TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 67, 2011<br />
ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÁ BỐNG LÁ TRE<br />
Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes, 1837)<br />
Ở HỆ ĐẦM PHÁ THỪA THIÊN HUẾ<br />
Lê Thị Nam Thuận, Tống Thị Nga<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của cá<br />
Bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes,1837) ở đầm phá Thừa Thiên Huế.<br />
Tương quan chiều dài và trọng lượng của cá được xác định theo phương trình Berverton–Holta<br />
là W = 3,0311 x 10-8 x L2,7573, phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy về chiều dài và trọng<br />
lượng là Lt = 188,46 x [1- e-0,157( t +0,5245)]; Wt = 45,18 x [1- e0,0266(t + 0,0782)] 2,7573. Phổ thức ăn của<br />
cá gồm 27 loại thuộc 6 ngành động thực vật: chủ yếu là tảo silic chiếm 36%, động vật không<br />
xương chiếm tỉ lệ 19%; tảo lam chiếm 13,04%, tảo lục chiếm 10,87% và một lượng lớn mùn bã<br />
hữu cơ. Loại thức ăn xuất hiện với tần suất cao gồm tôm, các loại tảo. Cá bắt mồi tích cực quanh<br />
năm, nhất là nhóm có kích thước nhỏ. Nhờ vậy giảm mức độ cạnh tranh về dinh dưỡng trong cùng<br />
loài.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Cá Bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes,1837) thuộc họ<br />
Gobiidae có mặt trong các hệ sinh thái cửa sông và đầm phá, trong đó có vùng đầm phá<br />
ven biển Thừa Thiên Huế, có đóng góp đáng kể vào đa dạng sinh học đầm phá nói<br />
chung và các loài thủy sản nói riêng [5], [6]. Kích thước và trọng lượng cá tương đối<br />
hạn chế, song là một trong các loài cá bống thơm ngon, được ưa chuộng và có đóng góp<br />
đáng kể vào sản lượng khai thác. Các nghiên cứu về loài cá này ở Thừa Thiên Huế cho<br />
đến nay vẫn còn thiếu vắng, vì vậy những kết quả được trình bày trong bài báo sẽ đáp<br />
ứng phần nào hiểu biết về đặc tính sinh trưởng và dinh dưỡng của loài cá Bống lá tre, từ<br />
đó tiếp tục có các nghiên cứu đầy đủ hơn trong mối liên hệ chặt chẽ với các mắt xích<br />
khác trong đầm phá để bảo vệ sự cân bằng của hệ sinh thái quan trọng này.<br />
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu<br />
2.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
Cá Bống lá tre Acentrogobius viridipunctatus (Valenciennes,1837) thuộc giống<br />
cá Bống Acentrogobius, họ cá Bống Trắng Gobiidae và bộ cá Vược Perciformes.<br />
153<br />
<br />
Hình 1. Hình thái cá Bống lá tre<br />
<br />
2.2. Phương pháp nghiên cứu<br />
Tổng số mẫu thu được là 339 tại vùng đầm phá Thừa Thiên Huế từ tháng<br />
11/2009 đến tháng 12/2010. Nghiên cứu sinh trưởng cá theo của R. J. H. Berverton – S. J.<br />
Holta (1956): W = a . Lb [3]. Xác định tốc độ tăng trưởng theo Rosa Lee (1920), viết<br />
phương trình sinh trưởng của cá Bống lá tre theo Pravdin [4]. Xác định phổ thức ăn của cá<br />
theo Pravdin và các khóa phân loại thông dụng [1], [3], [4], [7], [8]. Xác định cường độ bắt<br />
mồi của cá dựa vào độ no dạ dày và ruột theo thang 5 bậc (từ bậc 0 đến bậc 4) của<br />
Lebedep [4] .<br />
3. Kết quả và thảo luận<br />
3.1. Đặc điểm sinh trưởng và cấu trúc chủng quần của cá Bống lá tre<br />
3.1.1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng<br />
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cá và các động vật khác nói chung,<br />
sự gia tăng về chiều dài và khối lượng cơ thể thường có mối liên hệ với nhau. Phân tích<br />
339 mẫu về mối tương quan giữa này của chủng quần cá Bống lá tre được trình bày ở<br />
bảng 1.<br />
Từ bảng 1 cho thấy, chủng quần cá Bống lá tre được khai thác ở đầm phá Thừa<br />
Thiên Huế có kích thước dao động trong khoảng 30-171mm tương ứng với khối lượng 3<br />
- 38g phân bố ở 5 nhóm tuổi. Nhóm tuổi 0+ chiếm 11,2%, có chiều dài dao động từ 30 –<br />
96mm, khối lượng tương ứng từ 3-15g; nhóm tuổi 1+ chiếm 23,0% với chiều dài dao<br />
động từ 30-118mm, khối lượng tương ứng 3-21g; nhóm tuổi 2+ nhiều nhất, chiếm 31,4%,<br />
với chiều dài từ 67-162mm, khối lượng tương ứng là 6-30g; nhóm tuổi 3+ có chiều dài<br />
dao động từ 90-169mm, ứng với khối lượng từ 13-33g và nhóm tuổi 4+ ít nhất, chiếm<br />
9,0% có chiều dài dao động từ 112-171mm, tương ứng với khối lượng từ 18-34g.<br />
<br />
154<br />
<br />
Bảng 1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của Bống lá tre<br />
<br />
Tuổi<br />
0+<br />
<br />
1+<br />
<br />
2+<br />
<br />
3+<br />
<br />
4+<br />
<br />
Khối lượng W (g)<br />
<br />
Chiều dài L (mm)<br />
<br />
N<br />
<br />
Giới<br />
tính<br />
<br />
Ldđ<br />
<br />
Ltb<br />
<br />
SE<br />
<br />
Wdđ<br />
<br />
Wtb<br />
<br />
SE<br />
<br />
n<br />
<br />
%<br />
<br />
Juv<br />
<br />
30-96<br />
<br />
102,2<br />
<br />
0,15<br />
<br />
3-15<br />
<br />
16,3<br />
<br />
0,01<br />
<br />
38<br />
<br />
11,2<br />
<br />
Juv<br />
<br />
30-109<br />
<br />
82,9<br />
<br />
0,01<br />
<br />
3-21<br />
<br />
10,7<br />
<br />
0,12<br />
<br />
31<br />
<br />
9,1<br />
<br />
Đực<br />
<br />
60-115<br />
<br />
88,4<br />
<br />
0,01<br />
<br />
5-17<br />
<br />
11,2<br />
<br />
0,03<br />
<br />
20<br />
<br />
5,9<br />
<br />
Cái<br />
<br />
59-117<br />
<br />
82,8<br />
<br />
0,02<br />
<br />
3-19<br />
<br />
9,7<br />
<br />
0,21<br />
<br />
24<br />
<br />
7,1<br />
<br />
Đực<br />
<br />
67-157<br />
<br />
110,9<br />
<br />
0,03<br />
<br />
6-30<br />
<br />
18,6<br />
<br />
0,15<br />
<br />
55<br />
<br />
16,2<br />
<br />
Cái<br />
<br />
73-162<br />
<br />
109,5<br />
<br />
0,02<br />
<br />
8-30<br />
<br />
17,8<br />
<br />
0,3<br />
<br />
48<br />
<br />
15,2<br />
<br />
Đực<br />
<br />
90-169<br />
<br />
124,4<br />
<br />
0,13<br />
<br />
13-33<br />
<br />
23,7<br />
<br />
0,13<br />
<br />
47<br />
<br />
13,9<br />
<br />
Cái<br />
<br />
90-167<br />
<br />
117,6<br />
<br />
0,15<br />
<br />
13-31<br />
<br />
21,1<br />
<br />
0,02<br />
<br />
42<br />
<br />
12,4<br />
<br />
Đực<br />
<br />
112-171<br />
<br />
134,4<br />
<br />
0,21<br />
<br />
18-35<br />
<br />
36,1<br />
<br />
0,15<br />
<br />
15<br />
<br />
4,4<br />
<br />
Cái<br />
<br />
114-170<br />
<br />
124,3<br />
<br />
0,2<br />
<br />
18- 38<br />
<br />
24,2<br />
<br />
0,13<br />
<br />
19<br />
<br />
4,6<br />
<br />
30-171<br />
<br />
107,7<br />
<br />
0,12<br />
<br />
3-38<br />
<br />
18,9<br />
<br />
0,14<br />
<br />
339<br />
<br />
100<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
Phân tích kết quả nghiên cứu, chúng tôi thu được các thông số của phương trình<br />
tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Bống lá tre theo Beverton – Holt (1956) là:<br />
W = 3.0311 x 10-8 x L2,7573<br />
W(g)<br />
<br />
60<br />
<br />
W = 3.0311x 10-8 x L2,7573<br />
R2 = 0,9603<br />
<br />
50<br />
40<br />
30<br />
20<br />
10<br />
0<br />
0<br />
<br />
50<br />
<br />
100<br />
<br />
150<br />
<br />
200<br />
<br />
L(mm)<br />
<br />
Hình 2. Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Bống lá tre<br />
<br />
Từ hình 2 cho thấy, sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Bống lá tre có<br />
155<br />
<br />
mối tương quan chặt chẽ với nhau, nghĩa là khi chiều dài tăng thì khối lượng của cá cũng<br />
tăng theo. Tuy nhiên, đồ thị cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Bống<br />
lá tre không đều nhau. Cụ thể, ở giai đoạn đầu (tuổi 0+, 1+) chiều dài cá tăng nhanh, khối<br />
lượng cá tăng chậm. Đến giai đoạn tuổi 2+, 3+ cá tăng trưởng chiều dài chậm trong khi tăng<br />
trưởng nhanh về khối lượng, liên quan đến việc tích luỹ chất dinh dưỡng để đạt được trạng<br />
thái thành thục sinh dục, tham gia sinh sản trong chủng quần.<br />
Đặc điểm này ở cá Bống lá tre phù hợp với tính thích nghi của các loài cá nhiệt<br />
đới. Trong giai đoạn đầu đời, sự tăng nhanh kích thước cơ thể là yếu tố có lợi trong cạnh<br />
tranh cùng loài và để vượt khỏi sức chèn ép của vật dữ, đảm bảo sự sinh tồn của loài [2].<br />
3.1.2. Cấu trúc tuổi của chủng quần.<br />
* Các loại vảy của cá Bống lá tre<br />
<br />
B: Vảy lược<br />
<br />
A: Vảy tròn<br />
<br />
Hình 3. Các dạng vảy cá Bống lá tre<br />
<br />
Vảy tròn (hình 3A): kích thước nhỏ, chỉ phân bố ở gần đầu của cá.<br />
Vảy lược (hình 3B): kích thước không đồng đều (phần cuối sát vây đuôi vảy có<br />
kích thước lớn; vùng dưới đường bên vảy có kích thước nhỏ, phần trước vảy rất hẹp,<br />
vân sinh trưởng rõ ràng).<br />
* Dạng vòng năm<br />
<br />
A: Vảy cá Bống tuổi 2+<br />
<br />
B: Vảy cá Bống tuổi 3+<br />
<br />
Hình 4. Vảy cá Bống lá tre ở tuổi 2+ và 3+<br />
<br />
Ở mỗi loài cá, dạng vòng năm có những đặc điểm riêng tùy thuộc vào môi<br />
trường sống và tình trạng bản thân cá. Quan sát vảy của cá Bống lá tre cho thấy, vòng<br />
năm chỉ biểu hiện dưới dạng vân sinh trưởng dày thưa xen kẽ, sắp xếp dày sít nhau hình<br />
thành vòng năm trên vảy cá (hình 4).<br />
Qua bảng 1 và hình 5 cho thấy, chủng quần cá Bống lá tre ở đầm phá Thừa Thiên<br />
Huế có cấu trúc tuổi khá đơn giản, tuổi cá không cao. Đa số cá khai thác tập trung từ tuổi<br />
2+ trở xuống, ứng với khối lượng 3-30g, chiếm tỉ lệ 71,6%. Đây là nhóm cá có kích thước<br />
156<br />
<br />
nhỏ, chất lượng và giá trị thương phẩm không cao, đa số chưa thành thục sinh dục hoặc<br />
chỉ tham gia sinh sản lần đầu, là nguồn bổ sung quan trọng cho đàn cá bố mẹ trong thời<br />
gian tới, nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất chủng quần của đàn cá trong tự nhiên. Với<br />
tình trạng khai thác như hiện nay, sẽ làm giảm nguồn giống tự nhiên bổ sung cho chủng<br />
quần.<br />
11,2<br />
<br />
9,5<br />
<br />
22,1<br />
<br />
26,3<br />
<br />
0+ Tuổi 0+<br />
+<br />
<br />
1+ Tuổi 1<br />
<br />
+<br />
<br />
2+ Tuổi 2<br />
<br />
+<br />
<br />
3+ Tuổi 3<br />
<br />
+<br />
<br />
4+ Tuổi 4<br />
31,9<br />
<br />
Hình 5. Biểu đồ thành phần tuổi của cá Bống lá tre<br />
<br />
3.1.3. Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm của cá Bống lá tre<br />
Dựa trên quan điểm của Rosa Lee, căn cứ vào kết quả phân tích vảy, chúng tôi<br />
thiết lập mối liên hệ giữa sự gia tăng chiều dài thân và kích thước vảy như sau:<br />
Lt = (L – 9,7) Vt / V + 9,7<br />
Qua bảng 2 cho thấy trong tự nhiên, kích thước trung bình của cá Bống lá tre ở<br />
thời điểm một năm tuổi đạt 111,2mm; hai năm tuổi đạt 139,7mm; ba năm tuổi đạt<br />
152,1mm và bốn năm tuổi là 164,2mm. Tốc độ tăng trưởng về kích thước của cá Bống lá<br />
tre trong năm đầu là cao nhất, đạt 111,2mm; năm thứ 2 tăng thêm 20,9mm (6,2%); năm<br />
thứ 3 tăng thêm 3,2mm (0,9%) và năm thứ 4 tăng thêm 3,2mm (0,9%). Như vậy, vào<br />
những năm đầu của đời sống cá tăng nhanh về kích thước; thời gian về sau tốc độ sinh<br />
trưởng theo chiều dài của cá càng chậm dần. Sự tăng trưởng nhanh về chiều dài trong giai<br />
đoạn đầu của đời sống giúp cá tránh được sự săn mồi của vật dữ trong tự nhiên, cạnh<br />
tranh được với các cá thể cùng loài và sớm đạt được trạng thái thành thục sinh dục tham<br />
gia vào quá trình sinh sản của chủng quần.<br />
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài hàng năm của cá Bống lá tre<br />
<br />
Sinh trưởng hàng năm (mm)<br />
<br />
Tốc độ tăng trưởng hàng năm (mm)<br />
<br />
Tuổi<br />
<br />
T2 (tb)<br />
L1 (tb)<br />
<br />
mm<br />
0+<br />
1+<br />
<br />
T3 (tb)<br />
<br />
T4 (tb)<br />
<br />
N<br />
<br />
L2 (tb) L3 (tb) L4 (tb) T1 (tb)<br />
%<br />
<br />
mm<br />
<br />
%<br />
<br />
mm<br />
<br />
%<br />
38<br />
<br />
88,4<br />
<br />
88,4<br />
157<br />
<br />
75<br />
<br />