ĐẶC ĐIỂM THÔNG LIÊN NHĨ ĐƠN THUẦN Ở TRẺ EM<br />
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 1 - TP. HỒ CHÍ MINH<br />
Trương Bích Thủy*, Vũ Minh Phúc**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng, tỉ lệ các trường hợp có tăng áp động<br />
mạch phổi (TAĐMP) và các biến chứng khác thường gặp ở trẻ em thông liên nhĩ (TLN) đơn thuần điều trị tại<br />
khoa Tim mạch bệnh viện Nhi đồng 1(BVNĐ1)<br />
Phương pháp: Mô tả cắt ngang.<br />
Kết quả: Khảo sát 161 bệnh nhi từ 1 tháng đến 15 tuổi, được chẩn đoán xác định TLN đơn thuần bằng siêu<br />
âm tim doppler màu, từ tháng 4-2005 đến tháng 3-2008, cho kết quả như sau: 80,7% trẻ TLN nhập viện ở tuổi<br />
dưới 36 tháng; tỉ lệ nữ: nam là 1,37:1; 21,1% có kèm hội chứng Down. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là<br />
tiếng T2 mạnh 52,8%, âm thổi tâm thu của hẹp van động mạch phổi (ĐMP) 40,4%. 57,8% tăng tuần hoàn phổi<br />
chủ động và 52,2% bóng tim to trên X quang ngực. 24,8% có rối loạn nhịp tim. TLN lỗ thứ phát 96,3%, lỗ tiên<br />
phát 3,7%. Kích thước trung bình của lỗ thông là 7,98 ± 5,69 mm (2-30 mm). 68,9% có TAĐMP, 59,4% trong<br />
số đó là trẻ dưới 12 tháng; nhiễm trùng hô hấp dưới 81,4%; suy dinh dưỡng 42,9%; suy tim 13,7%, phức hợp<br />
Eisenmenger 3,1%. 46,6% trường hợp có chỉ định đóng lỗ thông nhưng chỉ 14,3% được đóng, còn lại phần lớn<br />
không thể đóng được vì cân nặng của trẻ thấp. Tử vong chiếm 15%, trong đó 76% TAĐMP, 96% viêm phổi,<br />
56% có dị tật khác kèm theo.<br />
Kết luận: TLN đơn thuần được xem là bệnh TBS có diễn tiến chậm, các biến chứng thường xảy ra muộn<br />
trong đời, nhưng thực tế tại Việt nam trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy bệnh có thể gây TAĐMP sớm ở<br />
trẻ nhũ nhi và diễn tiến nặng với các biến chứng nhiễm trùng hô hấp, suy tim, suy dinh dưỡng.<br />
<br />
ABSTRACT<br />
CHARACTERISTICS OF ISOLATED ATRIAL SEPTAL DEFECTS IN CHILDREN<br />
,<br />
<br />
AT THE CHILDREN S HOSPITAL N01 – HO CHI MINH CITY<br />
Truong Bich Thuy, Vu Minh Phuc<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 13 – Supplement of No 1 - 2009: 101 - 105<br />
Objectives: To determine the rate of epidemiologic, clinical, paraclinical characteristics, of pulmonary<br />
arterial hypertension (PAH) and of other common complications in isolated atrial septal defects (ASD) children<br />
who were treated and followed up at the cardiovascular department – Children,s Hospital N01.<br />
Methods: Cross-sectional descriptive study.<br />
Results: From April 2005 to March 2008, there were 161 cases of children from 1 month to 15 years old,<br />
diagnosed isolated ASD by color doppler echocardiography. 80.7% of them were under 36 months, the female:<br />
male ratio was 1.31:1. 21.1% of them had Down syndrome. Clinical characteristics included loud S2 52.8%,<br />
systolic ejection murmur 40.4%. CXR shows increased pulmonary markings 57.8% and cardiomegaly 52.2%.<br />
Electrocardiogram showed arrhythmias 24.8%. Ostium secundum ASD made up 96.3%, mean diameter of<br />
ASDs was 7.98 ± 5.69 mm. 68.9% of cases had PAH in which 59.4% were under 12 months old. The rate of<br />
respiratory tract infection, malnutrition, heart failure and Eisenmenger syndrome respectively were 81.4%,<br />
42.9%, 13.7% and 3,1%. 46.6% of cases had the indication of ASD closure but only 14.3% of them were closed<br />
* BV Đa khoa Kiên Giang, ** Bộ môn Nhi – ĐHYD TP. HCM<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
1<br />
<br />
by operation, the remaining could not be closed because of low body weight. The mortality rate was 15% in which<br />
76% had PAH, 96% had pneumohia and 56% had extracardiac deformities.<br />
Conclusions: Isolated ASD is known as a congenital heart disease that slowly progresses and it’s<br />
complications usually late occur in life, however, in Vietnam it caused early PAH in infant and associated with<br />
severe complications such as respiratory tract infection, heart failure, malnutrition.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Xử lý dữ liệu<br />
<br />
Thông liên nhĩ (TLN) là một bệnh tim bẩm<br />
sinh (TBS) khá phổ biến, chiếm 7-15% các trường<br />
hợp TBS (4,6) TLN có thể đơn thuần hoặc kết hợp<br />
với các tật TBS khác. Các TLN có kích thước <<br />
3mm thường tự đóng, các TLN lớn khó đóng tự<br />
nhiên, cần điều trị triệt để bằng phẫu thuật hoặc<br />
thông tim (6,10)<br />
<br />
Xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 10.0,<br />
xác định tỉ lệ, trung bình theo mục tiêu cụ thể,<br />
dùng phép kiểm χ2, phép kiểm T và phép kiểm<br />
<br />
Trong nước có một số nghiên cứu về TLN<br />
đơn thuần, tập trung vào điều trị ngoại khoa, ít<br />
đề cập đến các đặc điểm bệnh lý nội khoa, đặc<br />
biệt ở trẻ em. Theo y văn, TLN đơn thuần<br />
thường không có triệu chứng lâm sàng rầm rộ ở<br />
tuổi nhỏ. Triệu chứng tăng áp động mạch phổi<br />
(TAĐMP) thường xảy ra khi >30 tuổi, ở trẻ em<br />
hiếm khi có TAĐMP (4,8,10). Thực tế, tại BVNĐ1,<br />
số bệnh nhi TLN đơn thuần có TAĐMP, biến<br />
chứng suy tim, suy dinh dưỡng, viêm phổi tái<br />
phát, cần can thiệp phẫu thuật sớm chiếm số<br />
lượng không ít. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm<br />
khảo sát tỉ lệ các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận<br />
lâm sàng, tỉ lệ các trường hợp có TAĐMP và các<br />
biến chứng suy tim, suy dinh dưỡng, viêm phổi<br />
tái phát ở trẻ em TLN đơn thuần. Từ đó, góp<br />
phần giúp các thầy thuốc lâm sàng có cái nhìn<br />
bao quát hơn và có thêm các dữ kiện lâm sàng<br />
cụ thể hơn để hoạch định kế hoạch phát hiện<br />
sớm, theo dõi và can thiệp điều trị bệnh đúng<br />
lúc.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
Bệnh nhi được chẩn đoán xác định TLN đơn<br />
thuần bằng siêu âm tim doppler màu, điều trị<br />
nôi, ngoại trú tại khoa Tim mạch-BVNĐ1 từ 0104-2005 đến 31-03-2008.<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
2<br />
<br />
Kruskal-Wallis, mức ý nghĩa p < 0,05.<br />
<br />
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN<br />
Trong 3 năm có 161 trường hợp được đưa<br />
vào lô nghiên cứu.<br />
<br />
Đặc điểm dịch tễ<br />
Giới tính<br />
Bệnh gặp ở nữ nhiều hơn nam với tỉ lệ nữ:<br />
nam là 1,37:1. Ghi nhận này tương tự y văn và<br />
một số nghiên cứu khác (3,9,10).<br />
Tuổi<br />
Tuổi nhập viện trung bình là 26,29 ± 25,17<br />
tháng (1 tháng-15 tuổi). Đặc biệt, nhóm tuổi duới<br />
36 tháng chiếm 80,7%. Đây cũng là nhóm tuổi<br />
nhập viện phổ biến trong các nghiên cứu về TBS<br />
có luồng thông trái-phải, tại BVNĐ1 và BVNĐ2<br />
của tác giả Đỗ Nguyên Tín, Ông Kim Thành (7,16)<br />
Nơi cư ngụ<br />
Bệnh nhân từ các tỉnh đến chiếm 71,4%.<br />
<br />
Đặc điểm lâm sàng<br />
Tiền sử<br />
Đa số trẻ có tuổi thai đủ tháng (67,6%) và cân<br />
nặng lúc sinh > 2500g (64%). 80% được phát hiện<br />
TBS ở tuổi dưới 12 tháng. Thống kê này tương tự<br />
một số nghiên cứu của các tác giả: Kapoor R<br />
(82,9%) (12), Miyague NI (71%) (13) Baspinar (74%)<br />
(3), Alabdulgader AA (77%) (1). Điều này cho thấy<br />
đã có tiến triển tốt hơn trong chẩn đoán sớm<br />
bệnh TBS ở nước ta, tuy nhiên, số bệnh nhi được<br />
chẩn đoán trong thời kỳ sơ sinh chưa nhiều (< 2<br />
tháng tuổi chỉ có 30%). 54/161 trẻ (33,5%) có dị<br />
tật khác kèm theo, trong đó chiếm nhiều nhất là<br />
hội chứng Down (21%). Theo y văn và nhiều<br />
<br />
nghiên cứu khác cũng kết luận Down là dị tật<br />
bẩm sinh thường kết hợp nhất với TBS (Error!<br />
Reference source not found.,3,4,7,10). 45,3% có tiền sử thường<br />
ho, khò khè, trong đó 90% là trẻ dưới 36 tháng.<br />
<br />
Lý do nhập viện<br />
Bệnh cảnh nhập viện hầu hết là nhiễm trùng<br />
hô hấp (81,4%), trong đó viêm phổi 70,8% và<br />
viêm tiểu phế quản 10,6%. Cùng với đặc điểm<br />
tiền sử nêu trên, cho thấy đa số trẻ phải nhập<br />
viện sớm trong những năm đầu đời vì có triệu<br />
chứng sớm của nhóm bệnh TBS luồng thông<br />
trái-phải. Nhưng theo y văn thì riêng với TLN<br />
đơn thuần, ít có triệu chứng ở trẻ nhỏ. Đây là<br />
điểm đáng lưu ý với các bác sĩ lâm sàng trong<br />
vấn đề điều trị, tiên lượng bệnh.<br />
Triệu chứng lâm sàng<br />
Thường gặp là triệu chứng tiếng T2 mạnh<br />
(52,8%), âm thổi tâm thu của hẹp van ĐMP (cơ<br />
năng) 40,4%.<br />
<br />
Đặc điểm cận lâm sàng<br />
X quang<br />
Hình ảnh nổi bật trên X quang ngực thẳng là<br />
tăng tuần hoàn phổi chủ động 57,8% và bóng<br />
tim to 52,2%. Những dấu hiệu trên xảy ra nhiều<br />
ở trẻ nhỏ dưới 36 tháng (69/93 ca tăng tuần hoàn<br />
phổi, 60/84 ca bóng tim to). 5 trường hợp (3,1%)<br />
có hình ảnh tuần hoàn phổi cắt cụt. Kết quả này<br />
cùng với tỉ lệ triệu chứng lâm sàng nêu trên<br />
chứng tỏ trên 50 % trường hợp có tăng lưu<br />
lượng máu lên phổi đáng kể, phần lớn ở trẻ nhỏ.<br />
Theo tác giả Driscoll, David J, trong TLN,<br />
Xquang ngực rất có ích trong đánh giá mức độ<br />
của luồng thông, khi đã có dấu hiệu tăng kích<br />
thước bóng tim và tăng tuần hoàn phổi, luồng<br />
thông đã trở nên quan trọng (5)<br />
Điện tâm đồ (ECG)<br />
67 trường hợp (41,6%) có thay đổi trên ECG,<br />
trong đó lớn thất phải 31%, lớn nhĩ phải 27,3%,<br />
rối loạn nhịp tim 24,8% (một bệnh nhân có thể có<br />
nhiều dấu hiệu bất thường trên ECG). Có 44/67<br />
ca (54,1%) ở tuổi dưới 36 tháng.<br />
Siêu âm tim<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
Kết quả siêu âm tim cho thấy: vị trí tổn<br />
thương hầu hết là lỗ thứ phát (96,3%), chiều<br />
luồng thông chủ yếu là trái-phải (91,3%), kích<br />
thước trung bình lỗ thông 7,98 ± 5,69 mm (2-30<br />
mm).<br />
<br />
Đặc điểm các biến chứng<br />
Tăng áp động mạch phổi (Cap áp phổi = CAP)<br />
Ghi nhận đặc biệt trong nghiên cứu của<br />
chúng tôi là tình trạng CAP xảy ra sớm và nhiều.<br />
Số đo trung bình của áp lực động mạch phổi tâm<br />
thu là 46,42 ± 22,16 mmHg. Có 116/161 ca (68,9%)<br />
CAP, trong đó CAP nhẹ 28,6%, CAP trung bình<br />
13,7% và CAP nặng 26,7%. Trong số CAP có 85%<br />
trẻ dưới 36 tháng. Ghi nhận này khác so với y<br />
văn và một số nghiên cứu khác của Shoichi Awa<br />
(chỉ có10/40 bệnh nhi TLN có CAP) (15), Sora G<br />
(trong 355 bệnh nhân TLN có 8 bệnh nhân ở tuổi<br />
nhũ nhi có CAP) (18).<br />
Bảng 1: So sánh đặc điểm giữa 2 nhóm có CAP và<br />
không CAP<br />
Đặc điểm<br />
<br />
Có CAP<br />
N=111 ca<br />
<br />
Không Giá trị P<br />
CAP<br />
(χ2)<br />
N=50 ca<br />
41<br />
0,02<br />
4<br />
5<br />
<br />
≤ 12 tháng<br />
66<br />
13-36 tháng<br />
19<br />
> 36 tháng<br />
26<br />
Viêm hô hấp<br />
105<br />
26<br />
dưới<br />
6<br />
14<br />
Bệnh cảnh Bệnh khác<br />
nhập viện<br />
Suy dinh<br />
55<br />
14<br />
dưỡng<br />
Suy tim<br />
22<br />
0<br />
< 5 mm<br />
32<br />
40<br />
Kích thước lỗ<br />
> 5-10 mm<br />
45<br />
7<br />
thông<br />
> 10 mm<br />
34<br />
3<br />
Kích thước trung bình của 9,55 ±<br />
4,52 ± 3,01<br />
lỗ thông (mm)<br />
5,92<br />
Tuổi<br />
<br />
0,001<br />
0,011<br />
0,001<br />
0,001<br />
<br />
0,001<br />
<br />
Qua kiểm định chúng tôi nhận thấy ở tất cả<br />
các nhóm tuổi số bệnh nhi CAP đều nhiều hơn<br />
không CAP, tuổi nhập viện nhiều nhất ở nhóm<br />
CAP là dưới 12 tháng. Số trường hợp bị viêm hô<br />
hấp dưới, suy dinh dưỡng và suy tim ở nhóm<br />
CAP nhiều hơn. Kích thước trung bình của lỗ<br />
thông ở nhóm CAP lớn hơn nhóm không CAP.<br />
Điều này cho thấy trẻ TLN có CAP bị ảnh hưởng<br />
rất nhiều lên quá trình phát triển về mọi mặt.<br />
<br />
3<br />
<br />
So sánh một số đặc điểm giữa các nhóm mức<br />
độ CAP (không CAP, CAP nhẹ, CAP trung bình,<br />
CAP nặng) cho thấy có tương quan thuận giữa<br />
kích thước lỗ thông và mức độ CAP, lỗ thông<br />
càng lớn-CAP càng nặng. CAP càng nặng, số lần<br />
nhập viện và số lần viêm hô hấp càng nhiều<br />
(Kruskal-Wallis test, p=0,001).<br />
Qua những kết quả thống kê nêu trên, vấn<br />
đề đặt ra là tại sao trong nghiên cứu này, bệnh<br />
nhi TLN đơn thuần lại có CAP sớm và nhiều,<br />
những tật bẩm sinh và bệnh lý đi kèm có liên<br />
quan đến nguyên nhân hay là yếu tố thúc đẩy<br />
làm tình trạng CAP diễn tiến nhanh hơn? Giải<br />
thích điều này, có ý kiến của một số tác giả: theo<br />
Andrews R, có thể có bệnh lý mạch máu phổi<br />
tiềm ẩn ở những trẻ nhũ nhi có TLN tiến triển (2).<br />
Rashid A nhận định: những trẻ TLN có bệnh<br />
phổi mạn tính có nguy cơ CAP sớm và nặng<br />
trong thời kỳ nhũ nhi (17). Barker G cho rằng trẻ bị<br />
TBS với hội chứng Down có xu hướng diễn tiến<br />
tới bệnh lý mạch máu phổi sớm hơn trẻ TBS<br />
không bị hội chứng Down (20). Trong nghiên cứu<br />
của chúng tôi có một số điểm tương đồng với<br />
những ghi nhận trên, đó là tỉ lệ TLN có hội<br />
chứng Down khá cao 21% và bệnh cảnh nhiễm<br />
trùng hô hấp dưới chiếm đa số. Ngoài ra, có thể<br />
có những bệnh lý mạch máu phổi ở sơ sinh và<br />
nhũ nhi trên cơ địa trẻ có TBS, vấn đề này cần có<br />
những nghiên cứu sâu hơn.<br />
<br />
Các biến chứng khác<br />
Bảng 2: Các biến chứng khác<br />
Biến chứng<br />
Nhiễm trùng hô hấp<br />
Suy dinh dưỡng Nhẹ<br />
69 ca (42,9%)<br />
Vừa<br />
Nặng<br />
Suy tim 22 ca<br />
Độ II<br />
(13,6%)<br />
Độ III<br />
Độ IV<br />
Phức hợp Eisenmenger<br />
<br />
Số ca (n=161)<br />
131<br />
45<br />
15<br />
9<br />
9<br />
11<br />
2<br />
5<br />
<br />
Tỉ lệ (%)<br />
81,4<br />
28<br />
9,3<br />
5,6<br />
5,6<br />
6,8<br />
1,2<br />
3,1<br />
<br />
Điều trị đóng lỗ thông<br />
Điều trị TLN bao gồm quản lý, theo dõi<br />
những trường hợp TLN lỗ nhỏ, điều trị nội khoa<br />
các biến chứng và đóng lỗ thông trong trường<br />
hợp lỗ TLN lớn. Chỉ định cụ thể đóng lỗ thông<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
4<br />
<br />
khi:<br />
- Lưu lượng máu lên phổi (Qp)/ Lưu lượng<br />
máu hệ thống (Qs) >1,5.<br />
- Trẻ có các biểu hiện: CAP, nhiễm trùng<br />
phổi tái phát, suy tim, suy dinh dưỡng.<br />
- Trẻ nhũ nhi có các triệu chứng lâm sàng<br />
sớm và không đáp ứng với điều trị nội (6,8,10)<br />
Trong nghiên cứu này, 75/161 trẻ (46,6%) có<br />
chỉ định đóng lỗ thông nhưng mới có 31% trong<br />
số đó (23 ca) đựơc đóng với 22 ca đóng bằng<br />
phẫu thuật tim hở và 1 ca đóng bằng thông tim.<br />
Số còn lại chưa đươc đóng phần lớn vì các khó<br />
khăn trong phẫu thuật như cân nặng thấp < 5 kg,<br />
các bệnh lý kèm theo….và một số trường hợp<br />
nặng đã tử vong. Chúng tôi thấy, vấn đề này sẽ<br />
được giải quyết khá hơn nếu tăng cường sử<br />
dụng thông tim, vì nhiều nghiên cứu đã chứng<br />
minh thành công của kỹ thuật này đến 98%, chi<br />
phí điều trị tương đương mổ tim hở, thời gian<br />
hậu phẫu ngắn, thực hiện được ở trẻ nhỏ và cân<br />
nặng thấp (6,11,19,21).<br />
Chúng tôi cũng ghi nhận có 14 trường hợp<br />
(8,7%) đã quá chỉ định đóng lỗ thông vì CAP<br />
nặng, luồng thông đã chuyển thành 2 chiều hoặc<br />
đảo chiều thành phải-trái. Trong 14 trường hợp<br />
trên có 6 trẻ ở tuổi dưới 36 tháng.<br />
<br />
Đặc điểm các trường hợp tử vong<br />
Có 25 trường hợp (15%) tử vong trong lô<br />
nghiên cứu.Trong đó, 23 ca (92%) ở tuổi dưới 36<br />
tháng, 19 ca (76%) có CAP, 11 ca (44%) suy dinh<br />
dưỡng, 6 ca (24%) suy tim, 9 ca (36%) bị hội<br />
chứng Down, và 24 ca (96%) có viêm phổi. Bệnh<br />
cảnh tử vong chủ yếu là viêm phổi rất nặng.<br />
<br />
KẾT LUẬN - ĐỀ XUẤT<br />
Khảo sát 161 bệnh nhi TLN đơn thuần điều<br />
trị tại BVNĐ1 trong 3 năm, chúng tôi có một số<br />
kết luận: phần lớn trẻ nhập viện ở lứa tuổi nhỏ<br />
với bệnh cảnh nhiễm trùng hô hấp dưới. Một<br />
phần ba có dị tật khác đi kèm, trong đó Down<br />
chiếm đa số. Gần 70% có CAP, hai phần ba trong<br />
số đó là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Có 43 % suy dinh<br />
dưỡng và 14% suy tim. Một phần ba số bệnh nhi<br />
có chỉ định đã được đóng lỗ thông. Có 15 % tử<br />
<br />
vong, chủ yếu trong bệnh cảnh viêm phổi rất<br />
nặng.<br />
Qua đó chúng tôi nhận thấy: mặc dù TLN<br />
được xem là bệnh TBS phổ biến, có diễn tiến<br />
chậm, nhưng thực tế chúng ta vẫn phải điều trị<br />
nội khoa nhiều trường hợp TLN với các biến<br />
chứng CAP, nhiễm trùng hô hấp, suy tim,….Vì<br />
thế, chỉ định siêu âm tim tiền sản thường qui,<br />
tầm soát, phát hiện TBS để theo dõi, có hướng<br />
xử trí phù hợp sau khi sinh là rất cần thiết. Vấn<br />
đề tái khám, kiểm tra siêu âm tim định kỳ, theo<br />
dõi sát diễn tiến các trường hợp TLN tại y tế địa<br />
phương là hết sức quan trọng. Đồng thời, đóng<br />
lỗ thông ngay khi có chỉ định, sử dụng kỹ thuật<br />
thông tim ở trẻ em rộng rãi hơn, tại các trung<br />
tâm y tế lớn-chuyên sâu, sẽ góp phần giải quyết<br />
nhanh những trường hợp phải chờ đợi phẫu<br />
thuật, hạn chế biến chứng và giảm tử vong cho<br />
bệnh nhi TLN.<br />
<br />
12.<br />
13.<br />
<br />
14.<br />
<br />
15.<br />
<br />
16.<br />
<br />
17.<br />
<br />
18.<br />
<br />
19.<br />
<br />
20.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1.<br />
<br />
2.<br />
<br />
3.<br />
<br />
4.<br />
<br />
Alabdulgader AA (2001), “Congenital heart disease in 740<br />
subject: epidemiological aspects”, Ann Trop Paediatr. 21(2):<br />
pp.111-118.<br />
Andrews R, Tulloh R (2002), “Atrial septal defect with failure<br />
to thrive in infancy: hidden pulmonary vascular disease?”,<br />
Pediatric Cardiol. 23 (5):pp.528-530.<br />
Bapinar O, Karaaslan S (2006), “Prevalence and distribution of<br />
children with congenital heart diseases in the central<br />
Anatolian region, Turkey”, Turk J Peadiatr. 48 (3): pp.237-243.<br />
Bekir H Melek,MD,FACC (2006),”Atrial septal defect”,<br />
eMedicine Specialties, eMedicine World Medical Library,<br />
<br />
21.<br />
<br />
outcome in infants”, J Thorac Cardiovasc Surg., 134: pp.960-966.<br />
Kapoor R, Gupta S (2008), “Prevalence of congenital heart<br />
disease”, Indian Pediatr. 45(4): pp.309-311.<br />
Miyague NI, Cardoso SM (2003), “Epidemiological study of<br />
congenital heart defects in children and adolescents. Analysis<br />
of 4.538 cases”, Arq Bras Cardiol.,80(3):pp.269-278.<br />
Myung K. Park (2008), “Left-to-Right Shunt lesions – Atrial<br />
septal defect”, Myung K. Park, Pediatrics cardiology for<br />
Practitioners, 5th edition, pp.123-126, Mosby, Philadelphia.<br />
Narayan Bahadur Basnet (2000), “Pulmonary arterial<br />
compliance in children with atrial and ventrcular defect”,<br />
Heart vessels, 15: pp.6169.<br />
Ông Kim Thành (2002), “Đặc điểm nhiễm trùng hô hấp dưới<br />
ở trẻ bệnh tim bẩm sinh tại bệnh viện Nhi Đồng 2”, Luận văn<br />
tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên ngành Nhi khoa, Trường Đại học Y<br />
Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
Rashid D (2005), “Severe pediatric pulmonary hypertension:<br />
new<br />
management<br />
strategies”,<br />
Arch<br />
Dis<br />
Child.<br />
Abc.bmjjournals, 90: pp.92-98.<br />
Sora Goetschmann (2008), “Frequency of severe pulmonary<br />
hypertension complicating Isolated Atrial Septal Defect in<br />
infancy”, The American Journal of Cardiology, Elsevier, 3: pp.61.<br />
Thomson JD (2002), “Surgical and transcatheter (Amplatzer)<br />
closure of atrial septal defect: aprospective comparison of<br />
resuls and cost”, Heart, 87(5): pp.466-469.<br />
Vũ Minh Phúc, Hoàng Trọng Kim (2006), “Bệnh tim bẩm<br />
sinh”, Hoàng Trọng Kim, Nhi khoa chương trình đại học, Tập 2,<br />
Tái bản lần thứ 4, tr.43-67, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí<br />
Minh.<br />
Wells GL (1994), “Congenital heart disease in infant with<br />
Down syndrome”, Southern Medical Journal, 2007 EBSCO<br />
Industries, Inc. All right reserved. Vol 87, Issue 7.<br />
<br />
http://www.Medicine<br />
5.<br />
<br />
6.<br />
<br />
7.<br />
<br />
8.<br />
<br />
9.<br />
10.<br />
<br />
11.<br />
<br />
David J. (2006), “Left-to-Right Shunt - Atrial septal defect”,<br />
David J. Driscoll, Fundamentals Pediatric cardiology, pp.73-79,<br />
Lippincott Williams-Wilkins.<br />
Đào Hữu Trung, Dương Thúy Liên, Phạm Nguyễn Vinh<br />
(2006), “ Bệnh tim bẩm sinh”, Phạm Nguyễn Vinh, Bệnh học<br />
tim mạch, Tập 2, tr. 68-69, Nhà xuất bản Y học, TP. Hồ Chí<br />
Minh.<br />
Đỗ Nguyên Tín (2001), “Hiệu quả của Nifedipin (Adalate)<br />
trong điều trị cao áp phổi ở trẻ em bị tim bẩm sinh có shunt<br />
trái-phải”, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú chuyên ngành Nhi<br />
khoa, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.<br />
Garry D(2007), “Atrial septal defect”, Peter Libby,MD, Heart<br />
disease, Vol.1, 8th edition, pp.1577-1580, Saunders, An Imprint<br />
of elsevier, Philadelphia.<br />
Grech V (1999), “Atrial septal defect in Malta”, J Paediatrir.<br />
Child Health, 35, pp.190-195.<br />
Gwesley V, Luois I (2008), “Management and outcome of<br />
isolated atrial septal defect in children”. Uptodate.<br />
http://www.uptodate.com/.<br />
Jiyad M. Hijazi, Karim A.Diab (2007), “Device closure of atrial<br />
septal defects with the Amplatzer septal occluder: Safety and<br />
<br />
Chuyên Đề Nhi Khoa<br />
<br />
5<br />
<br />