intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đại thắng mùa xuân - Chương 1: Bạo lực cách mạng

Chia sẻ: Linh Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

134
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mùa xuân năm 1974, sau Tết Giáp Dần, Hội nghị cán bộ quân sự cao cấp họp tại số nhà 33 phố Phạm Ngũ Lão - Hà Nội. Hội nghị có đủ đại biểu các chiến trường, các quân chủng, binh chủng, các quân đoàn, sư đoàn và đại biểu các cơ quan Bộ Tổng tư lệnh để thảo luận quán triệt Nghị quyết

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đại thắng mùa xuân - Chương 1: Bạo lực cách mạng

  1. Đại thắng mùa xuân - Chương 1: Bạo lực cách mạng Mùa xuân năm 1974, sau Tết Giáp Dần, Hội nghị cán bộ quân sự cao cấp họp tại số nhà 33 phố Phạm Ngũ Lão - Hà Nội. Hội nghị có đủ đại biểu các chiến trường, các quân chủng, binh chủng, các quân đoàn, sư đoàn và đại biểu các cơ quan Bộ Tổng tư lệnh để thảo luận quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương Đảng họp tháng 10 năm 1973 và phổ biến Nghị quyết tháng 3 năm 1974 của Quân uỷ Trung ương đã được Bộ Chính trị thông qua. Đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Lê Đức Thọ đến Hội nghị phổ biến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21. Cũng trong dịp này, Quốc hội quyết định thăng quân hàm cấp tướng cho một số cán bộ cao cấp trong quân đội. Chủ tịch Tôn Đức Thắng đã đến thăm, động viên và chỉ thị nhiệm vụ cho các cán bộ cao cấp và cho toàn quân.
  2. Mỗi cán bộ và chiến sĩ quân đội hết sức phấn khởi được Trung ương Đảng chỉ cho thấy đường đi và triển vọng tươi sáng của cách mạng. Những lời căn dặn của đồng chí Bí thư thứ nhất Trung ương Đảng, của Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Hội nghị là mệnh lệnh của Đảng và Nhà nước cho toàn quân tiến lên phía trước. Hồi đó, Hiệp định Paris về Việt Nam ký đã được hơn một năm. Theo Hiệp định, đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, rút hết quân đội Mỹ và chư hầu ra khỏi miền Nam, cam kết tôn trnng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cam kết tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam, chấm dứt dính líu quân sự và can thỉệp vào nội bộ miền Nam Việt Nam, thừa nhận thực tế ở miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị.
  3. Đó là thắng lợi lớn của nhân dân ta, là thất bại lớn của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, là kết quả 18 năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng ta. Hiệp định Paris về Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta, mở ra cho cách mạng miền Nam Việt Nam một giai đoạn mới: giai đoạn hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thực hiện thống nhất nước nhà. Đó là thời kỳ cuối của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân nói chung và của chiến tranh cách mạng ở miền Nam nói riêng. Đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai ra sức phá hoại Hiệp định Paris về Việt Nam một cách có kế hoạch và có hệ thống. Tuy buộc phải ký Hiệp định, đế quốc Mỹ vẫn chưa chịu từ bỏ chính sách cơ bản của chúng ở Việt Nam là thực hiện "học thuyết Níchxơn", áp đặt chủ nghĩa thực dân mới kiểu Mỹ ở miền Nam, âm mưu chia cắt
  4. lâu dài nước ta. Để thực hiện ý đồ nham hiểm đó, ngay từ đầu, Mỹ chủ trương vừa ký Hiệp định, vừa giúp nguỵ quyền Sài Gòn tiếp tục chiến tranh điên cuồng phá hoại Hiệp định. Đế quốc Mỹ đã tiến hành ở miền Nam nước ta một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới bằng nhiều biện pháp thâm độc. Chúng tiếp tục viện trợ quân sự và kinh tế cho bọn nguỵ. Trước khi rút quân ra, Mỹ đã đưa vào miền Nam gần 700 máy bay các loại, 500 khẩu pháo, 400 xe tăng, xe bọc thép và rất nhiều tàu chiến, dự kiến đưa thêm một số lớn binh khí kỹ thuật, tăng dự trữ vật tư chiến tranh của quân nguỵ lên mức tương đối cao, gần 2 triệu tấn. Hiệp định ký chưa ráo mực, Nguyễn Văn Thiệu đã hò hét "tràn ngập lãnh thổ", tập trung lực lượng thực hiện "Kế hoạch bình định ba năm 1973-1975", "Kế hoạch bình định sáu tháng từ tháng 3-1973 đến tháng 8-1973", "Kế hoạch quân sự Lý Thường Kiệt", "Kế hoạch xây dựng quân đội từ 1974 đến 1979" nhằm
  5. tiêu diệt lực lượng vũ trang và tổ chức cách mạng của ta ở miền Nam. Địch khẩn trương củng cố và tăng cường xây dựng quân nguỵ, nhất là các quân chủng, binh chủng nhằm bảo đảm cho quân nguỵ đủ sức đối phó với quân chủ lực của ta trong mọi tình huống. Trong năm 1973, địch đã bắt khoảng 24 vạn lính, thu thập lại trên 13 vạn quân đào ngũ, rã ngũ và bị thương, đưa tổng quân số của chúng lên tranh cách mạng để giành thắng lợi hoàn toàn". Và "Cách mạng miền Nam phải nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công. Ta phải kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta". Tinh thần của Nghị quyết 21 là: Địch không thi hành Hiệp định, tiếp tục chiến tranh Việt Nam hoá, thực chất là chiến tranh thực dân kiểu mới hòng chiếm lấy cả miền Nam, thì ta không có con đường nào khác là phải tiên hành chiến tranh cách mạng, tiêu diệt chúng, giải phóng miền Nam.
  6. Hội nghị Quân uỷ Trung ương không những vạch rõ phương châm chung là "phản công và tiến công" mà còn nêu lên phương hướng vận dụng phương châm đó trong từng vùng và những phương thức hoạt động trên từng chiến trường. Hội nghị còn đề ra nhiệm vụ cho toàn quân: tích cực tiến hành công tác chính trị nhằm không ngừng nâng cao chất lượng chính trị toàn diện của các lực lượng vũ trang, tạo nên một sự chuyển biến mới mạnh mẽ, cả về tư tưởng, tổ chức, năng lực, tác phong trong mọi đơn vị, mọi cán bộ, chiến sĩ, nhất là nâng cao ý chí chiến đấu, tăng cường tổ chức kỷ luật, bảo đảm cho ba thứ quân hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương được Bộ Chính trị thông qua. Sau khi có Nghị quyết của Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu cùng với Tổng cục Chính trị, Tổng cục Hậu cần, bắt tay ngay vào việc nghiên cứu, lập những kế hoạch tác chiến chiến lược chung và kế
  7. hoạch tác chiến từng chiến trường; khẩn trương tổ chức và huấn luyện các binh đoàn chủ lực, các binh chủng kỹ thuật; vạch kế hoạch về các mặt công tác chuẩn bị và công tác bảo đảm; đồng thời chỉ đạo các chiến trường đẩy mạnh hoạt động thực hiện các đợt tiến công và nổi dậy, giữ vững và phát triển thế chủ động chiến lược, làm chuyển biến cục diện chiến trường, tạo điều kiện cho tiến công lớn, rộng khắp trong năm 1975. Các địa phương và các đơn vị, từ Trị Thiên đến Tây Nam Bộ và vùng ven Sài Gòn - Gia Định, từ tháng 4 năm 1974 đến tháng 10 năm 1974 đều hoạt động mạnh lên, phản công và tiến công địch liên tục, giành thắng lợi ngày càng lớn, với nhịp độ nhanh. Nơi nào quán triệt Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 21 và Nghị quyết Quân uỷ Trung ương, nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng và tư tưởng tiến công, thì nơi đó chẳng những phá được kế hoạch "bình định" của địch, giữ vững được vùng giải phóng của ta
  8. và các căn cứ trong vùng địch kiểm soát, mà còn mở rộng thêm được nhiều vùng giải phóng, dồn địch vào thế lúng túng, bị động đối phó. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến kết quả trận tiêu diệt quận lỵ Thượng Đức ở Khu 5. Đây là trận thử sức với lực lượng gọi là tinh nhuệ nhất của địch. Ta tiêu diệt địch ở chi khu quận lỵ Thượng Đức, địch đưa cả sư đoàn lính nhảy dù đến phản kích liên tục, dài ngày hòng chiếm lại, nhưng ta đã đánh cho chúng thiệt hại nặng, giữ vững Thượng Đức, buộc địch phải "bỏ cuộc". Từ trận Thượng Đức này và các trận tiêu diệt quân chủ lực địch ở Chư Nghé, Đắc Pét trên Tây Nguyên, Bộ Tổng Tham mưu đi đến nhận định và báo cáo với Quân uỷ Trung ương: khả năng chiến đấu của bộ đội chủ lực cơ động của ta đã hơn hẳn quân chủ lực cơ động của địch. Chiến tranh đã bước vào giai đoạn cuối, so sánh lực lượng đã thay đổi, ta mạnh lên, địch yếu đi. Do đó ta có thể và cần phải chuyển từ đánh
  9. nhằm tiêu diệt sinh lực địch là chính, sang đánh chẳng những tiêu diệt địch mà còn nhằm giải phóng nhân dân và giữ đất, từ chỗ quân chủ lực ta lấy tiêu diệt quân chủ lực địch trên chiến trường rừng núi là chủ yếu, sang tiêu diệt địch và giải phóng nhân dân, giải phóng đất cả ở vùng giáp ranh, đồng bằng và thành phố. Muốn đánh tiêu diệt lớn và giữ vững các vùng mới giải phóng thì việc chỉ sử dụng các sư đoàn độc lập hoặc phối hợp không còn thích hợp nữa, mà cần có những binh đoàn cơ động, binh chủng hợp thành lớn hơn, làm quả đấm mạnh, được sử dụng vào những thời cơ quan trọng nhất, hoạt động trên những hướng chủ yếu, giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu nhằm tiêu diệt lớn quân chủ lực địch. Bộ Chính trị và Quân uỷ Trung ương nhất trí với nhận định này và chỉ thị cần xúc tiến tổ chức ngay các binh đoàn cơ động trực thuộc Bộ Tổng tư lệnh. Từ tháng 10 năm 1973 trở đi, lần lượt các quân đoàn được thành lập tập trung huấn luyện tác chiến hợp
  10. đồng binh chủng và bố trí trên các địa bàn chiến lược cơ động nhất. Việc xây dựng các quân đoàn có đủ các thành phần binh chủng kỹ thuật là một bước trưởng thành mới của quân đội ta, làm cho ta có khả năng tiến hành các chiến dịch hợp đồng binh chủng quy mô lớn gồm nhiều quân đoàn, sư đoàn, có sức đột kích lớn, cơ động cao, sức chiến đấu liên tục, có khả năng đánh tiêu diệt quân địch trong các chiến dịch có ý nghĩa chiến lược: Đi đôi với tổ chức lực lượng còn một việc cấp bách khác là biên chế và thay đổi trang bị cho quân đội được tốt và hiện đại hơn. Một khối lượng lớn hàng quân sự của ta như xe tăng, xe bọc thép, tên lửa, pháo tầm xa, pháo cao xạ mà đế quốc Mỹ định phá huỷ trong đợt 12 ngày đêm ném bom miền Bắc bằng máy bay B.52 không được, nay lần lượt được chuyển tới các chiến trường. Và lần đầu tiên pháo cơ giới tầm xa và những xe tăng tốt của ta đã vào tận những rừng cao su Nam Bộ. Đây là một bước trưởng thành lớn của quân đội ta, đồng thời
  11. cũng là bước chuẩn bị lực lượng tích cực nhất cho cuộc tổng tiến công sau này. Có lực lượng lớn, có trang bị hiện đại chưa đủ, còn phải tổ chức chiến trường để có thể phát huy được hết sức mạnh của lực lượng lớn và trang bị hiện đại đó. Quy luật chiến tranh cách mạng là từ những đơn vị nhỏ ban đầu phát triển thành những binh đoàn lớn tác chiến hợp đồng binh chủng để tiêu diệt lớn lực lượng địch và cuối cùng phải đánh vào thành phố, đánh vào đầu não chính quyền địch, mới đánh gục được địch, giải phóng Tổ quốc. Và như vậy phải có đủ đường giao thông, phương tiện vận chuyển cơ giới mới có đủ lương thực, thực phẩm, đạn dược, vũ khí cho tiền tuyến. Một vấn đề then chốt là phải có hệ thống đường cơ động tốt. Công trình xây dựng con đường chiến lược phía Đông Trường Sơn bắt đầu từ năm 1973, hoàn thành đầu năm 1975 được xúc tiến với nhịp độ hết sức khẩn trương nối hền từ đường số 9 (Quảng Trị)
  12. vào đến miền Đông Nam Bộ là công trình lao động của hơn 30.000 bộ đội và thanh niên xung phong, đưa tổng số chiều dài đường chiến lược và chiến dịch, cả cũ và mới, làm trong suốt cuộc chiến tranh lên hơn 20.000km. Nhà nước và nhân dân ta đã dồn sức dồn của rất lớn vào công trình này. Hàng nghìn xe máy các loại, hàng chục nghìn bộ đội, công nhân, kỹ sư, thanh niên xung phong và dân công vượt qua muôn vàn khó khăn, gian khổ do khí hậu, thời tiết và bom đạn địch gây ra, ngày đêm phá núi san đèo, chuyển đá đắp đường, xây cống, dựng cầu, tạo ra một kỳ công rất tự hào ở phía Tây Tổ quốc. Đúng là "Đường ta rộng thênh thang tám thước", các xe vận tải cỡ lớn, các xe chiến đấu loại nặng chạy được hai chiều với tốc độ cao cả bốn mùa, đã ngày đêm hàm hở chuyển hàng trăm nghìn tấn vật chất các loại vào hệ thống kho tàng cho các chiến trường để bảo đảm đánh lớn. Dọc theo đường chiến lược Đông Trường Sơn là hệ thống 5.000km đường ống dẫn dầu kéo dài từ Quảng
  13. Trị qua Tây Nguyên tới Lộc Ninh, vượt sông cả, suối sâu, núì cao, có ngọn hơn 1.000 mét, đủ sức tiếp dầu cho hàng chục nghìn xe các loại vào, ra trên đường. Có thể nêu một hình ảnh đáng tự hào là trên vùng núi chót vót ở phía tây Tổ quốc, hơn 20.000km đường chiến lược từ Bắc chí Nam và đường chiến dịch từ Tây sang Đông như những chiếc thừng rất chắc đang từng ngày từng giờ luồn dần vào cổ, vào chân tay con quái vật, chờ khi có lệnh là siết chặt, kết liễu đời nó. Đường dây thông tin hữu tuyến cũng đã kéo dài tới Lộc Ninh. Từ Hà Nội đã nói chuyện thẳng được với nhiều chiến trường. Giữa lúc nhân dân miền Nam đẩy lùi địch hầu khắp mọi nơi để giành quyền làm chủ thì ở miền Bắc, từ các bản làng, khu phố, cơ quan, trường học, xí nghiệp, hàng chục nghìn thanh niên nô nức vào bộ đội, lên đường ra mặt trận theo tiếng gọi của Đảng và Tổ quốc. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 21 của Trung ương
  14. Đảng và Nghị quyết Quân uỷ Trung ương cùng sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Bộ Chính trị đã làm chuyển biến cục, diện chiến trường có lợi cho ta và động viên được sức mạnh cả nước hướng ra tiền tuyến.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2