intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dàn ý chi tiết về bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

Chia sẻ: Vũ Phương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

345
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nguyễn Công Trứ không chỉ là một vị quan thanh liêm mà còn là một nhà thơ, nhà văn. Nguyễn Công Trứ sáng tác nhiều nhưng hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích nhất của ông là hát nói. Bài ca ngất ngưởng là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của ông. Chúng ta sẽ thấy rõ nhân cách nhà nho chân chính ở Nguyễn Công Trứ qua bài mẫu "Dàn ý chi tiết về bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ". Mời các bạn tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dàn ý chi tiết về bài thơ Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ

VĂN MẪU LỚP 11 DÀN Ý CHI TIẾT VỀ BÀI THƠ BÀI CA NGẤT NGƯỠNG CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ DÀN Ý 1: Đề: Phân tích nhân cách nhà nho chân chính trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ. I. ĐẶT VẤN ĐỀ – Nguyễn Công Trứ là một trong những nhà nho tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực hoạt động xã hội, từ văn hoá, kinh tế đến quân sự. Ông luôn luôn có khát vọng cao đẹp. Khi còn ở nhà, gia cảnh nghèo túng, ông rất chăm chỉ lao động vừa giúp gia đình vừa quyết chí học tập để đi thi, làm quan, nhằm cống hiến tài năng cho đất nước. Khi làm quan, ông rất thanh liêm và luôn làm việc hết mình. Ông luôn mong muốn mình sống có ích cho dân, cho nước. – Nguyễn Công Trứ không chỉ là một vị quan thanh liêm mà còn là một nhà thơ, nhà văn. Nguyễn Công Trứ sáng tác nhiều nhưng hầu hết bằng chữ Nôm. Thể loại ưa thích nhất của ông là hát nói. – Bài. ca ngất ngưởng là một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của ông. Chúng ta sẽ thấy rõ nhân cách nhà nho chân chính ở Nguyễn Công Trứ qua phân tích Bài ca ngất ngưởng. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Giải thích khái niệm – Nhân cách: Tư cách (cách ăn ở và cư xử) và phẩm chất (cái làm nên giá trị) của con người. – Nhà nho: Người trí thức nho học thời phong kiến. – Chân chính: chỉ sự tốt đẹp. —> Nhân cách nhà nho chân chính: là tư cách và phẩtm chất tốt đẹp của một nhà nho. 2. Biểu hiện về nhân cách ở Nguyễn Công Trứ trong Bài ca ngất ngưởng a) Lí tưởng công danh – Trong học tập: Nhà nho coi trọng công danh. Làm người “phải có danh gì với núi sống”. Muốn có công danh phải có lòng quyết tâm và chí thú trong học tập để đậu làm quan, phục vụ cho dân, cho nước. Nguyễn Công Trứ là người có lí tưởng công danh, ông cần mẫn học tập để đi thi ra làm quan, ông đã đậu “thủ khoa” và ra làm quan. b) Thể hiện qua sự cống hiến của ông đối với dân, với nước. – Khi làm quan: nhân cách một nhà nho chân chính được thể hiện khá rõ ràng, ông đã viết: Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng… Nguyễn Công Trứ cho rằng làm quan bị mất tự do như con chim bị nhốt trong lồng, nhưng ông vẫn ra làm quan vì đó là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão của mình. Điều đó được chứng minh qua những năm tháng ông làm quan. Trong khi hành đạo, ông luôn tỏ ra thẳng thắn, thậm chí dám kiến nghị, góp ý cho cả vua. Có phong cách làm việc như vậy vì ông có tài năng thực sự và tận tâm với sự nghiệp, không hề luồn cúi để vinh thân phì gia. Điểm lại những chức quan ông đảm nhiệm, ta cũng thấy được ông là người tài năng: khi thi, ông đậu Thủ khoa, khi làm Tham tán, khi làm Tống đốc… Dù ở cương vị nào thì ông cũng sống bằng con người thật của mình: ngay thẳng và năng động, sáng tạo. Chính ông cũng tự khẳng định mình là người “tài bộ” (tài hoa) “Gồm thao Lược đã nên tay ngất ngưởng”. -» Trong thời kì làm quan, phong cách sống của Nguyễn Công Trứ đã thể hiện được ông là người có bản lĩnh hơn người. Đó chính là nhân cách nhà nho chân chính ở Nguyễn Công Trứ. c) Thể hiện qua “cái ngông” khi về hưu – Khi về hưu: Nhân cách một nhà nho chân chính cũng được thể hiện qua cách sống rất riêng, rất bản lĩnh. Đô môn giải tổ chi niên Khen chê phơi phới ngọn đông phong. Ông tự đánh giá cao các việc làm ấy. Ông cho rằng mình có quyền ngất ngưởng vì ông về hưu trong danh dự, sau khi đã làm được nhiều việc có ích cho dân. Ông quan niệm rằng mình đã cống hiến hết tài năng và nhiệt huyết cho xã hội, cho triều đại. Ông coi điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải là nếp sống uốn mình theo dư luận, ông vui với niềm vui hoà trong thiên nhiên: “Kìa núi nọ phau phau mây trắng”. d) Nhân cách nhà nho chân chính ở Nguyễn Công Trứ. – Thể hiện qua việc đề cao đạo trung hiếu. Nhà nho luôn đề cao đạo trung hiếu. Tuy coi trong tài nhưng vẫn đề cao đức hơn. Nguyễn Trãi đã từng cho rằng: “Tài thì kém đức một vài phân”. Khi tác giả được thăng chức, khi lại bị giáng chức. Nhưng ngay cả khi bị giáng chức, Nguyễn Công Trứ giữ trọn đạo tôi trung: Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung Trong triều ai ngất ngưởng như ông! Tự nhìn lại quãng đời làm quan, ông cho rằng mình đã thực hiện trọn vẹn “nghĩa vua tôi”. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ Nhân cách nhà nho chân chính ở Nguyễn Công Trứ thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng vừa mang những đặc điểm chung của một nhà nho, vừa mang dấu ấn riêng của tác giả. Điểm chung là có lí tưởng công danh, thi cử làm quan để xứng đáng với bậc nam nhi đứng trong trời đất, đề cao đạo trung hiếu. Điểm riêng của tác giả là Nguyễn Công Trứ đã tự khẳng định được tài năng và sự cống hiến của mình. Ông coi điều quan trọng nhất của nhà nho là hoạt động thực tiễn chứ không phải là nếp sống uốn mình theo dư luận. Ông là người có cá tính mạnh mẽ, sống rất phóng khoáng, độc đáo. Đó là nhân cách của một nhà nho tài ba có chí lớn nhưng không gặp thời. DÀN Ý 2: Đề: Phân tích hình ảnh ông ngất ngưởng trong Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ. I. Mở bài: - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm. - Nêu vấn đề nghị luận. II. Thân bài: Phân tích hình ảnh ông ngất ngưởng * Khi làm quan: - Đề cao vai trò của mình trong cõi trời đất. - Kiêu hãnh về tài năng hơn người: giỏi văn chương (thủ khoa), có tài dùng binh (thao lược). - Kiêu hãnh về danh vị xã hội hơn người: Tham tán, Tổng đốc, Đại tướng, Phủ doãn Thừa thiên. - người quân tử sống bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng. * Khi về hưu: - Làm những việc khác thường: cười bò về hưu, đeo đạc ngựa cho bò, đưa các ả đào lên chùa. - Thái độ hành lạc phóng túng, tự do: ca, tửu, cắc, tùng - Thái độ coi thường sự được, mất khen chê ở đời. - Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành, tài năng như Trái Tuân, Nhạc Phi, Hàn Kì, Phú Bật. - bậc tài tử phong lưu, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình. III. Kết bài: Đó là một con người có tài năng, bản lĩnh, có cốt cách độc đáo khi nhìn lại đời mình và tự thể hiện mình. Trên cơ sở đó, thấy rõ vẻ đẹp nhân cách của Nguyễn Công Trứ: một con người giàu năng lực, có quan niệm sống tích cực, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo, biết sống và dám sống cho mình

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2