TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA NHÀ MÁY THUỶ<br />
ĐIỆN A VƯƠNG ĐẾN CÁC CHẾ ĐỘ VẬN HÀNH<br />
CỦA HỆ THỐNG ĐIỆN VIỆT NAM<br />
EVALUATION OF INFLUENCES OF AVUONG HYDROELECTRIC<br />
POWER PLANT ON OPERATION STATES OF VIETNAM POWER<br />
SYSTEM<br />
<br />
NGÔ VĂN DƯỠNG<br />
Đại học Đà Nẵng<br />
NGUYỄN DUY DŨNG<br />
Trung tâm Điều độ HTĐ miền Trung<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Hệ thống điện Việt Nam là hệ thống điện hợp nhất có các đường dây truyền tải<br />
siêu cao áp liên kết các khu vực trong toàn quốc. Do đó trào lưu công suất<br />
thường xuyên thay đổi theo biểu đồ phụ tải của các khu vực cũng như khả năng<br />
phát công suất của các nhà máy điện. Việc đưa một nhà máy có công suất lớn<br />
vào làm việc sẽ gây ra những thay đổi về thông số chế độ của toàn hệ thống. Bài<br />
báo trình bày một số kết quả tính toán đánh giá các ảnh hưởng của nhà máy thủy<br />
điện A Vương đến các chế độ làm việc của hệ thống điện Việt Nam.<br />
ABSTRACT<br />
Vietnam power system is a united one with ultra-high voltage transmission lines<br />
incorporating all electrical systems nationally. Consequently, the power flow in<br />
transmission lines often changes according to loading charts of areas and power<br />
of plants. Putting a big power plant into operation will cause changes of state<br />
parameters of the whole system. This paper presents a number of calculated<br />
results to evaluate the influences of A Vuong hydroelectric power plant on<br />
operation states of Vietnam power system.<br />
<br />
<br />
1. Đặt vấn đề:<br />
Ngày nay hệ thống điện Việt Nam là hệ thống điện liên kết. Các lưới điện khu<br />
vực, các nhà máy điện được nối liên kết với nhau thông qua đường dây 500kV tạo thành<br />
hệ thống điện thống nhất - Hệ thống điện Quốc gia. Đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc -<br />
Nam được chính thức đưa vào vận hành ngày 27/05/1994 (mạch 1), đóng vai trò nâng cao<br />
chất lượng cung cấp điện, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc khai thác và vận hành hệ<br />
thống đồng thời giữ vai trò điều phối điện năng giữa các miền trong toàn quốc, đảm bảo<br />
vận hành ổn định, an toàn.<br />
Tính đến hết tháng 9/2007, phụ tải hệ thống điện quốc gia đạt 51,211 tỷ kWh,<br />
tăng 13,6% so với cùng kỳ năm 2006. Công suất cực đại khoảng 11263 MW. Dự báo năm<br />
2008, tổng sản lượng hệ thống khoảng 79.52 tỷ kWh, công suất cực đại khoảng<br />
13.350MW. Nguồn của hệ thống Việt Nam có tổng công suất lắp đặt khoảng 13110MW.<br />
Công suất khả dụng thay đổi nhiều phụ thuộc vào tình hình nguồn năng lượng sơ cấp cũng<br />
như tình hình thiết bị. Dự kiến năm 2008 có khoảng 11 nhà máy điện vào vận hành với<br />
tổng công suất lắp đặt khoảng 3072MW. Hệ thống truyền tải có tổng chiều dài đường dây<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
21194km và dung lượng máy biến áp 41650MVA. Dự kiến đưa thêm 4 trạm biến áp<br />
500kV Thường Tín, Quảng Ninh, Ô Môn, Dốc Sỏi và mở rộng thêm máy thứ hai tại trạm<br />
biến áp 500kV Tân Định với tổng công suất lắp đặt 2.250MVA; Đóng điện 56 đường dây<br />
220kV với tổng chiều dài khoảng 2.840km, lắp mới và cải tạo gần 32 trạm biến áp 220kV<br />
với dung lượng tổng gần 5600MVA trong năm 2008 [5].<br />
Nhà máy thuỷ điện A Vương có công suất 210MW gồm 2 tổ máy, là Nhà máy<br />
kiểu hở, nằm trên bờ sông Bung thuộc huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam cách thành<br />
phố Đà Nẵng khoảng 100km về phía Tây theo đường giao thông. Là Nhà máy thuỷ điện<br />
có công suất lớn được xây dựng và đưa vào vận hành đầu tiên trên hệ thống các NMTĐ<br />
trên sông Vu Gia - Thu Bồn, được kết nối vào thanh góp trạm 220kV Hòa Khánh qua<br />
đường dây 220kV mạch kép. Nhiệm vụ chính của công trình là cung cấp điện năng lên<br />
lưới quốc gia với công suất lắp máy 210MW, điện năng trung bình 815 triệu kWh/năm<br />
[3]. Ngoài ra công trình còn tham gia hạn chế lũ và tạo nguồn nước cho hạ lưu. Khi đóng<br />
điện vận hành, nhà máy bổ sung thêm công suất vào hệ thống làm thay đổi trào lưu công<br />
suất trên hệ thống. Sự thay đổi này phụ thuộc vào phương thức vận hành cũng như cấp<br />
điện áp nguồn mới được nối vào, khi kết nối với hệ thống ở cấp điện áp càng cao thì ảnh<br />
hưởng đến hệ thống càng lớn [2,7].<br />
Nhà máy thủy điện A Vương dự kiến đưa vào vận hành ngày 31 tháng 12 năm<br />
2008. Do đó bài báo tập trung tính toán đánh giá ảnh hưởng của nó đến các chế độ vận<br />
hành của hệ thống điện nhằm có những điều chỉnh thông số bảo vệ rơle và phương án kết<br />
lưới đảm bảo hệ thống vận hành tin cậy.<br />
2. Xây dựng cơ sở dữ liệu và lựa chọn phần mềm tính toán:<br />
Hiện nay để tính toán các chế độ hệ thống điện có thể sử dụng nhiều phần mềm<br />
khác nhau: PSS/E, PSS/ADEPT, POWERWORLD SIMULATOR, CONUS. Mỗi phần<br />
mềm đầu có một số chức năng và phạm vi ứng dụng khác nhau. PSS/ADEPT thường được<br />
sử dụng tính toán cho lưới phân phối. POWERWORLD SIMULATOR phù hợp cho việc<br />
xây dựng các hệ thống mô phỏng vận hành hệ thống điện thích hợp cho công tác đào tạo.<br />
CONUS dùng để tính toán trào lưu công suất và đánh giá ổn định hệ thống. Ưu điểm của<br />
phần mềm CONUS là có thể nhập trực tiếp thông số đường dây và máy biến áp vào file số<br />
liệu mà không cần tính toán thông số sơ đồ thay thế. PSS/E là phần mềm mạnh có nhiều<br />
chức năng như mô phỏng hệ thống điện, tính toán trào lưu công suất, tính toán ngắn mạch,<br />
ổn định hệ thống điện,... [6]. Hiện nay phần mềm PSS/E đang được các công ty điện lực ở<br />
Việt Nam sử dụng để tính toán thiết kế cũng như quản lý vận hành hệ thống. Để đánh giá<br />
ảnh hưởng của nhà máy thủy điện A Vương đến các chế độ vận hành của hệ thống điện<br />
Việt Nam, tác giả sử dụng phần mềm PSS/E do những ưu điểm của nó. Đồng thời bộ số<br />
liệu về hệ thống điện Việt Nam đã được cập nhật một cách đầy đủ và tương đối chính xác<br />
[4], nhờ đó việc tính toán được thực hiện nhanh chóng và kết quả tính toán đủ tin cậy.<br />
3. Đánh giá ảnh hưởng của A Vương đến chế độ vận hành của hệ thống điện Việt<br />
Nam:<br />
3.1. Ảnh hưởng của A Vương đến phương thức vận hành:<br />
Hệ thống điện đang vận hành, giả thiết điều kiện thiết bị và thao tác như nhau, khi<br />
đó phương thức vận hành cơ bản là phương thức đảm bảo được chất lượng điện năng và<br />
có tổn thất công suất thấp nhất. Sơ bộ tính toán loại trừ các phương án vận hành không<br />
kinh tế, ta chọn ba phương án (PA) sau đây làm phương thức vận hành cơ bản:<br />
<br />
<br />
<br />
24<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
- PA1: các trạm 500kV Đà Nẵng, Dốc Sỏi, trạm 220kV Hoà Khánh, Huế, Đồng<br />
Hới vận hành mạch vòng 220kV – 110kV và khép vòng với trạm 500kV Hà Tĩnh qua<br />
đường dây 220kV Hà Tĩnh - Đồng Hới cấp điện từ Quảng Bình đến Tư Nghĩa (đường dây<br />
Mộ Đức - Tư Nghĩa cắt tại đầu Mộ Đức). Trạm 500kV Pleiku và Phú Lâm nối vòng đi<br />
qua các trạm 220kV Đa Nhim, Nha Trng, KrôngBuk, Qui Nhơn cùng hoà với hai nhà máy<br />
thuỷ điện Sông Hinh và Vĩnh Sơn cấp đến Mộ Đức.<br />
- PA 2: Tương tự như PA 1 nhưng chuyển Mộ Đức sang nhận điện khu vực trạm<br />
500kV Đà Nẵng.<br />
- PA 3: Tương tự như PA 2 nhưng chuyển Tam Quan sang nhận điện khu vực<br />
trạm 500kV Đà Nẵng.<br />
Khi chưa có A Vương: PA 3 có điện áp cuối nguồn thấp (103.3kV) nằm ngoài<br />
phạm vi cho phép 110±5%, PA 1 và PA 2 có điện áp lệch nhau không nhiều (không quá<br />
5%) và nằm trong phạm vi cho phép. Tổn thất công suất trên hệ thống điện miền Trung<br />
khi vận hành theo PA 1 ở chế độ cực đại/cực tiểu là 38.3/25.9 MW, nhỏ hơn tổn thất công<br />
suất của hai phương án còn lại (PA 2 có tổn thất 38.9/26.5 MW, PA 3 có tổn thất<br />
39.5/26.8 MW). Vận hành theo PA 1 sẽ kinh tế hơn và chọn phương án 1 làm phương<br />
thức vận hành cơ bản.<br />
Kết quả tính toán cũng tương tự đối với trường hợp có nhà máy thủy điện A<br />
Vương. Chế độ điện áp các nút ở ba phương án chênh nhau không nhiều, đều nằm trong<br />
phạm vi cho phép nhưng tổn thất công suất của PA 1 thấp hơn và được chọn làm phương<br />
thức vận hành cơ bản.<br />
Như vậy sự tham gia của nhà máy thủy điện A Vương không làm thay đổi phương<br />
thức vận hành cơ bản của hệ thống điện.<br />
3.2. Ảnh hưởng của A Vương đến vấn đề điện áp trên hệ thống điện:<br />
3.2.1. Chế độ làm việc bình thường:<br />
Ở chế độ không tải, thủy điện A Vương như một máy bù đồng bộ nên điện áp khu<br />
vực được cải thiện đáng kể. Khi A Vương phát công suất tác dụng vào hệ thống làm tăng<br />
tổn thất điện áp. So sánh kết quả tính toán ứng với hai chế độ cực đại và cực tiểu của hệ<br />
thống nhận thấy Nhà máy điện A Vương góp phần cải thiện được điện áp lúc cao điểm và<br />
giảm được điện áp lúc thấp điểm, đặc biệt trong trường hợp có điều chỉnh điện áp tại<br />
thanh góp nhà máy (kết quả tính toán trong Bảng 1).<br />
Bảng 1<br />
Điện áp (kV)<br />
Chế độ Nút Chế độ phát của A Vương<br />
chưa có không tải phát 50%P phát 100%P<br />
Cực đại Đồng Hới 220kV 215.29 218.5 217.36 216.84<br />
TC 220kV - T500ĐN 223.9 227.39 227.09 227.11<br />
Cực tiểu Đồng Hới 220kV 222.95 222.78 222.59 220.75<br />
TC 220kV - T500ĐN 227.95 227.75 227.66 225.69<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
3.2.2. Các chế độ sự cố một phần tử (sự cố N-1) [1]<br />
Có rất nhiều sự cố N-1, Đường cong P-V<br />
cần xem xét các sự cố nặng nề<br />
nhất ở khu vực liên quan để 1.2<br />
<br />
1.15<br />
đánh giá hiệu quả cải thiện điện<br />
1.1<br />
áp của A Vương. Đó là các sự 1.05<br />
cố: 320MW<br />
<br />
<br />
<br />
Điện áp (pu)<br />
1<br />
- Sự cố mất điện đường 0.95<br />
dây 220kV Hà Tĩnh - Đồng 0.9<br />
<br />
Hới. 0.85 Có A Vương 310MW<br />
- Sự cố mất điện đường 0.8 Không có A Vương<br />
<br />
dây 220kV Đà Nẵng - Huế. 0.75<br />
<br />
Khi xảy ra các sự cố 0.7<br />
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200 220 240 260 280 300 320<br />
trên, điện áp khu vực thấp, điện Công suất phụ tải (MW)<br />
áp phía 220kV trạm Đồng Hới<br />
Hình 1: Đặc tính P-V<br />
trường hợp mất điện đường dây<br />
220kV Hà Tĩnh - Đồng Hới là 190.8kV thấp hơn mức điện áp cho phép khi có sự cố (220-<br />
10%kV). Tình hình điện áp được cải thiện đáng kể khi có A Vương. Mức độ tăng điện áp<br />
trong khu vực với chế độ A Vương phát 2 tổ máy với công suất định mức (210MW)<br />
khoảng 4-5 (%) đối với trường hợp sự cố đường dây 220kV Hà Tĩnh - Đồng Hới; tăng 2 -<br />
3% đối với trường hợp sự cố đường dây 220kV Đà Nẵng - Huế. Nhờ có A Vương, điện áp<br />
trong khu vực được đưa về giới hạn cho phép vận hành khi có sự cố, điện áp tại Đồng Hới<br />
là 198.6kV. Điện áp này có thể nâng lên cao hơn kết quả khảo sát trên do A Vương còn<br />
khả năng điều chỉnh tăng điện áp đầu cực máy phát.<br />
3.2.3. Ảnh hưởng đến sự ổn định điện áp của hệ thống điện:<br />
Khi phụ tải tăng lên thì điện áp của hệ thống giảm. Ổn định của nút phụ tải chủ<br />
yếu xét đến ổn định điện áp, tức là tính toán khả năng tải sao cho tránh được sụp đổ điện<br />
áp. Sử dụng chương trình PSS/E tính toán biến thiên điện áp khi tăng tải Quảng Bình,<br />
Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế từng bước và vẽ được đặc tính P-V như hình 1, các khu vực<br />
khác vẫn giữ mức phụ tải ở chế độ cực đại. Hệ thống bị sụp đổ điện áp khi công suất khu<br />
vực Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế trong trường hợp không có A Vương là<br />
310MW và trường hợp có A Vương thì phụ tải khu vực này có thể tăng lên 320MW mới<br />
xảy ra sụp đổ điện áp.<br />
3.3. Ảnh hưởng của A Vương đến các thiết bị hiện tại trong hệ thống:<br />
Các thiết bị bảo vệ rơle hiện có trên lưới được tính toán vận hành với chế độ hệ<br />
thống điện chưa có Nhà máy thủy điện A Vương. Việc đưa nhà máy thủy điện A Vương<br />
vào vận hành làm cho kết cấu của hệ thống điện thay đổi do đó cần phải thực hiện các tính<br />
toán sự biến động của dòng ngắn mạch và biến động tổng trở trên rơle khoảng cách khi có<br />
dao động trên lưới.<br />
- Dòng ngắn mạch:<br />
Tính toán dòng ngắn mạch trong hai chế độ vận hành cực đại và cực tiểu của hệ<br />
thống ứng với hai trường hợp có và không có nhà máy thuỷ điện A Vương. Nhà máy thuỷ<br />
điện A Vương, chế độ cực tiểu tính cho trường hợp vận hành một tổ máy và đường dây<br />
vận hành song song.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
26<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
Dòng sự cố tại các trạm<br />
trong khu vực Đà Nẵng như trạm Đà 2<br />
Nẵng, Hoà Khánh, Cầu Đỏ, Xuân 1.1935<br />
Hà, Liên Trì, Liên Chiểu tăng từ 1<br />
<br />
<br />
100 – 500A phía 220kV, 100 – 0<br />
<br />
300A phía 110kV, dưới 200A đối -0.76255<br />
-0.15366<br />
<br />
<br />
với phía 22kV và 35kV khi có sự -1.1015-1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
t=1.61s: đóng lại hoàn toàn<br />
tham gia của nhà máy thủy điện A<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổng trở (pu)<br />
-2<br />
<br />
Vương; Các khu vực khác chịu ảnh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
t=0.5s: Xảy ra sự cố<br />
t=0.6s: Cắt sự cố<br />
hưởng rất ít, không đáng kể (dòng<br />
-3<br />
<br />
<br />
<br />
sự cố chỉ thay đổi vài chục ampe). -4<br />
<br />
- Ảnh hưởng của A Vương -5<br />
đến sự biến thiên tổng trở tính toán 0.00 1.48 2.97 4.47 5.97<br />
Thời gian (giây)<br />
trên các rơle bảo vệ: Điện trở R - có A Vương<br />
Điện trở R - không A Vương<br />
Điện kháng - có A Vương<br />
Điện kháng X - không A Vương<br />
Xét đến sự cố 3 pha giữa<br />
đường dây A Vương - Hòa Khánh ở Hình 2: Biến thiên R và X đo tại rơle khoảng cách<br />
đường dây 220kV Hòa Khánh - Đà Nẵng<br />
thời điểm 0.5s, bảo vệ đường dây<br />
cắt sự cố sau 100ms và đóng lặp lại thành công ở thời điểm 1.6s. Khi không có nhà máy<br />
thủy điện A Vương, tổng trở rơle nhìn thấy chỉ biến thiên do sự cố và không có dao động.<br />
Khi có sự tham gia của nhà máy, cả điện trở và điện kháng biến thiên rất lớn có lúc gần<br />
bằng với tốc độ biến thiên tống trở do sự cố gây ra và thậm chí còn đảo dấu điện trở (hình<br />
2). Điều này dễ dẫn đến bảo vệ rơle tác động nhầm, để bảo vệ rơle làm việc tin cậy cần<br />
đưa các chức năng nhận biết dao động công suất vào làm việc.<br />
3.4. Ảnh hưởng của A Vương đến ổn định quá độ hệ thống điện:<br />
3.4.1. Khi đóng / cắt máy phát:<br />
Trong chế độ cắt đột ngột<br />
một tổ máy, ta giả thiết hai tổ máy 1.035 0.004<br />
<br />
đang vận hành song song và một tổ 0.003<br />
máy bị tách ra, còn trong chế độ 1.034<br />
0.002<br />
đóng hòa máy phát giả thiết hai tổ<br />
máy của A Vương đang tách lưới 1.033 0.001<br />
T ó c đ ộ (p u )<br />
Đ i ệ n á p (p u )<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
và tiến hành đóng không tải 1 tổ 0<br />
máy. Biến thiên điện áp tại thanh 1.032<br />
-0.001<br />
cái 220kV trạm Hòa Khánh và<br />
biến thiên tốc độ roto máy phát 1.031 -0.002<br />
<br />
được biểu diễn trong hình 3. Trong -0.003<br />
cả hai trường hợp đóng hoặc cắt 1.03<br />
-0.004<br />
đột ngột một tổ máy thì điện áp tại<br />
Hòa Khánh và tốc độ quay roto 1.029 -0.005<br />
-0.02 0.48 0.98 1.48 1.98 2.48 2.98 3.48 3.98 4.48 4.98<br />
máy phát A Vương đều xảy ra dao U_Hkhánh (dóng không tải) U_Hkhánh (cắt MF) Thời gian (giây)<br />
động. Các dao động này tắt dần Tốc độ AV (đóng không tải) Tốc độ (cắt MF)<br />
trong khoảng thời gian 6s. Sự dao<br />
động lúc đóng hòa máy mạnh hơn Hình 3: Biến thiên điện áp và tốc độ khi đóng/cắt máy phát<br />
so với trường hợp tách máy phát. Điện áp biến thiên nhỏ, khoảng 1% nhưng sau đó được<br />
phụ hồi trở lại.<br />
<br />
<br />
<br />
27<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
Như vậy việc cắt một hoặc 2 tổ máy hoặc đóng hòa máy phát của nhà máy thủy<br />
điện A Vương không làm ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống.<br />
3.4.2. Khi có sự cố:<br />
Giả thiết đường dây được<br />
trang bị bảo vệ rơle tác động nhanh<br />
(0s) khi sự cố trên đường dây. Máy 1.1 0.013<br />
<br />
<br />
cắt mở do sự cố có tổng thời gian 1<br />
tác động của rơle, các thiết bị trung 0.008<br />
<br />
gian và máy cắt để tiếp điểm máy 0.9<br />
<br />
cắt mở và hồ quang được dập tắt<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tóc độ (pu)<br />
0.003<br />
hoàn toàn được giả thiết là 100ms. 0.8<br />
<br />
<br />
Trường hợp đóng máy cắt, giả thiết 0.7 Đ iện á p (pu)<br />
từ lúc rơle phát lệnh đóng đến khi -0.002<br />
<br />
<br />
các tiếp điểm của máy cắt đóng 0.6<br />
<br />
hoàn toàn là 40ms. Xét sự cố nặng -0.007<br />
<br />
nề nhất là sự cố đầu đường dây 0.5<br />
<br />
<br />
220kV từ NMTĐ A Vương đi Hòa 0.4 -0.012<br />
Khánh mạch 1 với thời gian đóng -0.02 0.98 1.98 2.98 3.98 4.98 5.98 6.98<br />
<br />
U_Hkhánh (AR thành công) U_Hkhánh (AR không thành công) Thời gian (giây)<br />
lặp lại là 1,5s, điện áp 220kV tại Tốc độ AV (AR thành công) Tốc độ (AR không thành công)<br />
Hòa Khánh và biến thiên tốc độ<br />
roto của A Vương như hình 4. Khi Hình 4: Biến thiên điện áp và tốc độ roto khi có sự cố<br />
tự động đóng lại đường dây thành công, hệ thống giữ ổn định, dao động xuất hiện và tắt<br />
dần trong vòng 6s. Trường hợp đóng lại không thành công thì hệ thống vẫn giữ ổn định<br />
nhưng dao động tắt chậm hơn, khoảng 8 - 9s.<br />
4. Kết luận<br />
Sự tham gia của Nhà máy thủy điện A Vương không làm thay đổi phương thức<br />
vận hành cơ bản của hệ thống điện. Nhà máy thủy Điện A Vương góp phần giảm tổn thất<br />
công suất trong hệ thống, giảm được lượng công suất truyền tải từ miền Nam ra miền Bắc<br />
trên các đường dây 500kV, cải thiện được chất lượng điện năng khi có sự cố N-1. Việc<br />
đóng hoặc cắt các tổ máy cũng như sự cố trên đường dây 220kV A Vương - Hòa Khánh<br />
không làm hệ thống mất ổn định cho dù tự động đóng lặp lại làm việc thành công hay<br />
không.<br />
Khi đóng điện nhà máy thủy điện A Vương, dòng ngắn mạch trên hệ thống có<br />
thay đổi, tùy vào vị trí mà mức độ tăng dòng ngắn mạch có khác nhau. Các trạm biến áp<br />
trong khu vực Đà Nẵng như trạm các trạm Đà Nẵng, Hoà Khánh, Cầu Đỏ, Xuân Hà, Liên<br />
Trì, Liên Chiểu chịu ảnh hưởng của Nhà máy thuỷ điện A Vương với mức tăng dòng ngắn<br />
mạch từ 100 – 500A phía 220kV, 100 – 300A phía 110kV, dưới 200A đối với phía 22kV<br />
và 35kV; còn các khu vực khác chịu ảnh hưởng rất ít hoặc không đáng kể (dòng sự cố chỉ<br />
thay đổi vài chục ampe)<br />
Khi không có nhà máy thủy điện A Vương, tổng trở nhìn bởi rơle khoảng cách chỉ<br />
biến thiên do sự cố và không có dao động. Khi có sự tham gia của nhà máy, cả điện trở và<br />
điện kháng biến thiên rất lớn và thậm chí còn đảo dấu điện trở. Tốc độ biến thiên tổng trở<br />
do dao động là rất lớn và có lúc gần bằng với tốc độ biến thiên tống trở do sự cố gây ra,<br />
điều này dễ dẫn đến bảo vệ rơle tác động nhầm. Để bảo vệ rơle làm việc tin cậy cần đưa<br />
các chức năng nhận biết dao động công suất vào làm việc.<br />
<br />
<br />
<br />
28<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 2(25).2008<br />
<br />
<br />
Như vậy khi có sự tham gia của nhà máy thủy điện A Vương cần thiết phải tính<br />
toán đầy đủ các chế dộ sự cố để xác định sự biến thiên của dòng ngắn mạch, điện trở và<br />
điện kháng một cách chính xác để chỉnh định các thông số bảo vệ của rơle nhằm đảm bảo<br />
độ tin cậy cho hệ thống điện.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1] Lã Văn Út, Ngắn mạch trong hệ thống điện, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2000.<br />
[2] Lã Văn Út, Phân tích và điều khiển ổn định hệ thống điện, NXB KH&KT,<br />
2000.<br />
[3] Nhà máy thủy điện A Vương, Thông số kỹ thuật các thiết bị chính.<br />
[4] Trung Tâm Điều Độ hệ thống điện Quốc Gia, Thông số hệ thống điện Việt<br />
Nam năm 2008.<br />
[5] Qui hoạch phát triển điện lực Quốc Gia giai đoạn 2006 - 2015 - Tổng sơ đồ<br />
VI.<br />
[6] Siemens Power Transmission & Distribution, Inc, PSS/E™ 30.2 USERS<br />
MANUAL, November 2005<br />
[7] Hadi Saadat, Power System Analysis, The McGraw Hill Conpanies Inc, 2002.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
29<br />