intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐẠI CƯƠNG ĐỘT QUỴ NÃOKẾ HOẠCH GIẢNG BÀI

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

105
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bộ môn: Nội thần kinh Môn học: Bệnh học thần kinh Đối tượng học sinh: Đại học, hệ dài hạn Quân y khoá 40 Tên bài giảng: Đại cương đột quỵ não Tên người biên soạn: Đại tá, PGS. TS. Nguyễn Văn Chương Năm học: 2009 - 2010 Thời gian giảng: 90 phút 2. Các mục tiêu học tập 1) Học sinh nắm được các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đột quỵ não. 2) Biết vận dụng để chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt các thể đột quỵ não. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐẠI CƯƠNG ĐỘT QUỴ NÃOKẾ HOẠCH GIẢNG BÀI

  1. ĐẠI CƯƠNG ĐỘT QUỴ NÃO KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI 1. Phần thủ tục Bộ môn: Nội thần kinh Môn học: Bệnh học thần kinh Đối tượng học sinh: Đại học, hệ dài hạn Quân y khoá 40 Tên bài giảng: Đại cương đột quỵ não Tên người biên soạn: Đại tá, PGS. TS. Nguyễn Văn Chương Năm học: 2009 - 2010 Thời gian giảng: 90 phút 2. Các mục tiêu học tập 1) Học sinh nắm được các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của đột quỵ não.
  2. 2) Biết vận dụng để chẩn đoán và chẩn đoán phân biệt các thể đột quỵ não. 3) Lập được kế hoạch điều và dự phòng đột quỵ não. 3. Kỹ thuật tiến hành 3.1. Loại bài giảng: lý thuyết. 3.2. Phương pháp dạy học: diễn giảng, trình bày trực quan, đàm thoại, kiểm tra. 3.3. Phương pháp tổ chức dạy học: tập trung tại giảng đường lớn. 3.4. Phương tiện dạy học: projector, bảng đen, phấn các màu, hình ảnh, video. 4. Phần thời gian và cấu trúc baì giảng 4.1. Tổ chức lớp: 1 phút. 4.2. Kiểm tra bài cũ: 1 phút. 4.3. Giới thiệu tài liệu tham khảo: 1 phút. 4.4. Tiến hành nội dung bài giảng (dành cho bác sĩ cơ sở)
  3. Nội dung bài giảng Thời gian Những Phương Hoạt động tiện của học PPDH vận dụng sinh Hỏi gợi ý, đèn nghĩ, Suy 1. 10phút Đại cương tắt, chiếu. trả lời câu tóm - Thuật ngữ, khái niệm. 3 phút kết luận. hỏi, nghe, Phim, - Định nghiã đột quỵ não 5 phút ghi. ảnh - Giải phẫu sinh lý tuần hoàn 2 phút não. - Phân loại đột quỵ. Diễn giải đèn Nghe ghi 2. Nguyên nhân, cơ chế bệnh 20 phút chiếu, sinh 7 phút vidéo, - Nguyên nhân 13 phút phim, - Cơ chế bệnh sinh đột quỵ CM. ảnh Hỏi gợi ý, đèn Nghe, ghi, 3. Lâm sàng 12 phút
  4. - Lâm sàng chảy máu não. tắt, chiếu. nghĩ, 6 phút tóm suy kết luận. trả lời. - Lâm sàng NMN. 6 phút Phim, ảnh 4. Cận lâm snàg 5 phút Hỏi gợi ý, đèn Nghe, ghi, 5. Chẩn đoán 15 phút tắt, chiếu, nghĩ, tóm suy - Chẩn đoán lâm sàng. kết luận. trả lời câu vidéo, + Chẩn đoán đột quỵ não. 5 phút hỏi. phim, + Chẩn đoán phân biệt hai thể 5 phút ảnh đột quỵ CM và đột quỵ NM. - Chẩn đoán cận lâm sàng: 5 phút + Chẩn đoán CT.Scan. + Dịch não tuỷ. Diễn giải đèn Nghe, ghi, 15 phút 6. Điều trị chiếu. nghĩ, suy - Nguyên tắc điều trị 5 phút
  5. - Các phương pháp điều trị cụ 5 phút trả lời. Phim, thể. ảnh 5 phút - Dự phòng đột quỵ não. 7. Dự phòng 3 phút 6. Kiểm tra đánh giá (thông tin phản hồi) 1) Nêu một câu hỏi yêu cầu 1, 2 học sinh trả lời ngay: 2 phút 2) Nêu những câu hỏi ôn tập củng cố bài. 2 phút. 6. Tổng kết bài giảng: 2 phút. 7. Nhận xét và rút kinh nghiệm: 1 phút 8. Bổ sung giáo án, bài giảng: 15/4/2010 Ngày 15 tháng 4năm 2010 Người làm kế hoạch
  6. Đại tá, PGS. TS. Nguyễn Văn Chương CÂU HỎI ÔN TẬP
  7. Nêu đặc điểm lâm sàng, đặc điểm dịch não tuỷ và hình ảnh CT. can củađột quỵ não? Tiêu chuẩn chẩn đoán đột quỵ não? Chẩn đoán phân biệt đột quỵ chảy máu và đột quỵ thiếu máu? Cơ chế bệnh sinh đột quỵ não? Nêu nguyên tắc chung điều trị đột quỵ não? TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình thần kinh học (dành đào tạo bậc đại học) Bộ môn Thần kinh học - Bệnh viện 103 HVQY - 2005 2. Thực hành lâm sàng thần kinh học, tập 3 (Bệnh học Thần kinh) PGS. TS. Nguyễn Văn Chương và CS. NXB Y học - 2005.
  8. 3. Thực hành lâm sàng thần kinh học, tập 4 (chẩn đoán cận lâm sàng). PGS. TS. Nguyễn Văn Chương và CS. NXB Y học - 2008. Ngày 15 tháng 4 năm 2010 Người biên soạn PGS. TS. Nguyễn Văn Chương
  9. - 1- ĐẠI CƯƠNG ĐỘT QUỴ NÃO 1- ĐẠI CƯƠNG 1.1- Thuật ngữ, khái niệm:
  10. - Đột quỵ não và tai biến mạch máu não là hai tên gọi của một tình trạng tổn thương não cấp tính do mạch máu. - Đột quỵ não (Stroke) được sử dụng ngày càng nhiều để thay thế thuật ngữ “Tai biến mạch máu não”. - Thiếu máu não cục bộ tạm thời: tình trạng mất đột ngột chức năng của não bộ và được phục hồi hòan toàn trong vòng 24 giờ, không do chấn thương. 1.2- Định nghĩa đột quỵ não Theo tổ chức y tế thế giới (OMS) đột quỵ não được định nghĩa như sau: Đột quỵ não là một hội chứng lâm sàng được đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột của các triệu chứng biểu hiện tổn thương của não (thường là khu trú), tồn tại trên 24 giờ hoặc bệnh nhân tử vong trước 24 giờ. Những triệu chứng thần kinh khu trú phù hợp với vùng não do động mạch bị tổn th ương phân bố, loại trừ nguyên nhân chấn thương. 1.3- Giải phẫu, sinh lý tuần hoàn và chuyển hoá ở não 1.3.1. Đặc điểm phân bố máu của các động mạch não Não được tưới máu bởi hai hệ động mạch là hệ động mạch cảnh trong và hệ động mạch sống - nền.
  11. - Hệ động mạch cảnh trong: cung cấp máu cho khoảng 2/3 trước của bán cầu đại não và chia làm 4 ngành tận: động mạch não trước, động mạch não giữa, động mạch thông sau và động mạch mạch mạc trước. - Hệ động mạch sống - nền: phân bố máu cho thân não, tiểu não, mặt dưới thuỳ thái dương và thuỳ chẩm. - Hai hệ thống này được nối thông với nhau tại đa giác Willis 1.3.2. Đặc điểm sinh lý tuần hoàn và chuyển hoá ở não - Lưu lượng tuần hoàn não: Lưu lượng tuần hoàn não trung bình ở người lớn là 50ml/100g não/ phút (chất xám: 80ml/100g não/ phút; chất trắng: 20ml/100g não/ phút). - Tiêu thụ O2 và glucose của não: + Mức tiêu thụ O2 trung bình 4ml oxy/100g não/phút, tiêu thụ glucose trung bình 6mg/100g não/phút. + Nhu cầu về O2 và glucose của não cần được đáp ứng liên tục và ổn định. Tế bào não không có dự trữ oxy, còn lượng đường dự trữ chỉ có thể đủ sử dụng trong vòng 2 phút. 1.4. Phân loại đột quỵ não trên lâm sàng
  12. - Đột quỵ thiếu máu: Chiếm 75-80% số bệnh nhân đột quỵ não và gồm có: + Huyết khối động mạch não. -2- + Tắc mạch não. + Hội chứng lỗ khuyết. - Đột quỵ chảy máu: Chiếm 20-25% số bệnh nhân đột quỵ não và gồm có: + Chảy máu não. + Chảy máu dưới nhện. 2- NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH 2.1. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ: có thể được chia thành hai nhóm; 2.1.1. Nhóm các yếu tố không thể tác động thay đổi được gồm:
  13. - Tuổi cao, giới tính nam, chủng tộc, yếu tố gia đình hoặc di truyền... - Các đặc điểm của các yếu tố nguy cơ nhóm này như sau: + Giới: nam mắc bệnh nhiều hơn nữ trong mọi nhóm tuổi (tỷ lệ Nam/Nữ là 2,2/1). + Chủng tộc: người da đen có tỷ lệ mắc đột quỵ cao nhất sau đó đến người da vàng và cuối cùng là người da trắng. + Khu vực địa lý: Cư dân Châu Á mắc bệnh nhiều hơn Đông Âu, tỷ lệ mắc bệnh thấp hơn cả là ở các cư dân Tây Âu và Bắc Mỹ. Dân thành phố mắc bệnh nhiều hơn nông thôn. + Lứa tuổi: Người già mắc bệnh nhiều nhất sau đó đến tuổi trung niên và giảm dần ở lứa tuổi thanh thiếu niên, cuối cùng tỷ lệ mắc bệnh ở trể em là thấp nhất. 2.1.2. Nhóm các yếu tố có thể tác động thay đổi được gồm: Tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng Cholesterol máu, thuốc lá, Migraine, thuốc tránh thai, béo phì, nghiện rượu, lạm dụng thuốc, ít vận động... Các nguyên nhân hàng đầu của đột quỵ là tuổi cao, vữa xơ động mạch não, cao huyết áp, sau đó là nguyên nhân từ tim (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, hẹp van hai lá, rối loạn nhịp tim), các bệnh gây rối loạn đông máu và một số bệnh nội ngoại khoa khác.
  14. 2.2. Cơ chế bệnh sinh - Đột quỵ chảy máu + Ở người lớn: tăng huyết áp, bệnh động mạch thoái hóa dạng tinh bột, dị dạng mạch, bệnh máu, nhồi máu não, do thuốc. + Ở trẻ em: vỡ phình mạch. + Ở sơ sinh: thiếu vitamin K, thiếu prothrombin. - Đột quỵ thiếu máu não: + Do tắc mạch. + Do huyết khối động mạch não. 3. LÂM SÀNG 3.1. Đặc điểm lâm sàng chung của tai biến mạch máu não 3.1.1. Bệnh khởi phát đột ngột: bệnh nhân đang làm việc, sinh hoạt bình thường đột nhiên xuất hiện các triệu chứng thần kinh khu trú. Các triệu chứng có thể khơỉ phát và đạt mức độ nặng nề tối đa ngay từ đầu (thường gặp trong các trường hợp
  15. chảy máu não) hoặc khởi phát đột ngột và tiến triển nặng dần lên hoặc tiến triển nặng lên thành từng nấc (trong các trường hợp nhồi máu não). -3- 3.1.2. Các triệu chứng thần kinh khu trú: - Các triệu chứng vận động: Liệt hoặc biểu hiện vụng về nửa người. Có thể liệt đối xứng. Nuốt khó. Rối loạn thăng bằng. Liệt dây VII trung ương - Rối loạn ngôn ngữ: Khó khăn trong việc hiểu hoặc diễn đạt bằng lời nói. Khó khăn khi đọc, viết.
  16. Khó khăn trong tính toán. Nói khó (kết hợp với triệu chứng khác). - Các triệu chứng cảm giác: Cảm giác thân thể (rối loạn cảm giác từng phần hoặc toàn bộ nửa người). Thị giác (mất nhìn một bên mắt, bán manh, mất nhìn cả hai bên, nhìn đôi kết hợp với triệu chứng khác). - Các triệu chứng tiền đình: cảm giác chóng mặt quay. - Các triệu chứng tư thế hoặc nhận thức: Khó khăn trong việc mặc quần áo, chải tóc, đánh răng, rối loạn định h ướng không gian, gặp khó khăn trong việc mô phỏng lại hình vẽ cái đồng hồ, bông hoa... hoặc hay quên. 3.1.3. Các triệu chứng thần kinh khác: rối loạn ý thức, rối loạn cơ vòng, rối loạn thực vật v.v... 4. CẬN LÂM SÀNG 4.1. Xét nghiệm dịch não tuỷ
  17. - Trong đột quỵ chảy máu: dịch não tuỷ có máu, đỏ đều 3 ống, không đông, vi thể thấy hồng cầu dày đặc vi trường, áp lực DNT có thể tăng. - Trong huyết khối và tắc mạch, dịch não tuỷ trong suốt, không màu, vi thể không có hồng cầu. - Tuy nhiên trong chảy máu não cũng có thể có khoảng 10-15% trường hợp trong dịch não tuỷ không có hồng cầu. 4.2. Chụp xquang cắt lớp vi tính (CT.Scan) - Đối với đột quỵ chảy máu: biểu hiện tăng tỷ trọng trong tổ chức não và/hoặc trong khoang dịch não tuỷ (não thất, các bể não và khoang dưới nhện). - Đối với nhồi máu não: + Ở giai đoạn cấp tính: có các biểu hiện rất kín đáo (mất dải đảo, mờ nhân đậu, xoá các rãnh cuộn não, dấu hiệu động mạch tăng đậm độ, giảm đậm độ vượt quá 2/3 vùng phân bố của động mạch não giữa…). - 4-
  18. + Ở sau giai đoạn cấp tính: có các ổ giảm tỷ trọng hình thang, hình tam giác, hình oval hoặc hình dấu phảy. Tỷ trọng thay đồi theo thời gian. 5. CHẨN ĐOÁN ĐỘT QUỴ NÃO 5.1. Chẩn đoán quyết định - Chẩn đoán lâm sàng: căn cứ vào định nghĩa đột quỵ não của Tổ chức y tế thế giới - Chẩn đoán cận lâm sàng: dựa vào xét nghiệm dịch não tuỷ, chụp cắt lớp vi tính sọ não… 5.2. Chẩn đoán phân biệt chảy máu não và nhồi máu não 5.2.1. Căn cứ vào lâm sàng
  19. Có nhiều thang điểm lâm sàng để chẩn đoán phân biệt đột quỵ chảy máu và đột quỵ thiếu máu, nhưng trên lâm sàng thường vận dụng các thang điểm sau: - Thang điểm Siriraij (Siriraij Score Scale): * Cách tính điểm: + Đau đầu; nếu có tính 01 điểm; không có: 0 điểm + Ý thức: bình thường tính 0 điểm; tiền hôn mê 01điểm; hôn mê 02 điểm + Các biểu hiện vữa xơ là: Tiểu đường, khập khiễng cách hồi, thành động mạch cứng… Có biểu hiện vữa xơ tính 01 điểm; không có: 0 điểm * Đánh giá kết quả: SSS < -1: chẩn đoán là nhồi máu não SSS > +1: chẩn đoán là chảy máu não -1< SSS < +1: SSS trong khoảng từ -1 đến + 1, chẩn đoán không chắc chắn.
  20. - Thang điểm lâm sàng đột quỵ não (Clinical Stroke Score = CSS): Bộ môn - Khoa Thần kinh Bệnh viện 103 HVQY đã nghiên cứu xây dựng và khảo sát lại bảng điểm lâm sàng đột quỵ não để chẩn đoán phân biệt hai thể đột quỵ não từ năm 2005 có độ chính xác cao và sử dụng thuận tiện. Bảng điểm lâm sàng đột qụy não (CSS)-Thang điểm của Bộ môn- Khoa Thần kinh Học viện Quân y (2005) STT Triệuchứng Điểm Bị đột ngột và nặng tối đa ngay từ đầu (các triệu chứng không 1 1 thay đổi hoặc giảm đi sau khởi phát) Đau đầu (xuất hiện đột ngột, trong vòng 2 giờ sau khởi phát, 1 2 cường độ dữ dội, tồn tại dai dẳng nhiều ngày) Nôn và/hoặc buồn nôn 3 1 RL ý thức 4 1 5 -5- 1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2