
Theo phân nhóm, DTS được chia thành<br />
trung ương và ngoại biên. DTS trung ương do<br />
sự trưởng thành của trục hạ đồi tuyến yên gây<br />
sự tăng tiết hormone hướng sinh dục của tuyến<br />
yên, kích thích tuyến sinh dục tiết hormone sinh<br />
dục. Ngược lại, DTS ngoại biên là kết quả của sự<br />
kích thích hormone sinh dục, có thể là suy tuyến<br />
giáp nguyên phát lâu dài không được phát hiện,<br />
tăng sinh tuyến thượng thận bẩm sinh, các khối<br />
u thượng thận hoặc u tiết hCG (human chorionic<br />
gonadotropin), LH (luteizing hormone)…(19).<br />
Hầu hết các xét nghiệm về chức năng tuyến<br />
giáp, 17-OH Progesterone, hCG và Prolactine<br />
trong nghiên cứu chúng tôi đều trong giới hạn<br />
bình thường, loại trừ DTS do các nguyên nhân<br />
ngoại biên. Trong chẩn đoán DTS trung ương,<br />
LH được xem là có giá trị chẩn đoán nhất so với<br />
FSH, Estradiol và Testosteron. Theo Peter A Lee,<br />
khi sử dụng mốc LH trên mức tiền dậy thì (0,2<br />
<br />
37<br />
<br />