intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Vai trò của định chế xã hội trong việc phát huy dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn công tác xã hội

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

96
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những nhận thức cơ bản về dân chủ và định chế xã hội, các định chế xã hội và vấn đề phát huy dân chủ thông qua sự hỗ trợ của công tác xã hội là những nội dung chính trong bài viết "Vai trò của định chế xã hội trong việc phát huy dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn công tác xã hội". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Vai trò của định chế xã hội trong việc phát huy dân chủ ở nông thôn Việt Nam hiện nay dưới góc nhìn công tác xã hội

Xã hội học, số 3(115), 2011 107<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> VAI TRÒ CỦA ĐỊNH CHẾ Xà HỘI TRONG VIỆC<br /> PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM HIỆN NAY<br /> DƯỚI GÓC NHÌN CÔNG TÁC Xà HỘI<br /> <br /> MAI THỊ KIM THANH*<br /> NGUYỄN THỊ THÚY**<br /> NGUYỄN THU TRANG***<br /> <br /> Công cuộc đổi mới hơn hai mươi năm qua đã đem lại nhiều thay đổi trong đời sống<br /> kinh tế, chính trị và xã hội ở nông thôn Việt Nam. Ở khắp các cộng đồng nông thôn trên<br /> cả nước, người dân được tham gia ngày càng nhiều hơn vào đời sống chính trị, trực tiếp<br /> tham gia vào các quyết sách lớn của cộng đồng. Có thể nói người nông dân đã thực sự<br /> thấy được những quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ đối với cộng đồng địa<br /> phương nơi họ sinh sống. Để có được những thay đổi trong đời sống chính trị ở nông thôn<br /> thôn Việt Nam thời gian qua phải kể đến những cải thiện, thay đổi vai trò của định chế xã<br /> hội hoạt động theo những quy chế dân chủ ở cơ sở dưới tác động can thiệp của Công tác<br /> xã hội. Nhờ vào vai trò can thiệp ngày càng rõ nét của nhân viên công tác xã hội các định<br /> chế xã hội mới này đã có vai trò lớn trong việc phát huy dân chủ ở khu vực nông thôn<br /> thôn Việt Nam trong nhưng năm qua.<br /> Năm 1998, Nghị định 29/1998/NĐ-CP ra đời, đã ban hành chính sách mới về “Dân<br /> chủ cơ sở”. Nghị định này đã đưa ra những quy định mới nhằm xác định những vai trò,<br /> chức năng, vị thế và quyền lực cho các định chế, đảm bảo không khí dân chủ ở khu vực<br /> nông thôn, nơi mà Đảng và Nhà nước xác định là khu vực cần và đáng được chú trọng,<br /> đổi mới trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Cho đến nay Nghị định<br /> 29/1998/NĐ-CP vẫn là văn bản tiêu biểu nhất liên quan đến quá trình chính trị xã hội Việt<br /> Nam. Năm 2003, Nghị định 79/2003/NĐ-CP ra đời, một lần nữa hoàn thiện lại qui chế<br /> dân chủ với các định chế nhằm phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, ban thanh<br /> tra giám sát, trưởng thôn… Những Nghị định này đã tạo ra nền tảng pháp lý cho hoạt<br /> động can thiệp của Công tác xã hội một cách chính thống và thuận lợi hơn tại khu vực<br /> nông thôn Việt Nam.<br /> 1. Những nhận thức cơ bản về dân chủ và định chế xã hội<br /> 1.1. Quan niệm chung về dân chủ<br /> Dân chủ gắn với quá trình sống của con người và là nhu cầu không thể thiếu của cá<br /> nhân, cộng đồng trong xã hội nhất là ở xã hội văn minh. Dân chủ gắn với phát triển và<br /> tiến bộ xã hội, dân chủ cũng dược phát triển qua các thời đại khác nhau. Theo tiếng Hy<br /> <br /> *<br /> TS, Khoa xã hội học, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> **<br /> TS, Học viện Hành chính Quốc gia.<br /> ***<br /> CN, Khoa xã hội học, Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 108 Vai trò của định chế xã hội trong việc phát huy dân chủ ở nông thôn…...<br /> <br /> <br /> <br /> Lạp “Dân chủ” có nghĩa là “Democracy” được kết hợp từ “Demo” có nghĩa là nhân dân<br /> và “Kratia” có nghĩa là cai trị. Cũng theo đó quyền lực phải thuộc về nhân dân và nhân<br /> dân có quyền cai trị, quyết định.<br /> Hai nội dung có liên quan chặt chẽ với nhau của dân chủ là: Dân là ai và làm chủ như<br /> thế nào, đến mức nào? Toàn bộ tiến trình phát triển của dân chủ trong lịch sử chính là trả lời<br /> cho hai câu hỏi đó. Dân chủ với tư cách một hình thức cai trị và quản lý xã hội trên thế giới<br /> đã xuất hiện từ thời cổ đại rõ rệt nhất là ở các thành thị Hy Lạp. Đến V.I. Lê-nin, ông cũng<br /> viết “Dân chủ là sự thống trị của đa số” với nghĩa đó thì dân chủ được nhìn nhận như một<br /> quyền lực mà tất cả các quyền lực đều thuộc về đa số phía nhân dân chứ không phải thuộc<br /> về một nhóm người nào và quyền lực này nhân dân trao cho nhà nước đó là người đại diện<br /> cho mình, thừa nhận sự tham gia của nhân dân trong quá trình quản lý.<br /> Ở Việt Nam tư tưởng dân chủ cũng được xuất hiện từ lâu và đó cũng như những<br /> công cụ để điều hành và quản lý xã hội. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ như sau: “Dân<br /> chủ là của quí báu nhất của nhân dân”. Hồ Chí Minh cũng xác định địa vị cao nhất là dân<br /> vì dân là chủ, Người luôn đặt nhân dân ở địa vị cao nhất và nhiệm vụ của chính quyền là<br /> phục vụ nhân dân “chính quyền dân chủ nghĩa là chính quyền do dân làm chủ đặt lợi ích<br /> của dân lên trên”<br /> Dân chủ là một quá trình vận động không ngừng với những thay đổi quan trọng về<br /> nôi dung, từ lĩnh vực chính trị, dân chủ ngày càng bao trùm lên các lĩnh vực xã hội và kinh<br /> tế. Về thể chế dân chủ cũng có thể mang nhiều hình thức, về tính chất dân chủ là của đa số.<br /> Công cuộc đổi mới đất nước đã xuất hiện nhiều tiền đề để thực hiện quá trình dân<br /> chủ hóa, nhưng chắc chắn quá trình đó không êm thấm và dễ dàng đó là một lộ trình kèm<br /> theo những thể chế mà những thể chế đó phải phát huy được tác dụng thực sự để không<br /> những các tổ chức chính trị xã hội tham gia được mà cá nhân có thể tham gia. Đến nay<br /> Đảng và Nhà nước đã đưa ra qui chế dân chủ cơ sở để nhằm đảm bảo cho người dân thực<br /> hiện quyền làm chủ của mình trực tiếp ở cơ sở mà Nghị định 29/1998/NĐ-CP và Nghị<br /> định 79/2003/NĐ-CP đã được ban hành với những nội dung cơ bản : Nhân dân xây dựng<br /> chế độ ta là chế độ dân chủ, xây dựng nhà nước ta phát triển quyền dân chủ, mọi công dân<br /> có thể tham gia vào công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội, dân chủ hóa đời sống xã<br /> hội trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội.<br /> 1.2. Khái niệm Định chế<br /> Theo nghĩa từ tiếng Anh “Institution” có nghĩa là định chế, thiết chế hay thể chế.<br /> Do khái niệm Định chế gần với Thiết chế và Thể chế nên các nhà khoa học và các nhà<br /> nghiên cứu thường đồng nhất các khái niệm này. Trong bài viết này tác giả sử dụng khái<br /> niệm Thiết chế như Định chế để tiếp cận nghiên cứu.<br /> Thiết chế liên quan đến khuôn mẫu tác phong, hệ vai trò của các cá nhân, cho nên ta<br /> có thể đồng nghĩa với quan niệm của J.Fichter “Thiết chế xã hội chính là một tập hợp các<br /> khuôn mẫu tác phong được đa số chấp nhận (các vai trò) nhằm thỏa mãn nhu cầu của một<br /> nhóm xã hội (Fichter, 1971).<br /> Thiết chế là hệ thống những quy tắc giám sát, điều tiết và điều chỉnh hành vi mà các<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Mai Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Thúy & Nguyễn Thu Trang 109<br /> <br /> <br /> <br /> mối quan hệ xã hội nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định của cộng đồng và cá nhân. Cụ<br /> thể, đó là tổng hợp các phương pháp, phương thức vận hành nhà nước và vận hành xã hội,<br /> các chế độ chính sách, pháp luật, chuẩn mực, tập quán và sự phân chia quyền lực, vai trò<br /> và lợi ích. Những hệ thống này có thể là chính thức (nhà nước) hoặc không chính thức, có<br /> tổ chức hoặc không có tổ chức. Các thiết chế đều có chức năng đáp ứng các loại nhu cầu<br /> khác nhau của cộng đồng và của các thành viên kết hợp hài hòa các bộ phận, đảm bảo sự<br /> ổn định của cộng đồng.<br /> 2. Các định chế xã hội và vấn đề phát huy dân chủ Nông thôn thông qua sự hỗ<br /> trợ của Công tác xã hội<br /> 2.1. Nghị định dân chủ<br /> Đã hơn 10 năm trôi qua mặc dù xã hội đã có nhiều biến đổi trên các lĩnh vực kinh<br /> tế, chính trị, xã hội nhưng Nghị định dân chủ cơ sở (Nghị định 29/1998/NĐ-CP năm<br /> 1998) vẫn là văn bản tiêu biểu nhất liên quan đến quá trình chính trị xã hội tại Việt Nam,<br /> trong đó có những mức độ tham gia khác nhau của người dân vào các quyết định quản lý<br /> xã hội. Nghị định xác định có bốn lĩnh vực cơ bản tham gia của người dân:<br /> 1. Nghe thông tin<br /> 2. Người dân tham gia thảo luận và quyết định<br /> 3. Người dân tham gia thảo luận nhưng chính quyền địa phương quyết định trong<br /> các lĩnh vực lập kế hoạch, thực hiện các chương trình quốc gia, đền bù giải tỏ đất, Nghị<br /> định dân chủ cơ sở qui định người dân có quyền thảo luận và kiến nghị, nhưng chính<br /> quyền cấp cao hơn sẽ đưa ra quyết định cuối cùng trong những lĩnh vực này.<br /> 4. Người dân kiểm tra giám sát<br /> (Bùi Quang Dũng, 2006)<br /> Theo qui chế dân chủ của Nghị định 29/1998/NĐ-CP và Nghị định 79/2003/NĐ-CP<br /> trên bốn lĩnh vực trên được cụ thể theo bốn nội dung: Dân biết, Dân bàn, Dân làm, Dân<br /> kiểm tra và giám sát. Tất cả các nội dung đó được thực hiện thông qua các tổ chức chính<br /> trị và xã hội trong cộng đồng làng xã, đồng thời để thấy được Nghị định dân chủ như một<br /> định chế xã hội có vai trò và tác động như thế nào để thực hiện được không khí dân chủ<br /> trong cộng đồng nông thôn việt nam.<br /> Có thể nói rằng, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi mà nghề Công tác xã hội<br /> ngày càng có vai trò to lớn trong thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng nói chung, đặc<br /> biệt là cộng đồng nông thôn nói riêng, những quy chế dân chủ này đã đáp ứng được<br /> những nền tảng cơ bản của nghề, tạo ra một khung cơ sở pháp lý vững chắc cho các<br /> hoạt động can thiệp tại địa phương. Nếu so sánh với Quy điều đạo đức của nhân viên<br /> công tác xã hội ở những nước phát triển, chúng ta sẽ thấy đây là một trong những mục<br /> tiêu to lớn của nghề:<br /> Sự tham gia của quần chúng: Nhân viên Công tác xã hội quảng bá cho sự tham gia<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 110 Vai trò của định chế xã hội trong việc phát huy dân chủ ở nông thôn…...<br /> <br /> <br /> <br /> có ý thức của quần chúng trong việc hình thành các chính sách và định chế xã hội.<br /> Hoạt động xã hội và chính trị: Nhân viên Công tác xã hội tham gia vào những hoạt<br /> động xã hội và chính trị nhằm bảo đảm tất cả mọi người có quyền bình đẳng đối với<br /> tài nguyên, công ăn việc làm, dịch vụ, và cơ hội cần thiết để thỏa mãn những nhu<br /> cầu căn bản và để phát triển đầy đủ.<br /> (Trần Đình Tuấn, 2010, 286 – 287)<br /> Qua đó ta thấy được rằng, hỗ trợ người dân, mà cụ thể là dân cư nông thôn phát huy<br /> cơ chế dân chủ thông qua tham gia các định chế xã hội tại cộng đồng là một nhiệm vụ trọng<br /> tâm của nhân viên công tác xã hội. Nói cách khác, nhân viên công tác xã hội trong quá trình<br /> làm việc tại cộng đồng luôn phải chú trọng thực hành vai trò biện hộ cho quyền lợi người<br /> dân, giáo dục (cung cấp kiến thức, thông tin về quy chế dân chủ) tới các tầng lớp trong xã<br /> hội cũng như tham vấn, hỗ trợ, giám sát công tác thực thi dân chủ tại địa phương.<br /> 2.2. Tổ chức chính trị xã hội trong việc phát huy dân chủ ở nông thôn<br /> Tổ chức chính trị xã hội là một trong những nhân tố quan trọng khi ta xem vấn đề<br /> tham gia của người dân và sự biến đổi xã hội ở Việt nam từ sau thời kỳ đổi mới. Trên<br /> thực tế các tổ chức này bắt đầu được đưa vào hoạt động từ trước năm 1954, đó là một<br /> cách thức để tập hợp những lực lượng khác nhau trong cuộc chiến tranh chống Pháp. Tổ<br /> chức chính trị xã hội có các mạng lưới chi hội xuống tới cơ sở, bao trùm hết thảy đó là:<br /> Mặt trận tổ quốc Việt nam (MTTQ VN), Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh<br /> niên, Hội Nông dân (Bùi Quang Dũng, 2006). Thực tế, tại Việt Nam, chính những đơn vị<br /> này có vai trò rất tích cực trong triển khai, ứng dụng các biện pháp mang tính chất Công<br /> tác xã hội trong trợ giúp cộng đồng nông thôn, đặc biệt trong phát huy dân chủ. Do Công<br /> tác xã hội tại Việt Nam mới được thể chế hóa chính thức như một ngành nghề trong thời<br /> gian gần đây nên những vai trò, nhiệm vụ của nghề được các đối tượng không chuyên tại<br /> các cơ quan kể trên đảm nhiệm với những tên gọi khác nhau (dân vận, tuyên truyền…)<br /> Thực tiễn cho thấy các tổ chức này có vai trò lớn trong việc thực hiện nghi định dân<br /> chủ. Về nguyên tắc thì các tổ chức chính trị - xã hội liên quan chặt chẽ với những nội<br /> dung của Nghị định dân chủ cơ sở, tổ chức này có nhiệm vụ tuyên truyền vận động nhân<br /> dân phát huy quyền làm chủ, thi hành hiến pháp và pháp luật, tập hợp ý kiến và kiến nghị<br /> của nhân dân sau đó phản ánh lên Ủy ban nhân dân và Đảng ủy. Trong tổ chức này hoạt<br /> đông của Mặt trận Tổ quốc bao trùm lên trên hết và được trao những vai trò, nhiệm vụ và<br /> quyền hạn nhất định, tuy nhiên Hội Phụ nữ có những đóng góp rất lớn nhưng trong qui<br /> chế dân chủ chỉ nói đến vai trò, nhiệm vụ chứ không nói đến quyền hạn của tổ chức này.<br /> Sự phân hóa về địa vị và quyền lực đó là nguyên nhân dẫn đến sự đóng góp và quyền<br /> quyết định của các tổ chức đó. Tuy những đơn vị này không được đào tạo bài bản về<br /> Công tác xã hội và không thực hành Công tác xã hội một cách chính thống nhưng do đặc<br /> thù của những nhóm này đều là hỗ trợ con người vì mục tiêu phát triển nên thông qua<br /> kinh nghiệm tích lũy được, các tổ chức này triển khai thúc đẩy dân chủ địa phương qua<br /> nhiều hình thức phong phú và tương đối hiệu quả.<br /> Hiện nay các tổ chức chính trị xã hội này tiếp tục là một kênh để các chính sách của<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Mai Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Thúy & Nguyễn Thu Trang 111<br /> <br /> <br /> <br /> Nhà nước có thể xuống từng người dân tại các làng xã, theo một nghĩa nhất định thì các tổ<br /> chức này là một phương cách chính để người dân tiếp cận tới các hoạt động chính trị xã hội.<br /> Thực tiễn cho thấy mỗi tổ chức có vị trí chức năng riêng nhưng bao trùm nó là Mặt<br /> trân Tổ quốc. Trong điều 5 của Nghị định 29/1998/NĐ-CP qui định “Hội đồng Nhân dân,<br /> Ủy ban Nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc các đoàn thể ở xã,<br /> Trưởng thôn, làng, ấp, bản cung cấp các thông tin ở điều 4 thông qua các hình thức”. Ở<br /> điều 7 cũng ghi “MTTQ, các đoàn thể, các hội và các tổ chức xã hội tuyên truyền nhân<br /> dân theo nguyên tắc tự nguyện, không áp đặt, phân bổ, bình quân nhất loạt”. Như vậy,<br /> ngay từ khi ra đời, Nghị định dân chủ ở nông thôn được xác định vai trò của các tổ chức<br /> chính trị xã hội là rất quan trọng, các tổ chức đó đã kết hợp với Ủy ban Nhân dân, Đảng<br /> uỷ thực hiện qui chế dân chủ ở nông thôn. Điều 6, Nghị định 79/2003/NĐ-CP cũng qui<br /> định lại một lần nữa: “Chính quyền xã có trách nhiệm phối hợp với Mặt trận Tổ quốc, các<br /> thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt nam và Trưởng thôn cung cấp thông tin theo qui<br /> định điều 5 của qui chế”. Về các khoản đóng góp của dân, Nghị định cũng qui định: Ủy<br /> ban Nhân dân cũng phải phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội để phân bổ<br /> theo nguyên tắc tự nguyện không được áp đặt và phân bổ bình quân.<br /> Tất cả các qui định trong Nghị định dân chủ cơ sở “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân<br /> kiểm tra” đều có sự phối hợp hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội. Bên cạnh thanh tra<br /> nhân dân, người dân còn thực hiện quyền kiểm tra, giám sát thông qua các tổ chức chính trị<br /> xã hội, tỉ lệ phần trăm tham gia đã nói lên được vai trò tích cực của các tổ chức đó<br /> Bảng 1: Sự tham gia các tổ chức đoàn thể vào kiểm tra, giám sát (%)<br /> <br /> Có tham gia<br /> Các lĩnh vực<br /> MTTQ Hội ND Phụ nữ Đoàn TN Cựu CB Ngưòi CT<br /> <br /> Hoạt động của cán bộ 95,7 95,7 92,5 100 95,1 84,6<br /> <br /> Phẩm chất cán bộ 95,3 91,1 94,9 91,2 87,8 92,3<br /> <br /> Giải quyết khiếu nại 89,1 89,1 90,0 100 90,0 80,0<br /> <br /> Dự/quyết toán ngân sách 93,2 84,8 82,1 75,0 85,0 64,0<br /> <br /> Thực hiện quyết toán công trình 88,6 82,2 76,9 67,6 85,0 72,0<br /> <br /> (Nguồn : Tổ chức SIDA - Hội Nhà báo Việt Nam, 2004, Thực hiện qui chế dân chủ ở xã)<br /> <br /> Chúng ta biết rằng, những tổ chức trên khi tham gia các lĩnh vực này đều ít nhiều<br /> mang tính chất hành nghề Công tác xã hội (dù không chuyên nghiệp). Số liệu ở Bảng 1<br /> cho thấy các tổ chức chính trị xã hội đã rất tích cực trong việc kiểm tra giám sát các vấn<br /> đề được coi là điểm nóng và nhạy cảm trong nông thôn với tỉ lệ cao. Ví dụ như giám sát<br /> hoạt động của cán bộ MTTQ chiếm 95,7%, hội Nông dân 95,7%, Phụ nữ 92,5%, Thanh<br /> niên 100%... Đây là dấu hiệu tích cực về sự tham gia của cộng đồng trong giám sát dân<br /> chủ do đây đều là những tổ chức do người dân nắm giữ.<br /> Chúng ta biết MTTQ và các tổ chức thành viên (Đoàn Thanh niên) là cầu nối giữa<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 112 Vai trò của định chế xã hội trong việc phát huy dân chủ ở nông thôn…...<br /> <br /> <br /> <br /> người dân với Đảng và Chính quyền. Trong việc thực hiện dân chủ cơ sở , MTTQ ở xã và<br /> các tổ chức thành viên đã tham gia vào nhiều các hoạt động “Dân biết, dân bàn, dân làm,<br /> dân kiểm tra”. MTTQ và các đoàn thể đã tổ chức cho các hội viên học tập, thảo luận hiểu<br /> biết về quy chế dân chủ, MTTQ và các đoàn thể tham gia bàn bạc với chính quyền về các<br /> vấn đề liên quan đến lợi ích và quyền lợi của nhân dân.<br /> Việc xây dựng quy ước, hương ước trong thôn trong xã MTTQ có vai trò chủ đạo,<br /> đồng thời vận động, hướng dẫn, tổ chức nhân dân thực hiện các mục tiêu kinh tế, xã hội,<br /> an ninh quốc phòng, xây dựng Đảng, Chính quyền trong sạch, vững mạnh. Đồng thời<br /> Nghị định dân chủ cơ sở cũng qui định các tổ chức chính trị xã hội đại diện cho dân kiểm<br /> tra, giám sát hoạt động của chính quyền và cán bộ cơ sở theo cơ chế dân chủ đại diện<br /> Bảng 2: Đánh giá của Nhân dân và Cán bộ lãnh đạo<br /> về mức độ tham gia thực hiện QC DC của các tổ chức đoàn thể (%)<br /> <br /> <br /> Tương đối Không có ý<br /> Các tổ chức Rất tích cực Chưa tích cực Không rõ<br /> tích cực kíến<br /> chính trị -<br /> xã hội Nhân Lãnh Nhân Lãnh Nhân Lãnh Nhân Lãnh Nhân Lãnh<br /> dân đạo dân đạo dân đạo dân đạo dân đạo<br /> <br /> MTTQ 72.7 95.7 19.0 4.3 2.6 0.0 2.1 0.0 3.6 0.0<br /> <br /> Người 66.9 83.3 21.2 15.7 3.9 1.0 2.9 0.0 5.0 0.0<br /> cao tuổi<br /> <br /> Hội phụ nữ 65.2 91.4 23.4 8.6 4.3 0.0 2.3 0.0 4.7 0.0<br /> <br /> Đoàn T.Niên 52.9 69.0 24.0 28.1 12.1 1.9 3.5 1.0 7.5 0.0<br /> <br /> Hội ND 49.1 74.7 21.7 22.5 5.7 1.7 7.7 1.1 15.9 0.0<br /> <br /> (Nguồn : Tổ chức SIDA - Hội Nhà báo Việt Nam, 2004, Thực hiện qui chế dân chủ ở xã)<br /> <br /> Qua bảng trên ta thấy không những cán bộ mà cả nhân dân đánh giá rất cao vai trò<br /> của các tổ chức chính trị xã hội, tất cả các tổ chức chính trị xã hội đều có vai trò quan<br /> trọng trong việc thực hiện qui chế dân chủ, chỉ số tham gia rất tích cực dẫn đầu là MTTQ<br /> (nhân dân: 72,7% và cán bộ 95,7, Hội LHPN (65,2% và 91,4%) , Đoàn Thanh niên<br /> (52,9% và 69%) và Hội Nông dân cũng tham gia rất tích cực, chỉ số đánh giá chưa tích<br /> cực chiếm tỉ lệ rất thấp (5,7% và 1,7%).<br /> Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân… tất<br /> các tổ chức chính trị xã hội này đều tham gia thực hiện Quy chế dân chủ thì có thể nói<br /> Quy chế dân chủ đã đi vào cuộc sống. Trong hoạt động xóa đói giảm nghèo thì Hội Phụ<br /> nữ tham gia vào việc bình bầu các hội viên nghèo nằm trong diện được vay vốn, Hội Phụ<br /> nữ đưa đề nghị lên Chính quyền xem xét ký xác nhận cho vay tín chấp vay vốn chung,<br /> hay Đoàn Thanh niên tuyên truyền vận động các thành viên trong làng xã hiểu được<br /> quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện dân chủ. Hội Phụ nữ, Hội<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Mai Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Thúy & Nguyễn Thu Trang 113<br /> <br /> <br /> <br /> Nông Dân, Đoàn Thanh niên còn đóng vai trò là người tín chấp cho hội viên thuộc hộ<br /> nghèo vay vốn, giúp đỡ giới thiệu việc làm cho con em các gia đình đang có nhu cầu tìm<br /> việc đặc biết quan tâm đếm các hộ nghèo. Điều này cũng có nghĩa công tác phát triển<br /> cộng đồng tại địa phương đang được sự tham gia tích cực của những tổ chức Công tác xã<br /> hội không chính thống nhưng lại có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới địa phương. Trong bối<br /> cảnh Công tác xã hội đang phát triển từng bước như hiện nay, sự thực hiện vai trò của<br /> những tổ chức này có ý nghĩa to lớn.<br /> Các tổ chức chính trị xã hội cũng chính là người đại diện cho đông đảo nhân dân<br /> tại cơ sở, trong điều kiện trình độ của người dân và mức độ thực hiện dân chủ trực tiếp<br /> còn hạn chế thì vai trò làm chủ đại diện của các tổ chức hính trị xã hội là rất quan trọng.<br /> Để làm tốt điều này cán bộ lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội phải được nâng cao về<br /> năng lực, trình độ kiến thức để tham gia ý kiến, kiểm tra, giám sát…..đồng thời cũng cần<br /> phải có quy chế, quy trình để các tổ chức chính trị xã hội thực hiện bàn bạc kiểm tra, giám<br /> sát các hoạt động cơ sở (SIDA - Hội nhà Báo Việt Nam, 2004).<br /> Tuy nhiên, một khía cạnh quan trọng trong quy chế dân chủ cũng như trong các<br /> nguyên tắc thực hành Công tác xã hội là đảm bảo bình đẳng giới thì lại chưa thực sự được<br /> coi trọng trong bối cảnh hiện nay. Hiện nay tỉ lệ Phụ nữ tham gia vào hệ thống chính trị<br /> cơ sở thấp hơn nhiều so với nam giới.<br /> Phụ nữ thường có vị trí thứ yếu trong việc ra quyết định ở cấp cơ sở, tuy nhiên vai<br /> trò của Hội liên hiệp phụ nữ vô cùng quan trọng trong việc thực hiện dân chủ nông thôn<br /> như đã nói ở trên . Một số phụ nữ ngày nay đóng vai trò tích cực hơn trong đời sống<br /> chính trị địa phương, việc thành lập Hội Phụ nữ ở phần lớn các thôn, làng đã tạo ra tiếng<br /> nói cho phụ nữ trong công tác hành chính. Tuy nhiên nữ là Trưởng thôn hay Bí thư Đảng<br /> uỷ ở nông thôn còn là chuyện hiếm hoi và những vị trí quan trọng thường do nam giới<br /> nắm giữ (Theo ước tính của Bộ Nội vụ, chưa đầy 3% Bí thư Đảng uỷ là nữ).<br /> Các cuộc phỏng vấn với Hội LHPNVN cho thấy không có bất cứ cơ chế cụ thể<br /> nào trong bất cứ văn bản pháp lý nào khuyến khích sự tham gia của phụ nữ vào các<br /> hoạt động theo Nghị định dân chủ ở cơ sở (mặc dù qui hoạch phát triển làng trong<br /> khuôn khổ của nhà tài trợ quy định tối thiểu 20% số lượng người tham gia của cuộc<br /> họp thôn là phụ nữ).<br /> Có thể nói các tổ chức chính trị xã hội đóng vai trò hết sức lớn trong việc thực hiện<br /> qui chế dân chủ nông thôn hiện nay nhưng yếu tố giới vẫn còn hạn chế nhất định.<br /> 2.3. Trưởng Thôn<br /> Dân chủ nông thôn (hay dân chủ làng xã) còn là động lực để qui tụ sự đoàn kết nhất<br /> trí trong làng, xã và hạn chế những xung đột và mâu thuẫn nội bộ. Theo truyền thống thì<br /> dân chủ trong xã còn dựa trên sự tham gia của ba nhóm xã hội không chính thức vì nó<br /> không có các định chế bắt buộc và quyền lực thực tế nào mà nó dựa trên uy tín, sự thoả<br /> hiệp và sức mạnh trong dư luận hơn là quyền lực theo một bộ luật nào. Ba nhóm trong xã<br /> hội truyền thống đó là: Lão, Hào, Mục. Với những đặc thù này, cho tới nay, chính Trưởng<br /> thôn sẽ đóng vai trò cán bộ nòng cốt trong các hoạt động phát triển theo hướng dân chủ,<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 114 Vai trò của định chế xã hội trong việc phát huy dân chủ ở nông thôn…...<br /> <br /> <br /> <br /> văn minh.<br /> Xã hội truyền thống với vai trò của lý tưởng thì hiện nay Trưởng Thôn, là đại diện<br /> của cơ chế dân chủ. Sau khi giành lại chính quyền năm 1945 và vào khoảng những năm<br /> 50 của thế kỷ 20, hội đồng làng bị xóa bỏ thì Trưởng thôn trở thành vị trí không chính<br /> thức, ít có vai trò và ít có quyền lực trong làng xã. Đứng trước thực tiễn của xã hội nông<br /> thôn vào những năm 90 của cuối thế kỷ 20, nông thôn lại trở thành địa bàn đầu tiên có<br /> tính xuất phát điểm quan trọng để tiến hành công cuộc đổi mới kinh tế xã hội và đồng<br /> nghĩa với việc thiết lập Trưởng thôn và vai trò Trưởng thôn là bước tiến trong công cuộc<br /> đổi mới.<br /> Nghị định 29/1998/NĐ-CP và 79/2003/NĐ-CP đều đề cập nhiều đến vai trò của<br /> Trưởng thôn. Ở Điều 13 trong Nghị định 29/1998/NĐ-CP có xác định: Thôn, ấp, bản<br /> không phải là cấp chính quyền nhưng là nơi sinh sống của cộng đồng dân cư là nơi thực<br /> hiện dân chủ một cách rộng rãi và trực tiếp. Trong toàn bộ Chương V nói về xây dựng<br /> cộng đồng dân cư Thôn, Làng, Bản đều đề cập đến hoạt động và vai trò của thôn trong đó<br /> vai trò người đứng đầu thôn cũng được xác định ở Điều 15 “Trưởng thôn, ấp, làng , bản là<br /> đại diện cho cộng đồng dân cư và UBND xã, chịu sự quản lý chỉ đạo của UBND xã -<br /> Trưởng thôn do nhân dân bầu và Chủ tịch UBND xã công nhận. Cũng Điều 15 quy định<br /> những điều được phép và không được phép của Trưởng thôn.<br /> Đến Nghị định 79/2003/NĐ-CP, Điều 14 đã cụ thể trách nhiệm và vai trò quan<br /> trọng của Trưởng thôn. Trưởng thôn như một trợ lý đắc lực là cầu nối và chuyển tải<br /> những thông tin từ chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân “Chủ tịch Hội đồng<br /> Nhân dân, chủ tịch Ủy ban Nhân dân có trách nhiệm gửi cho Trưởng thôn bản kiểm điểm<br /> công tác và tự phê bình tại cuộc họp tổng kết hàng năm để Trưởng thôn tổ chức nhân dân<br /> đóng góp ý kiến”.<br /> Quy trình bầu cử Trưởng thôn cũng là một lộ trình thực hiện dân chủ. Trưởng thôn<br /> do nhân dân bầu lên, trong hai người lựa chọn chỉ lấy một người và việc bầu chọn này<br /> được thông qua cuộc họp thôn, người được bình chọn làm Trưởng thônphải đạt trên 50%<br /> số phiếu. Tất cả các hoạt động bầu đó đều có sự giám sát của hội đồng nhân dân và ủy<br /> ban nhân dân.<br /> Cộng đồng nông thôn với một mạng lưới xã hội quan hệ chằng chịt tính chất dòng<br /> họ là một trong những cản trở lớn để các nhà quản lý nông thôn đảm nhiệm tốt vai trò của<br /> mình, đặc điểm nổi trội “trọng tình nghĩa” hơn trọng luật pháp, vì vậy quá trình thực hiện<br /> dân chủ nông thôn thì vai trò Trưởng thôn là hết sức quan trọng, đó là nhân vật trực tiếp<br /> cầm cân nảy mực, suy xét, quyết định khách quan.<br /> Trong Điều 14 của Nghị định 79/2003/NĐ-CP còn nêu rõ vai trò của Trưởng thôn:<br /> “Trưởng thôn phối hợp với trưởng ban Công tác mặt trận có trách nhiệm tổ chức cuộc<br /> họp thu thập ý kiến của nhân dân về các vấn đề do dân tự quyết định, tổng hợp báo cáo<br /> một cách chính xác, khách quan, trung thực ý kiến đóng góp của nhân dân bằng văn bản<br /> và gửi về Chính quyền xã”.<br /> Ở nhiều vùng nông thôn Trưởng thôn đứng đầu danh sách xếp hạng được xem là<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Mai Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Thúy & Nguyễn Thu Trang 115<br /> <br /> <br /> <br /> người có thể giúp dân đẩy mạnh chiều sâu dân chủ, là người chuyển tải tất những thông<br /> tin và hoạt động cần đế sự trợ giúp của chính quyền cấp trên, Trưởng thôn cũng dựa trên<br /> những hương ước và qui ước để quản lý cộng ®ång và thực hiện những vai trò của mình.<br /> Với chính sách mới về đất đai giao đất giao rừng về cho các hộ gia đình, đồng thời<br /> đô thị hóa đã nảy sinh nhiều vấn đề về đất đai gây sự mất đoàn kết trong nhân dân, theo<br /> đánh gia của nhân dân Trưởng thôn là thể chế quan trọng nhất trong việc tranh chấp của<br /> người dân, cao hơn nhiều so với xếp hạng của bất cứ thể chế nào khác như Ủy ban nhân<br /> dân hay hệ thống tòa án. Trưởng thôn tham gia các tổ hòa giải của thôn<br /> Gần đây các chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển giao thông nông thôn, cho<br /> người nghèo vay vốn, chương trình khuyến học đã đến trực tiếp đến các hộ gia đình. Vai<br /> trò của Trưởng thôn có trách nhiệm tập hợp các cuộc họp theo quyết định của UBND để<br /> bình bầu các hộ nghèo vay vốn và những người nằm trong chính sách được quan tâm, các<br /> cuộc họp thôn cũng đưa ra các ý kiến, giải pháp cho việc xây dựng hệ thống đường, cống<br /> , kênh mương và vệ sinh môi trường trong thôn. Các ý kiến đưa ra công khai, dân chủ có<br /> bàn bạc và nhân dân trong thôn quyết định. Ở đây vai trò Trưởng thôn một lần nữa thể<br /> hiện đó là những ý kiến đóng góp cuối cùng để đưa đến quyết định theo kiểu “dân chủ tập<br /> trung” và “Dân chủ đại diện”, và Trưởng thôn báo cáo các vấn đề lên HĐND.<br /> Trưởng thôn còn có vai trò phối hợp với ban công tác mặt trận tổ quốc và các<br /> đoàn thể ở thôn trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động, chủ trì triệu tập hội<br /> nghị thôn. Tổ chức thực hiện các quyết định trong thôn, tổ chức nhân dân thực hiện tốt<br /> quy chế dân chủ, tổ chức xây dựng và thực hiện tốt kỷ cương, bảo đảm đoàn kết, giữ<br /> gìn trật tự, an toàn trong thôn tổ chức thực hiện nhiệm vụ do UBND xã giao tập hợp,<br /> phản ánh đề nghị chính quyền xã giải quyết những nguyện vọng chính đáng của nhân<br /> dân, ký hợp đồng dịch vụ phục vụ sản xuất và xây đựng hạ tầng cơ sở trên cơ sở nghị<br /> quyết hội nghị trong thôn.<br /> Thực tế cho thấy hiện nay các thôn đã thực hiện đúng qui chế dân chủ: Dân biết,<br /> dân bàn, dân làm, dân kiểm tra giám sát. Chẳng hạn về việc “Dân biết” về ngân sách,<br /> ngân sách được phân ngày càng nhiều, với 40% tổng thu ngân sách của Chính phủ được<br /> phân cấp cho cấp tỉnh và cấp thấp hơn (huyện, xã) Theo tinh thần Nhà nước và nhân dân<br /> cùng làm, bên cạnh ngân sách Nhà nước hàng năm người dân còn được yêu cầu đóng 10<br /> ngày công lao động cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng như đường, trường, trạm, các<br /> khoản tiền như ủng hộ lũ lụt, giảm nghèo, hội cựu chiến binh, quỹ khuyến học… chính<br /> những khoản đóng góp này ngày càng gây ra nhiều bất ổn cho cộng đồng nông thôn. Tất<br /> cả những khoản đều phải được thông báo cho dân biết một cách cụ thể bằng nhiều hình<br /> thức, đặc biệt qua các cuộc họp thôn mà Trưởng thôn đóng vai trò thay mặt nhân dân<br /> trong thôn giám sát, kiểm tra và báo cáo tình hình đó trong cuộc họp thôn.<br /> Theo báo cáo tổng kết Công tác Đảng của Thành ủy Hà nội đến năm 2002, 100% xã<br /> phường, thị trấn đã hoàn thành công tác xây dựng quy chế, quy ước. Thông thường mỗi<br /> xã/phường xây dựng 4-5 quy ước và 3-4 quy chế.<br /> Về mặt phê duyệt hương ước từ thôn lên xã và qua huyện, và các cuộc họp thôn<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 116 Vai trò của định chế xã hội trong việc phát huy dân chủ ở nông thôn…...<br /> <br /> <br /> <br /> dưới sự chỉ đạo của Trưởng thôn có vai trò tập hợp cuộc họp lấy ý kiến trong dân cùng<br /> dân bàn luận và đi đến kết luận.<br /> Tuy nhiên việc giải quyết giữa phép nước và lệ làng, giữa cái tình và cái lý là thách<br /> thức lớn nhất đối với vai trò Trưởng thôn, quan niệm“ Trưởng thôn phải là người của<br /> thôn, nếu người khác thôn thì người dân sẽ không đồng ý, không ủng hộ, lệ làng đó cũng<br /> là một rào cản để lựa chọn Trưởng thôn, những người có năng lực lãnh đạo và điều đó<br /> cũng gây khó khăn cho Trưởng thôn khi phải giải quyết các mâu thuẫn trong một mạng<br /> lưới quan hệ chằng chịt đó, nó không những không đảm bảo được dân chủ minh bạch<br /> thực sự mà đôi khi dẫn đến sự mất đoàn kết trong cộng đồng đó.<br /> 2. Kết luận<br /> Viêc ra đời Nghị định 29/1998/NĐ-CP vào năm 1998 như là cơ sở pháp lý đển mở<br /> rộng sự tham gia trực tiếp của người dân vào các hoạt động làng xã. Nghị định cũng xác<br /> định rõ các lĩnh vực hoạt động cơ bản của người dân và xác định vai trò tác động của các<br /> định chế trong việc phát huy dân chủ nông thôn. Đây cũng là cơ sở nền tảng pháp lý và<br /> thể hiện sự đồng nhất trong nguyên tắc thực hành nghề Công tác xã hội nhằm hướng đến<br /> sự bình đẳng cho con người và xã hội.<br /> Các tổ chức chính trị xã hội là nhân tố đầu tiên và quan trọng góp phần thực hiện<br /> quy chế dân chủ với sự tham gia triệt để của người dân, đồng thời cũng là các đơn vị thực<br /> hành, triển khai các hoạt động phát triển cộng đồng mang tính chất Công tác xã hội từ<br /> sớm và rõ nét dù chưa chuyên nghiệp. Nó bao gồm các mạng lưới chi hội xuống tận cơ sở<br /> nhỏ nhất như xóm thôn. Đây là một định chế được coi như có tác động rõ nhất, bởi vì đây<br /> là kênh để các chính sách của nhà nước đến từng người dân và cũng là phương cách chính<br /> để người dân tiếp cận với các hoạt động chính trị xã hội. Cũng thông qua các tổ chức này,<br /> nghề Công tác xã hội tiếp cận người dân dễ dàng hơn và ứng dụng các biện pháp can<br /> thiệp có hệ thống, hiệu quả hơn.<br /> Mặt trận Tổ quốc cùng các đoàn thể khác như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên….. đã<br /> phát huy được vai trò và tác động đã tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện quyền<br /> nghĩa vụ của mình theo xu hướng tự nguyện, không áp đặt và phân bổ bình quân nhất<br /> loạt. MTTQ và các tổ chức chính quyền đã thực hiện vai trò theo dõi, giám sát, kiểm tra<br /> và bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử chọn cán bộ theo nguyên tắc dân cử. Phải nói rằng vai<br /> trò của MTTQ rất lớn trong các cuộc bầu cử hiện nay.<br /> Vai trò của Trưởng thôn càng ngày càng được khẳng định trong tiến trình thực hiện<br /> dân chủ và đây cũng được coi như một định chế cơ bản. Thông qua định chế này Trưởng<br /> thôn đã trở thành chiếc cầu nối chuyển tải những thông tin từ dân đến các cơ quan quản lý<br /> và lãnh đạo tại địa phương. Ngay cả việc bầu theo phương thức bỏ phiếu tín nhiệm chọn<br /> Trưởng thôn cũng đã thể hiện quyền dân chủ của người dân đối với vị trí quản lý thấp<br /> nhất nhưng gần gũi nhất. Trưởng thôn còn có vai trò và tác động lớn đến các chương trình<br /> phát triển nông thôn như xóa đói giảm nghèo, chương trình tín dụng, cải tạo hạ tầng cơ<br /> sở….Vai trò phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong thôn được thể hiện rõ<br /> nhất trong việc Trưởng thôn đóng vai trò chính trong các cuộc họp xóm, thực hiện các<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Mai Thị Kim Thanh, Nguyễn Thị Thúy & Nguyễn Thu Trang 117<br /> <br /> <br /> <br /> quyết định của thon trong đó có thực hiện tốt quy chế dân chủ bao gồm cả biết, bàn, làm,<br /> kiểm tra và giám sát.<br /> Nhìn chung các định chế đã phát huy được những mặt tích cực do các định chế đã<br /> phát huy được vai trò nên có những tác động theo xu hướng tích cực nhằm phát huy dân<br /> chủ cơ sở ở nông thôn nước ta. Đồng thời, đây cũng là tiền đề cho sự phát triển nghề<br /> Công tác xã hội tại cộng đồng nông thôn trong thời gian tới nhằm xây dựng cộng đồng<br /> bình đẳng, văn minh.<br /> <br /> <br /> Tài liệu trích dẫn<br /> <br /> <br /> Bùi Quang Dũng. 2006. Dân chủ cơ sở ở Nông thôn Việt Nam: Thực trạng và giải pháp.<br /> Đề tài cấp Bộ, Viện Xã hội học, Hà Nội.<br /> Chu Văn Thành (CB). 2004. Hệ thống chính trị cơ sở thực trạng và một số giải pháp đổi<br /> mới. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br /> Fichter, Joseph H. 1971. Sociology. University of Chicago Press.<br /> Hội Nhà báo Việt Nam. 2004. “Báo cáo tổng quan về thực hiện qui chế dân chủ ở Xã”.<br /> Tài trợ bởi Tổ chức SIDA. Hà Nội, 2004.<br /> SIDA - Hội Nhà báo Việt Nam. 2004. Thực hiện qui chế dân chủ ở xã. Báo cáo nghiên<br /> cứu, Hà Nội.<br /> Trần Đình Tuấn. 2010. Công tác xã hội-Lý thuyết và thực hành. NXB Đại học Quốc gia,<br /> Hà Nội.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2