Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CÁC BẤT THƯỜNG VỀ ĐÔNG MÁU<br />
DỰA TRÊN ĐƯỜNG CONG PHẢN ỨNG CỦA XÉT NGHIỆM<br />
ĐO THỜI GIAN THROMBOPLASTIN HOẠT HÓA TỪNG PHẦN<br />
(APTT - ACTIVATED PARTIAL THROMBOPLASTIN TIME)<br />
Trần Thanh Tùng*, Hoàng Thị Thúy Hà*, Nguyễn Thị Thảo*, Nguyễn Thị Thanh Thẳng*,<br />
Nguyễn Công Doanh*, SaPiDah*, Nguyễn Thị Bích Trâm*, Cao Thị Trang*, Nguyễn Tự*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm khảo sát và đánh giá các bất thường về đông máu dựa trên đường cong phản<br />
ứng của xét nghiệm đo thời gian thromboplastin hoạt hóa từng phần (APTT - Activated Partial Thromboplastin<br />
Time) trên máy đông máu tự động ACL TOP 750 CTS.<br />
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Thực hiện xét nghiệm APTT trên 95 mẫu huyết tương của hai<br />
nhóm nghiên cứu. Nhóm đối chứng bao gồm 40 mẫu người khỏe mạnh, và nhóm bệnh lý bao gồm 55 mẫu của<br />
bệnh nhân có bất thường về đông cầm máu, trong đó gồm thiếu hụt yếu tố VIII, yếu tố IX hoặc có kháng thể<br />
kháng đông lupus. Nghiên cứu ghi nhận sự xuất hiện và hình dạng của đường cong đạo hàm bậc hai của xét<br />
nghiệm APTT ở những mẫu bệnh phẩm nghiên cứu, theo phương pháp cắt ngang mô tả, từ ngày 10/01/2018<br />
đến ngày 20/06/2018, trên máy đông máu tự động ACL TOP 750 tại khoa Huyết học Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
Kết quả: Nghiên cứu cho thấy với thuốc thử APTT chứa silica hoạt hóa (APTT-SP), đường cong đạo<br />
hàm dạng bất thường liên quan đến các rối loạn về đông máu như thiếu hụt yếu tố VIII hoặc IX hoặc có chất<br />
kháng đông lupus lưu hành. Trong nhóm bệnh lý, có 46/55 mẫu có đường cong đạo hàm bất thường với độ<br />
nhạy là 83,6%.<br />
Kết luận: Sự hiện diện của đường cong đạo hàm dạng bất thường trong xét nghiệm APTT đã chứng tỏ đây<br />
là một công cụ rất đơn giản và hữu ích để sàng lọc và chẩn đoán sớm các bất thường về rối loạn đông máu như<br />
thiếu hụt yếu tố nội sinh hoặc sự hiện diện của chất kháng đông máu để đảm bảo thực hiện thêm các xét nghiệm<br />
khác để kiểm tra.<br />
Từ khóa: xét nghiệm APTT, đường cong đạo hàm dạng bất thường, thiếu hụt yếu tố, kháng đông lupus<br />
ABSTRACT<br />
AN EVALUATION OF HEMOSTASIC ABNORMALITIES IN PATIENTS ACCORDING TO THE<br />
WAVEFORM PLOT OF ACTIVATED PARTIAL THROMBOPLASTIN TIME (APTT)<br />
Tran Thanh Tung, Hoang Thi Thuy Ha, Nguyen Thi Thao, Nguyen Thi Thanh Thang,<br />
Nguyen Cong Doanh, SaPiDah, Nguyen Thi Bich Tram, Cao Thi Trang, Nguyen Tu<br />
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 – No. 6 - 2019: 329 – 334<br />
Objectives: The study aimed to evaluate the efficacy of using the reaction curve of APTT test (Activated<br />
Partial Thromboplastin Time) to investigate hemostasic abnormalities on ACL TOP 750 CTS analyzer.<br />
Method: We performed APTT tests on 95 citrated plasma samples of two groups. The control group<br />
included 40 healthy human samples. The pathology group consisted of 55 samples with hemostatic disorders<br />
including factor VIII or factor IX deficiency or lupus anticoagulant antibodies. We documented the prevalence<br />
and types of APTT derivative curves in these patients. The study was cross-sectional, from January 10th, 2018 to<br />
*Bệnh viện Chợ Rẫy<br />
Tác giả liên lạc: TS.BS. Trần Thanh Tùng ĐT: 0918683267 Email: tungbvcr04@yahoo.com<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 329<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019<br />
<br />
June 20th, 2018, using the automatic coagulation analyzer ACL TOP 750 CTS at the Department of Hematology<br />
in Cho Ray Hospital.<br />
Results: The study has shown that with APTT reagents containing activated silica (APTT-SP), atypical<br />
derivative curves are associated with coagulation abnormalities such as factor deficiency or Lupus anticoagulants.<br />
In the pathological group, there were 46/55 samples with atypical derivative curves and the sensitivity of such<br />
presence to identify hemostatic disorders was 83.6%.<br />
Conclusion: The presence of atypical derivative curves proved to be a very simple and useful tool for<br />
screening and early diagnosis of hemostasic abnormalities such as intrinsic factor deficiency or presence of<br />
anticoagulants, which require further investigation tests.<br />
Keywords: APTT test, atypical derivative curve, factor deficiency, lupus anticoagulation<br />
TỔNG QUAN nghiệm, trong đó có xét nghiệm APTT. Đường<br />
cong phản ứng là hình ảnh trực quan cho phản<br />
Các rối loạn đông máu có thể gặp trên thực<br />
ứng đông máu xảy ra trong cóng phản ứng trên<br />
tế lâm sàng của nhiều chuyên khoa và là một<br />
thiết bị. Đây là một công cụ có giá trị trong việc<br />
trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh<br />
phân tích các kết quả bất thường hoặc nghi ngờ.<br />
nhân. Bên cạnh khai thác tiền sử, thăm khám<br />
phát hiện triệu chứng lâm sàng (xuất huyết,<br />
huyết khối), việc tiến hành các xét nghiệm đông<br />
cầm máu một cách hợp lý đóng vai trò quan<br />
trọng trong phát hiện sớm, chẩn đoán và xử trí<br />
kịp thời các rối loạn đông cầm máu. Chẩn đoán<br />
chính xác các rối loạn đông cầm máu và đánh<br />
giá mức độ nghiêm trọng của bệnh là điều cần<br />
thiết cho chiến lược điều trị phù hợp của bệnh<br />
nhân. Một quy trình chẩn đoán tối ưu bao gồm<br />
các phương pháp sàng lọc có độ nhạy - độ đặc Hình 1. Mô hình đường cong phản ứng đông máu<br />
hiệu tốt và xét nghiệm cụ thể để chẩn đoán Các thành phần của đường cong phản ứng<br />
chính xác các rối loạn đông máu .(4)<br />
bao gồm(1):<br />
Thời gian thromboplastin hoạt hoá từng Trục Y thể hiện sự thay đổi hấp thụ ánh sáng<br />
phần (APTT) và thời gian prothrombin (PT) trong suốt quá trình phản ứng, trục X thể hiện<br />
thường được sử dụng thường quy trong phòng thời gian tăng dần từ trái sang phải. Giai đoạn cơ<br />
xét nghiệm đông máu và đóng vai trò là các xét sở, giai đoạn này bắt đầu sau khi các mẫu và<br />
nghiệm đánh giá đông máu huyết tương giai thuốc thử được trộn với nhau. Trong suốt giai<br />
đoạn một. Xét nghiệm APTT kéo dài có thể do đoạn này mức độ thay đổi quang học rất ít, bắt<br />
nhiều nguyên nhân: sự hiện diện của kháng thể đầu cho đến khi hình thành cục máu đông fibrin.<br />
kháng đông lupus (LA), sự hoạt động quá mức Giai đoạn tăng tốc, đại diện cho giai đoạn hình<br />
của các protein kháng đông, thiếu hụt yếu tố thành fibrin. Trong thời gian này, sự thay đổi độ<br />
đông máu trong con đường nội sinh (yếu tố VIII, hấp thụ quang diễn ra nhanh chóng, dẫn tới độ<br />
IX, XI và XII), bệnh nhân đang được điều trị dốc đường cong lên cao. Khi cục máu đông hình<br />
bằng thuốc chống đông, bệnh nhân có rối loạn thành nhiều thì tốc độ chậm lại sẽ được hiển thị<br />
chức năng gan, … như là một đường cong có độ dốc giảm dần. Giai<br />
Với sự ra đời và phát triển của các máy phân đoạn giảm tốc, ngay sau giai đoạn tăng tốc và<br />
tích đông máu tự động đã cung cấp hình ảnh đại diện cho giai đoạn giảm tốc độ hình thành<br />
đường cong phản ứng đông máu trong các xét cục máu đông. Trong giai đoạn này, tất cả<br />
<br />
<br />
330 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
fibrinogen có sẵn đã chuyển thành fibrin và do dự đoán sự thiếu hụt yếu tố hoặc có kháng thể<br />
đó ít thay đổi quang học, độ dốc phản ứng lupus. Do đó, chúng tôi quyết định thực hiện đề<br />
xuống lại. Cục máu đông yếu hình thành từ các tài nghiên cứu khảo sát và đánh giá các bất<br />
mẫu có lượng fibrinogen ít có thể thể hiện sự thường về đông máu dựa trên đường cong đạo<br />
giảm nhẹ trong giai đoạn này là do cục máu hàm bậc hai của xét nghiệm thời gian<br />
đông hình thành mong manh, dễ bị phá vỡ. thromboplastin hoạt hoá từng phần (APTT -<br />
Điểm cuối: điểm tại đó hệ thống dừng ghi nhận Activated Partial Thromboplastin Time) trên<br />
dữ liệu. máy đông máu tự động ACL TOP 750 CTS tại<br />
Bên cạnh khả năng hiển thị đường cong Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
phản ứng đông máu, nhiều dòng máy phân tích ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP<br />
hiện nay đã tự động tính toán dữ liệu độ hấp thụ Thiết kế nghiên cứu<br />
cho phép hiển thị đồng thời đường cong đạo<br />
Cắt ngang mô tả.<br />
hàm bậc một và bậc hai(1). Điểm cuối của quá<br />
trình đông máu được lấy làm đỉnh vận tốc và gia Đối tượng nghiên cứu<br />
tốc lần lượt của đạo hàm bậc một và bậc hai. Nhóm chứng: Thực hiện các xét nghiệm: PT,<br />
Dựa trên các thuật toán của máy, ba loại đường APTT, Fibrinogen Clauss, định lượng yếu tố<br />
cong được hiển thị trong màn hình của hệ thống VIII, yếu tố IX và sàng lọc kháng thể lupus cho<br />
máy phân tích là đường cong phản ứng đông 40 mẫu huyết tương nghèo tiểu cầu của người<br />
máu đo thời gian APTT, tương ứng với sự hình khỏe mạnh, đang khám sức khỏe tại Bệnh viện<br />
thành fibrin. Thứ hai là đạo hàm đầu tiên của độ Chợ Rẫy làm nhóm chứng.<br />
hấp thụ, tương ứng với tốc độ của quá trình Nhóm bệnh lý: bao gồm tất cả các bệnh nhân<br />
đông máu. Thứ ba là đạo hàm thứ hai (bậc hai) có kết quả xét nghiệm APTT kéo dài, nằm ngoài<br />
của độ hấp thụ, tương ứng với gia tốc của quá phạm vi tham chiếu của người bình thường,<br />
trình đông máu(2). được xác định là thiếu hụt yếu tố đông máu VIII<br />
Đường cong đạo hàm bậc hai đặc trưng là hoặc yếu tố IX hoặc có kháng thể lupus lưu<br />
đường cong chỉ có một đỉnh, trong khi đường hành. Dữ liệu được thu thập từ ngày 10/01/2018<br />
cong đạo hàm bậc hai bất thường có nhiều đỉnh, đến ngày 20/06/2018 tại Bệnh viện Chợ Rẫy.<br />
và được phân loại thành hai mô hình. Mô hình Thu thập số liệu<br />
đầu tiên có một đỉnh vai thứ cấp trên đường Tất cả các xét nghiệm được thực hiện trên<br />
cong đạo hàm bậc hai trong khi đó mô hình thứ máy phân tích đông máu ACL TOP 750 CTS tại<br />
hai được hiển thị là một đường cong đạo hàm Khoa Huyết học của Bệnh viện Chợ Rẫy. Thu<br />
bậc hai với một đỉnh đôi. Việc ghi nhận tần suất thập dữ liệu được thiết lập ở 120 giây.<br />
xuất hiện và đánh giá hình dạng của đường Ghi nhận tần suất xuất hiện và hình dạng<br />
cong đạo hàm bậc hai bất thường trong xét của đường cong đạo hàm bậc hai là dạng đặc<br />
nghiệm APTT được báo cáo là hữu ích để sàng trưng hay dạng bất thường (bao gồm dạng<br />
lọc và chẩn đoán sớm các bất thường về rối loạn đỉnh vai thứ cấp hoặc dạng đỉnh đôi trên<br />
đông máu như thiếu hụt yếu tố nội sinh hoặc sự đường cong đạo hàm bậc hai) trên hai nhóm<br />
hiện diện của chất kháng đông máu để đảm bảo chứng và bệnh lý.<br />
thực hiện thêm các xét nghiệm khác để kiểm<br />
Khoảng giá trị bình thường của các thông số<br />
tra(2,3).<br />
xét nghiệm theo hướng dẫn của nhà sản xuất<br />
Từ các ứng dụng hiện đại trên của các máy (Bảng 1).<br />
đông máu tự động, trong nghiên cứu của Solano<br />
và cộng sự tác đã kết luận sự hiện diện các<br />
đường cong đạo hàm dạng bất thường, thường<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 331<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019<br />
<br />
Xử lý số liệu nồng độ Fibrinogen Clauss (mg/dL), hoạt tính<br />
Nhập liệu và tính toán độ nhạy, độ đặc hiệu, của yếu tố VIII, IX (% hoạt tính) và tỷ số bình<br />
giá trị tiên đoán dương (PPV, Positive Predictive thường của xét nghiệm sàng lọc kháng thể lupus<br />
Value) và giá trị tiên đoán âm (NPV, Negative (tỷ số LA Screen/LA Confirm) của nhóm chứng<br />
Predictive Value) của nghiên cứu bằng phần bằng phần mềm thống kê SPSS.<br />
mềm Microsoft Excel 2010. Kiểm định phân phối chuẩn bằng biểu đồ<br />
Xác định sự liên quan giữa dạng đường cong Histogram và phép kiểm Shapiro-Wilk. Kết quả<br />
đạo hàm bậc hai của xét nghiệm APTT với các kiểm định Shapiro-Wilk cho thấy các thông số<br />
nhóm nghiên cứu khác nhau bằng phương pháp đều có mức ý nghĩa (Sig.) >0,05 chứng tỏ dữ liệu<br />
kiểm định 2 (chi bình phương). được coi là có phân phối chuẩn.<br />
Xác định phạm vi tham chiếu của các thông<br />
số: thời gian PT (giây), thời gian APTT (giây),<br />
Bảng 1. Hóa chất sử dụng và khoảng giá trị bình thường của các nhóm xét nghiệm theo hướng dẫn nhà sản xuất<br />
STT Nhóm Hóa chất sử dụng Giá trị bình thường theo nhà sản xuất<br />
HemosIL RecombiPlastin-2G 9,4 – 12,5 giây<br />
1 Đối chứng HemosIL APTT-SP (Liquid) 25,4 – 36,9 giây<br />
HemosIL Fibrinogen Clauss 238 – 498 mg/dL<br />
Định lượng hoạt tính của HemosIL Factor VIII Deficient Plasma Nồng độ yếu tố 50 % hoạt tính<br />
2<br />
các yếu tố đông máu HemosIL Factor IX Deficient Plasma Nồng độ yếu tố 65 % hoạt tính<br />
HemosIL dRVVT Screen Tỷ số bình thường (tỷ số LAC Screen/LAC<br />
3 Kháng đông Lupus<br />
HemosIL dRVVT Confirm Confirm) ≤ giới hạn ngưỡng (cut-off) là 1,2<br />
<br />
KẾT QUẢ 15,2% và yếu tố IX là 17%. Nồng độ kháng đông<br />
lupus là 1,7 (Bảng 4).<br />
Đặc điểm nhóm nghiên cứu<br />
Bảng 3. Kết quả xét nghiệm của nhóm chứng (n=40)<br />
Bảng 2. Đặc điểm mô tả của các nhóm nghiên cứu<br />
Phạm vi tham<br />
(n=95) Trung Độ lệch<br />
Xét nghiệm chiếu bình<br />
bình chuẩn *<br />
Số lượng Giới tính Độ tuổi thường( )<br />
Nhóm<br />
nghiên cứu (Nam:nữ) trung bình Giá trị APTT (giây) 30,8 2,3 26,4 – 36,9<br />
Nhóm đối chứng 40 Giá trị PT (giây) 10,8 0,6 9,7 – 12,7<br />
Nhóm người khỏe Giá trị Fibrinogen (mg/dL) 310,2 53,4 237,1 – 490,0<br />
mạnh bao gồm không Yếu tố VIII (% hoạt tính) 139,1 42,2 72,0 – 251,8<br />
thiếu hụt yếu tố VIII, 40 22 : 18 36,1 (18 - 59)<br />
IX và không có kháng Yếu tố IX (% hoạt tính) 108,6 21,6 75,2 – 168,5<br />
đông lupus lưu hành Tỷ số bình thường của xét<br />
1,10 0,06 0,94 – 1,20<br />
Nhóm bệnh lý 55 nghiệm LA<br />
Nhóm thiếu yếu tố VIII 26(47) 24 : 2 36,8 (2 – 78) *Mức độ tập trung của 95% dữ liệu từ bách phân vị 2,5<br />
Nhóm thiếu yếu tố IX 16(29) 13 : 3 42 (19 – 94) đến 97,5<br />
Nhóm có xét nghiệm 30,4 (1 – 56) Bảng 4. Kết quả xét nghiệm của nhóm bệnh<br />
13(24) 6:7<br />
LA dương tính<br />
Giá trị lớn<br />
Trung Độ lệch<br />
Nhóm bệnh lý trong nghiên cứu phần lớn Xét nghiệm<br />
bình chuẩn<br />
nhất – Giá trị<br />
thiếu hụt yếu tố đông máu nội sinh. Trong đó nhỏ nhất<br />
Giá trị APTT (giây)<br />
thiếu hụt yếu tố VIII cao nhất với 47%, thiếu hụt (n = 55)<br />
65,2 20,9 37,3 – 112,6<br />
yếu tố IX là 29% còn lại là nhóm có kháng đông Yếu tố VIII (% hoạt tính)<br />
15,2 14,0 0 – 42,4<br />
lupus lưu hành với tỉ lệ là 24% (Bảng 2). (n = 26)<br />
Yếu tố IX (% hoạt tính)<br />
Các xét nghiệm trên nhóm chứng đều nằm (n = 16)<br />
17,0 14,2 0 – 47,6<br />
trong giới hạn bình thường (Bảng 3). Tỷ số bình thường của xét<br />
1,70 0,54 1,23 – 3,21<br />
Kết quả APTT trung bình của nhóm bệnh lý nghiệm LA (n = 13)<br />
<br />
là 65,2 giây, nông độ yếu tố VIII trung bình là<br />
<br />
<br />
332 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6* 2019 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Bảng 5. Kết quả khảo sát đường cong đạo hàm bậc 2 của xét nghiệm APTT (n = 95)<br />
Đường cong Đường cong đạo hàm dạng bất thường<br />
Số trường<br />
Nhóm đạo hàm đặc Dạng đỉnh đôi (Doule Dạng đỉnh vai<br />
hợp (n)<br />
trưng n (%) peak) n (%) (Shoulder peak) n (%)<br />
Nhóm đối chứng (n = 40)<br />
Nhóm người khỏe mạnh bao gồm không thiếu hụt<br />
yếu tố VIII, IX và không có kháng đông lupus lưu 40 40 (100) 0 (0) 0 (0)<br />
hành<br />
Nhóm bệnh lý (n = 55)<br />
Nhóm thiếu yếu tố VIII 26 0 (0) 17 (65) 9 (35)<br />
Nhóm thiếu yếu tố IX 16 3 (19) 8 (50) 5 (31)<br />
Nhóm có xét nghiệm LA dương tính 13 6 (46) 4 (30) 3(24)<br />
Nghiên cứu ghi nhận ở nhóm đối chứng cho Bảng 6. Độ nhạy và độ đặc hiệu của phương pháp sử<br />
thấy cả 40/40 trường hợp đều không thấy sự dụng đường cong đạo hàm dạng bất thường<br />
xuất hiện đường cong đạo hàm dạng bất Nhóm bệnh Nhóm đối<br />
lý chứng<br />
thường, với tỷ lệ âm tính thật là 100%. Điều này<br />
Đường cong đạo hàm dạng<br />
cho thấy đường cong đạo hàm dạng bất thường 46 0<br />
bất thường<br />
chỉ xuất hiện ở những bệnh nhân có rối loạn về Đường cong đạo hàm dạng<br />
9 40<br />
đông máu. Có 39/42 trường hợp thiếu yếu tố đặc trưng<br />
Tỷ lệ dương tính thật (Sens) 83,6% (46/55)<br />
đông máu VIII hoặc IX có hình dạng của đường<br />
Tỷ lệ âm tính thật (Spec) 100% (40/40)<br />
cong đạo hàm bậc hai APTT bất thường, đặc biệt<br />
Giá trị tiên đoán âm (NPV) 81,6% (40/49)<br />
ở nhóm thiếu hụt yếu tố VIII, tất cả trường hợp Giá trị tiên đoán dương (PPV) 100% (46/46)<br />
đều có sự xuất hiện của đường cong đạo hàm<br />
Kiểm định 2 cũng cho thấy có sự liên quan<br />
bất thường. Do đó có thể dựa vào thời gian<br />
giữa việc xuất hiện các dạng đường cong đạo<br />
APTT (giây) kéo dài và hình dạng của đường<br />
hàm bậc hai của xét nghiệm APTT với các nhóm<br />
cong đạo hàm bậc hai để chẩn đoán sớm bệnh lý<br />
nghiên cứu khác nhau (p < 0,05). Trong đó,<br />
thiếu yếu tố đông máu (Bảng 5).<br />
đường cong đạo hàm dạng bất thường ở nhóm<br />
Kết quả nghiên cứu cũng thể hiện ở nhóm bệnh lý có tỷ lệ xuất hiện cao, chiếm 83,6%.<br />
bệnh lý thiếu yếu tố đông máu VIII hoặc IX thì Chúng tôi thấy rằng phương pháp dựa vào thời<br />
dạng đường cong đạo hàm chiếm ưu thế là dạng gian APTT kéo dài và sự xuất hiện của các<br />
đỉnh đôi (double peak), chiếm tỷ lệ lần lượt là đường cong đạo hàm bậc hai bất thường của xét<br />
65% và 50% đối với bệnh nhân thiếu hụt yếu tố nghiệm APTT là phương pháp có độ nhạy và độ<br />
VIII hoặc IX tương ứng. đặc hiệu cao, có thể sử dụng để sàng lọc sớm các<br />
7/13 trường hợp ở nhóm có kháng đông bất thường về rối loạn đông cầm máu, ngay từ<br />
lupus khảo sát có sự xuất hiện của đường cong các xét nghiệm thường quy ban đầu. Nghiên cứu<br />
đạo hàm bậc hai dạng bất thường (độ nhạy cho thấy sự xuất hiện đường cong đạo hàm dạng<br />
trung bình, khoảng 54%). bất thường có độ nhạy cao đối với nhóm bệnh lý<br />
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy ở nhóm thiếu hụt yếu tố VIII (độ nhạy 100%), thiếu yếu<br />
có kháng đông lupus thì dạng đường cong đạo tố IX đơn lẻ (độ nhạy 81%).<br />
hàm đỉnh vai (shoulder peak) và đỉnh đôi BÀN LUẬN<br />
(double peak) chiếm tỷ lệ xuất hiện tương<br />
Kết quả của nghiên cứu này tương tự với kết<br />
đương nhau, tỷ lệ 30% và 24%.<br />
luận của Salano và cộng sự (2010). Tác giả đã thử<br />
Tổng hợp các kết quả về độ nhạy và độ đặc nghiệm 179 mẫu huyết tương với bốn loại thuốc<br />
hiệu của phương pháp sử dụng đường cong đạo thử APTT khác nhau trên hệ thống máy đông<br />
hàm dạng bất thường (Bảng 6). máu ACL TOP bao gồm hai loại thuốc thử có<br />
<br />
<br />
<br />
Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học 333<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 6 * 2019<br />
<br />
chất hoạt hóa là silica và hai thuốc thử có chất KẾT LUẬN<br />
hoạt hóa là elagic axit. Kết quả cho thấy với Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng với thuốc<br />
thuốc thử APTT có chứa chất hoạt hóa là silica, thử chứa silica hoạt hóa APTT-SP, sự hiện diện<br />
đường cong đạo hàm dạng bất thường có liên của đường cong đạo hàm dạng bất thường có<br />
quan đến các bất thường đông máu thực sự như liên quan đến các nhóm bệnh lý thiếu hụt yếu tố<br />
thiếu hụt yếu tố đơn lẻ và kháng đông lupus đông máu nội sinh và kháng đông lupus, trong<br />
(LA) với độ nhạy và độ đặc hiệu của phương đó ở nhóm bệnh lý thiếu yếu tố đông máu VIII<br />
pháp lần lượt là 91,8% và 95,6%(3). hoặc IX thì đường cong đạo hàm dạng đỉnh đôi<br />
Katayama và cộng sự (2018) cũng phân tích (double peak) chiếm ưu thế. Nghiên cứu đã<br />
các đường đạo hàm liên quan trong xét nghiệm chứng tỏ đây là một công cụ rất đơn giản và hữu<br />
APTT đối với các nhóm bệnh nhân Hemophilia ích để sàng lọc và chẩn đoán sớm các bất thường<br />
có hoặc không có chất ức chế, nhóm bệnh nhân về rối loạn đông máu như thiếu hụt yếu tố nội<br />
có xét nghiệm LA dương tính và nhóm bệnh sinh hoặc sự hiện diện của chất kháng đông máu<br />
nhân đang điều trị chống đông bằng warfarin. để đảm bảo thực hiện thêm các xét nghiệm khác<br />
Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể để kiểm tra.<br />
về các đường cong APTT giữa bệnh nhân<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
Hemophilia và bệnh nhân dương tính với LA.<br />
1. Instrumentation Laboratory. Đặc điểm đường cong phản ứng<br />
Do đó, chẩn đoán phân biệt giữa bệnh đông máu ACL TOP – Máy xét nghiệm đông máu.<br />
Hemophilia và LA có thể khó khăn nếu chỉ dựa 2. Katayama H, Matsumoto T, Wada H, Fujimoto N, Toyoda J and<br />
Abe Y (2018). An Evaluation of Hemostatic Abnormalities in<br />
vào xét nghiệm APTT, nhưng giữa nhóm bệnh Patients with Hemophilia According to the Activated Partial<br />
nhân Hemophilia có chất ức chế và LA tương Thromboplastin Time Waveform. Clinical and Applied<br />
đối dễ dàng do sự khác biệt về hình dạng của Thrombosis/Hemostasis, 24(7): 1170-1176.<br />
3. Solano C, Zerafa P and Bird R (2010). A study of atypical APTT<br />
đường cong đạo hàm. Ngoài ra, ở bệnh nhân derivative curves on the ACL TOP coagulation analyser.<br />
điều trị bằng warfarin, không có sự xuất hiện International Journal of Laboratory Hematology, 33:67-78.<br />
4. Verbruggen B, Meijer P, Novákova I, et al (2008). Diagnosis of<br />
của đường cong đạo hàm dạng đỉnh kép đồng<br />
factor VIII deficiency. Haemophilia, 14(3):76–82.<br />
thời chiều cao bị giảm xuống và chiều rộng tăng<br />
lên trong biểu đồ đạo hàm. Do đó, đường cong<br />
Ngày nhận bài báo: 15/07/2019<br />
đạo hàm trong xét nghiệm APTT tiềm năng<br />
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 28/08/2019<br />
không chỉ trong chẩn đoán xu hướng chảy máu<br />
Ngày bài báo được đăng: 15/10/2019<br />
mà còn theo dõi quá trình điều trị chống đông<br />
máu(2).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
334 Hội Nghị Khoa Học BV. Truyền máu Huyết học<br />