intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tại sao hen suyễn lại hay xảy ra về đêm?

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

164
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

* Một tỉ lệ lớn bệnh nhân hen thường có cơn khó thở về đêm 1 hoặc 2 lần mỗi tháng. Một số người chỉ có cơn khó thở vào ban đêm, còn ban ngày chức năng hô hấp của họ gần như bình thường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tại sao hen suyễn lại hay xảy ra về đêm?

  1. Tại sao hen suyễn lại hay xảy ra về đêm? * Một tỉ lệ lớn bệnh nhân hen thường có cơn khó thở về đêm 1 hoặc 2 lần mỗi tháng. Một số người chỉ có cơn khó thở vào ban đêm, còn ban ngày chức năng hô hấp của họ gần như bình thường. Một phần là do đáp ứng thái quá đối với thay đổi về lưu lượng thông khí bình thường cho mỗi chu kì 24 h (normal circadian variation in airflow) * Tình trạng co thắt phế quản nặng nhất trong khoảng thời gian từ 18h đến 4h sáng (tỉ lệ tử vong và bệnh tật do hen suyễn cao nhất trong khoảng thời gian này). Các bệnh nhân này có thể có giảm đáng kể lượng cortisol trong máu hoặc tăng trương lực phế vị (vagal tone) vào ban đêm. Các nghiên cứu cũng cho thấy có tăng tình trạng viêm ở những bệnh nhân có cơn hen vào ban đêm so với nhóm đối chứng và với các bệnh nhân có cơn hen vào ban ngày. Các dị ứng nguyên có sẵn ở môi trường nhà ở như bụi bặm, lông thú cưng, mốc ẩm ướt, mùng mền, thảm nệm chiếu gối, các loại ve, rệp, mạt kí sinh v.v...sẽ là những yếu tố kích thích khởi phát cơn hen khi bệnh nhân trở về nhà vào lúc chiều tối sau một ngày làm việc căng thẳng và mệt mỏi. Nhiệt độ giảm về đêm cũng là một yếu tố góp phần làm khởi phát cơn co thắt phế quản. * Hen suyễn xảy ra về đêm là một vấn đề lâm sàng quan trọng cần được tích cực can thiệp. Cần dùng máy đo lưu lượng đỉnh (peak flow meters) để có những đánh giá khách quan về tình trạng khó thở và can thiệp kịp thời.
  2. Ngưng thở lúc ngủ (sleep apnea), trào ngược dạ dày thực quản có triệu chứng, và viêm mũi xoang cần được phát hiện và xử lý vì chúng sẽ là những tác nhân kích thích khởi phát cơn hen lúc nằm. * Thuốc men cần được sử dụng phù hợp với giờ giấc xuất hiện cơn hen suyễn và nên chú ý sử dụng các thuốc đồng vận beta 2 tác dụng kéo dài LABA (hít hoặc uống), thuốc biến đổi leukotriene Montelukast (leukotriene modifier), và các corticosteroids hít. Theophylline tác dụng chậm, ngày uống một lần và đổi giờ uống corticosteroids vào lúc xế chiều cũng có thể hữu ích. Tài liệu tham khảo: Asthma, Michael J Morris, MD, Clinical Assistant Professor, Pulmonary Disease/Critical Care Service, Department of Medicine, Brooke Army Medical Center
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2