intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại cương sốt (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

96
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Rối loạn điều hoà nhiệt: - Trúng nóng: gặp ở những người lao động gắng sức trong môi trường nóng mà độ ẩm lại cao. Trúng nóng còn gọi là đột qụy do nóng thường gặp ở những vận động viên, người chơi thể thao và những tân binh khi phải luyện tập dưới nắng nóng. Trúng nóng gây sốt rất cao tới 41-420C, bệnh nhân mất ý thức và huyết áp thường hạ. - Các bệnh lý gây tổn thương trung khu điều hoà nhiệt: tai biến mạch máu não, u não, các bệnh thoái hoá não......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại cương sốt (Kỳ 4)

  1. Đại cương sốt (Kỳ 4) 5.3. Rối loạn điều hoà nhiệt: - Trúng nóng: gặp ở những người lao động gắng sức trong môi trường nóng mà độ ẩm lại cao. Trúng nóng còn gọi là đột qụy do nóng thường gặp ở những vận động viên, người chơi thể thao và những tân binh khi phải luyện tập dưới nắng nóng. Trúng nóng gây sốt rất cao tới 41-420C, bệnh nhân mất ý thức và huyết áp thường hạ. - Các bệnh lý gây tổn thương trung khu điều hoà nhiệt: tai biến mạch máu não, u não, các bệnh thoái hoá não... đều có thể gây tình trạng sốt rất cao và đặc biệt là các thuốc hạ nhiệt đều không có tác dụng giảm sốt. - Cường chức năng tuyến giáp cũng có thể gây sốt do sinh nhiệt quá mức. Tuy vậy sốt thường ở mức nhẹ và vừa. - Sốt do nguyên nhân tâm lý: thường gặp ở phụ nữ trẻ với biểu hiện sốt nhẹ kéo dài hay kèm theo mất ngủ. Khám không thấy một bằng chứng nào của bệnh thực thể.
  2. 6. Khám bệnh nhân sốt. Có rất nhiều bệnh có sốt. Mục tiêu của thầy thuốc lâm sàng khi khám bệnh là xác định được căn nguyên, từ đó mà có hướng điều trị thích hợp. Với mục tiêu trên, những công việc chính phải làm là: đo nhiệt độ, khai thác những đặc điểm của sốt, khám phát hiện những triệu chứng rối loạn chức năng và tổn thương thực thể kèm theo sốt, chỉ định xét nghiệm cần thiết bước đầu. 6.1. Đo nhiệt độ: Đo nhiệt độ bằng nhiệt kế là để khẳng định bệnh nhân có sốt hay không? Sốt ở mức độ nào? Không nên dựa vào lời khai của bệnh nhân hoặc chỉ sờ trên da bệnh nhân để đoán biết. Nhiệt kế cần đặt đúng vị trí và đủ thời gian. Trong một số trường hợp, nếu nghi ngờ thì thầy thuốc phải ngồi theo dõi bệnh nhân trong suốt thời gian đo nhiệt độ, bởi vì người bệnh có thể dùng thủ thuật làm tăng nhiệt độ ở nhiệt kế lên một cách giả tạo. 6.2. Khai thác những đặc điểm của sốt: 6.2.1. Cách khởi phát sốt: - Sốt có thể đột ngột mà không có triệu chứng đi trước (tiền triệu) hoặc có một vài triệu chứng nhẹ như: nhức đầu, khó chịu... xuất hiện trước khi sốt 1-2 giờ. Sốt đột ngột thường gặp trong các bệnh do virus, bệnh sốt rét và một số trường hợp nhiễm khuẩn cấp tính.
  3. - Sốt từ từ thường có một số triệu chứng đi trước như: đau đầu, mệt mỏi, đau khớp, chán ăn và rối loạn tiêu hoá v.v... Các dấu hiệu tiền triệu có thể kéo dài nhiều giờ thậm chí nhiều ngày trước khi sốt. Sốt từ từ thường gặp trong bệnh lao, thương hàn, sốt mò.... 6.2.2. Tính chất sốt: - Sốt nóng đơn thuần: gặp trong bệnh sốt mò, thương hàn, bệnh luput ban đỏ hệ thống... - Sốt có kèm rét: sốt có kèm theo gai rét (rét ít) gặp ở đa số các bệnh. Sốt kèm theo cơn rét run làm bệnh nhân phải đắp nhiều chăn như trong bệnh sốt rét, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn đường mật và đường tiết niệu. 6.2.3. Diễn biến của sốt: - Sốt liên tục hoặc sốt kiểu hình cao nguyên hay gặp trong bệnh thương hàn, sốt mò và một số trường hợp sốt rét tiên phát. - Sốt dao động hoặc sốt nhiều cơn trong ngày thường gặp trong nhiễm khuẩn huyết, viêm đường mật, viêm bể thận, các ổ mủ sâu và các trường hợp sốt rét nặng đe doạ vào ác tính. - Sốt tái phát gặp trong một số bệnh nhiễm khuẩn như: Leptospirosis, thương hàn, sốt mò, Leishmaniasis, sốt rét.
  4. - Sốt có chu kỳ: chu kỳ hàng ngày gặp trong bệnh sốt rét do Plasmodium falciparum, chu kỳ cách nhật do P. vivax, cách 2 ngày do P. malariae. 6.2.4. Thời gian sốt: + Sốt ngắn: phải nghĩ đến nguyên nhân nhiễm khuẩn là chủ yếu, mặc dù nguyên nhân không phải nhiễm khuẩn cũng có nhưng rất ít (sốt do dị ứng thuốc, bệnh Gút, nghẽn tắc mạch). + Sốt dài: có nhiều bệnh gây sốt kéo dài, do vậy phải khai thác thêm những triệu chứng kèm theo sốt của từng bệnh. Có thể kể đến một số căn nguyên gây sốt kéo dài sau: - Các bệnh nhiễm khuẩn: bệnh lao, bệnh nhiễm khuẩn huyết, bệnh do Listeria, Brucella, Leishmania, các nhiễm khuẩn mủ gây áp xe vùng ổ bụng và vùng thận, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, Leptospirosis, sốt mò, thương hàn, sốt rét, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn... - Các bệnh u, đặc biệt là u ác tính - Các bệnh của hệ thống tạo máu: Leucose, Hodgkin, u lympho ác tính không phải Hodgkin, suy tủy, bệnh hạch bạch huyết miễn dịch và u hạch bạch huyết...
  5. - Các bệnh của mô liên kết: bệnh thấp, luput ban đỏ hệ thống, các bệnh viêm mạch máu (viêm động mạch tế bào khổng lồ, viêm mạch máu quá mẫn, viêm nút quanh động mạch, viêm toàn bộ động mạch chủ...). Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng gây nên sốt kéo dài như: sốt do nguyên nhân tâm lý, rối loạn điều hoà nhiệt, rối loạn nội tiết (viêm tuyến giáp).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2