1<br />
<br />
<br />
DÂN CHỦ CỦA NÔNG DÂN VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ <br />
Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
TS Đinh Quốc Triệu<br />
Tr ường Sĩ quan Chính trị Bộ Quốc <br />
phòng<br />
Dân chủ gắn bó chặt chẽ với quyền sống của con người, có vai trò <br />
và tác dụng to lớn đối với sự phát triển của con người và xã hội, nhất là <br />
trong xã hội hiện đại. Không thể hình dung được sự tiến bộ xã hội và sự <br />
phát triển của lịch sử mà lại thiếu vắng dân chủ. Đây là một trong những <br />
tiêu chí căn bản để đánh giá tính chất và trình độ phát triển của một xã hội <br />
có giai cấp với một thể chế chính trị được tổ chức thành nhà nước. <br />
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ được xây dựng và hình thành <br />
trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, mang bản chất giai cấp công nhân, <br />
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản để thực hiện và đảm bảo quyền làm <br />
chủ thực sự của đông đảo quần chúng nhân dân đối với xã hội. Với tư cách là <br />
đỉnh cao trong toàn bộ lịch sử tiến hoá của dân chủ, dân chủ xã hội chủ nghĩa <br />
kết tinh trong bản thân mình toàn bộ những giá trị dân chủ đạt được trong lịch <br />
sử và nảy sinh những giá trị dân chủ mới về chất. Ở đây, dân chủ trở thành <br />
giá trị phổ biến của xã hội, thâm nhập vào mọi quan hệ, mọi lĩnh vực của đời <br />
sống xã hội, bao quát mọi góc độ trong sự tồn tại, phát triển của con người và <br />
xã hội. <br />
Từ “dân là chủ” tiến lên thành “dân làm chủ” là một bước tiến về chất, <br />
một quá trình phấn đấu vượt qua rất nhiều khó khăn, trở ngại trong sự nghiệp <br />
đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ <br />
nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Phải làm sao để người dân Việt Nam có điều kiện <br />
và biết hưởng quyền dân chủ, biết dùng quyền dân chủ của mình đúng lúc, <br />
đúng chỗ, dám nói, dám làm, dám đấu tranh để bảo vệ quyền lợi và trách <br />
2<br />
<br />
<br />
nhiệm của mình theo pháp luật. Trong rất nhiều vấn đề đặt ra của việc xây <br />
dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, vấn đề dân chủ của <br />
nông dân và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn là một vấn đề lớn <br />
vừa có ý nghĩa lý luận cơ bản, lâu dài, vừa có ý nghĩa thực tiễn và có tính thời <br />
sự cấp bách. Thực hiện thành công vấn đề này, sẽ tạo động lực to lớn thúc đẩy <br />
sự nghiệp đổi mới trên quy mô cả nước, giữ vững được sự ổn định chính trị <br />
xã hội để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn và <br />
xây dựng nông thôn mới; tạo nền tảng vững chắc để nước ta cơ bản trở thành <br />
nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.<br />
Dân chủ của nông dân là nói tới dân chủ của một cộng đồng xã hội <br />
rộng lớn ở nông thôn, một đối tượng xã hội đặc thù của nước ta trên con <br />
đường phát triển, một cơ sở xã hội quan trọng nhất của đổi mới, của ổn định <br />
để phát triển. Nông thôn làng xã Việt Nam với trên 60 triệu người, hơn 10 <br />
triệu hộ gia đình, trên 10.000 cơ sở xã, phường, thị trấn của 64 tỉnh, thành cả <br />
nước, nông dân sinh sống và làm ăn ở nông thôn làng xã gắn bó từ bao đời nay <br />
với nghề nông là chủ yếu (trồng trọt và chăn nuôi kết hợp với làm nghề <br />
truyền thống). Đây thực sự là đối tượng xã hội trọng điểm, quan trọng nhất <br />
mà toàn bộ nội dung, giải pháp xây dựng dân chủ ở nước ta hiện nay phải <br />
hướng tới, theo tinh thần “hướng về cơ sở, tất cả cho sơ sở”, “phát triển toàn <br />
diện nông thôn nông nghiệp và nông dân”. Sự ổn định, đổi mới và phát triển <br />
đất nước, nếu coi nhân lực là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự tiến <br />
bộ và phát triển xã hội thì nguồn nhân lực nông dân ở nông thôn nước ta đang <br />
đứng trước yêu cầu biến đổi có tính chất đột phá. Điều này càng cho thấy <br />
tầm quan trọng của dân chủ cho nông dân và sự cần thiết phải thực hiện quy <br />
chế dân chủ ở cơ sở nông thôn làng xã nước ta. <br />
Trong những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, nhiều “điểm nóng” <br />
có thể dẫn tới mất ổn định chính trị xã hội lại chủ yếu diễn ra ở nông thôn. <br />
3<br />
<br />
<br />
Sự việc Thái Bình từ năm 1994 đến 1997, Tây Nguyên từ năm 2001 đến 2004 <br />
là những ví dụ điển hình, một sự cảnh báo đối với thể chế. Nó làm sáng tỏ <br />
thực tiễn: xây dựng và phát huy dân chủ không tách rời cuộc đấu tranh kiên <br />
quyết và triệt để chống quan liêu, tham nhũng, chống lại sự thoái hóa biến <br />
chất của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức trong tất cả <br />
các tổ chức, bộ máy của thể chế. Quan liêu, tham nhũng, mất dân chủ đang <br />
làm suy yếu cơ sở xã hội của Đảng và Nhà nước bởi sự mất lòng tin của <br />
nhân dân, bởi những phản ứng của người dân bất bình trước “Tình trạng suy <br />
thoái về chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống trong một bộ phận không nhỏ <br />
cán bộ đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu, những tiêu cực <br />
và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn, đẩy lùi mà còn diễn biến phức tạp… <br />
làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, đe dọa sự ổn <br />
định, phát triển của đất nước”1. <br />
Xây dựng và phát huy dân chủ phải đặc biệt coi trọng dân chủ ở cơ sở <br />
bằng Quy chế dân chủ ở cơ sở, “Thực hiện tốt hơn Quy chế dân chủ ở cơ sở <br />
và Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn”2, đặc biệt là đối với <br />
nông dân ở các làng xã. Nói tới cơ sở là nói tới dân và cuộc sống của dân, tới <br />
cán bộ cơ sở và tổ chức bộ máy thể chế ở cơ sở. Là hình ảnh thu nhỏ của xã <br />
hội, cơ sở làng xã không chỉ là “cái vi mô” mà thực chất nó chính là “cái vĩ mô” <br />
được thu nhỏ lại, do đó phải giải quyết những vấn đề phát triển ở làng xã với <br />
tầm nhìn vĩ mô, chiến lược. Dân trí thấp là một trở ngại để phát triển dân chủ, <br />
đói nghèo, lạc hậu cũng làm cản trở không ít sự quan tâm tới dân chủ. Hai trở <br />
ngại này đang tồn tại rất rõ nét ở cơ sở, ở chính nông dân, một lực lượng <br />
chiếm số đông trong xã hội ta. Trong điều kiện của nước ta, do những đặc <br />
điểm hiện tại và hoàn cảnh lịch sử, việc giải quyết thành công vấn đề ổn định <br />
để phát triển đối với nông dân, hộ nông dân, thể chế nông thôn làng xã sẽ <br />
<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2011, tr.173.<br />
1<br />
<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2011, tr. 239.<br />
2<br />
4<br />
<br />
<br />
quyết định một phần lớn toàn bộ chiến lược phát triển của xã hội, góp phần <br />
quan trọng để “Xây dựng, phát huy vai trò chủ thể của giai cấp nông dân trong <br />
quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn”3. <br />
Dân chủ của nông dân, ở nông thôn, xét trên một mức độ nào đó, có <br />
thể nói, đó là dân chủ của nhân dân lao động ở nước ta, ở mọi tầng lớp của <br />
cơ cấu xã hội. Bởi lẽ cho đến nay, nước ta căn bản vẫn là một nước nông <br />
nghiệp, tỷ lệ cơ cấu lao động trong nông nghiệp chiếm 48,2% (năm 2010), <br />
nông dân vẫn là đại diện chủ yếu cho cộng đồng dân cư. <br />
Xuyên suốt các thời kỳ, các giai đoạn của cách mạng Việt Nam, vấn <br />
đề độc lập dân tộc và dân chủ luôn luôn là những vấn đề sống còn của dân <br />
tộc ta, là vấn đề bức xúc của tồn tại và phát triển đối với dân tộc và nông dân, <br />
một bộ phận dân cư chiếm số đông nhất trong xã hội Việt Nam. Dù trong quá <br />
trình phát triển, thường có những dích dắc và thăng trầm nào đó, nhưng xu <br />
hướng phát triển của xã hội ta tất yếu chỉ có thể là độc lập dân tộc gắn liền <br />
với chủ nghĩa xã hội. Đối với nông dân và nông thôn nước ta, chỉ có độc lập <br />
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mới là con đường đảm bảo chắc chắn <br />
nhất và có triển vọng nhất để đưa nông dân tới cuộc sống ấm no về vật chất, <br />
văn minh và hạnh phúc về tinh thần. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu <br />
lâu dài của cách mạng Việt Nam, là quy luật phát triển của xã hội ta trong <br />
thời đại hiện nay. Để thực hiện được độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thì <br />
phải thực hiện và phát triển dân chủ. Dân chủ vừa là điều kiện vừa là động <br />
lực thúc đẩy sự phát triển bền vững, thực chất của độc lập dân tộc. Dân chủ <br />
còn thuộc về nội dung và giá trị nói lên bản chất của chủ nghĩa xã hội, là <br />
thước đo trình độ phát triển của chủ nghĩa xã hội. Không có dân chủ thì cũng <br />
không có chủ nghĩa xã hội. Dân chủ là sự khẳng định và đảm bảo trên thực tế <br />
quyền làm chủ xã hội của nhân dân lao động. “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là <br />
<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2011, tr.80.<br />
3<br />
5<br />
<br />
<br />
bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất <br />
nước…”1. <br />
Nền dân chủ mà chúng ta xây dựng là nền dân chủ đảm bảo lợi ích và <br />
quyền lực của đa số nhân dân lao động. Đó là nền dân chủ của số đông, nền <br />
dân chủ xã hội chủ nghĩa chứ không phải dân chủ của số ít, của thiểu số <br />
thuộc giai cấp thống trị như nền dân chủ tư sản. Qua 25 năm thực hiện đổi <br />
mới đất nước, thành tựu đạt được là rất to lớn, nhưng những hạn chế, <br />
khiếm khuyết và cả những vấn đề phát sinh cũng không nhỏ. Nhìn từ góc độ <br />
dân chủ và dân chủ hóa thì những hạn chế, khiếm khuyết và những vấn đề <br />
phát sinh đó đều liên quan trực tiếp đến vấn đề dân chủ của nông dân và dân <br />
chủ ở nông thôn. Do đó, đẩy mạnh cuộc vận động thực hiện Quy chế dân <br />
chủ ở cơ sở hiện nay ở nước ta, trước hết và chủ yếu là thực hiện Quy chế <br />
dân chủ ở cơ sở nông thôn, dân chủ ở làng xã đối với nông dân.<br />
Dân chủ của nông dân trước hết phải hướng vào những nội dung của <br />
hai lĩnh vực có quan hệ trực tiếp với sự tồn tại và phát triển của người nông <br />
dân. Đó là dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị. Nếu dân chủ là thực <br />
hiện những lợi ích và những quyền cơ bản mà người dân phải được hưởng <br />
với tư cách người chủ, là sự gắn liền giữa quyền với nghĩa vụ, lợi ích với trách <br />
nhiệm thì thực hiện dân chủ cho nông dân ở nông thôn hiện nay phải tập trung <br />
giải quyết những vấn đề thiết thân nhất đối với họ. Đó là: có việc làm ổn định, <br />
có điều kiện để phát triển sản xuất, có đời sống vật chất, tinh thần được cải <br />
thiện, được sống trong môi trường xã hội nông thôn (làng, xã, thôn, bản, ấp) <br />
bình yên, lành mạnh, tiến bộ để họ và con em họ có thể phát huy được những <br />
khả năng sáng tạo của mình, được quyền chủ động và tích cực tham gia vào <br />
các công việc của quản lý, của hoạt động kinh tế xã hội, văn hóa, thực sự có <br />
quyền lựa chọn người đại diện cho họ mà ủy quyền, đồng thời cũng thực sự <br />
1<br />
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQGST, Hà Nội, 2011, <br />
tr.84,85.<br />
6<br />
<br />
<br />
giám sát, kiểm soát hoạt động, kết quả công việc và phẩm chất của những <br />
người đại diện cho sự ủy quyền đó của dân.<br />
Quyền dân chủ cũng đồng thời là nghĩa vụ, bổn phận góp sức vào xây <br />
dựng thể chế dân chủ, đấu tranh làm cho thể chế ấy trở nên trong sạch, vững <br />
mạnh. Ở đây là đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, chống lợi dụng chức <br />
quyền để làm tổn hại tới lợi ích chung, xâm phạm quyền dân chủ của dân, đấu <br />
tranh chống lại những hành vi đè nén, áp bức dân chúng, hống hách, cửa quyền, <br />
nhũng nhiễu và xách nhiễu dân chúng của những người có chức, có quyền. Do <br />
đó, giải quyết những vấn đề dân chủ của nông dân không thể không liên quan <br />
tới việc đảm bảo thực hiện nghiêm chỉnh nhất những quy định về quyền và <br />
nghĩa vụ của dân, với tư cách là chủ hộ sản xuất, kinh doanh, chủ trang trại, <br />
thành viên của kinh tế hợp tác xã; của người công dân có quan hệ trực tiếp với <br />
pháp luật, với chính quyền từ Ủy ban nhân dân xã tại cơ sở tới nhà nước các <br />
cấp ở địa phương và Nhà nước Trung ương. Việc thực hiện những quy định <br />
về quyền và nghĩa vụ đó của công dân phải dựa vào Hiến pháp, pháp luật <br />
chính thống của Nhà nước, những chủ trương, chính sách đã ban hành và có <br />
hiệu lực pháp lý của Nhà nước, của các cấp chính quyền ở địa phương và cơ <br />
sở trên nguyên tắc đúng luật và công khai. <br />
Người dân ở nông thôn thường xuyên có quan hệ với thể chế và đội ngũ <br />
cán bộ, công chức trong thể chế. Quan hệ đó là quan hệ giữa quyền và nghĩa <br />
vụ, là quan hệ giữa con người với tổ chức và công việc, quan hệ giữa con <br />
người với con người. Thể chế và đội ngũ cán bộ, công chức trong thể chế phải <br />
coi dân là chủ thể ủy quyền của mình, là đối tượng phục vụ của mình, dân <br />
cũng là lực lượng giám sát, kiểm tra mọi hoạt động của mình. Quan hệ đó phải <br />
diễn ra trên tinh thần pháp luật, kỷ cương, kỷ luật, nó phải thấm nhuần tính <br />
pháp lý và tính nhân văn, thể hiện sự bình đẳng, hợp tác, giúp đỡ và tôn trọng <br />
7<br />
<br />
<br />
lẫn nhau. Quan hệ đó cũng chính là đạo đức, là văn hóa của từng công dân và <br />
của Nhà nước dân chủ pháp quyền.<br />
Vấn đề cải cách thể chế, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị nói <br />
chung ở cơ sở làng xã là một vấn đề rất lớn phải giải quyết để thực hiện quyền <br />
dân chủ chính trị cho nông dân. Quy chế dân chủ ở xã mà Trung ương Đảng và <br />
Chính phủ ban hành hướng chủ yếu vào thực hiện mục đích này. Tinh thần cơ <br />
bản của quy chế dân chủ ở nông thôn làng xã là thực hiện triệt để các biện pháp <br />
chống quan liêu, tham nhũng, làm trong sạch thể chế từ cơ sở, nâng cao chất <br />
lượng đội ngũ cán bộ cơ sở xã, thôn, làng, bản, ấp, coi đó là khâu quyết định <br />
hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cơ sở, của hệ thống chính trị ở cơ sở. Sự ủy <br />
quyền của dân có đảm bảo được lành mạnh và có làm cho dân thực sự là người <br />
chủ không, có ngăn ngừa được những biến dạng phản dân chủ hay không, điều <br />
đó tùy thuộc một phần lớn vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, vào <br />
sự đoàn kết nhất trí và phối hợp hành động cùng với sự đổi mới phương pháp <br />
hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở nông thôn. Trong tình <br />
hình hiện nay, để tránh cho Quy chế dân chủ ở cơ sở rơi vào hình thức, cần thực <br />
hiện một số giải pháp hỗ trợ sau:<br />
Sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện về mặt văn bản và tăng cường tính <br />
pháp lý, tính chế tài của quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở nông thôn. Tính <br />
đến thực tế về trình độ nhận thức và tâm lý nông dân, quy chế cần sự phong <br />
phú, sâu sắc hơn về nội dung tư tưởng, tính cụ thể thiết thực, tính chặt chẽ, <br />
hàm súc, thu gọn số trang, số điều, theo phương châm ít lời, nhiều ý, ngắn <br />
gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá.<br />
Nhà nước Trung ương và địa phương cần tập trung đầu tư kinh phí để <br />
in ấn hàng loạt các văn bản quy chế và đưa tới tận từng hộ gia đình. Huy động <br />
các phương tiện thông tin đại chúng để quảng bá rộng rãi thông tin, tuyên <br />
truyền, giáo dục nhận thức về quy chế trong toàn dân, đặc biệt là nông dân ở <br />
nông thôn. Thực hiện xây dựng các thiết chế văn hóa cho tất cả các thôn, làng, <br />
8<br />
<br />
<br />
ít nhất mỗi thôn, làng có một hội trường hay nhà văn hóa, làm trụ sở để họp <br />
dân và các hộ dân.<br />
Triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cùng với thực hiện <br />
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị, <br />
lấy cải cách chính quyền cơ sở (xã) và chất lượng đào tạo, đào tạo lại, bồi <br />
dưỡng cán bộ làm khâu đột phá. Đưa quy chế dân chủ vào nội dung giảng <br />
dạy, đào tạo chính thức tại các trường chính trị tỉnh và các trung tâm giáo <br />
dục huyện. <br />
Kiểm soát chặt chẽ và chấn chỉnh tình trạng các hương ước đang <br />
tồn tại trái với luật hiện hành.<br />
Xóa bỏ “cơ chế xin cho” trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong xây <br />
dựng, đấu thầu, phân bổ dự án. Đây chính là đầu mối xuất hiện tham <br />
nhũng, bòn rút quỹ công, làm tổn hại lợi ích của nông dân.<br />
Đó là một số giải pháp có tính cấp bách. Cần lưu ý rằng, Quy chế <br />
dân chủ ở cơ sở sẽ tồn tại lâu dài như một đạo luật, như một chính sách <br />
xây dựng và phát triển dân chủ ở nước ta. Để chính sách đó thực sự phát <br />
huy tác dụng đối với xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội và <br />
phát triển sức dân, thì mấu chốt vẫn là đội ngũ cán bộ thực thi chính sách. <br />
Bởi lẽ: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém” 1. <br />
Và “Khi đã có chính sách đúng thì sự thành công hay thất bại của chính sách <br />
đó là do nơi tổ chức công việc, nơi lựa chọn cán bộ, và do nơi kiểm tra. <br />
Nếu 3 điều ấy sơ sài thì chính sách đúng mấy cũng vô ích”2. Những chỉ dẫn <br />
sâu sắc đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh cần được ghi nhớ và thực hiện có <br />
hiệu quả trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn nước ta hiện <br />
nay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 5, tr.240.<br />
1<br />
<br />
Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 5, tr. 520521.<br />
2<br />