intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại cương về hen suyễn - Phần II

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:15

75
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích điều trị suyễn Hầu hết các chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành hen suyễn đều nhất trí rằng, các thuốc điều trị hen suyễn hiên nay có thể giúp bạn có một sống khỏe mạnh, năng động với rất ít các triệu chứng hen suyễn. Thật vậy, nếu điều trị đúng, bạn có thể:

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại cương về hen suyễn - Phần II

  1. Đại cương về hen suyễn Phần II Mục đích điều trị suyễn Hầu hết các chuyên gia hàng đầu của chuyên ngành hen suyễn đều nhất trí rằng, các thuốc điều trị hen suyễn hiên nay có thể giúp bạn có một sống khỏe mạnh, năng động với rất ít các triệu chứng hen suyễn. Thật vậy, nếu điều trị đúng, bạn có thể: Tham gia đầy đủ các hoạt động hàng ngày như làm việc hay học hành cũng  như có thể tham gia các hoạt động thể dục thể thao. Giảm thiểu các triệu chứng hen suyễn như ho, khò khè, nặng ngực và khó  thở. Có được giấc ngủ đêm trọn vẹn (bệnh nhân bị hen suyễn nếu không được  kiểm soát tốt hen suyễn, rất dễ bị thức dậy lúc nửa đêm về sáng do các triệu chứng của hen suyễn). Giảm thiểu số lần phải nhập viện vì hen suyễn.  Duy trì chức năng hô hấp bình thường hoặc gần bình thường, và giúp ngăn  chặn tổn thương đường dẫn khí vĩnh viễn. Tránh được hay giảm thiểu tối đa các tác dụng không mong muốn của  thuốc điều trị hen suyễn.
  2. Cách dự phòng dài hạn Chúng ta đều biết rằng nếu hen suyễn không được điều trị, viêm đường hô hấp sẽ làm giảm hoạt động chức năng phổi về lâu về dài và thậm chí làm tổn thương vĩnh viễn. Cũng có bằng chứng rằng nếu không đ ược điều trị đúng cách, theo thời gian hen suyễn sẽ trở nên trầm trọng hơn. Đó chính là lý do chủ yếu khiến bạn phải đi tr ước một bước bằng cách tuân thủ kế hoạch điều trị mà bạn và bác sĩ đã thảo luận. Điều đó có thể đồng nghĩa với việc sử dụng thuốc dự phòng hàng ngày, chẳng hạn như một thuốc kháng viêm dạng hít. Cách dự phòng này có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng hen suyễn và giảm thiểu tổn thương đường hô hấp của bạn. Bạn có thể làm gì để đạt được hiệu quả tốt nhất của thuốc Để dùng thuốc thật sự có lợi, rất cần trò chuyện cởi mở với bác sĩ của bạn. Hỏi họ cách sử dụng thuốc như thế nào cho đúng, và có cần phải điều chỉnh điều trị hay không.
  3. Thiết bị dùng trong bệnh suyễn Thuốc được dùng cho bệnh suyễn có thể chia làm 2 loại: thuốc dùng đường toàn thân (uống, chích thịt, chích gân) và đưa trực tiếp vào phổi. Để đưa thuốc trực tiếp vào phổi phải thông qua một số dụng cụ như ống hít, buồng hít, máy phun khí dung. Để biết thêm các dụng cụ này, vui lòng nhấp chuột vào đây. Ngoài ra, để chẩn đoán và theo dõi kết quả điều trị bệnh suyễn (cũng như một số bệnh khác của đường dẫn khí), bác sĩ của bạn sẽ phải sử dụng các các thiết bị như Dụng Cụ Đo Lưu Lượng Đỉnh (Peak Flow Meter – Lưu Lượng Đỉnh Kế), máy Đo Chức Năng Hô Hấp (Spirometer – Phế Dung Kế). Lưu lượng đỉnh kế Lưu lượng đỉnh kế là thiết bị đơn giản, giá cả không đắt, dễ dàng mang theo người. Thiết bị này giúp bạn xác định luồng khí từ phổi thổi ra qua miệng (đánh giá mức độ tắt nghẽn đường dẫn khí một cách đơn giản nhất). Kết quả của lưu lượng đỉnh giúp bệnh nhân xác định khi nào cần phải hít hay phun khí dung thuốc cắt cơn suyễn – thậm chí trước khi có triệu chứng của hen suyễn xảy ra (ho, khò khè, nặng ngực, khó thở) – điều này giúp bệnh nhân tránh được cơn hen suyễn xảy ra.
  4. Lưu lượng đỉnh kế cũng có thể giúp bạn và bác sĩ của bạn xác định: Tình huống nào gây ra cơn suyễn?  Bạn có cần điều chỉnh kế hoạch điều trị hay không?  Bạn có cần điều trị khẩn cấp hay không?  Lưu lượng đỉnh kế có thể đặc biệt hữu ích đối với những người bị suyễn dai dẵng mức độ trung bình hay nặng mà phải dùng thuốc dự phòng hen suyễn hàng ngày. Cuối cùng, sử dụng lưu lượng đỉnh kế có thể giúp bạn biết khi nào bệnh suyễn của bạn trở nên tốt hơn hay xấu đi. Máy đo chức năng hố hấp (spirometry – phế dung kế) Trong y khoa nói chung, đăc biệt là trong hen suyễn nói riêng, bước đầu tiên để điều trị hiệu quả là phải có chẩn đoán chính xác. Đo chức năng hô hấp là một test thường được sử dụng nhất trong chẩn đoán suyễn. Chẩn đoán suyễn cần 3 yếu tố: lâm sàng (bao gồm cả tiền sử bệnh), Xquang phổi và đo chức năng hô hấp. Trong đó, đo chức năng hô hấp là quan trọng nhất, chỉ có đo chức năng hô hấp mới cho phép bác sĩ khẳng định chẩn đoán hen suyễn. Ngoài ra, đo chức năng hô hấp còn giúp bác sĩ của bạn đánh giá mức
  5. độ trầm trọng của hen suyễn cũng như theo dõi diễn tiến, kết quả điều trị hen suyễn. Đo chức năng hô hấp là một test đo hơi thở, rất đơn giản và không gây đau đớn, giúp đánh giá chức năng hô hấp, đặc biệt là chức năng tống khí ra ngoài của phổi. Hen suyễn là bệnh rất dễ bị bỏ qua, các triệu chứng hen suyễn đến rồi đi, ngoài cơn hen suyễn bệnh nhân gần nh ư bình thường. Hơn nữa, một số bệnh nhân bị hen suyễn đôi khi có triệu chứng rất mơ hồ, chẳng hạn như chỉ có ho khan hay chỉ có nặng ngực. Trong những trường hợp này, hen suyễn rất khó chẩn đoán và bị bỏ quên cho đến khi chức năng phổi trở nên tồi tệ, hen suyễn mới được chẩn đoán, và … quá muộn màng để cứu vãn. May mắn thay, với phế dung kế, ngày nay việc chẩn đoán hen suyễn trở nên thuận tiện hơn, ngay cả trong giai đoạn sớm.
  6. Phân loại suyễn Phân loại suyễn theo mức độ kiểm soát Kiểm soát Kiểm soát Chưa được tốt một phần kiểm soát Triệu chứng ≥ 2 lần/tuần 3 hay nhiều Không có hơn các đặc ban ngày (≤2 lần/tuần) điểm của hen suyễn được Giới hạn hoạt Không có Có kiểm soát một động phần xuất hiện mỗi tuần Triệu chứng Không có Có ban đêm Phải dùng ≥ 2 lần/tuần Không thuốc cắt cơn (≤2 lần/tuần) Chức năng Bình thường < 80% bình phổi thường Cơn suyễn ≥ 1 lần/năm Một lần trong Không có cấp mỗi tuần
  7. Chăm Sóc Hen Suyễn Bốn Thành Phần của Chăm Sóc Hen Suyễn Mục tiêu của chăm sóc hen suyễn là đạt được và duy trì kiểm soát các biểu hiện lâm sàng của bệnh trong một thời gian dài. Khi hen suyễn được kiểm soát, bệnh nhân có thể dự phòng cơn suyễn cấp, tránh các triệu chứng khó chịu và duy trì được các hoạt động thể chất. Để đạt được mục tiêu này, cần có bốn thành phần liên quan sau: Thành Phần 1: phát triển sự hợp tác giữa thầy thuốc và bệnh nhân Thành Phần 2: nhận diện và tránh tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ Thành Phần 3: đánh giá, điều trị và theo dõi hen suyễn Thành Phần 4: kiểm soát cơn suyễn cấp
  8. Các lưu tâm đặc biệt trong kiểm soát hen suyễn Bao gồm: Thai kỳ: trong lúc mang thai, độ nặng của hen thường có thay đổi, và bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh thuốc khi cần. Người bị suyễn khi mang thai cần được giáo dục về nguy cơ cao cho thai nhi khi suyễn không được kiểm soát tốt. Thai phụ cũng cần đ ược biết rằng các điều trị hen suyễn hiện đại là an toàn. Khi xảy ra cơn cấp, thai phụ cần được điều trị tích cực để tránh tình trạng thiếu oxygen cho thai nhi. Bệnh nhân phải phẫu thuật: tính quá nhạy cảm của phế quản, sự giới hạn của luồng khí thở và tăng tiết đàm quá mức làm cho bệnh nhân bị suyễn dễ có biến chứng hô hấp trong và sau phẫu thuật, đặc biệt là các phẫu thuật lồng ngực và bụng trên. Nên đánh giá chức năng hô hấp vài ngày trước khi phẫu thuật và một liệu trình corticosteroid được sử dụng nếu FEV1 dưới 80%. Viêm mũi, viêm xoang và polyp mũi: viêm mũi và hen suyễn thường cùng có trên cùng một bệnh nhân, điều trị viêm mũi có thể cải thiện triệu chứng hen suyễn. Cả viêm xoang cấp và mạn tính đều có thể làm cho hen suyễn trở nên tồi tệ hơn, vì thế viêm xoang nên được điều trị. Polyp mũi thường đi kèm với hen suyễn và viêm mũi, thường nhạy cảm với aspirin và thường gặp ở người lớn. Polyp mũi thường đáp ứng với corticosteroid tại chỗ. Suyễn nghề nghiệp: điều trị bằng thuốc đối với suyễn nghề nghiệp giống với các dạng suyễn khác, nhưng là không đầy đủ nếu không tránh tiếp xúc với các chất gây kích ứng. Các chuyên gia hen suyễn sẽ giúp bạn trong việc tránh chất gây kích ứng. Nhiễm trùng hô hấp: nhiễm trùng hô hấp làm kích hoạt cơn khò khè và các triệu chứng hen suyễn khác ở nhiều bệnh nhân. Điều trị cơn suyễn cấp do nhiễm trùng
  9. tương tự với nguyên tắc điều trị cơn suyễn cấp khác và nên có kháng sinh phù hợp. Hồi lưu dạ dày thực quản: người bị hồi lưu dạ dày thực quản có tần suất bị hen suyễn gấp 3 lần người bình thường. Nên dùng thuốc để làm giảm triệu chứng hồi lưu dạ dày thực quản, dù rằng việc này không phải luôn cải thiện kiểm soát hen suyễn. Suyễn do aspirin: có đến 28% người lớn – nhưng hiếm ở trẻ em – bị cơn suyễn cấp do aspirin hay các thuốc kháng viêm không steroid khác (NSAID).
  10. Viêm Mũi Dị Ứng & Hen Suyễn Ở xứ nóng ẩm và nhiều khói, bụi ô nhiễm như chúng ta thì viêm mũi là bệnh mà chúng ta thấy ngày một nhiều. Viêm mũi: là tình trạng viêm lớp lót (niêm mạc) trong mũi và hầu họng. Tình trạng viêm này làm cho lớp lót này trở nên nhạy cảm bất thường và có thể bị kích ứng bởi không khí lạnh, khói, mùi khó chịu, thực phẩm kích thích (nh ư có nhiều tiêu, ớt, …) và khói thuốc lá. Biểu hiện có thể là ngứa, đau họng, nghẹt mũi hay chảy nước mũi. Viêm mũi dị ứng: là viêm mũi do dị ứng gây ra. Điều này có nghĩa là hệ miễn dịch của người bệnh phản ứng lại các chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng có thể là mạt giường (dị ứng nguyên trong nhà), thú nuôi, nấm mốc, khói, … (nhớ rằng chất gây dị ứng với người này có thể là bình thường với người khác và ngược lại). Ảnh hưởng của viêm mũi dị ứng lên hen suyễn
  11. Viêm mũi dị ứng và hen suyễn có một vấn đề chung là …dị ứng; mũi và phế quản cùng thuộc hệ hô hấp. Vì thế, chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thống kê ở Úc thấy rằng đa số những người bị suyễn có bị viêm mũi dị ứng (lên đến 80%). Viêm mũi dị ứng có thể làm cho việc kiểm soát hen suyễn trở nên khó khăn hơn. Điều trị hiệu quả viêm mũi dị ứng có thể làm giảm lên cơn suyễn và giúp cho phổi làm việc tốt hơn. Viêm mũi dị ứng đặc biệt là khi bị nghẹt mũi rất dễ làm mất ngủ, và mất ngủ lại gây ra rất nhiều hệ lụy, trong đó có dễ bị l ên cơn suyễn. Viêm niêm mạc mũi và họng gây ra nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Vì vậy, đa số những biện pháp điều trị hiệu quả là xịt (spray) glucocorticoid vào trong mũi. Xịt glucocorticoid vào trong mũi giúp ngăn chặn phản ứng viêm (các thuốc xịt glucocorticoid này cũng tương tự với các thuốc xịt glucocorticoid trong dự phòng hen suyễn nhưng khác về cách thức sử dụng). Nếu bạn bị cả viêm mũi dị ứng lẫn hen suyễn, bạn nên sử dụng cả hai thuốc dự phòng này một cách đều đặn. Lưu ý rằng triệu chứng của hen suyễn có thể che đậy triệu chứng viêm mũi dị ứng, vì thế nếu bạn bị hen suyễn, nên kiểm tra xem mình có bị viêm mũi dị ứng hay không. Triệu chứng của viêm mũi dị ứng Đau họng thường xuyên  Khàn giọng  Nghẹt mũi thường xuyên mà không có các triệu chứng khác.  Thường phải thở bằng miệng (đặc biệt lúc ngủ) và hay gặp ở trẻ em.  Ngủ thường hay ngáy 
  12. Trẻ em hay bị nhiễm trùng tai giữa  Thường hay bị nhức đầu mà không có nguyên nhân khác  Ho, đặc biệt trẻ em lúc nằm ngủ ban đêm  Mũi mất cảm giác về mùi  Thường hay bị rối loạn giấc ngủ.  Những điều cần tránh khi bị viêm mũi dị ứng Không nên hút thuốc và tránh ngồi gần người hút thuốc lá. Khói thuốc lá làm cho viêm mũi dị ứng và hen suyễn trở nên tồi tệ hơn và nó cũng làm cho các thuốc dự phòng giảm tác dụng. Thường thì cùng dị ứng nguyên có thể khởi phát cả hen suyễn lẫn viêm mũi dị ứng, vì vậy, rất hữu ích khi xác định được chúng và tránh chúng khi có thể. Tuy nhiên, việc này là rất khó khăn, cho nên nếu có thể được bạn nên trang bị máy lọc không khí trong phòng làm việc và phòng ngủ (các phòng này phải tương đối kín), nhưng cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng chứng minh máy lọc không khí giúp kiểm soát hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Dị ứng nguyên trong nhà (mạt giường) Dị ứng nguyên trong nhà (tiếng Anh gọi là “house dust mite” có tên khoa học là Dermatophagoides pteronyssinus hay D. farinae, là những sinh vật bé nhỏ với kích thước khoảng 30micromet, chúng sống trong nhà, ăn những tế bào da chết bong ra và phân của chúng là dị ứng nguyên thường gặp nhất trong nhà, thường hay kích hoạt hen suyễn hay dị ứng mũi xoang). Dị ứng nguyên trong nhà gặp nhiều ở xứ nóng ẩm như Việt Nam chúng ta.
  13. Có nhiều cách để tránh dị ứng nguyên trong nhà. Trong các nghiên cứu khoa học, hai vấn đề thường được báo cáo nhiều nhất để làm giảm số lượng dị ứng nguyên trong nhà là: Giặt sạch mùng, mền, bao nệm, bao gối, … bằng nước nóng (phải nóng trên  550C). Dùng loại bao nệm, bao gối loại chống bụi để bao bọc nệm, gối.  Dị ứng nguyên từ thú nuôi Nếu bạn bị ứng với thú cưng của bạn và bạn phải tiếp tục sống chung nhà với nó, đừng bao giờ cho chúng vào phòng ngủ. Bạn không thể kiểm soát tốt viêm mũi dị ứng của bạn nếu vẫn phải sống chung nhà với thú nuôi mà bạn bị dị ứng. Thường thì việc tắm thú nuôi không làm giảm đi dị ứng nguyên và còn có thể làm cho tình trạng dị ứng xấu đi. Sau khi loại bỏ thú nuôi, hãy làm vệ sinh sạch sẽ tường, sàn nhà và thảm. Do các phần tử gây dị ứng từ thú nuôi có thể còn dính trong quần áo và một số bề mặt đồ vật, các dị ứng nguyên này vẫn còn lại trong nhà một thời gian dài sau khi đã loại bỏ thú nuôi. Điều trị viêm mũi dị ứng Có nhiều thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, nhưng hiệu quả và an toàn nhất là các thuốc xịt glucocorticoid. Các thuốc xịt glucocorticoid Thuốc xịt glucocorticoid giúp làm giảm viêm niêm mạc mũi. Để đạt được kết quả tốt nhất nên dùng thuốc xịt này đều đặn và lâu dài giống như thuốc dự phòng hen
  14. suyễn. Cho đến nay, thuốc xịt glucocorticoid d ùng trong viêm mũi dị ứng được ghi nhận là rất an toàn. Với những người bị viêm mũi dị ứng theo mùa, không cần phải dùng liên tục. Bệnh nhân khi biết sắp có triệu chứng viêm mũi dị ứng xảy ra, dùng thuốc xịt glucocorticoid khoảng 6 tuần rồi ngưng. Thường thì tác dụng của thuốc xịt glucocorticoid đạt được đầy đủ sau 2 tuần dùng thuốc. Những thuốc xịt glucocorticoid thường chứa một trong những hoạt chất sau: beclomethasone, budesonide, mometasone, fluticasone, … Thuốc kháng histamin dạng uống Các thuốc kháng histamin dạng uống có thể đ ược dùng một mình hay có thể dùng phối hợp với các thuốc khác. Các thuốc kháng histamin dạng uống giúp l àm giảm nhanh các triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa ngáy, … Các thuốc kháng histamin có thể chia làm hai nhóm chính: (1) nhóm cũ: thường có tác dụng phụ là gây buồn ngủ như chlorpheniramin, polaramin, … (2) nhóm mới: ít có tác dụng gây ngủ như terfenadine, loratadine, …khi dùng nhóm thuốc này phải thận trọng ở người bị bệnh tim. Cần nhớ rằng, với những người bị cả viêm mũi di ứng lẫn hen suyễn, hãy lưu ý rằng, các thuốc kháng histamin nếu dùng kéo dài có thể làm xấu đi tình trạng hen suyễn. Thuốc kháng histamin dạng xịt Được dùng tương tự như thuốc xịt corticosteroid nhưng thời gian dùng ngắn hơn nhiều. Thuốc giảm sung huyết mũi dạng uống
  15. Rất hiệu quả trong những trường hợp bị nghẹt mũi. Nhưng chỉ nên dùng vài ba ngày và thận trọng ở người bị tăng huyết áp. Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý Biện pháp này giúp làm sạch niêm mạc mũi. Khi nhỏ mũi không được để cho đầu chai thuốc chạm vào mũi và nên loại bỏ chai thuốc sau khi mở nắp 24 giờ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
23=>2