Đặc điểm dinh dưỡng của cá mối vạch (Saurida undosquamis (Richardson, 1848)) ở vùng biển ven bờ Việt Nam
lượt xem 3
download
Cá mối vạch (Saurida undosquamis (Richardson, 1848)) là loài cá đáy thuộc họ Synodontidae, có giá trị kinh tế cao, được sử dụng dưới dạng các sản phẩm tươi sống, đóng hộp, phơi khô, làm chả và là nguyên liệu chính trong công nghiệp chế biến thịt tôm, cua giả Bài viết tập trung nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của cá mối vạch (Saurida undosquamis (Richardson, 1848)) đã được thực hiện ở vùng biển ven bờ Việt Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm dinh dưỡng của cá mối vạch (Saurida undosquamis (Richardson, 1848)) ở vùng biển ven bờ Việt Nam
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ ĐẶC ĐIỂM DINH DƯỠNG CỦA CÁ MỐI VẠCH (Saurida undosquamis (Richardson, 1848)) Ở VÙNG BIỂN VEN BỜ VIỆT NAM Vũ Thị Hậu1, Trần Văn Cường1 TÓM TẮT Nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của cá mối vạch (Saurida undosquamis (Richardson, 1848)) đã được thực hiện ở vùng biển ven bờ Việt Nam. Các kết quả về đặc điểm hình thái cơ quan bắt mồi (miệng to, răng sắc nhọn) kết hợp với đặc điểm cơ quan tiêu hóa như dạ dày hình ống dài, tỷ lệ chiều dài ruột/chiều dài cơ thể trung bình là 0,63 kết hợp, có thể sơ bộ kết luận: cá mối vạch là loài cá dữ ăn thịt, bắt mồi chủ động và có cường độ dinh dưỡng khá cao. Phổ dinh dưỡng của cá mối vạch khá rộng, bao gồm các nhóm: cá, tôm, động vật phù du, giun, chân đầu và nhuyễn thể hai mảnh vỏ, trong đó thức ăn chính của chúng là cá và tôm. Sự xuất hiện của cá mối con trong dạ dày cho thấy chúng là loài ăn thịt đồng loại. Từ khóa: Cá mối vạch, cơ quan tiêu hóa, dinh dưỡng, phổ thức ăn. 1. MỞ ĐẦU 1 5F 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mẫu cá mối vạch được thu thập ngẫu nhiên Những vấn đề về dinh dưỡng được xem như là trong sản lượng khai thác của nghề lưới kéo, lưới rê một trong những mắt xích xác định các yếu tố sinh ở các bến cá Đồ Sơn (Hải Phòng) và các chuyến thái như cư trú, phân bố, đặc điểm hình thái, sinh lý. điều tra của tiểu dự án I.8 “Điều tra tổng thể hiện Ngoài ra, nghiên cứu dinh dưỡng cá còn giúp đánh giá trạng và biến động nguồn lợi ven biển Việt Nam” do mối quan hệ giữa vật chủ và con mồi, qua đó đánh giá Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện trong các năm được mức độ phong phú của quần thể sinh vật trong 2018-2020. Tổng số cá thể được phân tích là 220 vùng nước [7]. mẫu. Cá được đo chiều dài đến chẽ vây đuôi (FL- Cá mối vạch (Saurida undosquamis mm) với độ chính xác 1 mm và cân khối lượng toàn (Richardson, 1848)) là loài cá đáy thuộc họ thân (W- gram). Sau đó, mẫu được tiến hành giải Synodontidae, có giá trị kinh tế cao, được sử dụng phẫu để lấy cơ quan tiêu hóa, đo chiều dài ruột dưới dạng các sản phẩm tươi sống, đóng hộp, phơi (mm) và cố định nhanh cơ quan tiêu hóa bằng dung khô, làm chả và là nguyên liệu chính trong công dịch formalin 15% nhằm giữ cho thức ăn trong dạ nghiệp chế biến thịt tôm, cua giả [2], [4]. Tuy dày, ruột cá không bị tiêu hóa. Tiến hành giải phẫu nhiên, các nghiên cứu về cá mối vạch ở Việt Nam và dạ dày trong phòng thí nghiệm, rửa sạch thức ăn trên thế giới hiện nay chủ yếu tập trung về các đặc trong dạ dày bằng nước cất, làm tiêu bản rồi quan điểm sinh học sinh trưởng, sinh sản [3] và các sát dưới kính hiển vi soi nổi Nikon SMZ 1500 để xác nghiên cứu về trữ lượng, năng suất khai thác [2], định thành phần thức ăn. [8]. Các nghiên cứu về đặc điểm dinh dưỡng của cá Phương pháp xác định tính ăn của cá mối vạch mối vạch rất hạn chế, nguồn số liệu ít được cập nhật dựa vào tỷ lệ tương quan giữa chiều dài ruột (Lr) và [6], [9], [11]. Vì vậy, kết quả nghiên cứu này nhằm chiều dài cơ thể (Lt). Giá trị RLG (relative length of cập nhật kịp thời, đầy đủ hơn về đặc điểm dinh gut) được tính bằng tỉ lệ giữa chiều dài ruột (Lr) và chiều dài cơ thể (Lt), cụ thể ở đây là chiều dài đến dưỡng, bổ sung những cơ sở khoa học cho việc xác chẽ vây đuôi theo công thức của Nikolsky (1963) định các yếu tố hình thái, sinh thái, sinh lý của cá [10] như sau: RLG= Lr/Lt. Đối với những loài cá có mối vạch ở vùng biển ven bờ Việt Nam, là thông số tính ăn thiên về động vật có Lr/Lt 1, Lr/Lt= 3 là đầu vào cho các mô hình đánh giá sinh thái học. cá ăn tạp và Lr/Lt 3 là cá ăn thiên về thực vật. Độ no dạ dày được đánh giá dựa trên độ căng 1 và lượng thức ăn trong dạ dày theo thang 5 bậc của Phòng Nghiên cứu Nguồn lợi Hải sản, Viện Nghiên cứu Hải sản Pillay (1952) [12]. Phổ dinh dưỡng của cá mối vạch 78 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ được xác định thông qua việc phân tích sự hiện diện mối vạch đặc trưng cho loài cá dữ, ăn động vật nhỏ thức ăn trong dạ dày với phương pháp: Tần suất bởi cấu tạo miệng rộng, hàm dài với nhiều răng xuất hiện của Biwas (1993) [5]. Các số liệu được xử nhỏ, mịn, sắc nhọn mọc quanh xoang miệng. Ở lý theo phương pháp thống kê sinh học có sử dụng hàm trên, vòm miệng ngoài của cá có hai hàng răng phần mềm Excel 2010. và vòm miệng trong có tới 5- 6 hàng răng. Ở hàm 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN dưới, vòm miệng cá có 3-5 hàng răng. Răng của cá mối vạch rất sắc và nhọn, các hàng răng dài xếp xen 3.1. Đặc điểm hình thái cơ quan dinh dưỡng kẽ với những hàng răng ngắn hơn; ở các kích thước Miệng là cơ quan bắt mồi và thể hiện tập tính lớn, răng của cá có thể dài tới 3mm. cũng như đặc điểm dinh dưỡng của cá. Miệng cá Hình 1. Hình dạng hàm trên (a) và hàm dưới (b) của cá mối vạch ở vùng biển ven bờ Việt Nam Thực quản của cá mối vạch ngắn, có thành dày, trước rất dài, nhiều, xếp song song với nhau và nằm sau khoang miệng. Vách thực quản có nhiều hướng vào lòng ống, số lượng ít và ngắn hơn ở các nếp gấp giúp tăng khả năng tiết dịch nhầy để thức nếp gấp phía ruột giữa và dày hơn nhiều ở ruột sau. ăn được di chuyển dễ dàng. Lớp biểu mô của ruột bao gồm các tế bào hình trụ để hấp thụ thức ăn và nhiều tế bào hình cốc lớn để bôi trơn. Ruột cá có chiều dài trung bình bằng 63% chiều dài cơ thể. Ruột cá gấp khúc, vách ruột cũng gồm 4 lớp (niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, cơ niêm mạc và thanh mạc) có nhiệm vụ tiết men tiêu hóa và hấp thụ các men tiêu hóa do các tuyến tiêu hóa chuyển đến để tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng thấm qua thành ruột vào máu. Hình 2. Cơ quan tiêu hóa của cá mối vạch ở vùng biển ven bờ Việt Nam 3.2. Đặc điểm dinh dưỡng Dạ dày của cá mối vạch có kích thước lớn, hình 3.2.1. Tập tính bắt mồi dạng đặc trưng của nhóm cá dữ, ăn thịt với dạng túi Bắt mồi là một trong những hoạt động quan dài; phía trên tiếp giáp với thực quản, phía dưới tiếp trọng bậc nhất của sinh vật; các chức năng cơ bản giáp với ruột. Dạ dày khá phát triển, dài, dày, mặt như tăng trưởng, phát triển và sinh sản của sinh trong có lớp màng nhày và nhiều nếp gấp có khả năng vật diễn ra với sự tiêu thụ năng lượng thu được từ co giãn để tiêu hóa những thức ăn lớn và cứng. thức ăn [10]. Do sự thích nghi qua quá trình lịch Ruột cá mối vạch là một ống ngắn có cấu tạo sử phát triển, dẫn đến sự chọn lọc tạo nên những đơn giản. Ruột được chia thành 3 phần: ruột trước, tập tính bắt mồi, đặc điểm dinh dưỡng đặc trưng ruột sau và ruột giữa. Các nếp gấp niêm mạc ở ruột cho từng loài. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 79
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ Từ các mẫu dạ dày phân tích độ no theo thang 5 tuổi của loài sử dụng. Thường ở giai đoạn sớm, phổ bậc của Nikolsky (1963) [10] cho thấy, cá mối vạch thức ăn hẹp hơn so với cá trưởng thành. Việc mở có độ no từ 0 tới 1 chiếm tới 65,8%. Tỷ lệ chiều dài rộng phổ thức ăn ở cá thể trưởng thành nhằm nâng ruột (Lr) trên chiều dài cơ thể (Lt) trung bình bằng cao mức độ bảo đảm thức ăn, tránh sự căng thẳng 0,63. Các kết quả này kết hợp với đặc điểm hình thái trong mối quan hệ thức ăn trong cùng loài. Tuy cơ quan bắt mồi và cơ quan tiêu hóa, có thể sơ bộ kết nhiên, cũng có trường hợp, cá thể trưởng thành luận, cá mối vạch là loài cá dữ ăn thịt, bắt mồi chủ chuyển sang dạng phổ thức ăn hẹp khi cơ sở thức động và có cường độ dinh dưỡng khá cao. ăn ổn định [1]. Cá mối vạch là loài cá đáy có phổ 3.2.2. Phổ thức ăn thức ăn tương đối rộng. Thành phần thức ăn của cá gồm các loài giun, động vật phù du, nhuyễn thể hai Phổ thức ăn là thành phần các loài thức ăn mảnh vỏ, nhóm chân đầu, cá và tôm. được con vật sử dụng. Phổ thức ăn thay đổi tùy thuộc vào cơ sở thức ăn, thời gian trong năm, theo Hình 3. Một số hình ảnh thức ăn tìm thấy trong dạ dày cá mối vạch ở vùng biển ven bờ Việt Nam 3.2.3. Thành phần thức ăn Sự lựa chọn thức ăn là tập tính của nhiều loài hải sản, nhằm đảm bảo nguồn dinh dưỡng và hiệu quả đồng hóa thức ăn. Nhờ sự lựa chọn thức ăn, ta có thể phân biệt được loại thức ăn ưa thích, loại thứ yếu và loại ngẫu nhiên thông qua tần suất xuất hiện của các nhóm thức ăn có trong dạ dày cá. Kết quả phân tích các mẫu dạ dày cá mối vạch có chiều dài từ 125 mm - 210 mm (trung bình 150,4 Hình 4. Tần suất xuất hiện các lọai thức ăn có trong mm) cho thấy tuy phổ thức ăn tương đối rộng dạ dày cá mối vạch ở vùng biển ven bờ Việt Nam nhưng loại thức ăn phổ biến được tìm thấy trong cơ Kết quả nghiên cứu này khá tương đồng với thể cá mối vạch chủ yếu là cá, tôm và nhóm động nghiên cứu của Chu Tiến Vĩnh (1996) [3] khi cho vật chân đầu. Trong đó, cá có tần suất bắt gặp cao rằng cá mối vạch là loài cá dữ, thành phần thức ăn nhất chiếm tới 65%, tiếp theo là tôm (32%) và nhóm chủ yếu là cá- chiếm khoảng 80%, sau đó là mực ống động vật chân đầu (20%). Ở các mẫu dạ dày cá mối và một số loài tôm. Cường độ bắt mồi ban ngày của vạch có độ no bằng 5, bắt gặp các loài cá có kích cá mối vạch cao hơn ban đêm. Cá có cường độ dinh thước lớn như Leiognathus berbis, Champsodon dưỡng cao, độ no dạ dày của cá chủ yếu ở bậc 0 và 1. capensis, Thryssa setirostris, kích thước nhỏ có họ cá Trong 926 mẫu dạ dày cá mối vạch có chiều dài cơm, nhóm cá tuyết. Một số loài tôm như moi, tôm từ 13 cm - 41 cm được phân tích ở vùng biển Tây tít, họ tôm ma Lucifer sp. là thức ăn ưa thích của loài Bắc Ấn Độ của Kadharsha K., và cs (2013) [9] cũng cá này. Thậm chí, còn tìm thấy cả cá thể cá mối cho thấy cá mối vạch có cường độ bắt mồi cao nhất vạch có kích thước nhỏ trong dạ dày của chúng. 80 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ vào tháng 10 (41%) và thấp nhất vào tháng 6. Thành 4. Azza E. & Mahmoud A. S., 2018. Age, growth phần thức ăn trong dạ dày của cá mối vạch bắt gặp and reproduction of the Lizard fish Saurida bao gồm: cá (49%), động vật thân mềm (11%) và tôm undosquamis from the Gulf of Suez, Red Sea, (3%). Các mảnh hạt cát, vụn vô cơ và sinh vật đáy Egypt. Project Monitoring the impact of the cho thấy bản chất cá mối vạch là loài cá sống đáy. fishing methods on the fisheries of Suez Bay. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng, sự xuất hiện của 5. Biwas S. P., 1993. Manual of method in fish cá mối vạch con trong dạ dày cho thấy cá mối vạch biology. International Book Co, Absecon là loài cá ăn thịt đồng loại trong tự nhiên. highlans, N. J. 157pp 4. KẾT LUẬN 6. El-Greisy, Z. A., 2005. Reproductive biology Cá mối vạch là loài cá sống đáy. Cá có cơ quan and histology of female brushtooth bắt mồi và cơ quan tiêu hóa đặc trưng cho loài cá Lizardfish Saurida undosquamis (Richardson), dữ, ăn động vật nhỏ, có tập tính bắt mồi chủ động Family: Synodontidae, from the Mediterranean với phổ thức ăn tương đối rộng và cường độ dinh Coast of Egypt. Egypt. J. Aquat. Res., 31: 1-19. dưỡng khá cao. 7. Horstkotte J, Strecker U, 2005. Trophic Thành phần thức ăn được tìm thấy trong dạ dày differentiation in the phylogenetically của cá mối vạch là nhóm chân đầu, nhuyễn thể hai young Cyprinodon species flock mảnh vỏ, động vật phù du, giun, cá và tôm. Trong (Cyprinodontidae, Teleostei) from Laguna đó, thức ăn ưa thích của chúng chủ yếu là cá, tôm Chichancanab (Mexico). Biol J Linn Soc 85, và nhóm động vật chân đầu. 125-134. LỜI CẢM ƠN 8. Hatem H., Alaa A. K., Mark D., 2014. Stock assessment of the alien species Brushtooth Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm lizard fish, Saurida undosquamis (Richardson, Dự án I.8“Điều tra tổng thể hiện trạng và biến động 1848) in the Egyptian Mediterranean coast. nguồn lợi ven biển Việt Nam” do Viện Nghiên cứu The Egyptian Journal of Aquatic Research, Hải sản thực hiện trong các năm 2018-2020, đã hỗ Volume 40, Issue 4: pp 443-450. trợ, định hướng và cho phép tôi được sử dụng số liệu 9. Kadharsha K., Mohanchander P., Lyla P .S., để hoàn thành bài báo này. Khan S. A., 2013. Feeding and Reproductive TÀI LIỆU THAM KHẢO Biology of Saurida undosquamis (Richardson, 1. Vũ Trung Tạng, 1997. Sinh thái học các thủy 1848) from Parangipettai Coast, Southeast vực. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 49. Coast of India. Pakistan Journal of Biological Sciences, 16: 1479-1487. 2. Trần Văn Thanh, Mai Công Nhuận, Võ Trọng Thắng, Nguyễn Văn Giang, Trần Nhật Anh, 10. Nikolsky, G. V., 1963. The Ecology of Fishes, 2015. Đặc điểm nguồn lợi họ cá mối Ac. Pr. N. Y, 352p. (Synodontidae) ở biển Việt Nam dựa trên kết 11. Mali K., Vinodkumar M., Bhargava Ak. 2017 quả điều tra nguồn lợi bằng lưới kéo đáy. Tạp Food and feeding habits of Two Maojor chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2015, lizardfishes (Family: Synodontidae) occurring số 23 tr.103-110 along North- West Coast of India Between Lat 3. Chu Tiến Vĩnh, 1996. Luận án phó tiến sỹ, 180-230 N. The International Journal of Life- Nghiên cứu đặc điểm sinh học và nguồn lợi cá Sciences Scientific Research. mối vạch (Saurida undosquamis Richardson 12. Pillay, T. V. R. 1952. A Critique of the Methods 1848) ở biển Việt Nam, Chuyên ngành Ngư loại of Study of Food of Fishes. Journal of the học, mã số 1.05.15, Viện Nghiên cứu Hải sản Zoological Society of India, 4, 185-200. Hải Phòng, 102tr. TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021 81
- KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NUTRITIONAL CHARACTERISTICS OF BRUSHTOOTH LIZARDFISH Saurida undosquamis (Richardson, 1848) IN THE COASTAL AREA OF VIETNAM Vu Thi Hau, Tran Van Cuong Summary Nutritional characteristics of Brushtooth lizardfish Saurida undosquamis (Richardson, 1848) was studied from the coastal area of Vietnam. The results on the morphological characteristics of predatory organs (large mouth, sharp teeth) combined with digestive organs characteristics such as a long and thick stomach and RLG (relative length of gut) was determined to be 0.63 showed lizardfish is benthic predators species, relatively high catching intensity. Stomach contents to be large, including groups: fish, shrimp, plankton, cephalopoda, bivalvia, the best object are fish and shrimp. Occurrence of juvenile lizardfishes in gut contents of both the species indicates that the lizardfishes are cannibalistic in nature. Keywords: Brushtooth lizardfish, Saurida undosquamis, feeding habit, catching intensity. Người phản biện: TS. Đào Mạnh Sơn Ngày nhận bài: 15/7/2021 Ngày thông qua phản biện: 16/8/2021 Ngày duyệt đăng: 23/8/2021 82 TẠP CHÍ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - THÁNG 12/2021
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Dinh dưỡng và thức ăn nuôi tôm cá - ThS. Nguyễn Quang Thủy
28 p | 131 | 14
-
Đặc điểm sinh trưởng của gà tre trong điều kiện nuôi thả vườn tại huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương
8 p | 86 | 5
-
Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá cóc (Cyclocheilichhthys enoplos) giai đoạn cá bột lên cá giống
8 p | 85 | 5
-
Đặc điểm hình thái của cá kình Siganus canaliculatus (Park, 1797) ở phá Tam Giang bằng phương pháp tiếp cận đơn vị hình học
9 p | 10 | 4
-
Đặc điểm sinh học của cá Mòi cờ chấm (Konosirus punctatus Schlegel, 1946) ở Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế
12 p | 68 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng cá nhụ (Eleutheronema rhadinum) tại vùng ven biển Bắc Trung Bộ
7 p | 118 | 4
-
Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng của cá Nâu Scatophagus argus (Linnaeus, 1776) phân bố ở đầm phá Tam Giang
10 p | 69 | 4
-
Tổng quan những nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cá măng Elopichthys bambusa (Richardson, 1844): Hiện trạng và định hướng nghiên cứu
10 p | 12 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng cá dày (Channa lucius Cuvier, 1831) giai đoạn cá bột đến cá giống
8 p | 16 | 3
-
Một số đặc điểm ống tiêu hóa và chỉ số sinh trắc ruột của loài Butis butis (Hamilton, 1822)
7 p | 27 | 3
-
Dẫn liệu bước đầu về đặc điểm hình thái của cá Bống thệ Oxyurichthys tentacularis (Valenciennes, 1837) ở tỉnh Quảng Trị
8 p | 24 | 2
-
Đặc điểm hình thái của cá Dầy Cyprinus melanes (Mai, 1978) ở Thừa Thiên Huế
7 p | 17 | 2
-
Tương quan chiều dài và trọng lượng về đặc tính dinh dưỡng cá Dảnh Nam Bộ (Puntioplites proctozyron Bleeker, 1865) ở Hồ Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương
6 p | 39 | 2
-
Một số đặc điểm dinh dưỡng của cá dảnh (Puntioplites proctozystron)
0 p | 52 | 2
-
Đặc điểm dinh dưỡng cá úc chấm phân bố dọc theo hạ lưu sông Hậu
6 p | 27 | 2
-
Đặc tính dinh dưỡng một số loài cá bống có giá trị kinh tế ở sông Trà Khúc, tỉnh Quảng Ngãi
5 p | 84 | 2
-
Nghiên cứu đặc tính dinh dưỡng Cá hồng chấm đen (Lutjanus russellii Bleeker, 1849) ở cửa sông Ba, tỉnh Phú Yên
8 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn