intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẶC TÍNH MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÙNG NÔNG THÔN SÂU, NGẬP LŨ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Chia sẻ: Troung Nguyen Minh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

131
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hằng năm, một số vùng phía tây của Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập lũ, điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cộng đồng người dân ở nông thôn khiến cho đời sông của họ khó mà thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuât nông nghiệp nhất là vùng nông thôn sâu ngập lũ, quan điểm sống chung với lũ và tăng cường hợp tác trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL sẽ góp phần quan trọng trong...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẶC TÍNH MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÙNG NÔNG THÔN SÂU, NGẬP LŨ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

  1. ĐẶC TÍNH MÔI TRƯỜNG NƯỚC VÙNG NÔNG THÔN SÂU, NGẬP LŨ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Dương Trí Dũng Bộ môn Môi Trường và Quản lý Tài nguyên Thiên nhiên 1. Mở đầu Hằng năm, một số vùng phía tây của Đồng Bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ngập lũ, điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống cộng đồng người dân ở nông thôn khiến cho đời sông của họ khó mà thoát khỏi vòng luẩn quẩn của s ự nghèo khó. Hiện nay, Đảng và Nhà nước đang khuyến khích chuyển đổi cơ cấu sản xuât nông nghiệp nhất là vùng nông thôn sâu ngập lũ, quan điểm sống chung với lũ và tăng cường hợp tác trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL sẽ góp phần quan trọng trong phát triển đời sống nông thôn Khi đưa vào thử nghiệm hay triển khai một cách rộng rãi một biện pháp canh tác mới thì yếu tố môi trường phải được lưu tâm hàng đầu, nhất là việc chọn đối tượng nuôi trồng phải phù hợp với môi trường này để đưa vào.Vì thế, đ ề tài khảo sát môi trường nước vùng nông thôn sâu ngập lũ sẽ góp phần không nhỏ vào chương trình cải thiện đời sống và tăng cường hợp tác của nông dân vùng nông thôn sâu ngập lũ. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1 Vị trí và thời điểm nghiên cứu Ba ấp là Thới Hiệp 2, Thới Hòa và Thới Phong thuộc xã Thới Đông huy ện Ô Môn, thành phố Cần Thơ được chọn làm khu vực nghiên cứu, đặc tính của khu vực này là là ngập lũ từ tháng 8-12 hằng năm và độ ngập sâu từ 0.6-1.2m Các thời điểm khảo sát là tháng 6-cuối mùa khô, tháng 7-mưa nhiều, tháng 9-nước lũ lên đồng, tháng 10-đỉnh lũ, tháng 11-lũ rút, chuẩn bị vụ đông xuân, tháng 12-bơm nước làm lúa. 2.2 Phương pháp thu và bảo quản mẫu Các yếu tố lý học: như nhiệt độ, độ trong được đo ngay tại hiện trường. .
  2. Các yếu tố hóa học như: Oxy hòa tan và pH được đo ngay tai hiện trường bằng máy. Các yếu tố NH4+, N tổng, P tổng, Fe được thu và cố định mang về phòng thí nghiệm ĐHCT phân tích Các yếu tố sinh học được bảo quản theo quy trình của Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành năm 1965 2.3. Phương pháp phân tích mẫu Các mẫu được phân tích bằng phương pháp theo giáo trình giảng dạy tại trường ĐHCT 3. Kết quả và thảo luận Tính chất lý học Nhiệt độ: Trong khu vực khảo sát nhiệt độ nước biến động từ 27.4-33.5oC tùy vào loại thủy vực nhưng cao nhất trên ruộng. Tuy nhiên, nhiệt đ ộ coa không thường xuyên và khoảng giới hạn này vẫn thích hợp cho sự tồn tại và phát triển của thủy sinh vật đặc biệt là kích thích sự phân giải các chất hữu cơ diễn ra nhanh chóng. pH: yếu tố này biến động rất lớn trên ruộng và ao. Ao mới đào có pH thấp mặc dù một lượng vôi rất lớn đã được bón cho ao. Trên ruộng pH xuống rất thấp khi mưa lũ và nước bắt đầu tràn bờ lên ruộng. Tính chất hóa học Hàm lượng oxy hòa tan: biến động lớn (1.6-10.6 ppm). Trên sông có hàm lượng oxy hòa tan luôn dưới 5ppm. Như vậy ở khu vực này, trên sông có nhiều vật chất phân giải cần nhiều oxy. Hàm lượng độc tố H2S: hàm lượng này biến động từ 0.06-0.24 ppm. Mặc dù nước giàu hữu cơ nhưng quá trình tọạoH2S chưa đến mức gây độc cho thủy vực, tuy nhiên cần lưu ý trong mottj thời gian dài tích tụ tạo nhiều H 2S và gây độc cho thủy vực. Hàm lượng Fe tổng số: biến động lớn trong khoảng 0.08-0.214 ppm, hàm lượng chưa xác định rõ độ gây độc thực tế. So sánh kết quả về pH thì không có sự tương quan nên có thể nói yếu tố này là cơ sở cho việc phất hiện độ đ ộc do s ắt, cần lưu tâm về nhóm Fe2+ và độ sụt giảm của pH. Hàm lượng muối dinh dưỡng Tổng lân: hàm lượng cao (30.8 ppm) trong khi đó lượng PO 43- lại rất thấp(0.012-1.3 ppm). Có khả năng nơi đây có nguồn nước ô nhiễm bởi chất hóa học như thuốc trừ sâu gốc lân, chúng tích lũy trong đất và tồn tại trong môi trường nước một thời gian dài.
  3. Tổng đạm: khá cao (54.6 ppm), đặc biệt là hàm lượng này tồn tại trên sông nhưng NH4+ lại biến động không nhiều (0.01-2.43 ppm), điều này cho thấy nguồn nước sông chứa nhiều vật chất hữu cơ, cần chú ý lưu thong nước để tạo nguồn nước sạch cho sinh hoạt Độ tiêu hao oxy (COD): biến động trong khoảng 6.9-30.8 ppm. Thể hiện mức dinh dưỡng trung bình và cao của thủy vực, cần lưu ý cải tạo chế đ ọ nước nhất là nguồn nước song. Tính chất sinh học môi trường nước Thực vật nổi (phytoplankton) Khu vực khảo sát ở vung trũng vào mùa mưa theo kết quả phân tích có 93 loài tảo được phát hiện, trong đó tảo khuê có thành phần loài phong phú nhất với 30 loài, ngoài ra thành phần loài tảo lục và tảo mắt cũng phong phú không kém (27 loài). Sự phân bố thành phần loài không đồng đều giũa các khu vực, kết quả về sự phân bố này thể hiện trong bảng 1 Bảng 1: Thành phần loài tảo trên các thủy vực ở khu vực khảo sát Ruộng Sông Khu vực 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 Thới Hiệp2 30 28 25 23 30 27 26 16 28 25 21 17 Thới Phong 33 30 51 54 49 17 0 0 13 27 33 23 Thới Hòa 16 14 7 23 18 14 0 0 19 29 20 30 Ao mới Ao cũ 3 9 9 12 18 21 13 19 19 33 29 26 Sự đa dạng về thành phân loài tảo khuê thể hiện tính phụ thuộc thủy triều của nguồn nước, tuy nhiên, thành phần loài tảo mắt khá cao thể hiện hàm lượng chất hữu cơ trong nước cao. Đến mùa lũ, lượng nước trên song gia tăng và sự trao đổi nước diễn ra mạnh hơn nên thành phần loài gia tăng nhưng sau đó giảm lại do tính chất trao đổi nước yếu dần. Các loài thường gặp ở khu vực khảo sát bao gồm: Closteria restimargianum, Navicula cuspidate, Euglena minima, Euglena oblonga, Trachelomonas volvocina, Oascilatoria irrigua vaf Oscilatoria lomosa. Số loài tảo phát hiện được trên ruộng thấp hơn rất nhiều so với thành phần loài trên sông, chúng biến động trong khoảng 13-30 loài, đa phần là tảo lam và tảo khuê. Hệ thống đê bao cản trở sự lưu thong khiến cho thành phần loài không được phong phú, hơn nữa việc sử dụng nông dược có khả năng làm hạn chế sự phát triển của nhiều nhóm động vật khiến cho lượng chất hữu cơ lo lửng không được sử dụng và chuyển hóa thành nguồn muối dinh dưỡng cho nhu cầu của nhiều nhóm thực vật nổi. Các loài thường xuất hiện gồm: Fragilaria contruens,
  4. Gomphonema longiceps, Euglena acutissima, Phacuc torta, P.alata, P. longgicauda, Euglena spirpgyra và Phormidium molie. Thành phần loài trong ao biến động rất lớn tùy theo tuổi và đặc tính của ao, với tác động của nguồn nước cấp biến động mạnh theo mùa vụ nên tính chất thủy vực ở đây rất khác biệt nhất là vùng nhiễm phền nặng. Theo thời gian, thành phần loài tảo trong ao mới cải thiện dần, như thế mùa lũ đã mang nước vào trong các ao làm thành phần loài trong ao trở nên phong phú hơn. Tuy nhiên sự phong phú này còn biểu hiện ở mức độ ao được cải thiện như thế nào. Số lượng tảo biến động lớn tùy theo loại thủy vực nhưng ở mức độ thấp, trong khoảng 132000-720000 ct/L. Nghành tảo mắt luôn có số lượng cao và chiếm tỉ lệ đáng kể. Số lượng tảo trong ao mới tăng dần và theo sự biến đổi số lượng tảo trên sông. Có thể xem như nguồn nước sông đã cải tạo cho ao mới này đ ược sự thích hợp hơn đối với hoạt đọng của nhiều lào sinh vật. Trong những tháng cuối năm, nguồn nước sông bổ sung vào và nước lũ xuất phát từ thượng nguồn nên đa số tảo chiếm ưu thế không còn là tảo khuê mà chuyển sang vai trò ưu th ế của tảo lam đây là một đặc tính thể hiện mức độ xa biển của thủy vực này. Tảo lục và tảo mắt luôn chiếm ưu thế ở ruộng trong khi đó trên sông không có sự ưu thế tuyệt đối. Sự tích lũy nước trong thời kỳ lũ kết hợp với nguồn dinh dưỡng từ ruộng luôn khiến cho tảo có điều kiện phát triển tạo đỉnh cao về số lượng và khi đó tảo mắt lại chiếm ưu thế Động vật nổi (Zooplankton) Trong các thủy vực nghiêm cứu ở vùng ngập lũ đã xác định đ ược 44 loài động vật nổi thuộc 3 nhóm chính là Rotatoria có 32 loài (chiếm tỉ lệ 72.73%), Cladocera và Copepoda có 6 loài (chiếm tỉ lệ 13.64%). Nhìn chung thành phần loài thuộc nhóm trùng bánh xe phong phú nhất, nó thể hiện được tính phân bố rộng của chúng. Thành phần loài trên sông biến động lớn, số loài có khuynh hướng tăng dần khi lũ đến, sự trao đổi nước mạnh làm cho số loài biến động nhiều. Các loài thường gặp trên sông bao gồm Brachionus angularis, B. faltacus, Trichocera longiseta, Diaphanosoma leutenbergianum, Moinodaphnia macleyi và Neodiaptomus visnu. Riêng loài Trichocera longiseta và Neodiaptomus visnu thường xuất hiện trên sông với tần số xuất hiện cao trên cả 3 khu vực khảo sát cho nên có thể nói vùng này giàu hữu cơ. Thành phần loài trên ruông một phần phụ thuộc vào nguồn nước cung cấp vào, phần khác phụ thuộc vào tính chất địa lý của khu vực. Các loài xuất hiện phổ biến trên ruộng ở các khu vực bao gồm: Platyias patulus và polyathra vuaris. Những ruộng có mối quan hệ trực tiếp với nguồn nước sông thì có thành phân loài
  5. phong phú (như ở Thới Hòa), những ruộng bị tù đọng, sự trao đổi nước ít xảy ra thì thành phần loài động vật nổi kém phong phú, chủ yếu xuất hiện các loài ưa chất hữu cơ. Bảng 2: Thành phần loài động vật nổi trên các thủy vực ở khu khảo sát Ruộng Sông Khu vực 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 Thới Hiệp2 8 6 13 13 10 12 8 8 12 9 6 10 Thới Phong 13 12 13 11 12 12 0 4 9 10 12 6 Thới Hòa 10 5 6 10 9 7 0 8 13 12 11 11 Ao mới Ao cũ 5 2 9 8 5 6 10 5 10 10 7 8 Ruộng lúa canh tác chưa cải tạo để nuôi cá có số lượng động vật nổi cao hơn trên sông từ 2-3 lần. Số lượng động vật nổi trên sông ít biến động, mật độ từ 12800-32600 ct/m3. Sự biến động số lượng động vật nổi chỉ tập trung vào 2 nhóm chính là Rotatoria và Cadocera thể hiện tính giàu hữu cơ của thủy vực, vấn đè này sẽ được tận dụng trong quá trình nuôi cá với các đối tượng có sức chịu đ ựng cao với điều kiện thiếu oxy và tính ăn tạo với thức ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ. Động vật đáy (Zoobenthos) Đã phát hiện được 12 loài động vật đáy thuộc 6 nhóm khác nhau trong đó Bivalvia có thành phần loài cao hơn cả là 4 loài (33.33%), kế đến là Oligochaeta có 3 loái (25%), Gastropoda có 2 loài (16.67%) và cuối cùng là Polychaeta, Insecta và Crustacea có 1 loài trong mỗi nhóm (8.33%). Các khu vực đều có thành phần tương tự nhau. Bảng 3: Thành phần loài động vật đáy trên các thủy vực ở khu khảo sát Ruộng Sông Khu vực 1 2 3 4 5 6 1 2 3 4 5 6 Thới Hiệp2 5 6 5 7 6 6 2 3 1 3 2 2 Thới Phong 6 6 6 6 5 6 0 0 4 3 4 3 Thới Hòa 2 1 3 2 3 5 0 8 3 5 4 6 Ao mới Ao cũ 0 4 4 2 3 2 3 2 2 2 3 2 Thành phần loài động vật đáy thu được trên sông phong phú hơn trong các thủy vực khác đặc biệt sự xuất hiện của loài Namalycaslis longicirris thể hiện vùng nước chịu tác động của thủy triều. Thành phần loài động vật đáy trên ruộng đơn giản hơn trên sông rất nhiều, nó chịu chi phối mạnh bởi các tác động canh tác
  6. của con người, chỉ có nhóm giun đốt và ấu trùng muỗi, giáp xác rất hiếm gặp. các oài tìm thấy phổ biến bao gồm Branchyura sowerbyi và Chironomus sp. Số lượng động vật đáy biến đổi theo cấu trúc nền đáy thủy vực và điều kiện dinh dưỡng. Trong khu vực này ta thấy số lượng động vật đáy trên sông ổn định và nằm ở giới hạn cao (0.000-559.107 g/m2), số lượng này do nhóm sự chi phối của nhóm 2 mảnh vỏ. Số lượng động vật đáy trên ruộng biến đổi rất lớn, phụ thuộc vào nguồn cá nuôi cũng như chế độ canh tác của người dân, sự biến động số lượng chủ yếu do nhóm Gastropoda chi phối, chúng là loại thức ăn tốt cho cá ăn đáy nhưng sức sinh sản của chúng không cao. Ở các ao mới có số lượng đọng vật đáy ở ao 1 rất thấp (0-25.187 g/m 2) nhứng ao cũ có số lượng biến động lớn, giảm dần vào mùa nước bắt đầu lên. Sự suy giảm này do sự suy giảm của nhóm Bivalvia, có khả năng chúng không thích nghi được điều kiện độ đục cao do chất lắng đọng của phù sa. 4. Kết luận và đề xuất 1. Kết luận Các yếu tố vật lý chưa ảnh hưởng đến quá trình nuôi trồng thủy sản trong các thủy vực vùng này nhưng yếu tó hóa học có ảnh hưởng nhất là P và N. Trao đổi nước vào mùa lũ có khả năng làm sạch môi trường. Thành phần tảo phong phú với 93 loài, trong đó tảo khuê có 30 loài nhưng tảo mắt luôn chiếm ưu thế. Đã xác định được 44 loài động vật nổi nhưng số loài phong phú và chiếm ưu thế vần thuộc về loài trùng bánh xe. Động vật đáy khá nghèo nàn, bị tác động mạnh bởi quá trình canh tác của con người. 2. Đề xuất Lập mô hình nuôi cá ruộng lúa với hệ thống lưới chắn để quá trình trao đổi nước diễn ra mạnh và tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên. Tận dụng mặt nước để nuôi cá vào mùa lũ là biện pháp gia tăng thu nhập cho người dân nơi đây.
  7. Tài liệu tham khảo Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên. 1980. Định loại đ ộng vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội. Pekar. F, N. V. Be, N. V. Cong, D. T. Dung and Olah. 1998. Ecotechnological and socio-economic analysis of fish farming in the fresh water area of Mekongdelta. The fifth Asia Fisheries forum. International conference on fisheries ond food security beyond the year 2000. Page (s) 166. Chiangmai, Thailand.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0