Đặc điểm sinh học và kiến thức bản địa về cây Rì rì (Homonoia riparia Lour)
lượt xem 3
download
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm định loại, đánh giá đặc điểm phân bố của cây Rì rì (Homonoia riparia Lour) và thu thập các bài thuốc dân gian sử dụng cây Rì rì tại huyện Mường La (Sơn La). Trong thời gian từ tháng 11/2018 đến tháng 5/2019.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm sinh học và kiến thức bản địa về cây Rì rì (Homonoia riparia Lour)
- Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc, Việt Nam ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ KIẾN THỨC BẢN ĐỊA VỀ CÂY RÌ RÌ (Homonoia riparia Lour) Đỗ Hải Lan1*, Quàng Văn Nguyện2, Đoàn Đức Lân1 1 Trường Đại học Tây Bắc 2 Trường THPT Mường Bú, huyện Mường La, tỉnh Sơn La * Email: dohailanksh@utb.edu.vn Tóm tắt: Nghiên cứu này được thực hiện nhằm định loại, đánh giá đặc điểm phân bố của cây Rì rì (Homonoia riparia Lour) và thu thập các bài thuốc dân gian sử dụng cây Rì rì tại huyện Mường La (Sơn La). Trong thời gian từ tháng 11/2018 đến tháng 5/2019, dựa trên các phương pháp nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật, nghiên cứu điều tra theo tuyến, khảo sát kiến thức bản địa về bài thuốc của cây Rì rì, kết quả cho thấy cây Rì rì (Homonoia riparia Lour) đã được định loại, phân bố tập trung dọc theo các tuyến sông, suối tại huyện Mường La, nhiều nhất ở Nậm Pàm (Mường Bú), được sử dụng làm thuốc (7 bài thuốc dân gian) điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bài tiết, tuần hoàn, ngoài da. Ngoài ra, cây Rì rì còn được sử dụng làm rau ăn, chống xói mòn, làm bóng mát cho động vật dưới nước. Từ khóa: Cây Rì rì, Homonoia riparia Lour, Mường La, bài thuốc dân gian, phân bố. 1. GIỚI THIỆU Theo thống kê trên thế giới về cây dược liệu, khu vực nhiệt đới và á nhiệt đới có 3.650 loài chữa bệnh với nhiều nhóm công dụng khác nhau. Hiện có khoảng 30 % tổng giá trị thuốc chữa bệnh do cây dược liệu cung cấp được khai thác từ trong tự nhiên và được trồng [2]. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, lượng mưa tương đối lớn, độ ẩm cao (khoảng trên 80 %) nên có một hệ thực vật rất phong phú với khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, chưa kể đến các loại tảo và nấm trong đó có tới 4.000 loài được dùng làm thảo dược [1], [5]. Nghiên cứu, tìm kiếm các hợp chất có nguồn gốc thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao để ứng dụng trong y học, nông nghiệp và các mục đích khác trong đời sống con người là một trong những nhiệm vụ đã và đang được các nhà khoa học trong và ngoài nước hết sức quan tâm. Cây Rì rì (Homonoia riparia Lour), thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) [1], đã được tập trung nghiên cứu vào thành phần hóa học và giá trị dược liệu, được sử dụng để điều trị một loạt các bệnh như: sỏi tiết niệu, rối loạn thận và các tình trạng viêm [13]. Cây Rì rì được sử dụng trong các bài thuốc dân gian ở các nước Châu Á. Người dân ở Ấn Độ sử dụng rễ cây Rì rì để chữa nhuận tràng, lợi tiểu, điều trị sỏi bàng quang, những cơn đau ngực, chữa trĩ, lậu và giang mai, chữa loét đái són đau, rối loại đường tiết liệu. Lá và quả Rì rì được dùng để điều trị vết thương các vết loét và các bệnh ngoài da. Ở Vân Nam (Trung Quốc), người dân dùng rễ Rì rì trị cảm, viêm gan cấp tính và mãn tính, bệnh lậu, giang mai, sỏi bàng quang. Các chồi non và lá được người dân Campuchia, dùng nấu nước gội đầu, gỗ cây dùng nước nấu hãm chữa sốt rét hoặc nước nấu lá dùng trị ghẻ (Lào). Người Java (Indonesia) dùng rễ cây để nhuộm răng đen và làm bền chắc răng bị lung lay. Lá và quả nghiền ra dùng đắp trị bệnh ngoài da, hoặc có thế sắc uống (Malaysia) [7], [8]. Các bộ phận của cây đều được sử dụng để nghiên cứu. Khi nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cây Rì rì, Prasad và cs. [14], Yang S. M. và cs. [15], Fan X. và cs. [12] thu được các hợp chất và phân lập được sterol, hợp chất phenolic, axit gallic, taxerone, triterepenoid, quercetin, glycoside. Kết quả thử nghiệm các tác dụng thành phần hóa học của cây Rì rì cho thấy quercetin có tác dụng bảo vệ thận và chống oxi hóa. Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của cây Rì rì và các bài thuốc dân gian từ cây Rì rì tại Sơn La góp phần đánh giá sự phân bố của cây Rì rì tại Sơn La và tìm hiểu kiến thức bản địa về cây thuốc tại địa phương, từ đó góp phần bảo tồn khai thác hợp lý nguồn tài nguyên sinh học bản địa. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu giải phẫu cây Rì rì Mẫu được sử dụng là rễ, thân, lá, hoa của cây Rì rì. Các mẫu rễ, thân và lá lấy đồng đều về kích thước đảm bảo tính đồng bộ, chính xác khi nghiên cứu so sánh. + Mẫu lá: Chọn những lá tầm thấp, giữa và tầm cao để giải phẫu so sánh.
- 274 Đỗ Hải Lan, Quàng Văn Nguyện, Đoàn Đức Lân + Mẫu thân: Chọn cành non ở nhiều địa điểm khác nhau trong cùng khu phân bố. + Mẫu rễ: Lấy rễ sơ cấp ở độ trung bình, vị trí mẫu rễ ở vị trí trung bình trong trung bình trong chùm rễ. 2.2. Phương pháp khảo sát theo tuyến Tiến hành điều tra theo phương pháp nghiên cứu thực vật của Nguyễn Nghĩa Thìn [11]. Trên mỗi tuyến thu thập mẫu cây Rì rì, chụp ảnh mẫu, sử dụng GPS để xác định tọa độ địa lý, độ cao phân bố cây Rì rì. Lập 5 tuyến khảo sát: Tuyến 1 (xã Mường Bú - suối Nậm Pàn): Điểm đầu tuyến từ suối Nậm Pàn bản Hua Bó (21o24’25’’ N - 103o59’78” E ) độ cao so với mặt nước biển 445 m, đi ngược lên dọc suối Nậm Pàn kết thúc bản Nà Xi (21o19’36’’ N -103o57’42” E) độ cao so với mặt nước biển 467 m, chiều dài tuyến 4,2 km. Tuyến 2 (xã Tạ Bú và xã Mường Bú - suối Nậm Bú): Điểm đầu tuyến Nậm Bú bản Mòn đi ngược lên (21o25’48’’ N - 104o27’39” E) độ cao so với mặt nước biển 383 m, kết thúc suối Nậm Bú thuộc địa phận bản Hua Pó xã Mường Bú đến (21o24’25’’ N - 103o59’78” E) độ cao so với mặt nước biển 445 m, chiều dài tuyến 5 km. Tuyến 3 (xã Tạ Bú - Sông Đà): Điểm đầu tuyến thôn Tạ Bú đi ngược lên (21o27’63’’ N - 104o02’72” E) độ cao so với mặt nước biển 383 m, kết thúc ở suối Pá Păm thuộc địa phận xã Nậm Păm (21o29’74’’ N - 104o00’04” E) độ cao so với mặt nước biển 331 m, chiều dài tuyến 6 km. Tuyến 4 (xã Nậm Păm - suối Nậm Păm): Điểm đầu tuyến từ cửa suối Nậm Păm đi ngược lên (21o29’74’’ N - 104o00’04” E) độ cao so với mặt nước biển 483 m, kết thúc ở suối thuộc địa phận bản Hua Nậm (21o32’28’’ N - 104o22’92” E) độ cao so với mặt nước biển 426m, chiều dài tuyến 8 km. Tuyến 5 (xã Hua Trai): Điểm đầu từ suối Nậm Trai thuộc địa phận bản Pá Pé đi ngược lên (21o39’00’’ N - 104o0’2,3” E) độ cao so với mặt nước biển 390 m, kết thúc cuối bản Lọng Bong xã Hua Trai (21o39’88’’ N - 104o00’62’’ E) 401 m, chiều dài tuyến 8 km. Hình 1. Sơ đồ điều tra phân bố cây Rì rì Phương pháp thu và xử lý mẫu theo Nguyễn Nghĩa Thìn [11]. Phương pháp phân tích và phân loại mẫu: Xác định tên khoa học các loài thực vật bằng phương pháp hình thái so sánh theo các tài liệu của các tác giả sau: Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ [5], Danh lục các loài Thực vật Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân [1]; Phân nhóm công dụng của cây Rì rì chủ yếu dựa vào sử dụng thực tế của người dân và tài liệu của Võ Văn Chi [3]; Đỗ Tất Lợi [7], Trần Đình Lý [8]. 2.3. Phương pháp điều tra phỏng vấn Khảo sát kiến thức bản địa về bài thuốc có sử dụng cây Rì rì theo phương pháp RRA (RRA-Rural Rapid Appraisal - phương pháp đánh giá nhanh nông thôn) [4]. Đối tượng phỏng vấn là người dân địa phương trên 30 tuổi, trong đó có một số ông lang, bà mế.
- Đặc điểm sinh học và kiến thức bản địa về cây Rì rì (Homonoia riparia Lour) 275 3. KẾT QUẢ, THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm hình thái và giải phẫu của cây Rì rì 3.1.1. Đặc điểm hình thái Kết quả khảo sát thực địa cho thấy cây Rì rì có dạng thân bụi hoặc cây nhỡ, chiều cao trung bình 150 - 160 cm, thân cây nhỏ có đường kính trung bình 4 - 8 cm (Hình 1). Rễ khỏe, đâm sâu lan rộng bám vào đất, đá. Đặc điểm này hoàn toàn phù hợp với môi trường sống tìm thấy của cây là ven sông, suối. Ở môi trường này, cây thường không cao quá, bộ rễ đâm sâu, rộng vào lòng đất nhằm bám chắc, tránh bị nước cuốn trôi [9]. Nhờ đặc điểm này mà cây có tác dụng bảo vệ bờ sông, suối, chống sạt lở. Hình 2. Cây Rì rì trưởng thành Lá hình dải dài 5 - 21 cm, rộng 1,5 - 2,5 cm; gốc lá tù, chóp thuôn tù hay nhọn, mép nguyên hoặc hơi có răng, cuống lá có lông, lá kèm hình dùi, hơi phình lên ở gốc được thể hiện ở Hình 3. Hoa khác gốc; cụm hoa đực ở nách lá thành chùm bông, mỗi chùm có 40 - 45 hoa, có hoa đực có 2 loại lá bắc; đài 3 mảnh; nhị nhiều do phân nhánh (Hình 2a). Cụm hoa cái thưa hoa, dạng bông; hoa cái có hai loại lá bắc; đài 2 mảnh; bầu với 3 vòi nhụy (Hình 2b). Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng [11]. Quả nang hình cầu, có lông, 3 mảnh hơi lồi; hạt hình trứng (Hình 2c). a) b) c1) c2) Hình 3. Hoa và quả cây Rì rì a) Chùm hoa đực; b) Chùm hoa cái; c1-2) Chùm quả già
- 276 Đỗ Hải Lan, Quàng Văn Nguyện, Đoàn Đức Lân 3.1.2. Đặc điểm giải phẫu * Cấu tạo giải phẫu rễ Từ kết quả phân tích hình ảnh giải phẫu chụp qua kính hiển vi cho thấy cấu tạo giải phẫu rễ: Lớp bần dày, gồm chủ yếu là các tế bào hóa gỗ. Sợi libe gồm các tế bào có kích thước nhỏ. Phía trong libe là tầng sinh trụ. Gỗ thứ cấp chiếm tỷ lệ lớn, dày, so với gỗ ở thân thì ở rễ có số lượng mạch nhiều hơn, khoang mạch rộng hơn và vách mỏng hơn. Càng tiến sâu vào trung tâm rễ, mạch gỗ thứ cấp càng nhỏ và tế bào hóa gỗ dày hơn (Hình 4). Hình 4. Cấu tạo giải phẫu rễ thứ cấp cây Rì rì * Cấu tạo giải phẫu thân non: Phía ngoài cùng của thân non là lớp biểu bì, hình thành từ lớp ngoài của mô phân sinh ngọn, gồm những tế bào kéo dài hơi dọc thân và có ít lỗ khí. Tiếp vào trong là phần vỏ sơ cấp của thân: ngay sát biểu bì là lớp mô dày, dưới lớp mô dày là phần mô mềm vỏ là những tế bào có hình hơi tròn theo lát cắt ngang và tồn tại các khoảng gian bào. Tế bào mô mềm vỏ có màu xanh lục. Lớp ngay sát trong là lớp vỏ trụ có nguồn gốc từ mô phân sinh sơ cấp. Nằm phía trong của lớp vỏ trụ là hệ thống dẫn gồm libe và gỗ sơ cấp với libe ở phía ngoài và gỗ ở phía trong. Trong cùng của thân non là mô mềm ruột, gồm các tế bào sống, xếp sít nhau (Hình 5). Hình 5. Cấu tạo giải phẫu thân cây non cây Rì rì (cấu tạo sơ cấp) * Cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp Phía ngoài cùng của thân cây là tầng bần, gồm các tế bào có chiều dài gấp nhiều lần chiều rộng, có nhiều lỗ vỏ. Trong lớp bần là lớp vỏ, vỏ có libe cứng tạo thành từng đám hoặc các vòng liên tục, có màng bằng cellulose. Trong vỏ có tầng gỗ thứ cấp dày, bao gồm các tế bào có màng hóa gỗ. Trong cùng là mô mềm có màng mỏng có cấu tạo màng bằng cellulose (Hình 6).
- Đặc điểm sinh học và kiến thức bản địa về cây Rì rì (Homonoia riparia Lour) 277 Hình 6. Cấu tạo giải phẫu thân thứ cấp cây Rì rì * Cấu tạo giải phẫu lá Lá có một gân chính lớn nằm ở chính giữa. Biểu bì trên không có lông và có ít lỗ khí, biểu bì dưới gồm những tế bào có kích thước không đều nhau. Mô mềm thịt lá gồm những tế bào chứa nhiều lục lạp xếp sít nhau phân hóa thành mô dậu và mô xốp, mô dậu chứa nhiều lục lạp hơn và có màu xanh đậm. Mô xốp gồm những tế bào tròn hơn và chứa khoảng tế bào. Gân chính có biểu bì dày, có lông hình sợi đơn bào, biểu bì trên cuống lá có tầng cuticun dày. Bó mạch ở cuống lá gồm libe ở mặt dưới và gỗ ở mặt trên tạo thành hình cung, được bao bọc bởi tế bào mô cứng dày (Hình 7). Hình 7. Giải phẫu phiến lá cây Rì rì Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng [9]. Cây Rì rì (Homonoia riparia Lour) thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae); tên tiếng việt: Rù rì, Rì rì; tên địa phương: Co chạy (tiếng Thái). 3.2. Sự phân bố cây Rì rì tại huyện Mường La (Sơn La) Khảo sát thực địa sự phân bố cây Rì rì trên địa bàn huyện Mường La cho thấy cây Rì rì phân bố ở sông, suối, thành từng bụi dày đặc liền kề sát nhau theo hai dọc bờ suối, là nơi nước không bị ô nhiễm, điển hình như suối Nậm Pàn, Sông Đà (từ thôn Tạ Bú đến Pá Păm) suối Nậm Păm, suối Nậm Trai, đây là nơi có nhiều cây Rì rì phân bố nhất (Hình 8). Trong các tuyến điều tra cho thấy cây Rì rì phân bố nhiều nhất ở suối Nậm Pàn, đây là nơi có nguồn chảy ra từ khe đá không bị ô nhiễm và không bị tác động của lũ quét.
- 278 Đỗ Hải Lan, Quàng Văn Nguyện, Đoàn Đức Lân Tuy nhiên theo kết quả điều tra, phỏng vấn thực tế của đề tài cho thấy, từ thôn Tạ Bú đến chân đập thủy điện Sơn La, trước 1998, cây Rì rì phân bố thành từng bụi liền kề sát nhau theo hai dọc bờ sông, nhưng do lòng hồ Sông Đà dâng lên cây bị ngập úng kéo dài dẫn tới bị chết, đến nay cây Rì rì chỉ phân bố tập trung nhiều ở khu Pá Chiến, Lon Loi (bản Két và Pá Păm) là những nơi nước lòng hồ không bị ngập. a) b) Hình 8. Phân bố loài cây Rì rì a) ở suối Nậm Păm, b) ở suối Nậm Trai Ở khu suối Nậm Păm và suối Nậm Trai, theo thông tin phỏng vấn từ người dân, trước đây cây Rì rì phân bố nhiều thành từng bụi dày liền kề sát nhau theo hai bên bờ suối, nhưng do trận lũ lịch sử 3/8/2017, do lũ quét san lấp, đến nay chỉ còn lại một số ít cây. Một số cây còn lại gốc đã tái sinh và cây con mới mọc từ các cây mẹ gieo hạt phân bố rải rác. Người dân cho biết trước năm 2010 trở về trước, cây Rì rì phân bố dầy đặc dày liền kề sát nhau theo hai bên bờ suối, hiện nay, do dân số tăng nhanh, chưa có hệ thống thu gom xử lý nước thải sinh hoạt nên chất thải sinh hoạt của người dân xả trực tiếp vào suối làm cho nguồn nước bị ô nhiễm dẫn tới cây Rì rì bị chết. Như vậy, từ kết quả nghiên cứu cho thấy có thể đây là loài có giá trị làm chỉ thị môi trường. 3.3. Kiến thức bản địa về sử dụng cây Rì rì ở huyện Mường La Dân tộc Thái tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La có phương thức sử dụng cây thuốc rất độc đáo. Cùng một loài cây thuốc cách sử dụng các bộ phận khác nhau trở thành bài thuốc riêng biệt. Mỗi loài cây thuốc có cách chế biến khác nhau tùy thuộc ông lang, bà mế (thầy thuốc địa phương) và phụ thuộc vào tình trạng người bệnh. Đây là vốn kinh nghiệm và nét văn hóa lâu đời của người Thái cần phải giữ gìn và bảo tồn, đặc biệt là kinh nghiệm sử dụng cây Rì rì làm thuốc. Kết quả khảo sát kiến thức bản địa về cách sử dụng cây Rì rì làm thuốc của cộng đồng dân tộc Thái ở huyện Mường La được thể hiện Bảng 1 cho thấy cây Rì rì được sử dụng với 4 nhóm bệnh đó là bệnh về tiêu hóa, ngoài da, bài tiết, tuần hoàn, trong đó bệnh tiêu chảy, ngoài da là nhiều nhất với 3 bài, ít nhất là bệnh đường tiết niệu, cầm máu (1 bài). Trong các bộ phận sử dụng làm thuốc từ cây Rì rì, lá được sử dụng nhiều nhất và rễ được sử dụng ít nhất. Bảng 1. Kiến thức bản địa về sử dụng cây Rì rì làm thuốc của cộng đồng dân tộc Thái ở huyện Mường La STT Nhóm bệnh Bài thuốc Bộ phận sử dụng Cách sử dụng Bài 1. Thân cây (01 Dùng thân cây để đun nước uống nắm) khi bị đau bụng tiêu chảy. 1 Tiêu hóa Tiêu chảy Bài 2. Ngọn non (Nữ 5 Ngọn non ăn kèm với món ăn như ngọn, Nam 7 ngọn gỏi, lạp có tác dụng không bị đau non) bụng, tiêu chảy. Lấy rễ rửa sạch cùng với cây Mần Tiểu són, viêm Bài 1. Lấy 0,3 g rễ + trầu (thân và lá) đun sôi uống thay 2 Hệ bài tiết đường tiết niệu 0,2 g Mần trầu. nước hàng ngày từ 5 - 7 ngày.
- Đặc điểm sinh học và kiến thức bản địa về cây Rì rì (Homonoia riparia Lour) 279 Bài 1. Lấy 5 - 7 ngọn Ngọn non nghiền nhỏ xong đắp vào Nước ăn chân nơi nước ăn chân. non Ngọn non nghiền nhỏ vắt lấy nước Bài 2. Dùng 15 - 20 3 Ngoài da Giời leo cốt sau đó lấy nước chấm vào vết ngọn non giời leo. Bài 3. Lấy 1 kg lá bánh Lấy lá đun sôi lấy nước tắm dùng trị Ghẻ tẻ ghẻ. Bài 1. Lá non lấy 3 đến Khi bị đứt chân, tay lấy lá non sửa 4 Hệ tuần hoàn Cầm máu 5 lá non sạch nghiền nhỏ đắp vào vết thương. Kết quả thể hiện trong Bảng 1 cho thấy, các bài thuốc được người dân tại Mường La sử dụng cây Rì rì làm nguyên liệu tập trung vào điều trị các loại bệnh ngoài da (3 bài), tiết niệu (1 bài), tiêu hóa (2 bài), tuần hoàn (1 bài) với các cách bào chế là nghiền nát, đun nước hoàn toàn tương đương với các bài thuốc dân gian của một số nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Malaysia [7], [8]. Ngoài giá trị làm thuốc kể trên cây Rì rì còn được cộng đồng dân tộc Thái sử dụng làm rau ăn. Từ kết quả phỏng vấn có 10/150, chiếm 6,7 % người biết sử dụng cây Rì rì làm rau ăn. Cụ thể lấy lá non, ngọn non của cây Rì rì để ăn kèm với món ăn sống như gỏi và lạp. Ngoài ra, cây Rì rì còn được người dân sử dụng đem trồng ở bờ ao. Kết quả điều tra có 60/150 hộ, chiếm 40 % trồng cây có tác chống xói mòn, giữ đất không bị sạt lở, làm bóng mát cho cá. 4. KẾT LUẬN Cây Rì rì (Homonoia riparia Lour) phân bố tập trung dọc theo các tuyến sông, suối tại huyện Mường La, Sơn La, nhiều nhất ở Nậm Pàm (Mường Bú). Thông qua kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái và giải phẫu, đã định loại được cây Rì rì tại Mường La. Cây Rì rì được sử dụng làm thuốc (7 bài thuốc dân gian) điều trị các bệnh liên quan đến tiêu hóa, bài tiết, tuần hoàn, ngoài da. Cây Rì rì còn được sử dụng làm rau ăn, chống xói mòn, làm bóng mát cho động vật dưới nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Tiến Bân (chủ biên) (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Tập 1, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Bộ Y tế (2006), Dược học cổ truyền, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [3]. Võ Văn Chi (2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tập 1 (1.675 tr), tập 2 (1.541 tr). [4]. Galy J. Mattin (2002), Thực vật dân tộc học, Nhà xuất bản Nông Nghiệp (Bản dịch tiếng Việt). [5]. Phạm Hoàng Hộ (1999 - 2000), Cây cỏ Việt Nam, tập 1 - 3, Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh. [6]. Kixeleva (1977), Giải phẫu hình thái thực vật, Nhà xuất bản Giáo dục. [7]. Đỗ Tất Lợi (2000), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [8]. Trần Đình Lý (1995), 1900 loài cây có ích, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. [9]. Nguyễn Văn Mã (2015), Sinh lý chống chịu điều kiện bất lợi của thực vật, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. [10]. Nguyễn Văn Thắng (2012), Dẫn liệu hình thái giải phẫu loài Rù rì trồng ven sông suối phòng chống xói mòn, sạt lở, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, số 2(4) - 2012. Tr.44 - 49. [11]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. [12]. Fan X, Xueqian Z, Lingli Y, Xiuhua W, Jing Z (2014), A New Cycloartane-Type Triterpenoid Saponin Xanthine Oxidase Inhibitor from Homonoiariparia Lour, Molecules, 19:13422 - 431. [13]. Hanum F, Van der Maesen LJG (2007), “PROSEA: Plant Resources of South-East Asia 11”, Auxiliary Plants, Indonesia: Prosea Foundation; p. 155.
- 280 Đỗ Hải Lan, Quàng Văn Nguyện, Đoàn Đức Lân [14]. Prasad KVSRG, Abraham R, Bharathi K. Srinivasan (1997), Evaluation of Homonoiariparia Lour forantiurolithiatic activity in albino rats, Int J Pharamacogn, 35:278 - 82. [15]. Yang SM, Liu XK, Qing C, Wu DG, Zhu DY (2007), Chemical constituents from root of Homonoiariparia, Yao Xue Xue Bao, 42:292 - 96. BIOLOGICAL CHARACTERISTICS AND INDIGENOUS KNOWLEDGE OF Homonoia riparia Lour Do Hai Lan1, Quang Van Nguyen2, Doan Duc Lan1 1 Tay Bac University 2 Muong Bu high school, Muong La district, Son La province Abstract: This study was carried out in order to classify, evaluate the distribution of Homonoia riparia Lour and collect folk remedies which are used Homonoia riparia Lour in Muong La district (Son La). This study was conducted from November 2018 to May 2019, using morphology research, plant anatomy, linear investigative research, and indigenous knowledge survey on the Homonoia riparia Lou. It showed that Homonoia riparia Lour, the research results showed that Homonoia riparia Lour which is identified, mainly concentrated along rivers and streams in Muong La, mostly in Nam Pam (Muong Bu), is used as medicine (7 folk remedies) to treat diseases related to digestion, excretion, circulation, skin. In addition, Homonoia riparia Lour is also used as vegetable, anti-erosion, as shelter for aquatic animals. Keywords: Homonoia riparia Lour, Muong La, folk remedies, distribution.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm sinh học cá Rô Phi
3 p | 198 | 20
-
Giống nhân tạo tôm sú - Cơ sở sinh học và kỹ thuật sản xuất: Phần 1
49 p | 83 | 9
-
Đề cương chi tiết học phần: Bệnh ở chó mèo (Dùng cho chuyên ngành CNTY, Thú y, Dược TY)
5 p | 69 | 7
-
Một số đặc điểm sinh học của bọ rùa 28 chấm Epilachna vigintiocpunctata Farb. gây hại cà gai leo
5 p | 48 | 6
-
Một số đặc điểm sinh học sâu đầu đen, Opisina arenosella Walker (Lepidoptera Xylorictidae) nhân nuôi trên lá mít Changai
5 p | 9 | 5
-
Đặc điểm sinh học sinh sản của loài ghẹ xanh portunus pelagicus (linnaeus, 1758) ở vùng biển Kiên Giang
11 p | 38 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh thái của Đước đôi (Rhizophora apiculata Blume.) tại Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, Tp. Hồ Chí Minh
7 p | 15 | 3
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của vịt trời nuôi tại Ninh Bình
7 p | 49 | 3
-
Đặc điểm sinh học sinh sản cá chim đen Parastromateus niger (Bloch, 1795)
11 p | 24 | 3
-
Đặc điểm sinh học và khả năng ăn mồi của bọ rùa sáu vệt đen đối với rệp muội đen và rệp muội bông
4 p | 37 | 3
-
Đặc điểm sinh trưởng và năng suất của giống lúa Đài Thơm 8 trong vụ Đông Xuân 2017–2018 tại Thừa Thiên Huế
9 p | 134 | 2
-
Khả năng sinh trưởng, đặc điểm sinh lý sinh dục, năng suất sinh sản của lợn nái lai LRVCN-MS15 và YVCN-MS15
10 p | 31 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của dế mèn (Gryllus assimilis B.) trong điều kiện nuôi nhốt tại hộ gia đình
7 p | 41 | 2
-
Đặc điểm sinh học và khả năng sinh tổng hợp glucosamin của Moniliella megachiliensis TN18.2
8 p | 10 | 2
-
Khả năng sinh trưởng và đặc điểm sinh sản của loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) trong điều kiện nuôi nhốt
10 p | 6 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của cá đỏ mang (Systomus rubripinnis)
6 p | 56 | 1
-
Đặc điểm sinh trưởng và sử dụng thức ăn của gà rừng (Gallus gallus Linnaeus, 1758) trong điều kiện nuôi nhốt
7 p | 36 | 1
-
Đặc điểm sinh học của loài cây Bổ béo đen (Goniothalamus vietnamensis Ban) phân bố trong Vườn quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
9 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn