Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Cọ bầu
lượt xem 45
download
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Cọ bầu .
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Cọ bầu
- CỌ BẦU Livistona saribus Merr. ex A.Chev. 1919 Tên đồng nghĩa: Livistona cochinchinensis (Blume) Mart; Corypha saribus Lour. Saribus cochinchinensis Blume Tên khác: Cọ, lá gồi, kè nam Họ: Cau Dừa - Palmae Hình thái Thân trụ hoá gỗ mọc thẳng, đơn độc, không phân nhánh; cao 20-25cm, đường kính 15-30cm, mang nhiều gốc lá tồn tại. Lá dài tới 1,6m, cuống lá có nhiều gai cứng, màu nâu, nhất là ở phía gốc; gai dài 2-3cm, gốc rộng 15-18mm, đầu thường cong; phiến lá màu lục, chia thành các thùy, trên đầu có 2 mũi nhọn, đôi khi dài tới 80cm. Cụm hoa hình chùy, có 3 mo hình ống và mang các cụm hoa chùy thứ cấp, với 7-8 cành dài 15-30cm, nhẵn và hơi dẹt. Hoa lưỡng tính tập hợp 3-5 chiếc hay hơn, không cuống, hình cầu khi còn là nụ dài 15- 18mm. Lá đài 3, lợp, hình trái xoan tù, dài 2mm. Cánh hoa 3, xếp van, có hình dạng và kích thước bằng nhau. Nhị đực 6; bao phấn hình trái xoan, gốc hình tim; chỉ đính vào 1/3 phía gốc, rất mảnh; gốc phình to và dính lại. Bầu 3 lá noãn hợp, đỉnh thót nhọn, hình Cọ bầu - Livistona saribus Merr. ex A.Chev. trứng - tam giác ở gốc, cao 1,5mm. Rộng 1,2mm; noãn 3, mỗi lá noãn mang 1 noãn, 1. Cây non; 2. Cuống lá đính gốc; vòi 3, đỉnh rời, hình tam giác nhọn. Quả hình cầu, đường kính 11-13mm, có cuống do các bao hoa hợp lại, màu xanh, khi chín; hạt hình cầu, đường kính 9-10mm; tễ mảnh. Các thông tin khác về thực vật Ở Việt Nam chi Cọ (Livistona R.Br.) có 4 loài với các đặc điểm khác nhau: 1/ Cọ bầu (Livistona saribus Merr. ex A.Chev). Cây phổ biến nhất, mọc ở trong các rừng thường xanh có độ ẩm cao, được trồng nhiều từ miền núi đến trung du và đồng bằng. Đầu lá không rủ. 2/ Cọ xẻ hay kè (L. chinensis R. Br.). Cây trồng là chủ yếu; đầu lá rủ xuống, chịu nước hơn cọ bầu, trồng nhiều ở vùng đồng bằng vì chịu được mực nước cao trong đất. Đầu lá rủ. 3/ Cọ bắc bộ (L. Tonkinensis Magalon) Phát hiện và mô tả năm 1930 tại vùng sông Chảy. Cây to, đầu lá không rủ giống cọ bầu, chỉ khác trên thân không tồn tại cuống lá. và đầu lá xẻ 4- 5 thuỳ. Rất ít tài liệu về loài này.
- 4/ Cọ Hạ long (L. halongensis T. H. Hiep & Kiem). Phát hiện và mô tả ở các đảo thuộc vịnh Hạ Long năm 2000. Thân hoá gỗ, cao khoảng 10m, cụm hoa trên ngọn. mọc trên các đảo đá vôi của vịnh. Phân bố Việt Nam: Cọ bầu vừa mọc tự nhiên hoặc được trồng ở các tỉnh và thành phố: Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Bắc, Hà Tây, Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, các tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tập trung nhất ở vùng miền núi và trung du thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, ở các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Kạn. Thế giới: Cọ bầu phân bố ở Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia. Đặc điểm sinh học Cọ bầu là cây ưa sáng và ẩm, mọc tự nhiên trong các rừng nhiệt đới thường xanh ẩm trên độ cao dưới 700m ở Phân bố của cọ bầu ở Việt Nam miền Bắc và dưới 1.000m ở miền Nam. Cây thường mọc ở các rừng thứ sinh mới bị mở tán nhẹ. Trong rừng nguyên sinh rất ít gặp cọ bầu vì cây non mới tái sinh của loài này là cây ưa bóng, nhưng khi cây cao độ 1m, chuyển thành cây ưa sáng, chúng không tồn tại được lâu dài dưới tán của các rừng cây gỗ rậm rạp. Thường cùng mọc với các loài cây gỗ ưa sáng khác như: Sâng, chẹo, trám trắng, trám đen, thôi ba... Cây mọc rất chậm, thường mỗi tháng ra thêm 1 lá mới. Cọ bầu cho rất nhiều quả, tái sinh tốt ngay dưới tán hoặc được các loài chim và thú ăn quả, rồi phát tán hạt đi rất xa gốc cây mẹ. Khi rừng bị mở tán mạnh, cọ bầu tái sinh thành từng đám thuần loại khoảng vài chục cây. Cây ưa đất vùng đồi có độ đốc dưới 150, mức nước ngầm thấp và thoát nước tốt. Vì vậy chỉ gặp cọ xẻ mọc ở vùng thấp, đất bằng, quanh ruộng lúa (như ở Thanh Hoá, Nghệ An), chứ không gặp cọ bầu ở trên các lập địa như trên. Cọ bầu ra hoa tháng 10-12 và quả chín vào tháng 2-5 năm sau. Công dụng Cọ là cây đa tác dụng, sản phẩm của cọ gồm nhiều loại và được dùng khá phổ biến trong nhân dân ta như: - Lá cọ: lá già dùng lợp nhà rất bền và mát, dùng được 10-15 năm. Lá non (búp cọ) dùng đan nón, mũ, làm quạt. Cuống lá (cáp cọ), dài tới 5-6m (trong rừng ẩm), dùng chẻ nan đan hàng mỹ nghệ, làm chiếu cọ hoặc mành cọ, cũng có thể dùng để đun. Thường thu 1.000 lá cọ thì được 400kg lá. Giá khoảng 20.000đ/tạ cáp tươi, và 60.000đ/tạ cáp khô (năm 2005). Thường 3kg cáp tươi được 1kg cáp khô. Trung bình 1 cuống lá cho 9-12 nan và để dẹt mành chiếu cần khoảng 280-330 nan. Gần đây (từ năm 2000), xước cọ (hay gân lá cọ; được chế biến bằng cách loại bỏ phần thịt lá), là mặt hàng được thị trường Trung Quốc ưa chuộng. Khoảng 6-7 chiếc lá thì chế biến được 1kg xước. Từ xước cọ có thể chế biến chổi quét, lẵng đựng hoa quả hay đèn lồng và một số vật dụng khác. Giá đầu năm 2005 tại Lạng Sơn là 3.000- 4.500đồng/kg xước.
- - Quả cọ. Trung bình một cây hàng năm cho 30-50kg quả. Thường để tồn tại trên cây, ít được thu hái để ăn. Quả có thể dùng để muối dưa cọ, ỏm cọ (luộc đến nhiệt độ khoảng 60- 700C, khi nước lăn tăn thì thôi). Quả cọ cũng dùng ủ mầm làm giá ăn như giá đỗ. Nhân quả cọ có dầu béo, có thể ép dầu dùng thay mỡ ăn. Giá trị dinh dưỡng nhân hạt cọ: hàm lượng lipit 9- 12%, đường 0,8-2,4%, protein 1,5-2,2%, chất khoáng 1-1,4%. Trong dầu cọ có nhiều tanin nên vị dầu hơi chát, cần phải khử bớt. Hiện nay dầu cọ hầu như không còn được dùng nữa. Ngoài ra có còn nhiều tác dụng khác như: Thân làm chõ xôi, làm đòn gánh, chấn song cửa xổ, làm gỗ ván sàn, máng hứng nước, cầu bắc qua suối nhỏ và làm nhiều hàng thủ công mỹ nghệ khác. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Hiện nay nhân dân chưa có tập quán gieo ươm cọ. Do cọ cho nhiều quả và hạt cọ dễ tái sinh thành cây con, nên khi muốn trồng, người dân địa phương đến gốc các cây cọ, tìm cây con đánh về trồng. Gần đây cọ trở thành cây cảnh trồng trong các công viên ở thành phố hay các vườn gia đình, nên người ta bắt đầu trồng cọ bằng hạt. Muốn trồng cọ phải đợi quả chín đầy đủ, khi quả chuyển từ màu xanh sang vàng và hơi tím là có thể thu hái. Nếu để chín quá quả sẽ rụng hay bị chim thú ăn. Khi thu cắt cả buồng, về nhà tách thành từng quả, ử cát ẩm, phủ bằng bao tải cũ. Sau khi ủ 3-6 ngày, vỏ quả ngoài mềm nhũn thì mang đãi sạch để lấy hạt. Xử lý hạt bằng nước nóng 2 sôi 3 lạnh rồi ử trong cát ẩm. Sau khoảng 1 tháng hạt nảy mầm, đầu tiền chồi mầm màu trắng xuất hiện, đâm khỏi mặt đất và kéo dài dần, khi đạt chiều dài khoảng 5-7cm, đầu chồi mầm phình to, 2 đầu ló ra 2 chồi nhọn. Chồi nhọn phía dưới mập và phát triển nhanh hơn, đâm xuống đất và phát triển thành rễ; chồi nhọn phía trên nhỏ và phát triển chậm hơn, phát triển thành thân và lá. Khi chồi mầm bắt đầu xuất hiện có thể mang cấy trên luống với cự ly 20x20 hoặc cấy vào bầu PE kích thước lớn, rộng 15cm, cao 20cm; ruột bầu gồm 80% đất vườn ươm + 20% phân chuồng hoai. Chú ý che 30-40% ánh sáng cho cây, sau 3 tháng giảm còn 15-20%; sau 6 tháng có thể bỏ dàn che. Sau khi cấy cây vào bầu 8-10 tháng, cây cao 20-25cm, có 2 lá sẻ và 1 búp lá có thể mang trồng ra chậu hoặc đánh ra vườn ươm lớn, đợi cây đạt chiều cao theo yêu cầu sẽ mang đi trồng. Vụ trồng tốt nhất vào vụ xuân. Hố đào trước 1 tháng; mỗi hố bón 5-10kg phân chuồng hoai. Khi trồng trong công viên thường trồng thành hàng hoặc thành khóm 3-5 cây cạnh nhau, sau tạo tán và tỉa lá dần. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Cọ bầu là loài LSNG đa tác dụng và rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam, đặc biệt người dân vùng trung du Bắc Bộ. Cây có nhiều giá trị kinh tế như đã giới thiệu trong phần công dụng. Ngoài giá trị kinh tế, cọ còn có giá trị văn hoá, cây cọ đã đi vào thơ ca Việt Nam. Nhưng cuối thế kỷ XX, khi lá cọ ít được dùng để lợp nhà, dầu hạt cọ không được ăn thay mỡ nữa, nhiều nơi đã có chủ trương chặt bỏ cây cọ để thay thế bằng các cây nông nghiệp hay cây ăn quả. Hàng nghìn hecta cọ đã bị xoá bỏ trong giai đoạn đó. Rất may đầu thế kỷ XXI, cáp cọ, xước cọ lại có giá và có thể xuất khẩu được, nhiều địa phương lại khôi phục và phát triển cọ. Để cây cọ phát triển một cách bền vững, cần có những nghiên cứu về kỹ thuật gieo trồng và chế biến thân, lá. quả cọ thành các sản phẩm có giá trị để dùng trong nước hoặc xuất khẩu. Tài liệu tham khảo 1. Dương Văn Sơn (2005). Bản tin Lâm sản ngoài gỗ, Vol 2, No3, tháng 7/2005: 11-12.; 2.Trần Thị Phương Anh. Arecaceae Schultz – Sch. 1832 - Họ Cau (Palmae Juss. 1789 - Họ Cau Dừa) (2005). Danh lục các loài thực vật Việt Nam. Tập III (Nguyễn Tiến Bân - Chủ biên). Tr. 864. Nxb Nông Nghiệp - Hà Nội;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Dừa nước
4 p | 768 | 117
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Hồi
6 p | 337 | 108
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Quế
6 p | 338 | 107
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Phi lao
5 p | 358 | 84
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Mây nếp
6 p | 324 | 81
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Dầu rái
6 p | 192 | 78
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Luồng
9 p | 266 | 76
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Đước nhọn
4 p | 220 | 60
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Dẻ yên thế
6 p | 286 | 54
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Diễn trứng
5 p | 190 | 51
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Muồng đen
3 p | 293 | 43
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Chiêu liêu
4 p | 232 | 40
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Quế quan
5 p | 190 | 36
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Dó
5 p | 182 | 34
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Mạnh Tông
4 p | 154 | 29
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Hóp sào
3 p | 178 | 19
-
Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Hóp nhỏ
4 p | 163 | 19
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn