Đặc tính sinh lý và sinh hoá của vi khuẩn gây bệnh hại thực vật
lượt xem 18
download
Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm Để có thêm thông tin, xin tham khảo danh sách các vi khuẩn hại thực vật. Vi khuẩn gây bệnh thực vật là những bán ký sinh có thể nuôi cấy sinh trưởng, phát triển tốt trên các loại môi trường nhân tạo dùng trong vi khuẩn học. Tuy phụ thuộc vào những yếu tố nhất định,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đặc tính sinh lý và sinh hoá của vi khuẩn gây bệnh hại thực vật
- Đặc tính sinh lý và sinh hoá của vi khuẩn gây bệnh hại thực vật Bước tới: chuyển hướng, tìm kiếm Để có thêm thông tin, xin tham khảo danh sách các vi khuẩn hại thực vật. Vi khuẩn gây bệnh thực vật là những bán ký sinh có thể nuôi cấy sinh trưởng, phát triển tốt trên các loại môi trường nhân tạo dùng trong vi khuẩn học. Tuy phụ thuộc vào những yếu tố nhất định, nhưng nói chung sự sinh trưởng và sinh sản của vi khuẩn bệnh cây bắt đầu ở 5-10°C, nhiệt độ tối thích 25-30°C, ngừng sinh sản ở 33-40°C. Nhiệt độ gây chết 40-50°C (trong 10 phút). Khác với các loại nấm bệnh, để sinh trưởng và sinh sản, vi khuẩn bệnh cây đòi hỏi môi trường từ trung tính đến kiềm yếu, thích hợp ở pH 7-8. Phần lớn vi khuẩn bệnh cây là háo khí cần oxy nên phát triển mạnh trên bề mặt môi trường đặc hoặc trong môi trường lỏng giàu oxy nhờ lắc liên tục trên máy lắc. Một số khác là loại yếm khí tự do có thể dễ dàng phát triển bên trong cơ chất (mô cây) không có oxy. Vi khuẩn gây bệnh cây là những sinh vật dị dưỡng đối với các nguồn carbon và nguồn đạm. Cho nên để phát triển, vi khuẩn cần nhận được năng lượng thông qua con đường phân giải các chất hữu cơ có sẵn như protein và polysaccharide. Phân giải nguồn carbon tạo ra acid và khí. Tùy theo loại vi khuẩn có cường độ hoạt tính mạnh, yếu khác nhau trong quá trình phân giải này mà người ta xem đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản để giám định loài vi khuẩn. Trong các pha sinh sản của vi khuẩn gây bệnh cây trong môi trường lỏng thì pha tăng trưởng số lượng (pha log) bắt đầu sau 3-4 giờ sau khi cấy truyền và pha ổn định số lượng sau 24-28 giờ.
- Trên môi trường đặc (agar) vi khuẩn sinh trưởng tạo thành khuẩn lạc. Khuẩn lạc có hình dạng, kích thước, màu sắc, đặc thù bề mặt, độ láng bóng... khác nhau, đặc trưng cho các nhóm, các loài vi khuẩn khác nhau. Nói chung đối với vi khuẩn bệnh cây, có thể phân biệt ba dạng khuẩn lạc chủ yếu như sau: 1. Dạng S: khuẩn lạc nhẵn, láng bóng bề mặt, rìa nhẵn. 2. Dạng R: khuẩn lạc xù xì, bề mặt trong mờ không nhẵn bóng, rìa nhăn nheo. 3. Dạng M: khuẩn lạc nhầy nhớt. Trong quá trình sinh trưởng phát triển, vi khuẩn bệnh cây có khả năng tạo thành các sắc tố tùy theo loài vi khuẩn. Sắc tố của vi khuẩn là những hợp chất có đạm (nitrogen) tạo ra trong các cơ quan màu chromophore hoặc ở trong vách tế bào. Có nhiều loại sắc tố có màu khác nhau: màu xanh lục (fluorescein), màu xanh lơ (pyocyanin), màu đỏ (prodigiosin), màu vàng (carotenoid), màu đen (melanin, tyrosin). Trong số này, có loại sắc tố thẩm thấu khuếch tán vào môi trường làm biến màu môi trường nhân tạo khi nuôi cấy vi khuẩn như sắc tố flourescein của loài Pseudomonas syringae. Cũng có loại sắc tố không thẩm thấu, không khuếch tán vào trong môi trường mà ở trong tế bào chất làm khuẩn lạc có màu khi nuôi cấy trên môi trường đặc như sắc tố vàng carotenoid của các loài Xanthomonas. Để tạo thành sắc tố, vi khuẩn cần các chất dinh dưỡng trong môi trường khác nhau, cần nguồn đạm, một số chất khoáng kim loại Fe, Cu... và cần độ pH ổn định. Sắc tố có vai trò trong hô hấp, trong quá trình oxy hoá khử, trong trao đổi chất của vi khuẩn. Sắc tố còn có vai trò bảo vệ, chống tác động có hại của ánh sáng tia tím hoặc có vai trò như một chất có hoạt tính kháng sinh, đối kháng... Một trong những đặc điểm cơ bản về sinh lý và tính gây bệnh của vi khuẩn là khả năng sản sinh và hoạt động của các hệ thống enzyme và các độc tố. Quá trình trao đổi chất phức tạp trong tế bào vi khuẩn điều khiển bởi những enzyme như phosphorylase, transferase, decarboxylase, oxydase, dehydrogenase, hydrase... chứa ở trong ribosome, trong màng tế bào chất, vách tế bào... Nhiều loại enzyme là những ngoại men do vi khuẩn tạo ra, tiết ra ngoài vào trong môi trường sống được coi như là vũ khí quan trọng của kí sinh vật, nhờ đó mà xâm nhiễm vào cây để vượt qua được các chướng ngại vật tự nhiên của cây (biểu bì, cutin, vách tế bào thực vật), để chuyển hoá các hợp chất hữu cơ phức tạp thành dạng đơn giản dễ hấp thụ sử dụng cho vi khuẩn và để trung hòa hoặc vô hại hoá các chất đề kháng của cây chống lại kí sinh vật.
- Các men phân giải pectin mảnh gian bào của cây như pectinase, protopectinase, polygalacturonase, có ở hầu hết các vi khuẩn hại cây, hoạt tính mạnh nhất biểu hiện ở các loài vi khuẩn gây các bệnh thối rữa. Đối với loài vi khuẩn gây bệnh héo (Ralstonia solanacearum), men pectinmethylesterase phân giải pectin có thể sinh ra pectinic acid ở trong mạch dẫn kết hợp với Ca tạo thành calcium pectate vít tắc sự lưu thông của bó mạch, góp phần tạo ra triệu chứng héo đột ngột của cây bệnh. Nhiều loại enzyme như cutinase (phân giải cutin), hemicellulase, cellulase (phân giải cellulose) rất phổ biến ở vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn Xanthomonas campestris gây bệnh cháy lá (hại cải), Corynebacterium sepedonicum (bệnh thối vòng củ khoai tây). Nhiều loại enzyme (men) thủy phân chuyển hoá các hợp chất phức tạp của tế bào cây thành các hợp chất đơn giản dễ sử dụng cho vi khuẩn như amylase, invertase, glucosidase, lactase và các enzyme phân giải protein và peptide như protease, peptidase, amidase, men phân giải chất béo như lipase... Thành phần và hoạt tính của các loại enzyme nói trên khác nhau tùy theo loài vi khuẩn. Cho nên hệ thống enzyme và sản phẩm phân giải tạo ra do sự tác động của các enzyme vi khuẩn có sự khác biệt nhau đã được sử dụng như một chỉ tiêu sinh hoá quan trọng để phân định loài vi khuẩn. Có loài vi khuẩn nhờ enzyme riêng biệt có thể phân giải gelatin, khử nitrate (NO3) tạo thành nitrite (NO2). Có loài vi khuẩn có thể phân giải protein hay peptone tạo ra các sản phẩm phân giải là indole hay ammonia (NH3) hoặc khí Hydro sulfid (H2S), có loài vi khuẩn có thể phân giải hợp chất cacbon như các loại đường (glucose, saccharose, lactose, maltose...) tạo ra các sản phẩm acid hay khí hoặc không có khả năng đó. Tóm lại, vi khuẩn nhờ có một hệ thống enzyme phong phú không những đảm bảo được những chất dinh dưỡng cần thiết và quá trình trao đổi chất trong tế bào vi khuẩn mà còn có tác dụng phá hủy cấu trúc mô và trao đổi chất bình thường của tế bào cây cũng như các hoạt động của hệ thống enzyme cây ký chủ. Vi khuẩn bệnh cây có thể sản sinh các độc tố. Độc tố của vi khuẩn có tác động phá huỷ hệ thống enzyme của tế bào cây ký chủ và gây ra những tác hại lớn đến các chức năng sinh lý và trao đổi của mô thực vật. Có thể phân chia các loại độc tố vi khuẩn thành hai nhóm: nhóm pathotoxin và nhóm vivotoxin. Các loại độc tố pathotoxin có tính đặc hiệu theo loài cây ký chủ và có vai trò lớn trong việc tạo ra triệu chứng bệnh. Đó là các loại độc tố tabtoxin, phaseolotoxin, syringomycin đều là các chất peptide, dipeptide, tripeptide, có tác động ức chế enzyme tổng hợp glutamine, làm đình trệ sự tổng hợp diệp lục, phá vỡ các phản
- ứng tự vệ của cây như phản ứng siêu nhạy chống lại vi khuẩn gây bệnh (Pseudomonas syringae pv. tabaci...). Các loại độc tố thuộc nhóm vivotoxin là những polysaccdaride (Ralstonia solanacearum) hoặc các glucopeptide (Corynebacterium sp.). Đây là những độc tố gây héo cây, tác động phá hủy màng tế bào, mạch dẫn của cây trồng. Để nghiên cứu về sinh lý, sinh hoá và đặc điểm sinh trưởng của vi khuẩn người ta cần phân lập thuần khiết các loài vi khuẩn riêng biệt trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo, nuôi cấy chúng trên các môi trường đặc hoặc lỏng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Cây khoai lang: Phần 2
72 p | 354 | 83
-
Giáo trình Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá nước ngọt
212 p | 393 | 78
-
Biện pháp kỹ thuật lâm sinh cơ bản - Cây keo lá chàm: Phần 1
42 p | 99 | 15
-
Giáo trình Quản lý cỏ dại (Nghề: Bảo vệ thực vật - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
65 p | 25 | 7
-
Nghiên cứu xử lý bùn thải của nhà máy sản xuất bia làm phân bón hữu cơ
0 p | 84 | 4
-
Một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của Nhum sọ Tripneustes gratilla (Linnaeus, 1758) ở vùng biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi
11 p | 4 | 4
-
Một số đặc điểm sinh trưởng và sinh sản của cá đục - Sillago sihama (Forsskal, 1775) ở vùng biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
8 p | 9 | 3
-
Đặc điểm sinh lý và năng suất sinh sản của lợn nái GF24 trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp
5 p | 37 | 3
-
Nghiên cứu một số đặc tính sinh lý và hiệu quả kinh tế của mô hình xen canh cây đậu tương và cây ngô trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
7 p | 16 | 3
-
Ảnh hưởng của Brassinolide đến một số đặc tính sinh lý, sinh hóa cây lúa bị mặn (6‰) ở giai đoạn mạ
6 p | 39 | 2
-
Đánh giá đặc tính sinh lý sinh hoá và chất lượng nông sản một số giống cây lương thực, cây thực phẩm mới chọn tạo
8 p | 7 | 2
-
Đặc điểm của đất sau canh tác nương rẫy tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La
8 p | 12 | 2
-
Ảnh hưởng của tỷ lệ nguyên liệu nước và đậu phộng rang đến các đặc tính hóa lý và cảm quan của nước uống từ quả Hồng Quân
9 p | 8 | 2
-
Tình hình gây hại, đặc điểm hình thái và sinh học của sâu đục trái citripestis sagittiferalis gây hại bưởi ở đồng bằng Sông Cửu Long
6 p | 104 | 2
-
Ảnh hưởng thời gian kích thích hormone lên đặc tính sinh hóa của dịch tương cá chẽm mõm nhọn Psammoperca waigiensis
9 p | 36 | 2
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và ảnh hưởng của thành phần ruột bầu, chế độ che sáng đến sinh trưởng, phát triển của rau ngót rừng (Melientha suavis Pierre) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
9 p | 4 | 1
-
Nghiên cứu đặc điểm sinh lý hạt giống và kỹ thuật nhân giống cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) từ hạt
10 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn