Đặc điểm trầm tích cát hệ tầng Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị
lượt xem 2
download
Trầm tích cát hệ tầng Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị có diện phân bố khá rộng, gồm hai thân cát kéo dài từ trung tâm huyện Hải Lăng đến khu vực phía Đông Nam của tỉnh với diện tích khoảng 29.5 km2 (thân cát I) và 54.4 km2 (thân cát II).
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm trầm tích cát hệ tầng Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH CÁT HỆ TẦNG NAM Ô VÙNG ĐỒNG BẰNG VEN BIỂN NAM SÔNG HIẾU, QUẢNG TRỊ Hồ Trung Thành1*, Nguyễn Văn Canh1, Nguyễn Thị Lệ Huyền1, Đặng Quốc Tiến2 1 Khoa Địa lý – Địa chất, trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 2 Cục kiểm soát hoạt động Khoáng sản Miền Trung *Email: thanhtrung.dcct@gmail.com Ngày nhận bài: 27/02/2018; ngày hoàn thành phản biện: 21/3/2018; ngày duyệt đăng: 8/6/2018 TÓM TẮT Trầm tích cát hệ tầng Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, tỉnh Quảng Trị có diện phân bố khá rộng, gồm hai thân cát kéo dài từ trung tâm huyện Hải Lăng đến khu vực phía Đông Nam của tỉnh với diện tích khoảng 29.5 km2 (thân cát I) và 54.4 km2 (thân cát II). Chiều dày của các thân cát được giới hạn từ bề mặt đến độ sâu 2.5 m. Thành phần chủ yếu là cát thạch anh màu trắng, trắng phớt xám, cỡ hạt từ trung đến nhỏ. Hàm lượng thạch anh chiếm tới 97.0 - 99.0 %, các khoáng vật còn lại gồm ilmenit, rutil, zircon, tuamalin< chiếm hàm lượng rất ít. Hàm lượng SiO2 đạt 99.05 - 99.24 %, còn hàm lượng Fe2O3 (0.05%), TiO2 (0.06%), Al2O3 (0.15%),< Theo TCVN 9036:2011 về nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - cát - yêu cầu kỹ thuật, cát ở đây đủ tiêu chuẩn làm cốt liệu trong sản xuất kính xây dựng, thủy tinh bao bì, thủy tinh cách điện và thủy tinh ốp lát. Vì vậy, cần có các nghiên cứu chi tiết về giá trị kinh tế và lĩnh vực sử dụng phù hợp để tránh lãng phí tài nguyên. Từ khóa: hệ tầng Nam Ô, trầm tích cát, Quảng Trị. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cát trắng ven biển từ lâu được biết đến như là nguồn nguyên liệu kỹ thuật sử dụng để chế tạo nguyên liệu thủy tinh, sành sứ, pha lê..., đồng thời còn được dùng làm nguồn vật liệu xây dựng nhằm thay thế vật liệu cát lòng sông đang bị khai thác cạn kiệt và gây nhiều tai biến thiên nhiên như xói lở bờ sông, làm biến đổi dòng chảy... Các thành tạo cát hệ tầng Nam Ô (mQ21-2 no) có mặt phổ biến dọc đồng bằng ven biển các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng... và được một số địa phương nghiên cứu đưa vào khai thác sử dụng, mang lại giá trị kinh tế lớn như Phong Điền (Thừa Thiên Huế), Nam Ô (Đà Nẵng), Thăng Bình (Quảng Nam).... Khu vực đồng 147
- Đặc điểm trầm tích cát hệ tầng Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, Quảng Trị bằng ven biển Nam Quảng Trị cũng được xem là một trong những nơi có tiềm năng cát trắng tương đối lớn; tuy nhiên việc nghiên cứu, đánh giá và đưa vào sử dụng nguồn tài nguyên này chỉ mới mang tính tổng quát và cục bộ [3], chưa có sự đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng, gây lãng phí tài nguyên của tỉnh. Trong khi đó, tỉnh Quảng Trị với sự hỗ trợ của Cộng hòa Séc, dự án xây dựng nhà máy sản xuất bao bì thuỷ tinh cao cấp do Công ty REF và Công ty cổ phần Châu Âu làm chủ đầu tư đang được xây dựng và đưa vào sử dụng. Nguyên liệu đầu vào cho nhà máy chủ yếu là cát trắng của địa phương, với nhu cầu lên đến 400 - 500 tấn cát/ngày [3]. Nguồn vật liệu này hiện được sử dụng một cách tự nhiên, chưa qua đánh giá và kiểm định một cách chặt chẽ về chất lượng. Vì vậy, việc nghiên cứu đặc điểm trầm tích cát trắng thuộc hệ tầng Nam Ô ở khu vực này là cơ sở phục vụ cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp, hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh, cũng như cung cấp nguồn tài liệu cần thiết cho các đối tác nước ngoài có thể đầu tư khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp lý nhất. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nghiên cứu thực địa và khoan lấy mẫu Công tác thực địa bao gồm khảo sát thực tế nhằm xác định vị trí nghiên cứu và khoan lấy mẫu. Khảo sát thực tế được tiến hành trên toàn bộ diện tích hai thân cát với 24 điểm (từ D1 đến D24) (hình 1). Khoan lấy mẫu được thực hiện bằng bộ dụng cụ khoan tay đến độ sâu 3 - 5 m và lấy mẫu theo phân đoạn: 0.5 m lấy 01 mẫu. Trong quá trình khoan, tiến hành quan sát và mô tả đặc điểm trầm tích theo độ sâu gồm chiều dày, màu sắc, thành phần độ hạt. Khối lượng mẫu lấy khi khoan: 50 mẫu. 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu trong phòng Mẫu sau khi lấy ngoài hiện trường được sấy khô trộn đều và rút gọn mẫu bằng cách chia tư lấy đối đỉnh để được mẫu với trọng lượng 1 kg, sau đó chia đôi: một nửa lưu trữ và một nửa phân tích độ hạt, thành phần khoáng vật và thành phần hóa học. Phương pháp phân tích thành phần độ hạt Phương pháp phân tích thành phần độ hạt được tiến hành theo TCVN 4198 - 1995, nhằm xác định hàm lượng các cỡ hạt theo chiều sâu của lỗ khoan thông qua phương pháp rây khô từ các mẫu đã được sấy khô bằng tủ sấy ở nhiệt độ 105 0C, cho đi qua các cỡ sàng: < 0.1 mm, 0.1 - 0.25 mm, 0.25 - 0.5 mm, 0.5 - 1.0 mm, 1.0 - 2.0 mm. Số lượng mẫu phân tích theo từng phân đoạn (0.5m/01 mẫu) cho 05 lỗ khoan là 50 mẫu. Phương pháp phân tích thành phần khoáng vật Thành phần khoáng vật nặng của cát được phân tích dưới kính hiển vi hai mắt Optika tại Trung tâm phân tích của Viện Địa chất và khoáng sản Việt Nam. Số lượng 148
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) mẫu phân tích: 05 mẫu. Phân tích mẫu hóa cát Các mẫu phân tích thành phần hóa học của trầm tích cát được lấy từ các hố khoan trong phạm vi khu vực nghiên cứu, sau đó được phân tích theo TCVN 1837:2008 nhằm theo dõi sự biến động thành phần hóa học, cụ thể là các oxit: SiO2, Al2O3, TiO2, Fe2O3, Na2O, K2O, CaO, MgO và hàm lượng mất khi nung MKN theo chiều ngang và chiều thẳng đứng của từng phân thân cát. Các mẫu được phân tích trên máy huỳnh quang tia X (XRF) tại Trung tâm phân tích, Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam. Số lượng mẫu phân tích là 04 mẫu. Hình 1. Sơ đồ địa chất khu vực đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, Quảng Trị (chỉnh biên trên cơ sở bản đồ địa chất và khoáng sản, tờ Lệ Thủy – Quảng trị tỉ lệ 1:200.000)[4] 149
- Đặc điểm trầm tích cát hệ tầng Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, Quảng Trị 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm phân bố của trầm tích Các thân cát hệ tầng Nam Ô Khu vực đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, Quảng Trị nằm trên thềm biển bậc I được hình thành trong chu kỳ biển tiến Flandrian [1, 2] với thành phần đặc trưng là cát thạch anh màu trắng đến xám trắng. Sau biển tiến Flandrian là chu kỳ biển lùi Holocen giữa, để lại trong vùng một hệ thống hồ, đầm lầy (bàu, trằm) kéo dài và sắp xếp song song với đường bờ biển, đồng thời chia bề mặt thềm biển thành các dải cát nằm song song với nhau theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Kết quả khảo sát thực địa và xác định ranh giới địa chất trên sơ đồ địa chất cho thấy trầm tích cát hệ tầng Nam Ô khu vực nghiên cứu được chia thành 2 thân cát rõ rệt (hình 1): Thân cát I: Phân bố ở trung trung tâm huyện Hải Lăng với diện tích khoảng 29.5 km2, chiều rộng thân cát biến đổi 1.0 - 5.0 km và trung bình 2.5 km, nơi hẹp nhất tập trung ở các xã Hải Quy, Hải Xuân, nơi rộng nhất tập trung ở các xã Hải Thọ, Hải Trường. Từ các lỗ khoan khảo sát D1 - D6 nhận thấy theo chiều sâu, chiều dày tầng trầm tích cát trắng và xám trắng của hệ tầng Nam Ô thay đổi từ 1.5 m đến 2.0 m Thân cát II: Thân cát này tương đối lớn, phân bố ở phía Đông các huyện Hải Lăng và Triệu Phong, kéo dài từ khu vực xã Hải Khê, giáp ranh với huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế đến xã Triệu An thuộc huyện Triệu Phong, Quảng Trị (phía Nam cảng Cửa Việt). Chiều dài của thân cát này khoảng 25.4 km, chiều rộng có sự biến đổi 1.0 - 3.6 km, trung bình 2.3 km, diện tích thân cát khoảng 54.4 km2. Diện phân bố theo chiều sâu của thân cát II được khống chế bởi các lỗ khoan khảo sát D7 - D24, chiều dày tầng cát biến đổi trong khoảng 1.5 - 2.0 m. 3.2. Đặc điểm thành phần độ hạt Các mẫu phân tích độ hạt được lấy từ thân cát I và thân cát II của trầm tích cát hệ tầng Nam Ô phân bố ở tầng mặt đến độ sâu 3.0 - 5.0 m, mỗi 0.5 m tiến hành lấy 01 mẫu để thấy được sự khác biệt về phân bố thành phần độ hạt theo chiều sâu và diễn biến chiều dày của các lớp trầm tích nằm phía dưới tầng mặt. Từ bảng số liệu phân tích thành phần độ hạt và các biểu đồ quan hệ giữa các cấp cỡ hạt theo độ sâu nhận thấy tại các điểm lấy mẫu từ bề mặt đến độ sâu 5.0 m, thành phần hạt phổ biến chủ yếu là cát hạt trung đến nhỏ, cụ thể: Điểm D1: Cát hạt rất thô có hàm lượng rất nhỏ 0.3% và phân bố chủ yếu ở độ sâu 0.5 - 1.0 m; Cát hạt thô chiếm 0.6 - 0.9 % và chủ yếu xuất hiện ở độ sâu 0.0 - 2.5 m; Cát hạt trung (0.5 - 0.25 mm) chiếm 54.4 – 75.0 %, phân bố tương đối đều trong suốt 150
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) chiều dài lỗ khoan; tiếp đến là cát hạt nhỏ với cỡ hạt 0.25 - 0.1 mm chiếm 21.3 - 40.6 %, hàm lượng bụi sét với cỡ hạt < 0.1 mm dao động 3.0 - 4.4 % (hình 2). Điểm D7: Có sự phân bố khá đồng đều giữa các cỡ hạt, nhưng chiếm ưu thế vẫn là cát hạt trung và hạt nhỏ, cụ thể: cỡ hạt 1.0 - 0.5 mm chiếm 9.5 – 11.9 %, cỡ hạt 0.25 - 0.1 mm chiếm 49.5 – 50.8 %, cỡ hạt 0.5 - 0.25 mm chiếm 32.9 – 37.1 %, còn lại là hàm lượng cỡ hạt < 0.1 mm thay đổi từ 2.6 % đến 4.1 % (hình 3). Điểm D11: Hàm lượng hạt rất thô chỉ xuất hiện ở độ sâu 1.0 – 1.5 m với hàm lượng rất nhỏ 0.2 %; cát hạt thô có hàm lượng tương đối lớn, thấp nhất là 15.8 % và cao nhất là 23.0%; nhưng chiếm ưu thế hơn cả vẫn là cát hạt trung và cát hạt nhỏ, cụ thể: cỡ hạt 0.5 - 0.25 mm thay đổi 41.1 – 59.7 %, cỡ hạt 0.25 - 0.1 mm dao động 21.1 – 28.9 %; hàm lượng cát bụi sét chiềm tỉ lệ tương đối thấp trong các mẫu phân tích, thay đổi trong khoảng 1.7 - 7.0 % (hình 4). Bảng 1. Thành phần độ hạt theo độ sâu của trầm tích cát Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, Quảng Trị Ký hiệu Độ sâu Thành phần hạt, % các nhóm đường kính hạt (mm) mẫu 2.0 - 1.0 1.0 - 0.5 0.5 - 0.25 0.25 - 0.1 < 0.1 0.0 – 0.5 0.7 75.0 21.3 3.0 0.5 – 1.0 0.3 0.7 61.7 33.8 3.5 D1 1.0 – 1.5 0.9 66.1 29.0 3.9 1.5 – 2.0 0.8 63.0 33.3 3.0 2.0 – 2.5 0.6 54.4 40.6 4.4 TB 0.3 0.7 64.0 31.6 3.6 Min 0.6 54.4 21.3 3.0 Max 0.9 75.0 40.6 4.4 0.0 – 0.5 9.5 50.8 37.1 2.6 0.5 – 1.0 13.7 50.6 32.9 2.8 D7 1.0 – 1.5 10.4 46.6 39.0 4.1 1.5 – 2.0 11.9 49.5 35.0 3.6 TB 11.4 49.4 36.0 3.3 Min 9.5 49.5 32.9 2.6 Max 11.9 50.8 37.1 4.1 0.0 – 0.5 23.0 41.1 28.9 7.0 0.5 – 1.0 19.5 51.1 25.7 3.8 D11 1.0 – 1.5 0.2 15.8 52.8 27.0 4.2 1.5 – 2.0 17.5 59.7 21.1 1.7 TB 0.2 19.0 51.2 25.7 4.2 Min 15.8 41.1 21.1 1.7 Max 23.0 59.7 28.9 7.0 D17 0.0 – 0.5 68.5 29.3 2.2 151
- Đặc điểm trầm tích cát hệ tầng Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, Quảng Trị 0.5 – 1.0 67.0 30.6 2.4 1.0 – 1.5 70.6 27.1 2.2 TB 68.7 29.0 2.3 Min 67.0 27.1 2.2 Max 70.6 30.6 2.4 0.0 – 0.5 84.5 15.1 0.4 D18 0.5 – 1.0 84.5 14.9 0.6 TB 84.5 15.0 0.5 Min 84.5 14.9 0.4 Max 84.5 15.1 0.6 Điểm D17 và D18: Hạt rất thô và hạt thô hầu như không thấy xuất hiện trong hai lỗ khoan này, còn lại cát hạt trung đến nhỏ vẫn chiếm ưu thế với hàm lượng cát hạt trung 67.0- 89.39 %, cát hạt nhỏ 14.9 – 30.6 %. Cát mịn, bụi sét vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ 0.4 – 2.4 %. (hình 5). Hình 2. Biểu đồ quan hệ giữa % cỡ hạt theo độ sâu lấy mẫu tại điểm D1. Hình 3. Biểu đồ quan hệ giữa % cỡ hạt theo độ sâu lấy mẫu tại điểm D7. 152
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) Hình 4. Biểu đồ quan hệ giữa % cỡ hạt theo độ sâu lấy mẫu tại điểm D11. Hình 5. Biểu đồ quan hệ giữa % cỡ hạt theo độ sâu lấy mẫu tại điểm D17, D18 Tóm lại, từ kết quả phân tích thành độ hạt tại các điểm khảo sát nhận thấy, thành phần chiếm ưu thế chủ yếu là cát hạt trung và cát hạt nhỏ với giá trị trung bình cho từng cỡ hạt lần lượt là 60.8 %(cát hạt trung), 29.0 %(cát hạt nhỏ); còn lại là cát hạt thô, cát bụi và sét. 153
- Đặc điểm trầm tích cát hệ tầng Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, Quảng Trị 3.3. Đặc điểm thành phần khoáng vật Kết quả phân tích rơnghen 05 mẫu cát cho thấy thành phần khoáng vật chủ yếucủa cát hệ tầng Nam Ô gồm thạch anh (97 - 99%), các khoáng vật nặng như ilmenit, zircon, rutil, anatas, < chiếm tỉ lệ rất nhỏ 1 - 2 % (Bảng 2, Hình 6). Dưới kính hiển vi soi nổi chúng có đặc điểm sau: Thạch anh: Tinh thể có dạng lăng trụ sáu mặt, màu trắng mờ, độ cứng 7, tỷ trọng 2.5 - 2.8. Ilmenit: Có màu đen xám thép, ánh bán kim, độ cứng 5 - 6, tỷ trọng 4.5 - 5. Tuamalin: Tinh thể dạng lăng trụ kéo dài hình kim que, màu nâu vàng, ánh thủy tinh, độ cứng 7 - 7.5, tỷ trọng 2.9 - 3.2. Anatas: Tinh thể dạng tháp đối xứng bốn phương, màu nâu vàng, độ cứng 5.5 - 6, tỷ trọng 3.79 - 3.99. Zircon: Có màu hồng nhạt, tinh thể dạng lăng trụ bốn phướng, ánh thủy tinh, độ cứng 7 - 7.5, tỷ trọng 4.68 - 4.7. Rutil: Tinh thể có hình lăng trụ dài, màu vàng sáng, độ cứng 5 - 6, tỷ trọng 2.99 - 3.03. Ngoài ra còn một số khoáng vật khác như disten, staurolit, felspat
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) Hình 6. Ảnh khoáng vật trong cát hệ tầng Nam Ô dưới kính hiển vi soi nổi. Bảng 2. Thành phần khoáng vật trong trầm tích cát hệ tầng Nam Ô,vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, Quảng Trị Thành phần khoáng vật (%) Số hiệu Thạch mẫu Ilmenit Tuamalin Anatas Zircon Staurolit Leucoxen Tremolit Felspat anh D1 97.0 1 Ít Ít Vài hạt Vài hạt Vài hạt Vài hạt Vài hạt D7 99.0 Vài hạt Ít Vài hạt Vài hạt Vài hạt Vài hạt Rất ít Vài hạt D11 98.0 1 Rất ít Vài hạt Vài hạt Vài hạt Vài hạt Vài hạt Rất ít D17 99.0 Ít Ít Vài hạt Vài hạt Vài hạt Vài hạt D18 99.0 Rất ít Ít Vài hạt Rất ít Vài hạt Vài hạt 3.4. Đặc điểm thành phần hóa học Bảng 3. Thành phần hóa học trong trầm tích cát hệ tầng Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, Quảng Trị Hàm lƣợng chỉ tiêu phân tích (%) Số hiệu mẫu SiO2 Al2O3 TiO2 Fe2O3 Na2O K2O CaO MgO MKN D1 99.24 0.06 0.06 0.04 0.01 0.01 0.03 0.01 0.24 D7 99.05 0.22 0.04 0.04 0.03 0.07 0.04 0.01 0.25 D11 99.12 0.18 0.07 0.05 0.02 0.04 0.03 0.01 0.18 D17 99.21 0.15 0.11 0.06 0.02 0.02 0.03 0.01 0.09 155
- Đặc điểm trầm tích cát hệ tầng Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, Quảng Trị Kết quả phân tích thành phần hóa học 04 mẫu cát hệ tầng Nam Ô khu vực đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu Quảng Trị cho thấy hàm lượng silic chiếm rất cao và dao động trong phạm vi nhỏ từ 99.05 % đến 99.24 %, oxit nhôm từ 0.06 đến 0.22%, oxit sắt từ 0.04 đến 0.06%, hàm lượng TiO2 dao động từ 0.04 % đến 0.11 % hàm lượng MKN thay đổi từ 0.09 đến 0.24%; các oxit còn lại chiếm hàm lượng không đáng kể (Bảng 3). Theo TCVN 9036:2011 về nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - cát - yêu cầu kỹ thuật, cát ở đây thuộc loại III, cát thạch anh không làm giàu (đảm ứng các yêu cầu kỹ thuật đề ra, với hàm lượng trung bình của SiO2: 99.15 % > 98.5 - 95 %, Al2O3: 0.15 % < 1.0 %, Fe2O3: 0.05 % < 0.07 - 0.25 % , TiO2: 0.06 % < 0.15 - 0.2 %), đảm bảo làm cốt liệu trong sản xuất kính xây dựng, thủy tinh bao bì, thủy tinh cách điện và thủy tinh ốp lát. 4. KẾT LUẬN Từ các kết quả nghiên cứu nêu trên, tập thể tác giả đi đến một số kết luận và kiến nghị như sau: - Trầm tích cát hệ tầng Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu Quảng Trị được chia làm hai thân cát, thân cát I với diện tích khoảng 29.5 km2 tập trung ở phần trung tâm huyện Hải Lăng, thân cát II tập trung ở phía Đông Nam Quảng Trị kéo dài từ nơi giáp ranh với huyện Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế đến phía Nam cảng Cửa Việt với diện tích khoảng 54.4 km2. Độ sâu phân bố từ 0.0 m đến 2.5 m - Thành phần cỡ hạt của cát chủ yếu là cát hạt trung đến nhỏ (60.8 % - cát trung, 29.0 % - cát nhỏ), cát hạt rất thô đến thô và bụi sét chiếm không đáng kể (cát thô: 9.9 %, bụi sét 3.1 %). Hàm lượng thạch anh trong cát chiếm 97.0 - 99.0 %, các khoáng vật còn lại gồm ilmenit, tuamalin, anatas, zircon< chiếm hàm lượng rất ít. - SiO2 trong trầm tích thay đổi trong phạm vi hẹp 99.05 - 99.24%, hàm lượng Fe2O3 (0.04 – 0.06 %) , Al2O3 (0.06 – 0.22 %), TiO2 (0.04 – 0.11 %). So sánh với TCVN 9036:2011 thì cát ở khu vực này đủ tiêu chuẩn để sản xuất kính xây dựng, thủy tinh bao bì, thủy tinh cách điện và thủy tinh ốp lát. Để đạt hiệu quả cao trong sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thủy tinh và tránh lãng phí tài nguyên, cần thiết phải có nghiên cứu chi tiết và thử nghiệm lĩnh vực sử dụng phù hợp. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Hoàng Thị Hồng Cảnh (2008). Đánh giá tiềm năng cát thuỷ tinh ở vùng ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Địa chất học, trường Đại học Khoa học, Huế. 156
- TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 12, Số 2 (2018) [2]. Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn Tiến Phương (2012). Đặc điểm chất lượng cát trắng Phong Hoà - Phong Chương, Thừa Thiên Huế và khả năng sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp. Hội nghị Khoa học lần thứ 20, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, tr 282 - 294. [3]. Công ty cổ phần đầu tư và khoáng sản Vico Quảng Trị (2010). Báo cáo thăm dò cát trắng tại khu vực ngã 5 thuộc các xã Hải Thiện, Hải Xuân, Hải Vĩnh, Hải Thượng, Hải Thọ, Hải Lâm và khu vực thuộc xã Hải Ba, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. [4]. Liên đoàn Bản đồ (Nguyễn Xuân Dương chủ biên) (1996). Địa chất và Khoáng sản, tờ Lệ Thuỷ - Quảng Trị, tỷ lệ 1/200.000. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam. [5]. Bộ Xây dựng (2011). Tiêu chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nguyên liệu để sản xuất thủy tinh - cát - yêu cầu kỹ thuật TCVN 9036:2011. CHARACTERISTICS OF SAND SEDIMENT OF NAM O FORMATION IN THE SOUTHERN COASTAL PLAIN OF THE HIEU RIVER, QUANG TRI PROVINCE Ho Trung Thanh1*, Nguyen Van Canh1, Nguyen Thi Le Huyen1, Dang Quoc Tien2 1 Geology and Geography Faculty, Hue University of Sciences 2 Agency of natural resources management in Central Vietnam *Email: thanhtrung.dcct@gmail.com ABSTRACT The Nam O sand sediment located in the southern coastal plain of the Hieu river (Quang Tri province) is widely exposed and divided into two sand bodies expanding from the centre of Hai Lang district to the south eastern part of the province with areas of approximately 29.5 km2 (sand body 1) and 54.4 km2 (sand body 2). Distribution of the sand bodies is determined from surface to 2.5 m deep. The formation is mainly composed of white to grayish white, medium-to fine- grained quartz sand. Quartz content reaches 97.0 - 99.0 %, the rest including ilmenite, rutile, ziricon, turmaline... is negligible. SiO2 content is very high (99.05- 99.24 %), Fe2O3 (0.05 %), TiO2 (0.06 %), Al2O3 (0.15 %) contents are very low. According to the National Technical Regulation on Raw materials for producing glass - Sand - Specifications TCVN 9036:2011, the sand here could be used as raw materials for making construction glass, packaging glass, insulating glass and paving glass. To avoid wasting resources, further detail studies should be conducted to evaluate economic value as well as field of use for the sand. Keyword: The sand sediment, Nam O formation, Quang Tri. 157
- Đặc điểm trầm tích cát hệ tầng Nam Ô vùng đồng bằng ven biển Nam sông Hiếu, Quảng Trị Hồ Trung Thành sinh ngày 15/04/1989 tại Thừa Thiên Huế. Ông tốt nghiệp cử nhân Địa chất thủy văn - Địa chất công trình năm 2011 và nhận bằng thạc sĩ Địa chất năm 2013 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Hiện ông công tác tại Khoa Địa lý - Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa chất, địa chất mỏ, kỹ thuật mỏ. Nguyễn Văn Canh sinh ngày 19/5/1954 tại Nghệ An. Ông tốt nghiệp cử nhân ngành Địa chất học năm 1977 tại Đại học Taskent, Liên Xô. Ông nhận học vị tiến sĩ năm 2001tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội và được phong hàm phó giáo sư năm 2009. Hiện ông là giảng viên cao cấp của Khoa Địa lý – Địa chất, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa chất học, Khoáng sản, Sinh khoáng, Tai biến địa chất và Địa chất môi trường. Nguyễn Thị Lệ Huyền sinh ngày 15/04/1989 tại Thừa Thiên Huế. Bà tốt nghiệp cử nhân Địa chất năm 2011 và nhận bằng thạc sĩ Địa chất năm 2013 tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Hiện bà công tác tại Khoa Địa lý - Địa chất, trường Đại học Khoa học Huế. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa hóa, khoáng vật, địa chất mỏ. Đặng Quốc Tiến sinh ngày 04 tháng 4 năm 1979 tại Quảng Ngãi. Năm 2002, ông tốt nghiệp cử nhân Địa chất tại trường Đại học Khoa học Huế. Năm 2014, ông tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học, chuyên ngành Địa chất học tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Năm 2016, ông học nghiên cứu sinh tại Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. Từ năm 2002, ông tham gia công tác tại cơ quan và hiện đang là Phó Cục trưởng Cục Kiểm soát hoạt động khoáng sản miền Trung. Lĩnh vực nghiên cứu: Địa chất khoáng sản. 158
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Trầm tích Devon ở Việt Nam: Phần 1
73 p | 80 | 12
-
Ứng dụng mô hình toán nghiên cứu biến động địa hình đáy vùng ven bờ châu thổ sông Hồng
11 p | 105 | 10
-
Đặc điểm trầm tích giồng cát huyện Cầu Ngang và Trà Cú tỉnh Trà Vinh và khả năng chứa nước ngọt
8 p | 68 | 3
-
Đặc điểm trầm tích tầng mặt vùng biển nông ven quần đảo Cát Bà, miền Bắc Việt Nam
13 p | 30 | 3
-
Ảnh hưởng các tham số thạch - vật lý đến khả năng chứa dầu khí của trầm tích cát bột kết tuổi Miocen giữa, cấu tạo Thiên Ưng - Mãng Cầu, bể Nam Côn Sơn
13 p | 56 | 2
-
Đặc điểm tướng đá - cổ địa lý Pleistocen muộn holocen khu vực cửa sông Ba Lạt
12 p | 42 | 2
-
Phân tích kết quả số liệu thực đo mực nước và lưu tốc sông Văn Úc tại trạm Trung Trang thuộc hệ thống sông Thái Bình
11 p | 53 | 2
-
Địa hóa nguyên tố chính và nguyên tố vết của các trầm tích hệ tầng Đồng Ho, Quảng Ninh và ý nghĩa của chúng trong việc xác định điều kiện cổ môi trường
11 p | 43 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn