intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dân tộc và thời đại - Hồ Chí Minh: Phần 1

Chia sẻ: Lê Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:140

87
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu Hồ Chí Minh - dân tộc và thời đại của PGS.TS. Phạm Xanh tập hợp 18 chuyên luận khoa học của tác giả đã được công bố trên các Tài liệu và tạp chí về những sự kiện lịch sử liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước, tìm thấy con đường giải phóng dân tộc, bắt tay chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và cùng Đảng đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác ngày càng to lớn vẻ vang.  Tài liệu gồm 2 phần, mời bạn đọc cùng tham khảo phần 1 sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dân tộc và thời đại - Hồ Chí Minh: Phần 1

  1. tiẠi itvi;.yifiM TRUNG TÂM HÒNG TIN- I’HƯ VIỆN 335.5 PGS, TS. PHẠM XANH PX 118h/02 ĐX.015896 I ì Hồ CHÍ MINH DllNTỘ(viiTllờlt|l I ' ĨM t - ■ ỉ ì *i 1Ị ĨỈẾ: Í'-' ầằềầẤ mtầễ^Ẩ^ịẽÌ^ 1: m NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUÒC GIA v ' ,
  2. 3K 5H 4 Mã sô: CTQG - 2002
  3. PGS, TS. PHẠM XANH H ồ CHÍ MINH DÍÌN TỘC VA THỜI f)ẠI NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỎC GIA HÀ NÔI - 2002
  4. \.¿ •» '4 ' ñ
  5. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Thế kỷ XX đã đi qua, nhưng những gì chúng ta đã giành cỉược trong thế kỷ XX vẫn in đậm dấu ấn trong con tim khôi óc của mỗi níĩưòi dân Việt Nam. Những kỳ tích vĩ đại trước hết của dân tộc ta trong th ế kỷ XX là đã đánh thắng hai đế quôc hùng mạnh, đưa đảt nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do và chủ nghĩa xã hội. Ti'ong những năm tháng đấu tranh đầy hy sinh, gian khổ và tháng lợi vẻ vang đó, Chủ Lịch Hồ Chí Minh là người đã khơi nguồn cho dòng chảy lịch sử của dân tộc thấm sâu vào mỗi agười dân, vạch đường chỉ lôi cho cách mạng Việt Nam từng bưóc tiến lên và tiến tối giành thắng lợi hoàn toàn. Bưốc sang thế kỷ XXI, đứng trước những cơ hội mới và thách t.hức mới, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta phát huy những thành tựu đã đạt được, viết tiếp những trang sử mối trong sự nghiệp xây dựng một nưốc Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, vàn minh. Cuộc đời phong phú và cao Ihượng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những tư tưởng và tình cảm lớn lao rủa Ngvrời tiếp tục cổ vũ, chỉ dẫn cho chúng ta đi lới Lưcíng 1;11. Nhầm góp phẩn nghiên cứu, tìm hiểu về cuộc đòi hoạt động cách mạng và tư tưởng của Người, từ đó rú t ra những bài học thiết thực trên con đường phấn đấu vì Tổ quôc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc của nhân dân, Nhà xuất bản Chính trị
  6. quôc gia xuất bản cuôn sách Hồ Chí Mình - dán tôc và thãi đ ạ i của Phó Giáo sư - Tiến sĩ Phạm Xanh. Cuôn sách tập hỢp 18 chuyên luận khoa học của tác giả dã được công bô" trên các sách và tạp chí về những sự kiệii ỉịch sử liên quan đến Chủ tịch Hồ Chí Minh từ khi Người ra đi tìm đường cứu nước, tìm thấy con đưòng giải phóng dân tộc, bắt tay chuẩn bị những điều kiện cần thiết để thành lập Đảng Cộng Sim Việt Nam và cùng Đảng đưa cách mạng Việt Nam đi Lừ thắng lợi này đến thắng lợi khác ngày càng to lốn vẻ vang. Sách gồm ba phần, được sắp xếp theo chủ đề nghiên cứu: Phẩn th ứ nhảt: Thời đại và Hồ Chí Minh Phẩn thứ hai: Hồ Chí Minh và dân tộc Phần th ứ ba: Tư tưởng Hồ Chí Minh và công cuộc đổi mới Đây đó trong các bài viết có những sự kiện lịch sử trùng nhau, nhưng tác giả đã khai thác và phân tích ở các khía cạnh khác nhau. Do vậy, chúng tôi vẫn giữ nguyên ván để bạn đọc tiện tham khảo. Nhân dịp kỷ niệm 112 nám ngày §inh cưa Ngưòi (19-5-1890 - 19-5-2002), Nhà xuất bản Chính trị quôc gia xin trân trọng giới thiệu cuôn sách với bạn đọc và hy vọng cuôn sách sẽ mang đôn cho các bạn một tài liệu tham khảo bổ ích trong việc tìm hiếu, nghiên cứu và vận dụng tư tưởng của Ngưòi trong giai doạn cách mạng mới. Tháng 5 năm 2002 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 6
  7. P h ầ n th ứ n h á t THỜI ĐẠI VÀ HỒ CHÍ MINH 7
  8. CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI NGA VÀ CÁC TRUNG TÂM TRUYỂN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN CHO PHƯƠNG ĐỎNG Với thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội đã trở thành liiện thực sinh động trên đất nước chiếm 1/6 địa cầu. Lịch sử nhân loại đã bắt đầu bưốc sang một hình thái kinh tế - xã hội mối, tiến bộ - hình thái cộng sản chủ nghĩa. Cùng với thắng lợi của cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới ấy, chủ nghĩa Mác không còn đóng khung ở các nước Âu - Mỹ, mà đă dần dẩn thâm nhập vào đòi sông chính trị của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa ở Á - Phi - Mỹ Latinh (trước đây vẫn thưòng đưỢc gọi là các dân tộc phương Đông). Có thể nói, sau Cách mạng Tháng Mưòi Nga, với sự hoạt động tích cực của Quôc tế Cộng sản, bộ tham mưu của giai cấp vô sản thế giới, của Đảng Bônsêvích đứng đầu là V.I. Lênin, chủ ỉighĩa Mác da dưỢc truyển bá trên khắp hành tinh, đạt tới quy mô toàn thế giới. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mưòi Nga thắng lợi, Đảng Bônsêvích Nga đứng đầu là V.L Lênin đã tiến hành nhiều công việc để phát huy ảnh hưởng của cuộc cách 9
  9. mạng vô sản trên thế giới, đặc biệt đối vối khu vực các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Nhưng phải đọi đến năm 1920 khi S ơ thảo lầ n th ứ n h ă t n h ữ n g lu ậ n cương về vâ n đê d â n tộc và vấn đề thuộc địa của V.I. Lênin được Đại hội I] Quốc tế Cộng sản thông qua và công bô, mới tạo ra bướr ngoặt căn bản Irong vân đề nàv. Từ đó, Nhà nước Xôviếi non trẻ, mặc dù đang còn gặp muôn vàn khó khăn trong đòi sông đất nước, đã xúc tiến mạnh mẽ một loạt nhữn^^ công việc mang tình cảm qưôc tế sâu đậm, củng bắt đầu từ đó, hình thành ba trung tâm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin cho các dân tộc phương Đông: Mátxcơva, Tasken - Bacu, Ircút - Quảng Châu (Trung Quỏc). Các Irung Lâm này có quan hệ khăng khít với nhau, nhưng để tiộn cho việc theo dõi, chúng tôi xin lần lượi trình bàv những việc làm cụ thể tại ba trung tâm đó. 1. T rung tâm M átxcơva Trong điều kiện nưốc Nga hdn một nửa dân sõ' là các dân tộc không phải là Nga, vấn đề dân tộc có ý nghĩa to lớn. Giải quyết vấn đề này là một trong những nhiêm vụ quan trọng và phức tạp nhất của cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười vĩ đại. Để xây dựng cuộc sô"ng mới, trước hết cần phải có những con ngưòi mới, tức là phải đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác đảng và chính quyền, những nhà cách mạng chuyên nghiệp. Tháng 3-1919, Báo cáo của u ỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản (b) Nga chỉ ra yêu cầu rất cấp bách về vấn đề cán bộ. Lênin đã nhận xét: "ở Nga có rất ít những người lãnh đạo chính tri có học thức, có văn hoá và có khả năng. Lốp ngưòi này vôn nhỏ 10
  10. bé và trong quá trình các cuộc đấu tranh vừa qua, họ bị kiệt sức, mệt lử, họ đã làm việc quá khả náng của họ. Tôi nghĩ rằng tại Đại hội này, chúng ta sẽ tìm ra được những biện pháp thực tiễn... làm cho những công nhân và những nông dân ngang mức trung nông, hay thậm chí dưối mức trung nông, được tham gia vào công tác của các Xôviết. Không có sự giúp đỡ của những ngưòi đó, trên một phạm vi rộng lớn, thì, theo chúng tôi, không thể tiếp tục hoạt động được"V Chính nhu cầu của cách mạng đã sản smh ra một loại trường kiểu mới - Trường đại học cộng sản. Nói tới trung tâm Mátxcơva, trước hết phải nói đến loại trường kiểu mói đó. Những trường ấy thực sự là con đẻ của cuộc Cách mạng Tháng Mười, là nhửng nơi đào tạo những nhà cách mạng chuyên nghiệp không những cho phương Đông Xôviết, mà cả cho phương Đông ngoài Xôviết. Sau Cách mạng Tháng Mưòi, tại Mátxcơva đã lần lượt ra đòi các trường đại học cộng sản: Trưòng đại học Xvéclôp (năm 1918), Trường đại học cộng sản của những ngưòi lao động phương Đông (nám 1921), Trường đại học cộng sản các dân tộc thiểu sổ^ phương Tây (năm 1921), Trường đại học của những ngưòi lao động Trung Quôc mang tên Tôn Dật Tiên (năm 1925). Trong sô' những trưòng trên, trưòng đóng vai trò quan trọng nhất trong việc đào tạo đội ngũ các nhà cách mạng chuyên nghiệp cho phương Đông phải kể dên Trường đại học cộng sản của những ngưòi lao động phương Đông bởi lẽ nó là trưòng tồn tại lâu nhất (1921 - 1. V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, t.38, tr.173-174. 11
  11. 1938) và đông sinh viên nhât về thành phần dân tộc (đôn niên khoá 1929 - 1930 có trên 100 dân tộc). Vì phạm vi để tài có hạn, chúng tôi không thể trình bày những hoạt động của tất cả các trưòng đã nói ở trên, chỉ xin dừng lại ỏ Trường đại học Phương Đông với tính cách một ví dụ điển hình về sự đào tạo đội ngũ cán bộ cho các nước phương Đông của nước Nga Xôviết. Ngày 21-4-1921, Ban Chấp hành Trung ương toàn Nga ban hành sắc lệnh tổ chức lại các lớp huân luyện trực thuộc u ỷ viên nhân dân về dân tộc thành Trưòng đại học cộng sản của những ngưòi lao động phương Đông để “đào tạo những cán bộ chính trị từ những ngưòi lao động của các nước cộng hoà tự trị, của các tỉnh tự trị và của các dân tộc thiểu sô". Ngay từ những ngày đầu tồn tại của mình, Trưòng đã tiếp nhận cả những ngưòi cách mạng nước ngoài như người Trung Quôc, Triều Tiên, Mông cổ, Iran. Thổ Nhĩ Kỳ, Ápganixtan. Rõ ràng, từ những ngày đầu, Trường đã đào tạo cán bộ cách mạng cho phương Đông ngoài Liên Xô. Vì vậy, một văn bản của u ỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Nga năm 1927 đã xác định rõ thêm: “Trưòng đại học Phương Đông là trưòng đảng cao cấp có nhiệm vụ đào tạo các cán bộ đảng có trình độ cao từ những ngưòi lao động các dân tộc phương Đông biết vận dụng phương pháp mácxít - lêninnít vào thực tiễn đấu tranh cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội"\ Đó là sự sáng tạo to lớn của nước Nga cách mạng có lợi cho một phần râ"t 1. Dẫn theo Tạp chí Các dân tộc Ả - Phi, tháng 5-1979, tr.30 (tiếng Nga). 12
  12. lớn của ih ế giới bị áp bức, bị bóc lột, bị bỏ rơi trong tôi tàm, nghèo khổ. Năm 1923, T ạ p chí Đời sống các dân tộc đã xác nhận: “Sự sáng tạo của các dân tộc nước Nga rất to lớn và phong phú. Không nghi ngờ gì nữa, một trong những biểu hiện đáng kể nhất của nó là Trường đại học công - nông sát cánh với trường anh cả của nó, Trường đại học quang vinh mang tên Xvéclôp: Trưòng đại học cộng sản của những ngưòi lao động phương Đông và Trường đại học cộng sản các dân tộc thiểu sô^ phương T ấ y '\ Ngày 21-10-1921, Trưòng khai giảng khoá đầu tiên. Cuôi năm 1922, Trường đã tổ chức một khu vực dành riêng cho sinh viên nước ngoài. Đến mùa xuân nám 1923, Trường có bảy khu vực ngôn ngữ: tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Triều Tiên, tiếng Nhật và tiếng Nga. Trưòng tập hỢp được một đội ngũ cán bộ giảng dạy hùng hậu gồm những ngưòi đã từng lán lộn trong phong trào giải phóng dân tộc các nước phương Đông hoặc trong phong trào công nhân các nước phương Tây. Các uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản và các cán bộ xuất sắc của Quốc tế Cộng sản giảng những môn học riêng cho sinh viên nưốc ngoài. Chẳng hạn, trong nhóm sinh viên Trung Qưổc, một trong những ngưòi sáng lập ra Đảng Cộng sản Trung Quổc là Cù Thu Bạch đã hướng dẫn công tác nghiên cứu các khoa học xã hội. Trong nhóm Liêng Anh, s. Eshki - nhà báo, đã bị chính quyền Mỹ kết án đày chung thân vì những hoạt động cách mạng 1. Dẫn theo Tạp chí Các dân tộc Á - Phi, tháng 2-1976, tr.47 (tiêng Nga). 13
  13. trong phong trào công nhân Mỹ, đã trôn sang Nga, giảng về lý luận và thực tiễn phong trào công đoàn. Cùng vói sự lớn mạnh của trường, đội ngủ giáo viên ngày thêm đông đảo. Nếu như niên khoá 1922 ~ 1923, trường mỏi có 165 giáo viên, trong đó có 28 giáo sư thì đến nám 1930 chỉ riêng giáo viên các khoa học xã hội đã có 102, trong đó cỏ 40 giáo sư. Nhà nước Xôviết, dù còn nghèo đã dành cho trưònịí những khoản tiển khá lớn để tạo điều kiện tôt nhất cho sinh viên học tập và nghiên cửu\ Trường đại học Phương Đông có “10 ngôi nhà to để cho sinh viên dùng. Trưòng có một rạp chiếu bóng cho sinh viên xem không mất tiền vào ngày thứ năm và ngày chủ nhật... Có hai tủ sách với 47.000 quyển sách giúp cho các nhà cách mạng trẻ tuổi di sâu vào việc nghiên cứu của mình và bồi dưỡng thêm tư tưởng. Mỗi dân tộc hay “nhóm”, có một tủ sách riêng, gồm sách báo bằng tiếng mẹ đẻ của họ”^. Sinh viên thuộc mọi màu da, “đều ham mê và khao khát học tập và hiểu biết. Họ vừa hăng hái vừa nghiêm túc. Họ không hề chơi bòi phóng túng như những thanh niên phương Đông ở Pari, ở ồxpho, ở Béclin * bởi lẽ họ đã “từng đau khổ và đã thấy ngưòi khác đau khổ”^. Họ đã ý thức được mục đích học tập của mình nên họ làm việc hết sức mình dù đòi sông vật chât lúc đó còn rất vất vả: 1. Mỗi nám Trưòng đại học Phương Đông chi tiêu đến 516.000rúp vàng. 2, 3. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quôc gia, Hà Nội, 2000, t.l, tr.299, 301. 14
  14. ‘'Trong một ngày đêm - 100.gam bánh mì đen, 20 tập sách và hai mươi phút cho riêng mình”\ Dưới mái trưòng Phương Đông đã có mặt những con ngưòi nổi tiếng trong tương lai như: Nađim Hítmét - nhà thơ cách mạng Thổ Nhĩ Kỳ, Đ.Kêniata - Tổng thông tương lai của Kênia, B. Avunor Penner ~ nhà thơ nổi tiếng của Gana, nữ sinh Fevzic Habilôp - người phụ nữ Thổ Nhĩ Kỳ đầu tiên đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng sản nước mình nám 1920, Moses Kotane - ngưòi lãnh đạo Đảng Cộng sản Nam Phi, D.Janjima - vỢ và người bạn chiến đấu của Xukher Bator, ngưòi thanh niên da đen Xambađin và những thanh niên da đen Mỹ... Lớp này ròi trưòng, trở về xứ sở truyền bá những điều đã học đưỢc trong quần chúng lao khổ rồi lớp khác lại tới. Cứ như thế, nhà trường mỗi năm một đông thêm. Nếu như niên khoá 1921 - 1922, Trường mới có 622 sinh viên với 44 dân tộc khác nhau thì đên niên khoá 1926 - 1927 đã có 1.300 sinh viên với 80 dân tộc và đến niên khoá 1929 - 1930 đã có trên 100 dân tộc. Từ niên khoá 1926 “ 1927, Trường bắt đầu mở lớp nghiên cứu sinh. Sô' nghiên cứu sinh cũng tăng lên theo thòi gian. Nếu như năm đầu mới có 12 nghiên cứu sinh thì đến năm 1932 đã có 150 nghiên cứu sình theo học ở bôn khoa: triết học, kinh tế học, lịch sử Đảng, lịch sử. Sự phát triển của Trường là do nhiều nguvên nhân nhưng trước hỗL là do ánh sáng từ Mátxcơva - Thủ đô của Nhà nước công nông mà những ngưòi bị áp bức trên khắp 1. Nađim Hítmét; Tuyển tập thơ, Mátxcơva, 1951, tr. 107 (tiếng Nga). 15
  15. hành tinh đều coi như Tổ quô"c thứ hai của mình. Điều đó đã khích lệ họ vượt qua muôn trùng khó khăn gian kliổ đổ đến được Mátxcơva nhập trưòng. Nguyên nhân thứ hai của sức hấp dẫn của Trường đại học Phương Đông nằm chính trong nội dung hoạt độn^ của trường, trong cuộc sống đầy tình cảm giai câp, đầy tình cảm quốc tế của sinh viên, thầy gìấo và cán bộ nhà trưòng. Những ngưòi đã qua đây đều không bao giò quên những ngày sông tươi đẹp, thực sự hạnh phúc trong đòi mình. Nađim Hítmét nhập trường lúc mối 20 tuổi đã nhớ lại: “Đó là thòi mà lần đầu tiên tôi tìm hiểu các tác phẩm của Mác, Ăngghen, Lênin. Tôi đã làm thơ và trong những bài thơ ây tôi đã trực tiếp hay gián tiếp thể hiện tất cả những điều đã nhận biết. Tôi đã say mê nghiền ngẫm Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán và đối với tôi trên thế giới này không có một bài thơ nào hay hơn thế"‘. Từ sinh viên của trưòng, họ trở thành những tác giả tuyên truyền và cổ động cho trưòng. Những bài viêt của những sinh viên về người thật, việc thật của trưòng có sức thuyết phục to lớn. Những bài của đồng chí Nguyễn Ai Quốc trên báo Đoàn kết (L'Unità) của Đảng Cộng sản Italia tháng 3-1924, trên tò Đời sống công nhân (Xa vie ouvrière) tìố 20 năm 1924, của Alibaba, người Angiêri trên 1. Nađim Hítmét: Phục vụ cách mạng. Trong Những cuộc tiếp xúc với Meierkilđôm (Tưyển tập hồi ký), Mátxcơva, 1967, tr.239 (tiếng Nga). 16
  16. báo Người cùng khổ (Le Paria) sc/ 21 tháng 12-1923 là những ví dụ điển hình. Nhận được bài của Alibaba từ Mátxc(Jva gửi về, toà soạn báo Le Paria đã cho đăng lên Irên bài đó những dòng sau đây như một lời kêu gọi gửi nhân dân các nước thuộc địa: “Chúng ta xúc động biết bao... Chính phủ Xôviết đã xây dựng Trưòng đại học Phương Đông bên cạnh Trưòng đại học Phương Tây, Trưòng đại học Phương Đông dành cho đồng bào chúng ta (những ngưòi lao động phương Đông). Nhà trường bảo (lảm cho học viên ăn ở, đối xử với họ như những người anh em, những ngưòi tự do. Chính tại đây, họ được học tập mà dù ở đâu họ cũng không được phép. Vậy là, đồng bào thân mến, tụi thực dân muôn kìm hãm các bạn trong vòng tốì tăm! Hãy đọc bài này! Hãy xem! Hãy so sánh! Hãy phán xét! Hãy hành động! Hãy đến Mátxcơva!”V Và Trường đại học Phương Đông đã nhanh chóng hưởng ứng bài và lòi kêu gọi của ban biên tập báo Le Paria gửi nhân dân lao động ở các thuộc địa: “Các đồng chí! Chúng tôi ở bên cạnh các bạn trong đau khổ và đấu tranh! Hãy chiến đấu dưới lá cờ Quốc tế Cộng sản! Hãy hành động như ban biên tập báo Le Paria đã giới thiệu: gửi con em mình tới Mátxcơva Xôviết, tói Trưòng đại học Phương Đông. Họ sẽ đưỢc tiếp đón như những ngưòi anh em và bè bạn! Trường đại học chúng tôi đã tập hỢp dưới mái trưòng của mình những đại biểu xuâ"t sắc của châu Á cách mạng. Trưòng rất sung sướng tiếp nhận vào đại gia 1. Bko Người cùng khổ, sô" 21, tháng 12-1923. 17
  17. đình mình những ngưòi lao động cách mạng của lục địa đen”^ Như chúng ta biết, tò Le Paria là tò báo có tính chất quốc tế bởi vì nó là cơ quan ngôn luận của Hội hên hiệp thuộc địa, độc giả của nó là những ngưòi lao động của các nước thuộc địa ba châu: A, Phi và Mỹ Latinh. Chac chắn, những bài như vậy trên tò Le Paria có ảnh hưởng rất lớn đến dòng ngưòi cách mạng các thuộc địa phương Đông chảy về Mátxcơva đổ vào Trường đại học Phương Đông. Đầu nám 1927, Trường đại học Phương Đông tổ chức Hội nghiên cứu khoa học. Hội có nhà xuất bản Phương Đông cách mạng và xuất bản tạp chí cùng tên. Tạp chí Phương Đông cách m ạng công hố những bài nghiên cứu, những bài tổng quan và tài liệu rọi sáng những vấn đề kinh tế - xã hội của phương Đông. Năm 1929, trong ban biên tập tạp chí có những đại diện của Ban phương Đông cửa Quốc tế Cộng sản như 0 . Kuxinhen, L. Madjar, B.Freier. Tạp chí Phương Đông cách m ạng ra được 41 sô. Từ năm 1931, Tạp chí xuất bản phụ trương định kỳ lúc đầu mang tên Tài liệu về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, về sau mang tên N hững vấn đề dân tộc và thuộc địa. Phụ trương ra đưỢc 39 sô". Những ấn phẩm của trưòng dóng vai trò quan trọng trong việc trang bị cho sinh viên những hiểu biết cơ bản về chiến lược và sách lược của Quôc tế Cộng sản trong vấn đề dân tộc và thuộc địa, về lịch sử và văn hoá của phương Dông. Đôi với Việt Nam, Trưòng đại học Phương Đông đã 1. Dẫn theo bài viết của N.N. Timôpêcva trong Tạp chí Các dân tộc Ả - Phi, thán^^ 2-1976, tr.47-57 (tiếng Nga). 18
  18. đóng vai trò rât lớn trong việc đào tạo những chiên sĩ cách mạng chuyên nghiệp cho đảng mácxít tương lai. Ngưòi Việt Nam đầu tiên có mặt tại trưòng là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Chính Ngưòi đã đặt nển tảng cho môi quan hệ khăng khít giữa nhà trường với Đảng Cộng sản Pháp và các tổ chức cách mạng mà Ngưòi sáng lập sau này. Theo để nghị của Ngưòi, bắt đầu từ năm 1925, Đảng Cộng sản Pháp đã chọn những thanh niên Việt Nam tại Pháp gửi sang học tại trường. Ngưòi đầu tiên đi theo con đưòng từ Pháp sang là Nguyễn Thế Rục. Sau này khi về Quảng Châu (Trưng Qưôc) công tác, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã gửi những nhà cách mạng trẻ tuổi Việt Nam sang học. Người đầu tiên gửi theo đưòng Trung Quôc là Trần Phú. Năm 1927 trỏ lại Mátxcơva, đồng chí Nguyễn Ái Quôc đã giảng về lịch sử Đảng và các cơ sở của công tác tổ chức Đảng cho nhóm học sinh Việt Nam tại trưòng\ Theo Đanien Emơry (Daniel Hémery), có 47 người Việt Nam sang học tại Trưòng phương Đông ỏ Mátxcơva^ nhưng theo tiến sĩ sử học Alanh Ruýtxiô thì “Sở mật thám Pháp thông kê từ năm 1923 đến năm 1931 đã có 75 ngưòi Việt Nam đi học những trường đó. Trong sô" này có 36 ngưòi 1. Xem E.B. Kỏbôlép; Nhữiig trang trong cuộc đời Hồ Chí Minh. Trong Tạp chí Những vấn đề Viễn Đông, số 1-1979, tr.l65 - 166 (tiếng Nga). 2. Đ. Emơry: Từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mác. Trong Phong trào xã hội, số 90, tháng 1 đến tháng 3-1975, Nxb. Công nhân, Pari, tr.40 (tiếng Pháp). 19
  19. sang ở một thời gian trước tại Pháp”\ Như vậy, Trưòng đại học Phương Đông đã đào tạo cho cách mạng Việt Nam hàng chục cán bộ. Một sô" học sinh Việt Nam tốt nghiệp trưòng này đã trở thành những nhà lãnh đạo nổi tiếng của Quốc tế Cộng sản và của Đảng Cộng sản Việt Nam như đồng chí Nguyễn Ái Quôc, công tác nhiều năm trong Ban phương Đông Quổc tế Cộng sản; Lê Hồng Phong - u ỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản nám 1935; Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam; Hà Huy Tập - Tổng Bí thư thứ hai và nhiều nhà lý luận xuất sắc khác của Đảng. 2. Trung tâm Tasken - Bacu Trong việc đào tạo đội ngũ các chiến sĩ cách mạng cho phương Đông, nếu như trung tâm Mátxcơva đóng vai trò rộng cho toàn bộ phương Đông thì trung tâm Tasken - Bacu đóng vai trò khu vực, một vùng. Đây là trưng tâm đào tạo những nhà cách mạng chuyên nghiệp cho vùng Trung Cận Đông và Nam Á. Sự kiện đầu tiên có tầm quan trọng đốì vối phong trào cách mạng của các dân tộc phương Đông là Đại hội lần thứ I các dân tộc phương Đông họp ở Bacu tháng 9-1920. Đại hội này đưỢc chuẩn bị từ cuối tháng 6-1920. Trong một cuộc họp của Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản vối một 1. A. Ruýtxiô: Đảng Cộng sản Pháp - vấn đề thuộc địa ưà phong trào cách m ạng Việt N am từ năm 1920 đến năm 1954. Trong Tình đoàn kết chiến đấu vô sản Việt - Pháp, Nxb. Thông tin lý luận, Hà Nội, 1986, tr.83. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1