Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐẶC ĐIỂM NGỘ ĐỘC Ở TRẺ NHẬP KHOA HỒI SỨC<br />
TÍCH CỰC – CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1<br />
Lê Phước Truyền*, Phùng Nguyễn Thế Nguyên**, Trần Diệp Tuấn**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm ngộ độc ở trẻ nhập khoa Hồi Sức Tích Cực – Chống Độc bệnh viện Nhi<br />
Đồng 1 từ 01/01/2014 – 31/12/2016.<br />
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca.<br />
Kết quả: Có 31 trẻ bị ngộ độc trong lô nghiên cứu, tỉ lệ nữ/nam là 4,2/1; phần lớn trẻ trên 10 tuổi và ở<br />
TP.HCM. Ngộ độc nhiều nhất theo thứ tự là: paraquat (39%), paracetamol (19%), phospho hữu cơ (16%),<br />
an thần – chống trầm cảm (13%). Phần lớn các trẻ được phát hiện sớm sau ngộ độc. Đa số là do tự tử, có 1<br />
trường hợp bị đầu độc. Nguyên nhân tự tử thường do mâu thuẫn tình cảm trong gia đình (80%), bạn bè<br />
(16%). Trẻ ngộ độc do vô ý thường nhỏ hơn 5 tuổi. Các tổn thương cơ quan tuỳ theo loại ngộ độc gồm gan,<br />
thận, phổi, thần kinh. Có những trường hợp còn xử trí chưa thích hợp ở tuyến trước.Trong 3 trẻ tử vong<br />
tại bệnh viện, có 1 trẻ ngộ độc paraquat, 1 trẻ ngộ độc phospho hữu cơ nặng, 1 trẻ ngộ độc thuốc bảo vệ thực<br />
vật Hapmisu; ó 6 trẻ ngộ độc paraquat khi được cho về đã có suy thận.<br />
Kết luận: Trong nghiên cứu này, các trường hợp tử vong thường do ngộ độc paraquat hay do đến bệnh<br />
viện trễ, nguyên nhân thường do tự tử. Cần có biện pháp hỗ trợ từ nhiều phía: gia đình, xã hội, nhà trường<br />
để giúp đỡ trẻ.<br />
Từ khóa: Ngộ độc, trẻ em, paraquat, phospho hữu cơ, paracetamol.<br />
ABSTRACT<br />
THE FEATURES OFACUTE POISONING CHILDREN FROM INTENSIVE CARE UNIT – CHILDREN’S<br />
HOSPITAL 1<br />
Le Phuoc Truyen, Phung Nguyen The Nguyên, Tran Diep Tuan<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 22 - No 4- 2018: 109 – 117<br />
<br />
Objective: To investigate the features ofacute poisoning children from Intensive Care Unit –<br />
Children’s Hospital 1 from 01/01/2014 to 31/12/2016.<br />
Method: Descriptive, case series study<br />
Results: There were 31 childrens poisoning in our study, female/male ratio are 4.2/1; most of the cases<br />
were older than 10 years old and live in Ho Chi Minh city. Causes of poison were paraquat (39%),<br />
paracetamol (19%), organophosphate (16%), sedative – antidepressants (13%). Most of children were<br />
known sortly after poisoning. Most of them were suspected suicides, just one case weremalicious. There are<br />
usually several causes for suicide, mostly come from unresolved conflict at home (80%), or with friends<br />
(16%). The unintentional poisoning were usually younger than 5 years old. Multi-organ dysfunction<br />
organs including liver, kidney, lung, nervous system depend on cause of poison. Some of cases were<br />
managed inappropriate in the front-line hospital. 3 children were fatal in hospital, because of paraquat,<br />
organophosphate and Hapmisu poison (plant pest management product), 6 children with paraquat poison<br />
were discharge from hospital had renal failure.<br />
<br />
*Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, **Bệnh viện Nhi Đồng 1.<br />
Tác giả liên lạc: BS Lê Phước Truyền ĐT: 0946898460 Email: dr.letruyen@gmail.com<br />
<br />
109<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018<br />
<br />
Conclusion: In our study, all of fatal cases were paraquat poison or late hospitalized, because of<br />
suicides. Supporting suicide children shound intergrate of home, school and society.<br />
Key words: Poison, children, paraquat, organophosphate, paracetamol.<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ 13-19 tuổi là do tự tử. Vào năm 2014, có 14<br />
trường hợp trẻ < 6 tuổi, 10 trường hợp trẻ 6-12<br />
Ngộ độc ở trẻ em là một vấn đề thường<br />
tuổi và 61 trường hợp trẻ 13-19 tuổi tử vong<br />
gặp với các bác sĩ cấp cứu. Hàng năm, hơn do ngộ độc(7,9).<br />
50.000 trẻ em dưới 5 tuổi đến khám tại các<br />
Theo nghiên cứu của Bạch Văn Cam từ năm<br />
phòng cấp cứu với lo lắng về việc tiếp xúc với<br />
2003-2007 ở 83 trường hợp ngộ độc thuốc bảo vệ<br />
thuốc không chủ ý và gần một nửa trong số tất<br />
thực vật (TBVTV) nhập khoa cấp cứu bệnh viện<br />
cả các cuộc gọi đến các trung tâm chống độc là<br />
Nhi Đồng 1 (BVNĐ1) từ ngày 1/1/2003 -<br />
dành cho trẻ em dưới 6 tuổi. Mặc dù các<br />
31/12/2007. Tuổi trung bình 9,65 ± 5,19 tuổi, hầu<br />
trường hợp uống nhầm ở trẻ em hiếm khi gây<br />
hết ngộ độc qua đường miệng (97,6%). Bệnh nhi<br />
tử vong, các thuốc thường gây ngộ độc và tử<br />
ở tỉnh chiếm gần 3/4 số ca. Ngộ độc do tự tử<br />
vong ở trẻ em bao gồm thuốc giảm đau dạng<br />
chiếm tỷ lệ cao nhất 57,8%, tập trung ở nhóm 13 -<br />
thuốc phiện, thuốc an thần/thuốc ngủ và thuốc<br />
15 tuổi (79,2%), đặc biệt có 9 trẻ bị đầu độc do<br />
tim mạch. Các y học chứng cớ trong đánh giá<br />
cha/mẹ. Thời gian từ lúc ngộ độc đến BVNĐ1<br />
và quản lý các trường hợp ngộ độc ở trẻ em<br />
trung bình là 18,5 ± 44,3 giờ. Tần suất ngộ độc<br />
thông thường bao gồm phần lớn các báo cáo<br />
của thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt chuột<br />
trường hợp và các nghiên cứu hồi cứu(3).<br />
theo thứ tự là 46,9%, 30%, 20,4%. Tác nhân gây<br />
Nước ta đang trong giai đoạn kinh tế phát ngộ độc nhiều là paraquat 22,9%, carbamat 8,4%<br />
triển, hội nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới, và thuốc diệt chuột Trung Quốc (sodium<br />
xuất khẩu nhiều lúa gạo, cà phê, tiêu, điều, monofluoroacetat, thuốc ngoài danh mục) 9,6%.<br />
nhập khẩu nhiều phân bón, hoá chất bảo vệ Hội chứng Muscarinic, Nicotinic, thần kinh<br />
thực vật và nhiều loại hoá chất khác. Thuốc trung ương gặp trong ngộ độc phospho hữu cơ<br />
diệt cỏ paraquat và thuốc trừ sâu phospho là 100%, 50%, 75% và carbamat là 71,4%, 42,9%,<br />
hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong nông<br />
71,4%. Co giật gặp trong ngộ độc chlor hữu cơ và<br />
nghiệp, vì vậy ngộ độc cấp dễ sảy ra và tỉ lệ tử<br />
thuốc diệt chuột Trung Quốc là 50% và 12,5%.<br />
vong còn cao(11) . Ngộ độc vẫn còn là nguyên Trong khi đó triệu chứng loét họng, suy hô hấp,<br />
nhân thường gặp ở trẻ mà bác sĩ Nhi cấp cứu<br />
vàng da ở ngộ độc paraquat là 89,5%, 73,7% và<br />
phải đối mặt, và vấn đề ngày càng nghiêm<br />
42,1%. Không có trường hợp nào được cho uống<br />
trọng. Theo ủy ban phòng ngừa và kiểm soát than hoạt trong sơ cứu tại nhà. Tỉ lệ sử dụng<br />
ngộ độc Hoa Kỳ, ước tính có khoảng hơn 4<br />
than hoạt tại tuyến trước thấp (50,7%)(1).<br />
triệu trường hợp ngộ độc hàng năm với<br />
Tại BVNĐ1 có 59% ca được rửa dạ dày,<br />
khoảng 300.000 trường hợp phải nhập viện.<br />
74,7% ca dùng than hoạt và tất cả trẻ ngộ độc<br />
Ngộ độc vẫn là vấn đề sức khỏe cộng đồng<br />
phospho hữu cơ và carbamat được cho atropin,<br />
đáng kể ở trẻ em. Theo Bergen G, hàng năm có<br />
trong đó có 4 trường hợp phối hợp với<br />
hơn 1 triệu trường hợp ngộ độc ở trẻ nhỏ hơn<br />
pralidoxim (PAM). Ngộ độc paraquat có 5 trẻ<br />
6 tuổi, 130.000 đến 140.000 trường hợp ngộ<br />
được thay huyết tương. Có 2 trường hợp viêm<br />
độc ở trẻ 6-12 tuổi, 150.000 đến 160.000 trường<br />
phổi hít sau rửa dạ dày và uống than hoạt tại<br />
hợp ngộ độc ở trẻ từ 13-19 tuổi. Hơn 90% các<br />
tuyến trước được cứu sống. Tử vong 8 trường<br />
trường hợp ngộ độc sảy ra ở nhà. Theo Mowry<br />
hợp chiếm tỉ lệ 9,6%, trong đó paraquat (4 ca),<br />
JB, phần lớn các trường hợp ngộ độc ở trẻ nhỏ<br />
phospho hữu cơ (1 ca), carbamat (1 ca), thuốc<br />
là vô ý. Ngược lại, hơn một nửa ngộ độc ở trẻ<br />
<br />
<br />
110<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
diệt chuột Trung Quốc (1 ca), thuốc trừ sâu Thu thập số liệu<br />
không rõ loại (1 ca)(1). Theo bệnh án mẫu.<br />
Nghiên cứu này mô tả các đặc điểm của trẻ KẾT QUẢ<br />
bị ngộ độc được điều trị tại khoa Hồi Sức Tích<br />
Cực – Chống Độc của BV Nhi Đồng 1- đơn vị Có 31 trẻ ngộ độc thoả mãn tiêu chuẩn chọn<br />
hàng đầu điều trị bệnh nặng. Các đặc điểm mẫu trong thời gian nghiên cứu.<br />
onày sẽ giúp các bác sĩ tuyến tỉnh, các đơn vị Đặc điểm dân số nghiên cứu<br />
điều trị khác có thêm thông tin về tình hình, Có 4 trẻ dưới 10 tuổi, chiếm 13%; có 27 trẻ<br />
đặc điểm các ngộ độc ở trẻ em và kết quả cũng trên 10 tuổi, chiếm 87%. Tuổi trung vị là 14<br />
như các biện pháp can thiệp điều trị. Do thay tuổi (12; 15 tuổi). Trẻ nhỏ nhất là 2 tuổi; lớn<br />
đổi tình hình kinh tế xã hội, các nguyên nhân nhất là 16 tuổi. Nữ chiếm nhiều hơn nam, 25<br />
gây ngộ độc đã thay đổi nhiều, dữ liệu về ngộ trường hợp là nữ chiếm 81%, 6 trường hợp là<br />
độc ở trẻ ắt hẳn sẽ hữu ích cho công tác chẩn nam chiếm 19%. Phần lớn trẻ ở thành phố Hồ<br />
đoán, điều trị và tiên lượng cho bệnh nhi. Vì Chí Minh (10 trường hợp), Long An (4), Tiền<br />
vậy chúng tôi thực hiện đề tài này nhằm trả Giang (3); ngoài ra còn có Bến Tre, Bình<br />
lời câu hỏi tình hình ngộ độc tại bệnh viện Nhi Phước, Khánh Hoà, Tây Ninh, Vĩnh Long (2),<br />
Đồng trong năm 2016 như thế nào? và Cần Thơ, Đồng Tháp, Kiên Giang, Trà Vinh<br />
Mục tiêu nghiên cứu (1). Trong 31 trẻ này, có 3 trẻ còn nhỏ (2 tuổi, 3<br />
tuổi), 28 trẻ trong độ tuổi đi học. Trong 28 trẻ<br />
Khảo sát đặc điểm ngộ độc ở trẻ nhập khoa này, có 3 trẻ đã nghỉ học vì học kém, điều kiện<br />
Hồi Sức Tích Cực – Chống Độc Bệnh viện Nhi gia đình. Trong 25 trẻ đang đi học, có 16 trẻ<br />
Đồng 1 từ 01/01/2014 – 31/12/2016. đang học đúng lớp theo tuổi, 11 trẻ học học<br />
ĐỐITƯỢNG–PHƯƠNGPHÁPNGHIÊNCỨU kém hơn, vì học kém, ở lại lớp.<br />
Phương pháp nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng<br />
Nghiên cứu mô tả hàng loạt ca. Chẩn đoán<br />
Đối tượng nghiên cứu Trong 31 trẻ ngộ độc, có 61% là hoá chất,<br />
Tất cả bệnh nhi được chẩn đoán ngộ độc 39% là thuốc. Chẩn đoán dựa vào bệnh cảnh<br />
điều trị tại khoa Hồi Sức Tích Cực - Chống lâm sàng đặc hiệu và khám trong 12 trường<br />
Độc bệnh viện Nhi Đồng 1 từ tháng 01/01/2014 hợp chiếm 39%. Chẩn đoán xác định dựa vào<br />
đến tháng 31/12/2016. cả bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm trong 19<br />
trường hợp chiếm 61%. Trong 31 trẻ ngộ độc:<br />
Tiêu chuẩn chọn mẫu 30 trẻ tiếp xúc qua đường uống, chỉ có 1 trẻ<br />
Tiêu chuẩn đưa vào tiếp xúc qua đường hít. Tất cả các trẻ trong lô<br />
Trẻ được chẩn đoán ngộ độc trong thời nghiên cứu đều ngộ độc tại nhà.<br />
gian nghiên cứu dựa vào lâm sàng hay xét Bảng 1: Phân bố chẩn đoán ngộ độc(N=31)<br />
nghiệm. Gia đình đồng ý. Phân bố chẩn đoán ngộ độc Tần suất (%)<br />
Ngộ độc Paraquat 12 (39%)<br />
Tiêu chuẩn loại trừ Ngộ độc Paracetamol 6 (19,3%)<br />
Gia đình thân nhân không đồng ý cho lấy Ngộ độc Phospho hữu cơ 5 (16,1%)<br />
mẫu. Ngộ độc An thần, chống trầm cảm 4 (12,8%)<br />
Ngộ độc Thuốc anti-Histamin 2 (6,4%)<br />
Cỡ mẫu Ngộ độc Khí gas máy lạnh 1 (3,2%)<br />
Lấy trọn. Ngộ độc Thuốc BVTV Hapmisu 1 (3,2%)<br />
Tổng 31 (100%)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
111<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018<br />
<br />
Bảng 2: Thời gian từ lúc ngộ độc đến khi phát hiện Bảng 4: Trình độ học vấn ba mẹ trẻ<br />
Thời gian N (%) Trình độ học vấn Tần suất (%)<br />
< 6h 18 (58%) Cấp 1 17 (55%)<br />
6-24 h 10 (32%) Cấp 2 5 (16%)<br />
> 24h 3 (10%) Cấp 3 7 (22.5%)<br />
Đại học 2 (6.5%)<br />
Nhận xét: Phần lớn các trẻ được phát hiện<br />
sớm sau khi ngộ độc. Các trẻ nhỏ khi ngộ độc khai Có 17 trường hợp cha mẹ trẻ chỉ học hết cấp<br />
tự khai với gia đình hoặc được phát hiện khi có 1, cha mẹ trẻ làm nông, công nhân, thợ, lao động<br />
biểu hiện triệu chứng. Các trẻ ngộ độc do tự tử tự do. Các trường hợp trẻ tự tử có cha mẹ học<br />
thường không tự khai nên thời gian từ khi ngộ vấn ít, nghề nghiệp công nhân, nông dân, lao<br />
độc đến khi phát hiện thường trễ hơn. động tự do, kinh tế gia đình khó khăn.<br />
Bảng 3: Thời gian phát hiện đến khi đến bệnh viện Trẻ ngộ độc do tự tử<br />
Thời gian N (%) Có 25 trường hợp tự tử, trong đó nguyên<br />
< 1 giờ 11 (355,4) nhân tự tử do mẫu thuẫn, tình cảm trong gia<br />
1 – 6 giờ 10 (32,3) đình là 20 trường hợp (80%), mâu thuẫn tình<br />
6 – 24 giờ 10 (32,3)<br />
cảm với bạn bè là 4 trường hợp (16%), mâu<br />
Nhận xét: Hầu hết các trẻ sau khi được thuẫn với bạn bè bên ngoài là 1 trường hợp (4%).<br />
phát hiện ngộ độc được đưa đến bệnh viện Trẻ mâu thuẫn với bạn là trẻ nam 15 tuổi,<br />
sớm trong vòng 6h đầu. Các trường hợp đưa học lớp 9, nhà ở quận 8, do bị bạn chọc nên<br />
đến bệnh viện trễ hơn 6h do không có người uống cinnarizine của ba. ở lứa tuổi này, trẻ<br />
nhà bên cạnh. háo thắng, tâm lý chưa ổn định, dễ bị các kích<br />
Nguyên nhân ngộ độc thích bên ngoài từ bạn bè. Sau khi cãi nhau với<br />
Tự tử (25 trường hợp), uống nhầm (5 bạn trẻ về nhà giấu gia đình, lấy cinnarizine<br />
trường hợp), bị đầu độc (1 trường hợp). của ba để uống. 6h sau uống trẻ có triệu chứng<br />
mới được gia đình phát hiện, đưa vào bệnh<br />
Trẻ bị đầu độc là bé gái, 14 tuổi, nhà ở<br />
viện trong tình trạng mê, được đặt nội khí<br />
Khánh Hoà; em và bạn trai 15 tuổi bị gia đình<br />
quản, rửa dạ dày, than hoạt. Trẻ tỉnh lai rút<br />
ngăn cấm yêu đương. Bạn trai em uống<br />
được nội khí quản sau 5h ngày.<br />
parquat tự tử trước, sau đó ép em uống chung.<br />
Bạn trai em bị tử vong vì suy hô hấp sau đó. Có 4 trẻ mâu thuẫn với bạn bè. Tất cả các<br />
Lâm sàng, em có loét họng do tổn thương của trẻ này đều 15 tuổi. Có 2 trẻ nữ, ngộ độc do<br />
paraquat, kết quả xét nghiệm paraquat trong uống paracetamol, hai trẻ này tự tử do buồn<br />
máu dương tính. Lúc nhập viện, em tỉnh táo, bạn trai và bỏ nhà đi chơi với bạn trai bị ba mẹ<br />
khám có loét họng, chưa thở co kéo, creatinin la nên uống thuốc để tự tử. Hai trẻ này được<br />
= 146 mcmol/l, x-quang ngực thẳng có hình nhập viện trong tình trạng tỉnh, được rửa dạ<br />
ảnh xơ phổi. Emm được cho về sau đó. dày, than hoạt và cho N-acetylcysteine (NAC)<br />
và xuất viện sau đó. Hai trẻ còn lại là hai trẻ<br />
Trình độ học vấn ba mẹ trẻ<br />
nam, do mâu thuẫn với bạn bà nên tự tử bằng<br />
Trình độ học vấn của ba trẻ uống paraquat. Có một trẻ giận, chia tay bạn<br />
Có 2 trường hợp ba trẻ có trình độ đại học, gái, đã giấu gia đình uống paraquat tự tử. Trẻ<br />
nghề nghiệp là công nhân viên, 2 trẻ ngày ngộ này được phát hiện trễ sau 5 ngày, nhập viện<br />
độ là do vô ý, một trường hợp là trẻ 3 tuổi trong tình trạng lơ mơ, đã được đặt nội khí<br />
uống nhầm promethazine, trường hợp thứ hai quản, xét nghiệm paraquat máu dương tính,<br />
là trẻ nữ 8 tuổi, ngộ độc khí gas máy lạnh creatinin máu là 582 mcmol/l, X-Quang xơ<br />
chung với gia đình phổi. Trẻ tử vong sau đó. Một trẻ còn lại cũng<br />
<br />
<br />
112<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
là trẻ nam, nhưng là đồng tính nam, đang yêu trẻ tỉnh lại dần và xuất viện sau 5 ngày. 4 trẻ<br />
đương với bạn trai cùng lớp, bị gia đình ngăn còn lại, ngộ độc do uống nhầm, có 3 trẻ ngộ<br />
cấm, em bỏ đi chơi với bạn trai, bị gia đình độc thuốc, 1 trẻ ngộ độc phospho hữu cơ. Ngộ<br />
ngăn cấm, em tự tử bằng uống paraquat. Trẻ độc phospho hữu cơ là trẻ 5 tuổi, uống nhầm<br />
này đã tự tử nhiều lần trước đó, nhưng được phospho hữu cơ khi chơi đồ hàng. Gia đình trẻ<br />
cứu. Lần này trẻ pha paraquat với nhớt xe đựng phospho hữu cơ cò lại trong chai nước<br />
máy bởi trẻ biết được nếu pha paraquat với giải khát, trẻ lấy ra chơi và uống nhầm. Trẻ<br />
nhớt xe máy trẻ sẽ không được rửa dạ dày. Em này bị suy hô hấp được đặt nội khí quản, rửa<br />
nhập viện 9h sau khi uống paraquat trong tình dạ dày, sử dụng atropin, PAM, trẻ tỉnh dần,<br />
trạng tỉnh. Chưa suy hô hấp, nhưng creatinin được rút nội khí quản và xuất viện sau 1 tuần.<br />
máu là 120 mcmol/l, x-quang ngực có hình ảnh Còn 3 trẻ uống thuốc gồm thuốc paracetamol<br />
xơ phổi, em được cho về sau đó. (acetaminophen), promethazine,<br />
20 trẻ còn lại tự tử do mâu thuẫn trong gia phenobarbital. Các thuốc này có sẵn trong gia<br />
đình. Trong đó, có trẻ do bị ba la, mẹ la, ông đình. Do không được cất cẩn thận nên trẻ lấy<br />
nội la, bà nội la. Nguyên nhân bị la có thể do uống và bị ngộ độc. Trẻ ngộ độc paracetamol<br />
học kém, cúp học, bỏ đi chơi với bạn, nuôi gà được điều trị với N-acetylcysteine (NAC), 2 trẻ<br />
đá. Có những trường hợp trẻ không do bị la còn lại được điều trị hỗ trợ. Cả 3 trẻ này đều<br />
mà do ba mẹ mâu thuẫn, trẻ buồn nên tự tử, được xuất viện sau đó.<br />
hay do trẻ sợ ba hay mẹ rời xa trẻ. Mỗi trẻ có Tất cả các trẻ ngộ độc vô ý đều sống.<br />
một hoàn cảnh khác nhau. Do trẻ còn nhỏ, tâm Cơ quan tổn thương<br />
lý chưa ổn định, nhưng tác động dù nhỏ ở gia<br />
Cơ quan tổn thương ghi nhận gồm gan, thận,<br />
đình kèm theo tâm lý của trẻ có thể làm cho<br />
phổi, thần kinh.<br />
trẻ uống thuốc tự tử, để lại nhưng hậu quả<br />
Có 5 trường hợp có tổn thương gan. Tổn<br />
đáng tiếc.<br />
thương gan là tăng men gan AST, ALT, không<br />
Trong 25 trẻ ngộ độc do tự tử, có 3 trẻ tử<br />
có trường hợp nào tăng bilirubin máu. Trong 5<br />
vong trong bệnh viện, có 6 trẻ ngộ độc<br />
trường hợp đó, có 3 trường hợp tăng men gan<br />
paraquat khi được cho về đã có suy thận.<br />
là do ngộ độc paracetamol, 2 trường hợp còn<br />
Trong 16 trẻ còn lại, có 6 trẻ ngộ độc<br />
lại, một trường hợp là ngộ độc paraquat giai<br />
paracetamol, 5 trẻ ngộ độc paraquat, 3 trẻ ngộ<br />
đoạn trễ, một trường hợp là ngộ độc thuốc bảo<br />
độc phospho hữu cơ, 1 trẻ ngộ độc<br />
vệ thực vật hapmisu nhập viện trong giai<br />
amitriptyline, 1 trẻ ngộ độc kháng histamin<br />
đoạn trễ, bệnh nhân bị sốc kéo dài, lactate =<br />
thế hệ thứ nhất là cinnarizine.<br />
25, 97 tổn thương đa cơ quan, tổn thương gan<br />
Những trẻ ngộ độc vô ý trong bệnh cảnh tổn thương đa cơ quan.<br />
Có 5 trẻ ngộ độc vô ý. Trong đó, có 4 trẻ Có 8 trường hợp tổn thương thận,<br />
nhỏ hơn 5 tuổi, 1 trẻ 8 tuổi. Trẻ 8 tuổi này ngộ creatinin tăng cao. Trong 8 trường hợp đó, có<br />
độc qua đường hít. Trường hợp này, cả nhà<br />
7 trường hợp là do ngộ độc paraquat, trường<br />
ngủ trong phòng máy lạnh, máy lạnh này mới<br />
hợp còn lại là ngộ độc hapmisu sốc kéo dài.<br />
được làm lại mấy ngày trước, cả nhà bị ngộ<br />
độc khi cùng nằm trong phòng lạnh. Được Có 12 trường hợp có tổn thương phổi là xơ<br />
hàng xóm phát hiện và đưa đến bệnh viện. Mẹ phổi, tất cả các trường hợp này đều là do uống<br />
và chị của trẻ được đưa sang bệnh viện người paraquat.<br />
lớn, trẻ được đưa vào bệnh viện Nhi Đồng 1 Tổn thương thần kinh, biểu hiện là rối loạn<br />
trong tình trạng lơ mơ, được thở oxy cannula, tri giác trong các trường hợp ngộ độc thuốc an<br />
<br />
<br />
<br />
113<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018<br />
<br />
thần, chống trầm cảm, antihistamin, phospho Xử trí tại cấp cứu<br />
hữu cơ mức độ nặng. Các xử trí tại cấp cứu gồm đặt nội khí quản<br />
Kết quả cho trẻ có suy hô hấp. Tất cả các trẻ không có<br />
Có 3 trẻ tử vong tại bệnh viện. Sống 28 chống chỉ định đều được rửa dạ dày, cho than<br />
trường hợp còn lại, có 7 trẻ ngộ độc paraquat khi hoạt theo đúng phác đồ.<br />
được cho về đã có suy thận, trong đó có một trẻ Có 11 trẻ được cho thuốc đối kháng đặc hiệu,<br />
ngộ độc paraquat do đầu độc khi về đã có suy các thuốc đối kháng đặc hiệu bao gồm: atropin –<br />
thận. Có 5 trẻ ngộ độc do vô ý đều sống. Thời PAM (ngộ độc phospho hữu cơ), N-<br />
gian nằm viện trung vị là 7 ngày (3, 14 ngày). acetylcysteine (NAC) (ngộ độc paracetamol).<br />
Trong 3 trẻ tử vong tại bệnh viện, có 1 trẻ ngộ Ngộ độc thuốc anti histamin, chống trầm<br />
độc paraquat, 1 trẻ ngộ độc phospho hữu cơ cảm và an thần được tăng thải qua thận bằng<br />
nặng, 1 trẻ ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật truyền dịch.<br />
Hapmisu. Trẻ ngộ độc phospho hữu cơ nặng và<br />
Điều trị tại hồi sức<br />
thuốc bảo vệ thực vật Hapmisu nhập viện trễ,<br />
Các điều trị tại hồi sức gồm thở máy, thay<br />
bệnh nhân sốc, tổn thương đa cơ quan.<br />
huyết tương cho các trường hợp ngộ độc<br />
Xử trí tại hiện trường paraquat, atropin và PAM cho các trường hợp<br />
18 trường hợp có xử trí tại hiện trường ngộ độc phospho hữu cơ. Tăng thải bằng truyền<br />
(chiếm 58%). dịch gấp 1,5 nhu cầu và kiềm hoá nước tiểu cho<br />
Xử trí tại hiện trường chủ yếu là móc họng các trường hợp ngộ độc thuốc chống trầm cảm,<br />
cho ói, những trường hợp còn lại trẻ được antihistamine.<br />
nhanh chóng đưa đến bệnh viện. Cho đến Điều trị tâm lý<br />
hiện nay, để xử trí các ngộ độc tại hiện trường Các trường hợp ngộ độc do tự tử đều được<br />
chủ yếu là nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi điều trị tâm lý sau đó.<br />
khu vực nguy hiểm, nếu các thuốc không gây BÀN LUẬN<br />
hít sặc có thể mọc họng cho ói, sau đó nhanh<br />
Theo y văn, paraquat là các thuốc diệt cỏ<br />
chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện.<br />
dipyridyl được sử dụng để diệt cỏ dại thường<br />
Xử trí tại tuyến trước ở dạng dung dịch với nồng độ > 20% có thể<br />
27 trường hợp có xử trí tại tuyến trước, có gây loét khi uống hay tiếp xúc da mắt, niêm<br />
3 trường hợp xử trí không thích hợp, bao gồm: mạc. Các thuốc diệt cỏ dipyridyl là những chất<br />
một trường hợp trẻ được chẩn đoán ngộ độc gây độc toàn thân rất mạnh khi được hấp thu<br />
phospho hữu cơ, không rửa dạ dày, một và có thể gây tổn thương đa cơ quan. Dạng<br />
trường hợp trẻ được chẩn đoán ngộ độc hoạt hoá của các chất này kết hợp với<br />
phospho hữu cơ, có rửa dạ dày, không cho nicotinamide adenosine dinucleotide<br />
atropin, một trường hợp trẻ được chẩn đoán phosphate (NADPH) tạo ra các gốc tự do có<br />
ngộ độc paraquat, thở oxy cannula, chuyển hoạt tính cao, bao gồm các ion âm superoxide<br />
bệnh viện Nhi Đồng 1. dẫn đến chết tế bào và phá huỷ mô. Paraquat<br />
Các xử trí tại tuyến trước chủ yếu gồm rửa gắn kết chọn lọc với các tế bào phế nang và<br />
dạ dày, than hoạt, atropin - PAM (ngộ độc dẫn đến hoại tử, chết tế bào và tăng sinh mô<br />
phospho hữu cơ), N-acetylcysteine (NAC) liên kết và xơ hoá phổi sau đó. Paraquat được<br />
(ngộ độc paracetamol), nhanh chóng chuyển hấp thu nhanh chóng qua đường tiêu hoá và<br />
đến bệnh viện Nhi Đồng 1 để thay huyết đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương khoảng<br />
tương (ngộ độc paraquat). 2h sau uống. BN uống sau khi ăn no làm chậm<br />
<br />
<br />
<br />
114<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
quá trình hấp thu đáng kể. Mặc dù được hấp số trường hợp không rửa dạ dày, không dùng<br />
thu rất ít qua da lành, paraquat có thể được than hoạt hoặc Fuller’s Earth và cho thở oxy<br />
hấp thu qua da bị tổn thương hay tiếp xúc (chất xúc tác cho quá trình xơ phổi diễn ra nhanh<br />
nồng độ cao trong thời gian dài. Tử vong hơn). Tại tuyến trước, xử trí đầy đủ nhất là rửa<br />
thường do uống nhưng cũng có thể qua dạ dày (đối với trẻ có thời gian ngộ độc dưới 24<br />
đường tiêm bắp, qua âm đạo, qua da hay hiếm giờ), cho trẻ uống Fuller’s Earth, nếu không có<br />
hơn là qua đường hít(8,13) . Fuller’s Earth có thể dùng than hoạt, truyền dịch<br />
Các trẻ ngộ độc paraquat do tự tử ở lứa tuổi tăng thải paraquat qua đường thận, không cho<br />
thiếu niên, tâm lý giai đoạn này chưa ổn định, dễ trẻ thở oxy (trừ khi có biểu hiện tụt oxy máu) và<br />
bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài, ngoài ra trẻ nhanh chóng chuyển lên tuyến trên nếu không<br />
còn phải chịu nhiều áp lực từ gia đình, nhà có các phương tiện lọc máu, thay máu. Phù hợp<br />
trường và xã hội, đặc biệt các trẻ có hoàn cảnh với nghiên cứu của Bùi Quốc Thắng và cộng sự<br />
gia đình phức tạp. Do đó, xã hội cần có biện trước đó(2).<br />
pháp hỗ trợ cho các trẻ này. Có 1 trường hợp bé Trong nghiên cứu của Hà Trần Hưng và<br />
gái bị ngộ độc paraquat do bị đầu độc, do chính cộng sự, tiên lượng bệnh nhân phụ thuộc vào<br />
bạn trai của em đầu đầu sau khi bản thân cũng lượng uống, bệnh nhân nhỏ tuổi nhất chỉ 9 tuổi<br />
uống paraquat tự tử vì bị gia đình hai bên ngăn do uống nhầm một ngụm thuốc paraquat đã tử<br />
cấm yêu đương. Do đó, cần phải hiểu rõ và từ từ vong. Triệu chứng tiêu hoá thường gặp, các bệnh<br />
thuyết phục trẻ khi trẻ có quan hệ tình cảm nhân nhập viện trong tình trạng tỉnh táo(6). Tổn<br />
không thích hợp, tránh gây căng thẳng làm trẻ thương gan, thận và xơ phổi là thường gặp, phù<br />
nghĩ quẩn. Trong nhóm nguyên nhân ngộ độc hợp với nghiên cứu của chúng tôi.<br />
paraquat uống nhầm, ta thấy đây là một nguyên Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng Trường,<br />
nhân thường gặp của ngộ độc cấp, đó là thuốc Vũ Đình Thắng, Đỗ Quốc Huy về ứng dụng lọc<br />
được đặt ở những nơi trẻ có thể nhìn thấy và lấy máu hấp phụ bằng cột than hoạt tính trong điều<br />
được một cách dễ dàng, cũng như để thuốc vào trị ngộ độc paraquat ở 30 bệnh nhân ngộ độc<br />
các vật chứa có thể gây nhầm lẫn là đồ ăn, nước paraquat nhập viện trong thời gian 2 năm<br />
uống. Do đó phải cất giữ cẩn thận các hóa chất (03/2009 - 03/2011) được điều trị bằng các biện<br />
và thuốc gây độc nói chung, đựng trong các vật pháp kinh điển kết hợp với lọc máu hấp phụ cho<br />
chứa đựng chuyên dụng, có nhãn hiệu, tránh xa kết quả: 13 (43%) bệnh nhân sống, nồng độ<br />
tầm tay của trẻ và dặn dò trẻ con, cũng như các paraquat/nước tiểu sau lọc máu hấp phụ giảm có<br />
thành viên khác trong gia đình cẩn thận khi tiếp ý nghĩa thống kê (P < 0,05). Biến chứng thường<br />
xúc với các chất này(4) . gặp nhất là giảm tiểu cầu (76,7%)(12).<br />
Triệu chứng tiêu hóa thường gặp nhất, các Theo nghiên cứu của Nguyễn Hồng Trường,<br />
sang thương vùng miệng hầu thường gặp. X- lọc máu bằng cột than hoạt tính có thể có hiệu<br />
quang phổi có hình ảnh xơ phổi ở giai đoạn trễ. quả cho các bệnh nhân ngộ độc paraquat, làm<br />
Các trẻ ngộc độc paraquat lượng nhiều có tổn giảm nồng độ paraquat trong huyết tương. Với<br />
thương thận, creatinin tăng cao. Trong 12 trường dung dịch Pq 20%, chỉ cần uống 5 – 10 mL thì<br />
hợp ngộ độc paraquat trong lô nghiên cứu, có 10 hầu hết cũng sẽ tử vong. Hơn nữa, nồng độ Pq<br />
trường hợp có kết quả xét nghiệm paraquat máu trong máu đạt đỉnh là 2 giờ sau uống, thời gian<br />
hoặc nước tiểu dương tính, 2 trương hợp kết quả bán hủy là 5 giờ, đạt mức tối đa trong phổi là 15<br />
âm tính nhưng biểu hiện lâm sàng rất điển hình. giờ(5); do đó cần phải tiến hành LMHP càng sớm<br />
Đa số bệnh nhân được rửa dạ dày, dùng càng tốt(12) . Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi<br />
than hoạt hoặc Fuller’s Earth, truyền dịch tăng nhận các bệnh nhân ngộ độc paraquat do uống<br />
thải paraquat qua thận. Tuy nhiên vẫn còn một nhầm, uống lượng ít, thường không suy hô hấp<br />
<br />
<br />
115<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018<br />
<br />
sớm và tiên lượng tốt hơn so với bệnh nhân ngộ Hà Trần Hưng nghiên cứu trên 210 bệnh<br />
độc paraquat do tự tử, uống lượng nhiều, suy hô nhân ngộ độc cấp có rối loạn tri giác, trong đó,<br />
hấp sớm, thường tử vong. Hơn nữa, các bệnh ngộ độc thuốc an thần gây ngủ chiếm tỉ lệ cao<br />
nhân khi đến bệnh viện Nhi Đồng thường trễ, nhất với 39,5%(5). Nghiên cứu của chúng tôi cũng<br />
sau 2 giờ nên thay huyết tương hiệu quả kém và cho kết quả tương tự cũng như nhiều tác giả<br />
chưa có trường hợp nào được lọc máu bằng cột khác đã báo cáo. Nguyên nhân có lẽ do ở nước ta<br />
than hoạt tính. thuốc tân dược được bày bán rộng rãi, ai cũng có<br />
Theo Nguyễn Đức Lư, ngộ độc phospho hữu thể tự mua thuốc mà không cần kê đơn, nhà<br />
cơ là thường gặp ở nước nông nghiệp đang phát nước chưa có một cơ chế quản lí thích hợp. Khác<br />
triển như chúng ta. Các triệu chứng và hội với ở người lớn, hầu như nguyên nhân ngộc độc<br />
chứng lâm sàng như muscarinic, nicotinic và thuốc an thầ gây ngủ là do tự tử, ở trẻ em còn có<br />
thần kinh trung ương thường gặp tuỳ thuộc vào nguyên nhân do uống nhầm. Do đó, người lớn<br />
mức độ ngộ độc, men cholinesterase thường trong gia đình có người sử dụng thuốc an thần<br />
giảm tuy không tương xứng với mức độ lâm gây ngủ với mục đích điều trị cần bảo quản<br />
sàng, nguyên nhân tử vong thường do suy hô thuốc chặt chẽ, tránh để trẻ con trong độ tuổi<br />
hấp, đặc biệt là suy hô hấp sớm trong 6 giờ hiếu động, thích tìm hiểu trong gia đình uống<br />
đầu(11). Trong nghiên cứu của chúng tôi, phần lớn nhầm phải. Trẻ thường không tự mua thuốc an<br />
các bệnh nhân ngộ độc phospho hữu cơ do uống thần, chống trầm cảm, antihistamin để tự tử. Các<br />
nhầm, nên lượng phospho hữu cơ uống vào ít, trẻ tự tử bằng nhóm thuốc này trong nghiên cứu<br />
mức độ ngộ độc nhẹ. Tuy nhiên, cũng có các của chúng tôi là gia đình có người có sẵn các loại<br />
trường hợp ngộ độc phospho hữu cơ do tự tử, thuốc này với mục đích điều trị, trẻ lấy và uống.<br />
lượng uống nhiều, suy hô hấp sớm, mức độ ngộ KẾT LUẬN<br />
độc nặng, phải sử dụng atropin liều cao và<br />
Trong nghiên cứu này, các trường hợp tử<br />
pralidoxim kéo dài. Đặc biệt, có một trường hợp<br />
vong thường do ngộ độc paraquat hay do đến<br />
bệnh nhân tự tử bằng phospho hữu cơ, uống<br />
bệnh viện trễ, nguyên nhân thường do tự tử.<br />
lượng nhiều và nhập viện trễ, bệnh nhân này tử<br />
Cần có biện pháp hỗ trợ từ nhiều phía: gia đình,<br />
vong dù được điều trị tích cực.<br />
xã hội, nhà trường để giúp đỡ trẻ.<br />
Trong nghiên cứu của Nghiêm Phương Thảo<br />
ở 46 trường hợp ngộ độc paracetamol tại bệnh<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Bạch Văn Cam, Phạm Thị Thanh Thủy (2009) "Khảo Sát Đặc<br />
viện Nhi Đồng 1, nguyên nhân thường gặp nhất Điểm Ngộ Độc Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Ở Trẻ Em Tại Bệnh<br />
là tự tử (41,3%) và tò mò (30,4%). Phần lớn các Viện Nhi Đồng 1 Trong Năm Năm 2003-2007". Tạp chí Y học<br />
trường hợp đến từ thành phố Hồ Chí Minh thành phố Hồ Chí Minh, 13 (5), tr.46.<br />
2. Bùi Quốc Thắng, Tô Phúc Châu (2009) "Đặc Điểm Ngộ Độc<br />
(82,6%). Triệu chứng tiêu hoá thường gặp nhất Paraquat Ở Trẻ Em Nhập Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Nhi<br />
(32,6%), các thay đổi sinh hóa quan trọng là: Đồng 1 Năm 1998 - 2007". Tạp chí Y học TPHCM, 13 (1), tr.22-<br />
giảm TP(26,1%), kéo dài TCK (13%), giảm 27.<br />
3. Calello DP, Henretig FM (2014) "Pediatric toxicology:<br />
fibrinogen (4,3%), tăng SGOT (5,3%), tăng SGPT specialized approach to the poisoned child". Emerg Med Clin<br />
(7,9%), hạ đường huyết (14%), tăng Ammoniac North Am, 32 (1), p.29-52.<br />
4. Glenn L (2015) "Pick your poison: what's new in poison<br />
máu (77,8%). Đa số các trường hợp này không<br />
control for the preschooler". J Pediatr Nurs, 30 (2), p.395-401.<br />
được xử trí tại nhà (73,9%) và không được xử trí 5. Hà Trần Hưng, Hà Thị Bích Vân (2015) "Nguyên Nhân Gây<br />
đúng và đầy đủ tại tuyến trước. Tại bệnh viện Ngộ Độc Cấp Có Rối Loạn Ý Thức Tại Trung Tâm Chống Độc<br />
Bệnh Viện Bạch Mai". Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học, 97 (5), tr. 99-<br />
Nhi Đồng, phần lớn các trường hợp được rửa dạ 106.<br />
dày sớm (46% trước 3 giờ sau ngộ độc) và uống 6. Hà Trần Hưng, Vũ Mai Liên (2015) "Đặc Điểm Lâm Sàng, Cận<br />
NAC sớm(10). Những kết quả này cũng tương tự Lâm Sàng Các Bệnh Nhân Ngộ Độc Paraquat Tại Trung Tâm<br />
Chống Độc Bệnh Viện Bạch Mai". Tạp Chí Nghiên Cứu Y Học,<br />
như nghiên cứu của chúng tôi. 97 (5), tr.21.<br />
<br />
<br />
<br />
116<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
7. Lowry JA, Fine JS (2015) "Pediatric fatality review of the 2013 Số Tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên". Y Học Thực Hành, 798<br />
National Poison Database System (NPDS): focus on intent". (12), tr.27.<br />
Clin Toxicol (Phila), 53 (2), p.79-81. 12. Nguyễn Hồng Trường, Vũ Đình Thắng. (2011) "Nghiên Cứu<br />
8. McGregor T, Parkar M (2009) "Evaluation and management of Ứng Dụng Lọc Máu Hấp Phụ Bằng Cột Than Hoạt Tính<br />
common childhood poisonings". Am Fam Physician, 79 (5),p. Trong Điều Trị Ngộ Độc Paraquat". Tạp chí Y học thành phố Hồ<br />
397-403. Chí Minh, 15 (Supplement of No 4 - 2011), tr. 33-37.<br />
9. Mowry JB, Spyker DA (2016) "2015 Annual Report of the 13. Sandhu JS, Dhiman A (2003) "Outcome of paraquat poisoning<br />
American Association of Poison Control Centers' National - a five year study". Indian Journal of Nephrology, 13 (2), p.64-64.<br />
Poison Data System (NPDS): 33rd Annual Report". Clin<br />
Toxicol (Phila), 54 (10), p.924-1109.<br />
10. Nghiêm Phương Thảo, Bùi Quốc Thắng (2010) "Đặc Điểm Ngày nhận bài báo: 09/03/2018<br />
Dịch Tễ Ngộ Độc Paracetamol Tại Khoa Cấp Cứu Bệnh Viện Ngày phản biện nhận xét bài báo: 11/05/2018<br />
Nhi Đồng I Từ 01/01/2003 Đến 31/05/2009". Tạp chí Y học thành<br />
phố Hồ Chí Minh, 14 (1), tr.35. Ngày bài báo được đăng: 30/06/2018<br />
11. Nguyên Đức Lư, Hồ Ngọc Ánh (2011) "Nghiên Cứu Tình<br />
Trạng Ngộ Độc Hoá Chất Trừ Sâu Phospho Hữu Cơ Tại Một<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
117<br />