intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tác động của con người lên môi trường

Chia sẻ: Lanh Nguyen | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:27

203
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Biển và đại dương chiếm 71% diện tích hành tinh với độ sâu trung bình 3.710m và tổng khối nước 1,37 tỷ km3. Tài nguyên biển và đại dương rất đa dạng được chia ra thành các loại: - Nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển - Nguồn lợi nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên - Nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều. Mặt biển và vùng thềm lục địa là đường giao thông thuỷ, biển là...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tác động của con người lên môi trường

  1. II. Tác động của con người lên các thành phần môi trường 1. Tác động của Con ng­êi – BiÓn vµ §D
  2. A- Tầm quan trọng của biển • Biển và đại dương chiếm 71% diện tích hành tinh với độ sâu trung bình 3.710m và tổng khối nước 1,37 tỷ km3. • Tài nguyên biển và đại dương rất đa dạng được chia ra thành các loại: - Nguồn lợi hoá chất và khoáng chất chứa trong khối nước và đáy biển - Nguồn lợi nhiên liệu hoá thạch, chủ yếu là dầu và khí tự nhiên - Nguồn năng lượng "sạch" khai thác từ gió, nhiệt độ nước biển, các dòng hải lưu và thuỷ triều. • Mặt biển và vùng thềm lục địa là đường giao thông thuỷ, biển là nơi chứa đựng tiềm năng cho phát triển du lịch, tham quan, nghỉ ngơi, giải
  3. • Sinh vật biển là nguồn lợi quan trọng nhất của con người: – 200.000 loài động thực vật. – Sản lượng sinh học : Thực vật nổi 550 tỷ tấn, thực vật đáy 0,2 tỷ tấn, các loài động vật tự bơi 0,2 tỷ tấn. – Sản lượng khai thác thuỷ sản từ biển và đại dương toàn thế giới gia tăng, • năm 1960: 22 triệu tấn; • 1970: 40 triệu tấn; • 1980: 65 triệu tấn; • 1990: 80 triệu tấn. Theo đánh giá của FAO, lượng thuỷ sản đánh bắt tối đa từ biển là 100 triệu tấn. • Trữ lượng hải sản ở phần Biển Đông thuộc Việt Nam cho phép khai thác với mức độ trên 1 triệu tấn/năm.
  4. Biển bao phủ 71% bề mặt Trái đất với diện tích 361 triệu km2, là nơi sinh sống của khoảng 2 vạn loài thực vật, hơn 400 loài cá có giá trị kinh tế cao, trên 70 loài tảo biển cùng vô số các loài khác... Sức sản xuất nguyên khai của biển khoảng 500 tỷ tấn/năm và sản lượng khai thác hàng năm đạt tối đa 600 triệu tấn. Đây là tiềm năng rất lớn đối với ngành khai thác thủy sản của thế giới. - Khai thác thủy sản là hoạt động đánh bắt từ hồ ao, sông ngòi, biển và đại dương các loài thuỷ sản khác nhau trong đó cá chiếm đến 85- 90% sản lượng. Sản lượng thuỷ sản đánh bắt được chủ yếu là từ biển và đại dương. Theo thống kê của FAO, hiện nay toàn thế giới có hơn 160 quốc gia làm kinh tế thuỷ sản, trong đó 21 quốc gia có sản lượng đánh bắt cá biển trên 1 triệu tấn/năm thuộc châu á, châu Âu và châu Mỹ. Các ngư trường khai thác thủy sản chủ yếu trên thế giới là Biển B ắc, Đông Bắc Đại Tây Dương, Tây Bắc Đại Tây Dương, Trung tâm Tây Đại Tây Dương, Tây Nam Đại Tây Dương, Bắc Địa Trung Hải, Đông ấn Độ Dương, Tây Bắc Thái Bình Dương, Đông và Đông Bắc Thái Bình Dương và Tây Nam Thái Bình Dương (xem bản đồ các ngư trường chính và sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản). - Sản lượng khai thác thuỷ sản từ nửa sau thế kỉ XX cho đến nay ngày càng tăng nhanh. Các nước có sản lượng đánh bắt thuỷ sản lớn nhất thế giới là Trung Qu ốc (gần 18 triệu tấn), Pêru (gần 8 triệu tấn), Hoa Kỳ (5 triệu t ấn), Nh ật B ản (4,8 triệu tấn), Inđônêxia (4,3 triệu tấn), Chi Lê (4 triệu tấn), ấn Độ (3,9 triệu tấn), LB Nga (3,7 triệu tấn), Thái Lan (2,9 triệu tấn) và Nauy (2,8 tri ệu tấn).
  5. "Biển và đại dương là niềm hy vọng của loài người trong tương lai". • Hàng năm, biển và đại dương có thể cung cấp 135 tỷ tấn chất hữu cơ (gấp 1000 lần sản phẩm NN toàn cầu nếu chỗ nào cũng canh tác), • Đại dương thế giới đang chứa đựng khoảng 3-4 trăm tỷ tấn hydrrocacbon,... • trữ lượng chung của tất cả các nguyên tố hoà tan trong nước biển và đại dương là 50 triệu tỷ tấn. • Lượng vật chất khổng lồ này không được khai thác hết, chúng sẽ bị chôn vùi dưới các điều kiện khác nhau và tạo nên các loại khoáng sản mà con người sẽ khai thác trong tương lai.
  6. Nước biển là hoá phẩm tổng hợp. • Trong khối nước biển và đại dương chứa tới 80 nguyên tố hoá học • trong 1 km3 nước chứa 21.106 tấn Clo; 11,8.106 tấn Natri; 1,5 . 106 tấn Magie; 1.106 tấn S; Ca, K, Br, C, St, B,... • Vàng cũng có tới 6kg/km3, Bạc có tới 225kg/km3. • có tới 50.1015 tấn các loại muối hoà tan, riêng lượng muối ăn trong đại dương có thể đủ cung cấp cho nhu cầu của con nguời tới 1,5 tỷ năm. • Nếu đại dương bốc hơi hết nước, thì bề mặt của nó sẽ phủ một lớp muối dày 60m (NaCl=80%). • Trữ lượng NaCl được dự tính là 38. 1015 tấn hay 22.106 km3. • Trung Quốc - là số 1 về sản lượng muối 4000 năm qua, hiện nay đang chiếm 1/5 tổng sản lượng muối thế giới (50 tr tấn). • Việt Nam là 1 trong những quốc gia sản xuất nhiều muối trên TG, năm 1995, sản lượng là 630.000 tấn
  7. * Dầu mỏ và khí đốt: • Tổng diện tích các vùng có khả năng về dầu khí là khoảng 50.106km2 (so với trên lục địa là 30.106km2), • trữ lượng khoảng 150 tỷ tấn (chiếm 45%) trữ lượng của cả TG • dầu khí bắt đầu được khai thác mạnh từ năm 1960 - nay. • Dầu khí được khai thác chủ yếu từ độ sâu 200m của mực nước biển trở vào, khả năng hiện nay ở độ sâu 4000m • số lượng các mỏ dầu ở vùng đáy biển chiếm tới 77% tổng số các mỏ dầu trên toàn TG. • Dầu khí phân bố không đều trên TG, trữ lượng dầu khí tập trung ở vùng Trung Đông (4.109tấn), ở Vịnh Mexico (2.109tấn). • Nhờ việc khai thác dầu khí mà nhiều quốc gia đã trở nên phồn thịnh như NaUy, Anh, ả Rập, Mexico, Mỹ, ... Nhưng nhiều quốc gia có trữ lượng dầu khí lớn cũng lâm vào cảnh bi thương của các cuộc chiến tranh tàn khốc
  8. Dầu khí ở nước ta: • thềm lục địa rộng chừng 1 triệu km2 và là nơi có triển vọng dầu khí lớn, • đã xác định được 7 bồn trầm tích có triển vọng chứa dầu. • sản lượng dầu thô khai thác hàng năm tăng 30%. • Sản lượng khai thác 10 năm: trên 100 triệu tấn dầu thô, và luôn đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu. • Bên cạnh việc khai thác dầu, chúng ta đã xây dựng nhà máy điện khí Bà Rịa để sử dụng nguồn khí thải ra trong khai thác dầu, nhà máy đã đi vào hoạt động năm 1996, có công suất khoảng 300MW. • Nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam cũng đã được xây dựng tại Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi đáp ứng 30% nhu cầu cả nước. • trong số 170 lô dầu khí đã thăm dò được thì có 79 lô đang trong vùng chồng lấn và tranh chấp với các nước láng giềng. • 2010 phấn đấu 40 triệu tấn dầu và 5-10 tỷ m3 khí/ năm.
  9. Các loại TN khác: * Than đá: trên TG có khoảng hơn 100 hầm lò khai thác than đá dưới đáy biển, trong đó Nhật Bản chiếm 30%, Anh chiếm 10%. * Các quặng kim loại khác: Các quặng Sắt, Đồng, Thiếc, Niken và cả đá vôi, Phôtpho, Lưu huỳnh cũng được khai thác trên đáy biển. Trên các vùng đá gốc lộ ra dưới đáy biển Thái Bình Dương còn phát hiện ra các loại quặng giàu Coban, Mn, Zn, Platin và Molypden. Dưới đáy đại dương còn có các loại kim loại đa kim nguồn gốc nhiệt dịch, chúng là thành phần của lớp Manti thâm nhập vào vỏ trái đất theo cơ chế đối lưu nhiệt, thành phần của chúng gồm Au, Ag, Cu, Zn, Pb, Sn... * Kết hạch Sắt và Mangan: * Bùn khoáng * Photphorit: * Các loại sa khoáng * Vật liệu xây dựng
  10. Năng lượng của biển và đại dương. a. Năng lượng tạo ra từ sự chênh lệch nhiệt và độ mặn: Nhiệt độ của lớp nước mặt và lớp nước dưới sâu của các vùng biển nhiệt đới và á nhiệt đới chênh nhau tới 20 - 25oC, tiềm năng có thể tới 5 tỷ KW. Hiện nay Nhật Bản, Mỹ và Tahiti đã sử dụng nguồn NL này. Tiềm năng khai thác NL loại này ở nước ta khoảng 0,15 tỷ kW. Độ mặn ở bờ biển chết lên đén 25%, người ta lợi dụng sự chênh lệch độ mặn giữa nước của biển Chết và Địa Trung Hải để chạy máy phát điện, phương pháp này mới bắt đầu được thử nghiệp, tiềm năng ước tính cỡ 2,6 tỷ kW. b. Năng lượng thuỷ triều: Tiềm năng của loại NL này được đánh giá là khoảng 1.240 tỷ kW/ năm, về mặt lý thuýêt, nó có thể cung cấp 20% sản lượng NL toàn cầu hiện nay. c. Năng lượng sóng: Sóng biển chứa đựng nguồn NL vô cùng to lớn, hơn 100 năm trước đây, sóng biển đã được dùng để tạo thành điện. Theo đánh giá hiện nay, tổng NL sóng biển là 2,7.1012kW. Người Nhật đi tiên phong trong việc sử dụng NL sóng biển tạo thành điện, nhưng NaUy là nước đầu tiên lắp đặt máy phát điện nhờ sóng biển có quy mô lớn với công suất 500kW. d. Năng lượng dòng chảy đại dương: TG có 2 dòng hải lưu cực lớn với 2 chiều nóng - lạnh ngược nhau, đó là dòng Gulf Stream và Kurôshio, riêng dòng Kuroshio đã có lưu lượng lớn gấp 20 lần tổng lưu lượng các dòng sông trên TG. Theo tính toán thì tổng tiềm năng của các hải lưu là 5 tỷ kW, e. Hydro nặng trong nước biển: Trong nước biển H nặng có hàm lượng khoảng 30mg/lít. Nếu vậy thì trong biển và đại dương có tới 10.000 tỷ tấn H nặng, đốt nó sẽ tạo ra NL tương đương với 30 lần NL của dầu mỏ của cả TĐ.
  11. Các dạng tài nguyên biển khác. a. Giao thông vận tải - Hàng hải. b. Du lịch c. Khí hậu, địa hình d. Vị thế. c. Nuôi trồng thuỷ hải sản
  12. • Các bãi biển: Nước ta có diện tích biển lớn, đường bờ biển dài (3260km) • 125 bãi biển có bãi cát trắng, phẳng và độ dốc nhỏ (TB 1-3o), đủ điều kiện thuạn lợi để khai thác phục vụ du lịch. • Các bãi biển nước ta phân bố trải đều từ Bắc (bắt đầu là bãi biển Trà Cổ dài 17km bằng phẳng) đến Nam (bãi biển Hà Tiên với hon Phụ Tử). • Bên cạn đó, dọc bờ biển nước ta còn có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ và các quần đảo gần và xa bờ... tạo nên nhiều bãi biển và phong cảnh đẹp mà nguyên vẹn, hoang sơ, môi trường trong lành và các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch biển: đảo Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc, ...
  13. B – Con người tác động lên biển
  14. B – Con người tác động lên biển • Biển là nơi tiếp nhận phần lớn các chất thải từ lục địa theo các dòng chảy sông suối, các chất thải từ các hoạt động của con ngưười trên biển nhưư khai thác khoáng sản, giao thông vận tải biển. • Trong nhiều năm, biển sâu còn là nơi đổ các chất thải độc hại như chất thải phóng xạ của nhiều quốc gia trên thế giới. Các biểu hiện của sự ô nhiễm biển khá đa dạng, có thể chia ra thành một số dạng như sau: – Gia tăng nồng độ của các chất ô nhiễm trong nước biển như dầu, kim loại nặng, các hoá chất độc hại. – Gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm tích tụ trong trầm tích biển – Suy thoái các hệ sinh thái biển như hệ sinh thái san hô, hệ sinh thái rừng ngập mặn, cỏ biển,... – Suy giảm trữ lượng các loài sinh vật biển và giảm tính đa dạng sinh học biển. – Xuất hiện các hiện tượng như thuỷ triều đỏ, tích tụ các chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển.
  15. • Hàng năm, các chất thải rắn đổ ra biển trên thế giới khoảng 50 triệu tấn gồm đất, cát, rác thải, phế liệu xây dựng, chất phóng xạ. • Một số chất thải loại này sẽ lắng tại vùng biển ven bờ. Một số chất khác bị phân huỷ và lan truyền trong toàn khối nước biển. • Việc khai thác dầu khí trên biển có tác động mạnh mẽ nhất đến môi trưường biển. Hiện tượng rò rỉ dầu từ giàn khoan, các phương tiện vận chuyển và sự cố tràn dầu có xu hưướng gia tăng .... • Hàng năm loài người thải ra biển hơn 10 triệu tấn dầu bẩn, trong đó có khoảng 5 triệu tấn được thải ra qua các dòng sông và các khu công nghiệp ven biển, khoảng 1 triệu tấn do rửa khoang chứa của các tàu chở dầu và dầu bẩn của các tàu thuyền khác thải ra
  16. • Loài người đã và đang thải ra biển rất nhiều chất thải độc hại một cách có ý thức và không có ý thức: – Theo tính toán, 2/3 lưượng DDT (khoảng 1 triệu tấn) do con ngưười sản xuất hiện đang còn tồn tại trong nưước biển. – Một lượng lớn các chất thải phóng xạ của các quốc gia trên thế giới được bí mật đổ ra biển. Riêng Mỹ năm 1961 có 4.087 và năm 1962 có 6.120 thùng – Việc nhấn chìm các loại đạn dược, bom mìn, nhiên liệu tên lửa của Mỹ đã đưược tiến hành từ hơn 50 năm nay. Riêng năm 1963 có 40.000 tấn thuốc nổ và dụng cụ chiến tranh đưược hải quân Mỹ đổ ra biển. – Trong thập kỷ 70, ở vùng biển Đại Tây Dưương và biển Bắc đã có hàng chục vạn chim biển và vô số cá biển chết vì ô nhiễm dầu. Con rùa biển lớn nhất thế giới nặng hơn 900 kg tìm thấy ở bờ biển xứ Gan bị tắc ruột chết vì một chiếc túi nilon khổ 15 x 22cm.
  17. • Hoạt động vận tải trên biển là một trong các nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm biển. Rò rỉ dầu, sự cố tràn dầu của các tàu thuyền trên biển thường chiếm 50% nguồn ô nhiễm dầu trên biển. • Các tai nạn đắm tàu thuyền đổ vào biển nhiều hàng hoá, phương tiện và hoá chất độc hại. Các khu vực biển gần với đường giao thông trên biển hoặc các cảng là nơi nước biển có nguy cơ dễ bị ô nhiễm. • Ô nhiễm không khí có tác động mạnh mẽ tới ô nhiễm biển. Nồng độ CO2 cao trong không khí sẽ làm cho lưượng CO2 hoà tan trong nước biển tăng. Nhiều chất độc hại và bụi kim loại nặng được không khí mang ra biển. • Sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất do hiệu ứng nhà kính sẽ kéo theo sự dâng cao mực nưước biển và thay đổi môi trường sinh thái biển. • Bên cạnh các nguồn ô nhiễm nhân tạo trên, biển có thể bị ô nhiễm bởi các quá trình tự nhiên nhưư núi lửa phun, tai biến bão lụt, sự cố rò rỉ dầu tự nhiên,...
  18. Việt Nam – chất lượng môi trường biển xuống cấp. • Biển Việt Nam nhận các chất gây ô nhiễm từ hai nguồn chính là lục địa và từ biển. Các chất gây ô nhiễm chủ yếu là dầu, hoá chất bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp. • Việt Nam có khoảng 13 hệ sinh thái chính ở biển và đới bờ. Các hệ sinh thái này rất dễ bị tổn thưương bởi tác động ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm dầu. • Theo thống kê của Cục Môi trưường (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trưường), kể từ năm 1989 đến nay có gần 20 vụ tràn dầu lớn nhỏ đưược ghi nhận. Điển hình là: – Sự cố Quy Nhơn ngày 10/8/1989, hơn 200 tấn dầu thô đã tràn ra Vịnh Quy Nhơn. – Sự cố Bạch Hổ ngày 26/11/1992, khoảng 300 - 700 tấn dầu thô đã tràn ra biển do đứt đưường ống mềm. – Sự cố ngoài khơi Vũng Tàu ngày 20/9/1993, 2000 tấn bột mì và 200 tấn dầu FO và DO đã loang ra một vùng rộng lớn khoảng 640km2. • Thiệt hại kinh tế ước tính lên đến hàng trăm tỷ đồng. Hơn nữa, hàng năm khoảng 200 triệu tấn dầu thô của các nước vận chuyển thông qua vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam đến Nhật Bản và Hàn Quốc, đang tạo nguy cơ không nhỏ về sự cố tràn dầu.
  19. Ở vùng nước ven bờ VN, đến năm 2010 dự tính ch ất th ải sẽ tăng rất lớn: – dầu khoảng 35 - 160 tấn/ngày, – nitơ tổng số 26 - 52 tấn/ngày và – tổng amôni 15 - 30 tấn/ngày. Hàng năm trên 100 con sông cần cù tải ra biển khoảng – 880 km3 nước, – 270 - 300 triệu tấn phù sa, – nhiều chất có thể gây ô nhiễm biển như các chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng và nhiều chất độc hại khác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2