Khuyết Danh<br />
<br />
Đại Việt Sử Lược<br />
<br />
Thế Kỷ 14<br />
(1377 - 1388)<br />
<br />
Tựa sách:<br />
<br />
Đại Việt Sử Lược<br />
<br />
Soạn giả:<br />
<br />
Khuyết danh<br />
<br />
Dịch giả:<br />
<br />
Nguyễn Gia Tường<br />
<br />
1972<br />
<br />
Nhà xuất bản TP HCM<br />
Bộ môn Châu Á học<br />
Đại học tổng hợp TP HCM<br />
<br />
1993<br />
<br />
Công Đệ, Lê Bắc<br />
<br />
2001<br />
<br />
Lê Bắc - bacle@hotmail.com<br />
<br />
2001<br />
<br />
Nhà xuất bản:<br />
<br />
Chuyển sang ấn bản điện tử bởi:<br />
Điều hợp:<br />
<br />
Năm<br />
1377 - 1388<br />
<br />
3<br />
<br />
Đại Việt Sử Lược - Quyển I<br />
<br />
Đại Việt Sử Lược<br />
Quyển I<br />
<br />
Những Biến Đổi Đầu Tiên Của Đất Nước<br />
Xưa, Hoàng Đế1 dựng nên muôn nước, thấy Giao Chỉ xa xôi, ở ngoài cõi Bách Việt, không thể<br />
thống thuộc được, bèn phân giới hạn ở góc tây nam, có 15 bộ lạc là: 1) Giao Chỉ, 2) Việt Thường Thị, 3)<br />
Vũ Ninh, 4) Quân Ninh, 5) Gia Ninh, 6) Ninh Hải, 7) Lục Hải, 8) Thanh Tuyền, 9) Tân Xương, 10) Bình<br />
Văn, 11) Văn Lang, 12) Cửu Châu, 13) Nhật Nam, 14) Hoài Nam, 15) Cửu Đức2.<br />
Những bộ lạc này đều không thấy đề cập đến trong thiên Vũ cống3.<br />
Đến đời Thành Vương nhà Chu4 Việt Thường Thị mới đem dâng chim bạch trĩ, sách Xuân Thu gọi<br />
là khuyết địa5, sách Đái ký6 gọi là Điêu đề7.<br />
Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-682 trước Công nguyên-ND)8 ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng<br />
ảo thuật qui phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương đóng đô ở Văn Lang, đặt quốc hiệu là Văn<br />
Lang, phong tục thuần lương chơn chất, chính sự dùng lối thắt gút.<br />
Truyền được 18 đời đều xưng là Hùng Vương.<br />
1<br />
<br />
Hoàng Đế: Tên một trong những vị vua theo truyền thuyết của lịch sử cổ đại Trung Quốc.<br />
<br />
2<br />
<br />
Trong bộ " Đại Việt Sử Ký Toàn Thư " chép là: vua Hùng Vương lập ra nước, đặc quốc hiệu là Văn Lang. Ngài chia nước ra làm 15<br />
bộ. Trong 15 bộ có 5 bộ khác với " Đại Việt Sử Lược " là: Chu Diên, Phúc Lộc, Dương Tuyền, Vũ Định và Tân Hưng.<br />
<br />
3<br />
<br />
Vũ cống: Ông Vũ (sau này là vua Hạ Vũ, 2205- 2197 trước công nguyên) định ra phép cống của chín châu và chép rõ núi sông,<br />
đường sá xa gần, sản vật từng vùng nên gọi là cống (Từ nguyên, Ngọ, tr.203). Văn thiên ấy viết theo thể câu từ 4 đến 6 chữ<br />
thường đối nhau. Nước ta có sách "An Nam Vũ cống" là bản chép tay, chính văn của Nguyễn Trãi (đời Lê).<br />
<br />
4<br />
<br />
Vua Thành Vương nhà Chu (Châu) tên Tụng, con Vũ Vương, lúc lên ngôi còn nhỏ, việc nước đều nhờ Chu Công Đán làm chức<br />
Trủng tế trông coi. Lúc bấy giờ hình phạt không dùng, mọi người ca tụng là đời thạnh trị. Trong "Từ nguyên, Hạ, Mão trang 111"<br />
chép: khoảng đầu nhà Chu (Trung Quốc) họ Việt thường sau mấy lần được dịch tiếng nói, dâng cống lễ, sứ giả Việt Thường quên<br />
mất đường về. Châu Công mới dùng xe chỉ nam chở xứ Việt về nước.<br />
<br />
Sách "Đại Nam Quốc sử diễn ca":<br />
Vừa đời ngang với Châu Thành<br />
Bốn phương biển lặng trời thanh một màu<br />
Thử thăm Trung Quốc thế nào<br />
Lại đem bạch trĩ dâng vào Châu Vương<br />
Ba trùng dịch lộ chưa tường<br />
Ban xe Tý Ngọ chỉ đường Nam qui.<br />
5<br />
<br />
Khuyết địa: đất trống, có lẽ là thời này bộ lạc Giao Chỉ dân cư còn thưa thớt, trống vắng nên được gọi như thế.<br />
<br />
6<br />
<br />
Đái ký: nguyên là sách Lễ ký, sách này chép các lễ nghi trong gia đình, hương đảng và triều đình, do đức Khổng Tử san định về<br />
đời Xuân Thu. Đến đời nhà Hán có Đái Đức và Đái Thành là hai chú cháu cùng dọn lại. Bộ của Đái Đức gọi là ĐạiĐái. Bộ của Đái<br />
Thành gọi là Tiểu Đái. Về sau, sách Lễ ký được dọn lại ấy là Đái ký.<br />
<br />
7<br />
<br />
Điêu đề: Điêu là chạm, đề là cái trán. Trong "Đại Việt sử ký toàn thư" chép rằng: "Dân chúng ở chân núi thấy sông ngòi nhiều tôm<br />
cá, bèn đua nhau bắt lấy để ăn bị giống thuồng luồng làm hại. Dân chúng bẩm lên vua. Vua (Hùng Vương) phán: "Thuồng luồng<br />
ưa loài giống với chúng và ghét loài khác với chúng, cho nên mới có thói ấy".Vua bèn dạy lấy mực vẽ những hình thủy qiái vào<br />
thân thể. Từ đấy giống thuồng luồng không còn hại dân nữa. Tục xăm mình của người Bách Việt có lẽ khởi từ đó.<br />
<br />
88<br />
<br />
Vua Trang Vương nhà Chu tên Đà, con của vua Hoàng Vương, ở ngôi 15 năm.<br />
<br />
4<br />
<br />
Đại Việt Sử Lược - Quyển I<br />
Việt Câu Tiễn (505-465 trước công nguyên-ND)1 thường sai xứ sang dụ, Hùng Vương chống cự lại.<br />
Cuối đời nhà Chu, Hùng Vương bị con vua Thục là Phán đánh đuổi rồi lên thay.<br />
<br />
Phán đắp thành ở Việt Thường, lấy hiệu là An Dương Vương2 rồi không cùng với họ Chu thông<br />
hiếu nữa.<br />
Cuối đời nhà Tần, Triệu Đà chiếm cứ Uất Lâm, Nam Hải, Tượng quận rồi xưng vương đóng đô ở<br />
Phiên Ngung, đặt quốc hiệu là Việt, tự xưng là Võ Vương.<br />
Lúc bấy giờ An Dương Vương có thần nhân là Cao Lổ chế tạo được cái nỏ liễu bắn một phát ra<br />
mười mũi tên, dạy quân lính muôn người.<br />
Võ Hoàng biết vậy bèn sai con là Thủy xin sang làm con tin để thông hiếu.<br />
Sau nhà vua đãi Cao Lỗ hơi bạc bẽo.<br />
Cao Lỗ bỏ đi, con gái vua là Mỵ Châu lại cùng với Thủy tư thông. Thủy phỉnh Mỵ Châu mong được<br />
xem cái nỏ thần, nhân đó phá hư cái lẫy nỏ3 rồi sai người trình báo với Võ Hoàng. Võ Hoàng lại cất binh<br />
sang đánh. Quân kéo đến, vua An Dương Vương lại như xưa là dùng nỏ thần thì nỏ đã hư gẫy, quân lính<br />
đều tan rã. Võ Hoàng nhân đó mà đánh phá, nhà vua ngậm cái sừng tê4 đi xuống nước. Mặt nước cũng<br />
vì ngài mà rẽ ra.<br />
Đất nước vì thế mà thuộc nhà Triệu.<br />
<br />
1<br />
<br />
Câu Tiễn: Vua nước Việt thời Xuân Thu (Trung Quốc) là người có chí, quyết diệt kẻ thù là nước Ngô. Ông thường nằm gai nếm<br />
mật, chịu đựng trăm bề tủi nhục, lại nhờ có hiền thần Phạm Lãi và văn Chủng định mưu, lập kế, đem mỹ nhân là nàng Tây Thi<br />
dâng vua Ngô say mê nhan sắc bỏ phế quốc chính. Kết cục Câu Tiễn đã diệt được Ngô.<br />
<br />
2<br />
<br />
"Đại Việt sử ký toàn thư" cùng nhiều sử liệu khác chép rằng Thục an Dương Vương lên ngôi năm Giáp Thìn và đến năm Quý Tỵ thì<br />
dứt (257-208 trước công nguyên) ở ngôi 50 năm. Nhưng có nhiều chuyên gia sử học hiện đại cho rằng Thục An Dương Vương chỉ<br />
tại vị từ năm 208 đến năm 179 trước công nguyên. Như vậy chỉ ở ngôi được 30 năm.<br />
<br />
3<br />
<br />
Lẫy nỏ: tức cái máy (cơ) cò của cái nỏ.<br />
<br />
4<br />
<br />
Sừng tê: Tê là con tây ngưu tức là con tê giác, mình nhỏ hơn voi một chút, da dày, sừng thông hai đầu nên còn gọi là "thông tê".<br />
<br />
"Thần châu di vật chí" cho là tê giác là một loại vật thần dị, cái sừng tiêu biểu cho sự linh thiêng của nó nên còn thường gọi là linh<br />
tê. Nhà thơ Lý Thường Ẩn (813-858) thời Vãn Đường có câu: "Tâm hữu linh tê nhất điểm thông", (lòng có linh tê một điểm<br />
thông). Cao Bá Nha (triều Nguyễn Việt Nam) có thi phẩm "Tự tình khúc" có câu: "Đuốc linh tê thấu chữ kỳ oan". Nhiều bộ sử chép<br />
là văn tê. Văn là có đường vằn. Trong "Đại Nam Quốc sử Diễn ca" (khuyết danh) có câu: "văn tê theo ngọn suối vàng cho xuôi" là<br />
nói về cái chết của An Dương Vương vậy.<br />
<br />
5<br />
<br />
Đại Việt Sử Lược - Quyển I<br />
<br />
Chép Việc Nhà Triệu<br />
Triệu Vũ Đế<br />
Vũ Đế tên húy là Đà, họ Triệu là người Chân Định đời nhà Hán.<br />
Tần Thủy Hoàng năm thứ 33 đã thôn tính được thiên hạ lấy xong đất Dương Việt, dùng Nhâm<br />
Ngao (Hiêu) làm chức Ký quận Nam Hải, Đà làm chức Lệnh quận Long Xuyên.<br />
Đến đời Tần Nhị Thế, Nhâm Ngao qua đời, Triệu Đà lên thay. Lúc nhà Tần bị diệt, Triệu Đà thôn<br />
tính luôn đất đai ở Quế Lâm và Tương Quận rồi tự xưng là Nam Việt Vương.<br />
Khi vua Cao Tổ (206-195 trước công nguyên-ND) nhà Hán1 dẹp yên được thiên hạ mới sai Lục<br />
Giả sang dâng ấn tín có dây tua đỏ và phong Đà làm Nam Việt Vương.<br />
Đến đời Cao Hậu2 nhà Hán năm thứ 5 vua tự lập làm Hoàng đế rồi đem binh đánh Tràng Sa<br />
(tỉnh Hồ Nam) o bế dân, nên Âu Lạc, Mân Việt đều thuộc về Hoàng Đế. Đất đai đông tây rộng có hơn<br />
muôn dặm, vua ngự nhà vàng, đi xe tả đạo.<br />
Về sau, để lập lại địa vị của Nam Việt Vương như trước, Hán Văn Đế3 sai Lục Giả mang thư sang<br />
hỏi. Giả đến nơi, vua thẹn mà từ bỏ đế hiệu rồi xin trở lại làm phiên vương4 mãi mãi nhận chịu việc tiến<br />
cống.<br />
Đến đời Vũ Đế nhà Hán5 niên hiệu Kiến nguyên năm thứ 1 thì mất6 tên thuỵ7 là Võ Đế, ở ngôi<br />
được 18 năm8.<br />
Người cháu là Hồ được lập lên làm Văn Vương.<br />
<br />
1<br />
<br />
Hán Cao Tổ họ Lưu tên Bang, người đất Bái, dứt được nhà Tần, diệt được Hạng Vũ, ở ngôi được 12 năm.<br />
<br />
2<br />
<br />
Cao Hậu tức Lữ Hậu: Hoàng hậu của Hán Cao Tổ, tên Trĩ, Lữ Hậu sinh ra Huệ Đế. Từ lúc Huệ Đế mất, Lữ Hậu chuyên giữ việc<br />
triều chánh được 8 năm. Bà phong vương cho bốn người họ Lữ. Khi Lữ Hậu băng, bọn Châu Bột, Trần Bình giết người nhà họ Lữ.<br />
Lữ Tánh dâm đãng, đã tư thông với Tự Cơ. Lữ Hậu lại hại bà Hậu Phi bằng cách móc mắt, xẻo tai, chặt tay chân bà này và đánh<br />
thuốc độc giết chết con bà Hậu Phi.<br />
<br />
3<br />
<br />
Hán Văn Đế tên Hằng con Hán Cao Tổ, ở ngôi 23 năm.<br />
<br />
4<br />
<br />
Phiên Vương: Phiên là hàng rào che chở. Vương là tước vương vua phong cho các Hoàng thân hay quan Đại thần. Phiên vương là<br />
tước vương vua phong cho các chư hầu ở phiên quốc, chịu thần phục Thiên tử hay Hoàng Đế. Trong "Nhị thập tứ hiếu" có câu:<br />
"Kìa ấn phong ngoài cõi phiên vương".<br />
<br />
5<br />
<br />
Hán Vũ Đế tên Triệt, con của Cảnh Đế, ở ngôi 54 năm, bắt đầu lập ra niên hiệu, 11 lần đổi niên hiệu.<br />
<br />
6<br />
<br />
Triệu Vũ Đế ở ngôi từ lúc nhà Tần bị diệt tức năm 207 trước Công nguyên đến năm kiến nguyên thứ nhất đời Hán từ năm 140<br />
trước Công nguyên thì tổng cộng 68 năm chứ không phải là 18 năm. Ngoài ra, theo "Đại Việt sử ký toàn thư" cùng nhiều sử liệu<br />
cổ thì Triệu Vũ Đế mất năm Giáp Thìn (137 trước Công nguyên) tức năm thứ 4 niên hiệu Kiến nguyên đời Hán Võ Đế, ở ngôi được<br />
71 năm.<br />
<br />
7<br />
<br />
Tên Thụy: Khi một người từ trần, người ta dựa theo hành vi hạnh kiểm lúc sanh tiền mà đặt cho người ấy tên thụy, tức là tên kèm<br />
hay tên cúng cơm. Có hai loại thụy là công thụy và tư thụy. Công thụy do vua hay chính phủ đặt cho và được công nhận qua<br />
nhiều thế hệ. Công thụy có thể khen hoặc chê. Về chê bai, thí dụ: Vua Lê Long Đĩnh (1005-1009) tàn ác và dâm ô mắc bệnh phải<br />
nằm để thị triều vì vậy mà thụy là "Ngọa triều" hoặc như Hạ Kiệt và Ân Trụ là hai ông vua hung bạo và hoang dâm nên sau này<br />
những bạo quân kiêm hôn quân gọi là "Kiệt, Trụ". Về khen ngợi, thí dụ: Đức Khổng Tử thông minh ham học, hay hỏi và hay nghe<br />
những người dù ở dưới ngài mà không thẹn nên vua Vệ đặt tên thụy cho ngài là "Khổng Văn Tử". Một thí dụ khác, Phùng Hưng<br />
năm 791 khởi binh đánh đuổi quan Đô hộ tham bạo nhà Đường, nhân dân coi Ông như cha mẹ nên đặt thụy là "Bố Cái Đại<br />
Vương" (Bố: cha. cái: mẹ). Thụy của các vua gọi là Thánh thụy, thường ghép với miếu hiệu, thí dụ thụy của Nguyễn Hoàng là Gia<br />
Dụ, của Nguyễn Phúc Ánh là Cao, của Minh Mạng là Nhân V.V... Tư thụy do con cháu, bà con, thân tình, bạn bè, môn đệ... đặt<br />
cho và nặng về tình cảm thường có ý ca tụng. (Trịnh Huy Tiến).<br />
<br />
8<br />
<br />
Xem chú thích số (34)<br />
<br />