intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẠI CƯƠNG ĐAU BỤNG (Phần 2)

Chia sẻ: Tu Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

89
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khám và xét nghiệm Tìm ra nguyên nhân của các cơn đau bụng là một trong những vấn đề khó nhất của các bác sĩ Đôi khi tất cả những gì người bác sĩ có thể làm là kiểm tra để bảo đảm rằng bạn không cần phải phẫu thuật hoặc nhập viện gẩn, nhưng bạn hãy cố gắng trả lời càng chính xác, càng hoàn chỉnh càng tốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẠI CƯƠNG ĐAU BỤNG (Phần 2)

  1. ĐẠI CƯƠNG ĐAU BỤNG (Phần 2) Khám và xét nghiệm Tìm ra nguyên nhân của các cơn đau bụng là một trong những vấn đề khó nhất của các bác sĩ Đôi khi tất cả những gì người bác sĩ có thể làm là kiểm tra để bảo  đảm rằng bạn không cần phải phẫu thuật hoặc nhập viện Một kết quả chẩn đoán “đau bụng không kèm viêm phúc mạc” có  nghĩa là bạn không cần phải mổ hoặc dùng kháng sinh. Có thể bác sĩ sẽ hỏi bạn những câu hỏi sau (hoặc những câu hỏi tương tự) để xác định nguyên nhân. Một vài câu có vẻ hơi ngớ ngẩn, nhưng bạn hãy cố gắng trả lời càng chính xác, càng hoàn chỉnh càng tốt. Các câu trả lời của bạn sẽ giúp các bác sĩ tìm ra được nguyên nhân của cơn đau dễ dàng hơn và sớm hơn : Bạn đau bao lâu rồi ? 
  2. Bạn đang làm gì khi cơn đau xuất hiện ?  Trước khi cơn đau xuất hiện bạn cảm thấy như thế nào ?  Vài ngày trước khi cơn đau xuất hiện, bạn có cảm thấy cơ thể bình  thường không ? Bạn có cố gắng làm cơn đau dịu đi không ? Và cách làm của bạn có  hiệu quả không ? Cơn đau làm bạn phải nằm một chỗ hay cựa quậy ?  Chuyến đi đến BV như thế nào ? Sự di chuyển của chuyến đi có làm  bạn đau ? Cơn đau có tăng lên khi ho ?  Bạn có nôn ói không ?  Sau khi nôn bạn có cảm thấy khá hơn hay tệ hơn (về cơn đau) ?  Bạn có đi cầu bình thường ?  Bạn có đánh hơi được không ?  Bạn có sốt không ? 
  3. Bạn đã từng đau như thế này lần nào chưa ? Vào lúc nào ? Lúc đó  bạn đã làm gì ? Bạn đã từng phải phẫu thuật chưa ? Phẩu thuật gì ? Lúc nào ?  Bạn có thai không ? Bạn có sử dụng các biện pháp kế hoạch hóa ?  Những người xung quanh bạn, có ai bị đau giống bạn ?  Gần đây bạn có đi du lịch nước ngoài ?  Lần cuối cùng bạn ăn là khi nào ? Ăn cái gì ?  Bạn có ăn gì lạ gần đây không ?  Ban đầu cơn đau có xuất hiện ở khắp bụng, sau đó khu trú lại ở một  vùng nhất định không ? Cơn đau có lan lên ngực ? Ra sau lưng ? Hoặc nơi khác ?  Khu vực bị đau có nằm gọn trong lòng bàn tay, hoặc rộng hơn ?  Khi thở bạn có đau không ?  Bạn có bị bệnh tim ? Tiểu đường ? AIDS ?  Bạn có sử dụng steroid ? Thuốc giảm đau như aspirin hay Motrin ? 
  4. Bạn có sử dụng thuốc kháng sinh ? Không có đơn bác sĩ hoặc thuốc  ta ? Bạn có uống rượu ? Café ? Trà ?  Bạn có hút thuốc ?  Bạn có sử dụng cocaine hoặc các thuốc gây nghiện khác ?  Khám lâm sàng sẽ bao gồm các thao tác kiểm tra kỹ càng về bụng, tim và phổi để xác định nguồn gốc của cơn đau. Người khám sẽ sờ những phần khác nhau của bụng để kiểm tra độ  mềm hoặc các dấu hiệu khác chỉ ra nguồn gốc cơn đau. Người khám có thể khám hậu môn để phát hiện các khối máu ẩn bên  trong hoặc những bất thường khác. Nếu bạn là nam, bác sĩ có thể sẽ kiểm tra dương vật và tinh hoàn.  Nếu bạn là nữ, bác sĩ sẽ kiểm tra khung chậu để phát hiện các bất  thường của tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Bác sĩ cũng có thể khám mắt bạn xem có vàng không (bệnh vàng da)  và kiểm tra miệng xem có bị khô hay không.
  5. Các xét nghiệm góp phần rất nhỏ trong việc chẩn đoán. Tuy nhi ên, có thể bạn sẽ phải làm xét nghiệm máu và nước tiểu. Xét nghiệm quan trọng nhất là kiểm tra xem người phụ nữ có thai  hay không. Tăng bạch cầu có thể là do nhiễm trùng hoặc chỉ là phản ứng của cơ  thể với cơn đau và sự nôn ói. Sự sụt giảm số lượng máu (Hemoglobin – Hb) có thể chỉ ra rằng bên  trong cơ thể bạn đang bị chảy máu, nhưng hầu hết các trường hợp liên quan đến chảy máu thì không gây ra cơn đau. Máu xuất hiện trong nước tiểu, thường không phát hiện được bằng  mắt thường, có thể gợi ý một trường hợp sỏi niệu. Các xét nghiệm máu khác, như men gan, men tụy, có thể xác định  các cơ quan bị liên quan, nhưng không xác định chẩn đoán. Các xét nghiệm hình ảnh thậm chí còn ít hữu dụng hơn. Đôi khi, X-quang có thể cho thấy khí ở bên ngoài ruột, có nghĩa là  ruột bị thủng ở đâu đó X-quang cũng có thể giúp phát hiện sự tắc nghẽn ở ruột. 
  6. Đôi khi, X-quang còn cho thấy sỏi niệu.  Siêu âm là một phương pháp không gây đau đ ớn và hữu ích trong việc tìm kiếm vài nguyên nhân của các cơn đau bụng Siêu âm có thể được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ có vấn đề về túi  mật, sỏi mật, tụy, gan hoặc cơ quan sinh sản nữ. Siêu âm còn giúp xác định các vấn đề ở hệ niệu và lách, hoặc các  mạch máu lớn bắt nguồn từ tim và cung cấp máu cho phân nửa phần thân dưới. CT scan là một dạng đặc biệt của X-quang có thể cung cấp những thông tin hữu ích về gan, tụy, thận và niệu quản, lách, ruột non và ruột già, bao gồm cả bệnh viêm ruột thừa và bệnh túi thừa. Có thể bác sĩ sẽ không cho bạn đi xét nghiệm. Nguyên nhân của cơn đau có thể được phát hiện mà không cần các xét nghiệm và chúng không nghiêm trọng. Nếu bạn phải làm các xét nghiệm gây đau đớn, các bác sĩ sẽ giải thích kết quả cho bạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2