Đặc điểm sinh học tôm càng xanh
lượt xem 60
download
Đặc điểm về hình thái Dựa vào hình dạng và màu sắc để phân biệt giữa tôm càng và các nhóm tôm khác. TCX có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm sinh học tôm càng xanh
- Đặc điểm sinh học tôm càng xanh. Đặc điểm về hình thái Dựa vào hình dạng và màu sắc để phân biệt giữa tôm càng và các nhóm tôm khác. TCX có cơ thể thon dài, đối xứng hai bên. Con trưởng thành thường có màu xanh dễ nhận, đôi khi có màu nâu nhạt. Cấu tạo cơ thể gồm : Phần đầu ngực phiá trước và phần bụng phía sau. Phần đầu ngực lớn, có dạng hơi giống hình trụ, gồm phần đầu với 5 đốt gần nhau, mang 5 đôi phụ bộ và phần ngực với 8 đốt liền nhau mang 8 đôi phụ bộ. Phần đầu ngực được bao dưới tấm vỏ dày gọi là giáp đầu ngực. Phần bụng gồm có 6 đốt có thể cử động và một đốt đuôi. Mỗi đốt mang một đôi phụ bộ gọi là chân bơi. Mỗi đốt bụng có tấm vỏ bao. Tấm vỏ phía trước xếp chồng lên tấm vỏ phía sau. Tuy nhiên tấm vỏ của đốt bụng thứ hai phủ lên cả hai tấm vỏ trước và sau nó. Các đốt bụng hơi tròn trên mặt lưng và dẹp hai bên. Cơ thể có dạng hơi cong như hình dấu phẩy, to ở phần đầu và thon nhỏ về phái sau. Ở tôm nhỏ có màu trong sáng. Trên giáp đầu ngực có những sọc xanh đen dọc hai bên. Tôm trưởng thành có những vệt màu xanh hơi sậm ngang lưng xen kẽ với màu trắng trong của cơ thể. Tôm có chủy dài vượt vảy râu, uống cong lên từ đoạn giữa chủy, gốc chủy ở nơi hốc mắt nhô cao lên thành mào. Chủy có 11-16 răng trên chủy (2-3 răng sau hốc mắt) và 10-15 răng dưới chủy. Các phụ bộ có hình dạng, kích cỡ và chức năng khác nhau với hai đôi râu có chức năng xúc giác, một đôi hàm lớn, hai đôi hàm nhỏ và ba đôi chân hàm có chức năng giữ và nghiền mồi, năm đôi chân ngực có chức
- năng để bò, năm đôi chân ngực để bơi và một đôi chân đuôi có chức năng như bánh lái. Hai đôi chân ngực đầu tiên của tôm chuyển hoá thành hai đôi càng, đôi càng thứ hai to dùng để bắt mồi và tự vệ. Đặc điểm về kích cỡ, màu sắc, hình dạng và các gai trên đôi càng sẽ thay đổi theo từng giai đoạn thành thục của tôm, nhất là ở tôm đực. Quá trình thay đổi được thể hiện qua các giai đoạn như: tôm nhỏ, tôm càng cam nhạt, tôm càng cam đậm, tôm càng cam đậm chuyển tiếp càng xanh, tôm càng xanh nhạt, tôm càng xanh đậm và tôm già. Vòng đời và tập tính sống Theo Ling S.W và Omerica A.B (1962); Nguyễn Thanh Phương (2003), vòng đời TCX được chia thành 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Khi tôm đã trưởng thành, chúng thường sống ở vùng nước ngọt như: sông, rạch, ao hồ…. Cũng chính nơi này sẽ xảy ra quá trình thành thục, phát dục và giao vĩ đẻ trứng. Nhưng khi ôm trứng chúng có xu thế bơi ra vùng nước lợ từ 6-18o/oo, ở đó ấu trùng được nở ra và sống trôi nổi theo kiểu phù du. Sau 11 lần lột xác với 12 giai đoạn biến thái, ấu trùng (Nauplii) biến thành hậu ấu trùng (Post larvae) lúc này tôm con di cư về vùng nước ngọt, sống và lớn lên ở đây. Ấu trùng có tính hướng quang mạnh, vận động trôi nổi trong nước. Sang thời kỳ hậu ấu trùng và giai đoạn trưởng thành, tôm có tập tính sống ở đáy, bám vào cây cỏ; giá thể… Tôm trưởng thành ít hoạt động và thường ẩn náu vào ban ngày và tích cực hoạt động vào ban đêm. TCX có tập tính ăn thịt lẫn nhau, điều này thể hiện rõ trong nuôi ở mật độ cao hoặc khi bị thiếu thức ăn (Ismael và New, 2000). Vì vậy, việc dùng giá thể tăng chổ ẩn nấp, hạn chế hiện tượng này để nâng cao tỷ lệ sống của tôm đã được đề xuất trong nuôi thương phẩm (Ling, 1969; Fujimuta và
- Okamoto, 1972; Sandifer và Smith, 1975, 1977, 1983; Faria và Valenti, 1996; Sampaio, 1995; Alston và Sampaio, 2000). Đặc điểm sinh sản Phân biệt giới tính Dựa vào hình thái ngoài có thể phân biệt được TCX đực và cái dễ dàng. Ở tôm trưởng thành, tôm đực thường có kích thước lớn hơn con cái cùng tuổi. Đầu ngực tôm đực to hơn và khoang bụng hẹp hơn so với con cái. Bên cạnh đó, đôi càng thứ hai dài, thô và to hơn. Tôm đực trưởng thành thường có đôi càng màu xanh dương đậm. Các gốc chân ngực của tôm đực cũng được xếp khít nhau hơn so với tôm cái, cạnh đốt gốc của đôi chân ngực thứ 5 có 2 lỗ sinh dục đực. Ngoài ra, tôm đực còn có nhánh phụ đực nằm kế nhánh trong của chân bụng thứ hai và điểm cứng ở giữa mặt bụng của đốt bụng thứ nhất. Tôm cái thường có kích thước nhỏ hơn tôm đực, có phần đầu ngực và đôi càng thon nhỏ. 3 tấm bụng đầu tiên ở tôm cái rộng và dài tạo thành khoang bụng làm buồng ấp trứng. Quá trình nở rộng của các tấm bụng này khi tôm tham gia sinh sản lần đầu tiên và đây chính là đặc điểm quan trọng của tôm cái. Lỗ sinh dục của con cái nằm ở phần ức, ngay gốc đôi chân ngực thứ 3, có dạng tam giác. Trên các đốt giữa của các chân bơi còn có nhiều lông tơ hình thành ở thời kỳ lột xác tiền giao vĩ có tác dụng cho trứng bám vào (Nguyễn Thanh Phương, 2003) Buồng trứng của con cái nằm trên mặt lưng của phần đầu ngực, giữa dạ dày và gan tụy. Khi buồng trứng thành thục sẽ có màu vàng có thể nhìn thấy qua giáp đầu ngực, trải dài từ sau mắt đến đốt đầu của phần bụng. Ống dẫn trứng nối từ buồng trứng ở trước tim chạy dọc hai bên về phía
- bụng đổ về túi chứa tinh ở đốt gốc của chân ngực thứ ba (Nguyễn Thanh Phương, 2003) Thành thục, giao vĩ, đẻ và ấp trứng Trong tự nhiên cũng như trong điều kiện nhân tạo, tôm thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm. Mùa đẻ rộ của TCX ở đồng bằng Nam Bộ tập trung từ tháng 4 - 6 và từ tháng 8 - 10 (Nguyễn Việt Thắng, 1993, Phạm Văn Tình, 1996; Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2005). TCX cái thành thục lần đầu tiên ở khoảng 3 - 3,5 tháng kể từ hậu ấu trùng 10 - 15 ngày (PL10-15). Kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt thành thục từ 10 -13cm và 7,5g (Nguyễn Việt Thắng, 1993) Quá trình lột xác tiền giao vĩ của tôm cái sẽ tiết ra chất dẫn dụ có tác dụng kích thích tôm đực tìm đến. Sau khi tôm lột xác 1 - 22 giờ, thường 3 - 6 giờ, tôm bắt đầu giao vĩ. Toàn bộ quá trình tiếp xúc và giao vĩ xảy ra trong vòng 20 - 35 phút. Sau khi giao vĩ 2-5 giờ, có khi 6 - 24 giờ, tôm cái bắt đầu đẻ trứng (Nguyễn Thanh Phương, 2003) Tôm thường đẻ trứng vào ban đêm. Tôm cái thường di chuyển từ tầng đáy lên tầng giữa hay tầng mặt để đẻ. Trong quá trình đẻ trứng, trứng được thụ tinh khi đi ngang túi chứa tinh. Trứng sẽ lần lượt dính từng chùm vào các lông tơ của các đôi chân bụng thứ tư, thứ ba, thứ hai và thứ nhất. Thời gian đẻ trứng khoảng 10 - 60 phút và thông thường từ 15 - 25 phút. Những tôm cái thành thục chín muồi nhưng không được giao vĩ vẫn đẻ trứng trong vòng 24 giờ sau khi lột xác. Những trứng này do không được thụ tinh nên sẽ rụng sau 1-2 ngày (FAO, 1985). Trong quá trình ấp trứng, tôm cái thường dùng chân bụng quạt nước, tạo dòng nước, cung cấp dưỡng khí cho trứng thời gian ấp đến trứng nở có thể từ 15-23 ngày phụ thuộc vào nhiệt độ nước .
- Sức sinh sản Tuổi thành thục của tôm càng xanh thường l khoảng 180-270 ngày tuổi, tuy nhiên thời gian ấy còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố môi trường đặc biệt l nhiệt độ và dinh dưỡng. Buồng trứng của tôm phát triển ở phần đầu ngực trải qua 5 giai đoạn phát triển của buồng trứng dao động trong khoảng 18 -20 ngy. Khi buồng trứng phát triển đến giai đoạn V (full) tơm lột xác (lột xác tiền giao vĩ), sau lột xác thời gian thích hợp cho tôm giao vĩ l 3-6 giờ, khoảng 2-5 giờ sau khi giao vĩ tôm đẻ trứng, nếu tôm cái không được giao vĩ, trứng vẫn rụng và rơi ra khỏi khoang chứa trứng sau 1-2 ngy. Ty vo kích cỡ v trọng lượng của tôm cũng như chất lượng v số lần tham gia sinh sản của chúng sức sinh sản của tơm có thể thay đổi từ 7.000-503.000 trứng. Trung bình, sức sinh sản tương đối của tơm khoảng 500-1.000 trứng/g trọng lượng tơm. Sau khi trứng thụ tinh, trứng được ấp trong khỏang 19-21 ngy ở nhiệt độ khoảng 28oC (Joseph v ctv, 1985).. Chu kỳ sống của tôm càng xanh được mơ tả bởi Forster (1972) Tơm càng xanh có thể đẻ quanh năm, tuy nhiên mùa vụ chính sinh sản của tôm càng xanh ở Việt nam tập trung vào tháng tư đến tháng su v từ tháng tám đến tháng mười. Sức sinh sản của tơm ci phụ thuộc vo nhiều yếu tố như kích thước, môi trường sống, dinh dưỡng. Sức sinh sản của tôm càng xanh sẽ tăng dần từ 20 g đến 140 g, lớn hơn 140 g sức sinh sản của tôm giảm dần. Sức sinh sản thực tế của tôm tự nhiên khoảng 420-786 ấu trng/gam tơm mẹ (Nguyễn Việt Thắng, 1993). Thời gian biến thi của ấu trùng ln hậu ấu trng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như môi trường, dinh dưỡng. Nghiên cứu sự biến động về sức sinh sản tương đối của tôm theo các nguồn và kích cỡ khác nhau của Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2006)
- cho thấy số lượng trứng trên mỗi gam tôm mẹ dao động từ 961 – 1.094 trứng, số trứng theo các nhóm kích cỡ khác nhau trong cùng một nguồn tôm khác biệt không có ý nghĩa thống kê tuy nhiên số trứng của tôm tự nhiên cao hơn có ý nghĩa so với nguồn tôm mẹ từ ao nuôi thương phẩm và nguồn tôm mẹ nuôi vỗ ở cùng một nhóm kích cỡ. Khả năng tái phát dục: Tôm cái có thể tái phát dục trong 16- 45 ngày vài trường hợp cá biệt thời gian tái dục ngắn chỉ sau 7 ngày. TCX có thể tái phát dục 4 - 6 lần trong vòng đời. Đặc điểm về sinh trưởng Là một loài thuộc lớp giáp xác, TCX phải trải qua 11 lần lột xác và biến thái để phát triển thành hậu ấu trùng. Thời gian giữa hai lần lột xác của tôm phụ thuộc vào: nhiệt độ, kích cỡ, giới tính, thức ăn và điều kiện sinh lý của chúng. Cũng như các loài giáp xác khác, sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng từng cá thể tôm không tăng liên tục mà theo hình bậc thang. Sư tăng trưởng này phụ thuộc vào giai đoạn, giới tính, môi trường, mật độ nuôi và thành phần thức ăn của tôm. Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng đặc biệt (%/ngày) nhanh hơn tôm lớn. Tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái, đặc biệt là về giai đoạn sau. Trong điều kiện nuôi, tôm có thể đạt 35- 40g và 70- 100g tương đương trong thời gian 6 và sau 8 tháng (Nguyễn Thanh Phương, 2003). Đây là giống có nhiều loài nhất trong họ tôm càng Palaemonidae, ước tính có khoảng 200 loài. Trong đó, M. rosenbergii, M. amerricanum, M. carcinus và M. nippon là những loài có kích cỡ lớn nhất được nuôi phổ biến. TCX đực có thể đạt chiều dài 320mm và con cái đạt 250mm
- (Holthius, 2000). TCX được phân loại theo Holthius (1980) và Barnes (1987): Ngành: Arthropoda Lớp giáp xác: Crustacea Bộ mười chân: Decapoda Bộ phụ giáp xác bậc cao: Malacostraca Bộ phụ chân bơi: Natantia Phân bộ: Caridea Họ: Palaemonidae Phân họ: Palaemonidae Giống: Macrobachium Loài: Macrobachium rosenbergii (De Man, 1879) Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn (De Man, 1879). Sự phân bố: Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy TCX phân bố ở tất cả các thủy vực nước ngọt (đầm, hồ, ao, sông) và các thủy vực nước lợ của nhiều vùng trên thế giới (Nguyễn Việt Thắng, 2003). Môi trường sống của tôm càng xanh đa dạng trong thủy vực nước trong cũng như nước đục (FAO, 1985), phân bố chủ yếu ở Đông Nam Á và một khu vực khá hẹp của Đông Bắc Á, giới hạn từ Ấn Độ đến phía Đông của nước Úc và đảo Solomon (Arrigon, 1994) như: Thái Lan (De Man, 1879; Lanchester, 1879; Rabanal và Soesaton, 1985), Ấn Độ (Hurbest, 1792; Rabanal và Soesaton, 198), Miến Điện (Handerson, 1893), Singapore, Nhật Bản (Vonmartens 1868), Hồng Kông (Thomson,1937), Philippine, (Castro De Elera, 1895), Indonesia (De Man,1879), Australia (J.roux 1933) và Việt Nam (Rabanal và
- Soesaton, 1985) và khu vực Tây Nam Thái Bình Dương, chủ yếu ở các khu vực từ Châu Úc đến New Guinea (Nguyễn Việt Thắng, 2003) Ở Việt Nam TCX phân bố tự nhiên từ Nha Trang trở vào đến Đồng Bằng Nam Bộ và tập trung chủ yếu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở các thuỷ vưc có độ mặn 18ppt đôi khi cả 25ppt vẫn thấy tôm xuất hiện
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Vài điểm kỹ thuật cần lưu ý về nuôi tôm càng xanh giữa thời điểm giao mùa
2 p | 354 | 116
-
Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm càng xanh
17 p | 304 | 70
-
CÁC MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH
13 p | 315 | 64
-
Sản xuất tôm càng xanh giống đực
8 p | 127 | 20
-
Các đặc điểm sinh học tôm càng xanh
10 p | 146 | 12
-
Hạn chế tôm càng xanh ăn thịt lẫn nhau
3 p | 87 | 10
-
Sản xuất tôm càng xanh toàn đực
4 p | 131 | 9
-
Các đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm càng xanh
10 p | 126 | 7
-
Các đặc điểm sinh học , sinh thái của tôm càng xanh
19 p | 105 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn