intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá chất lượng đất làm cơ sở định hướng sản xuất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội

Chia sẻ: ViMarieCurie2711 ViMarieCurie2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

55
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả điều tra, thu thập mẫu, phân tích và phân loại đất theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành cho thấy, đất sản xuất nông nghiệp của huyện Ứng Hòa thuộc nhóm đất phù sa với 4 loại đất chính là đất phù sa úng nước (chiếm 47,43% diện tích điều tra), đất phù sa không được bồi (chiếm 36% diện tích điều tra), đất phù sa glây (13,31% diện tích điều tra) và đất phù sa được bồi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá chất lượng đất làm cơ sở định hướng sản xuất nông nghiệp tại huyện Ứng Hòa, Hà Nội

Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT LÀM CƠ SỞ ĐỊNH HƯỚNG<br /> SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI<br /> Bùi Hải An1, Lê Thị Mỹ Hảo1, Nguyễn Dân Trí1, Nguyễn Thị Thoa2<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Kết quả điều tra, thu thập mẫu, phân tích và phân loại đất theo các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành cho thấy, đất<br /> sản xuất nông nghiệp của huyện Ứng Hòa thuộc nhóm đất phù sa với 4 loại đất chính là đất phù sa úng nước (chiếm<br /> 47,43% diện tích điều tra), đất phù sa không được bồi (chiếm 36% diện tích điều tra), đất phù sa glây (13,31% diện<br /> tích điều tra) và đất phù sa được bồi. Chất lượng đất ở mức trung bình với các điểm hạn chế chính là khả năng tiêu<br /> thoát nước kém ở loại đất phù sa glây, độ chua cao ở một số loại và loại phụ đất. Đã đánh giá và đề xuất bố trí 4 kiểu<br /> sử dụng đất chính gồm: đất chuyên trồng lúa (trên 8.000 ha), đất lúa - màu (gần 2.000 ha), đất trồng cây ăn quả (trên<br /> 460 ha) và quy hoạch vùng trồng rau an toàn trên 825 ha.<br /> Từ khóa: Chất lượng đất, phù sa, sử dụng đất, Ứng Hòa<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ và tiềm năng đất đai làm cơ sở định hướng chuyển<br /> Ứng Hòa là huyện thuần nông, nằm ở vùng thấp đổi cơ cấu sử dụng đất hiệu quả là rất cần thiết.<br /> phía Nam thủ đô Hà Nội. Huyện có địa hình đồng Vì vậy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn<br /> bằng, độ dốc theo hướng Bắc - Nam và Tây - Đông, độ Hà Nội đã phối hợp với Viện Thổ nhưỡng Nông hóa<br /> cao so với mực nước biển trung bình chỉ có +1,6 m, thực hiện nhiệm vụ thí điểm đánh giá chất lượng đất<br /> nơi thấp nhất chỉ + 0,6 m. Với địa hình này, huyện nông nghiệp huyện Ứng Hòa phục vụ chuyển đổi cơ<br /> được chia thành hai vùng: vùng ven sông Đáy có nền cấu cây trồng trên địa bàn. Đối tượng nghiên cứu<br /> địa hình cao hơn và vùng nội đồng có nền địa hình của nhiệm vụ là toàn bộ diện tích đất nông nghiệp<br /> thấp trũng. trên địa bàn huyện và các cơ cấu cây trồng, các nhóm<br /> Là địa phương hình thành và phát triển lâu đời cây trồng kèm theo. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm<br /> trên nền phù sa được bồi đắp của hai con sông Nhuệ đánh giá chất lượng đất nông nghiệp huyện và đề<br /> và sông Đáy, Ứng Hòa là địa phương có truyền thống xuất được hướng bố trí cây trồng cụ thể phù hợp với<br /> sản xuất nông nghiệp; tập trung chủ yếu vào cây lúa từng loại đất trên địa bàn.<br /> (diện tích chuyên trồng lúa chiếm trên 94% diện Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu phân loại và<br /> tích đất nông nghiệp huyện) với giá trị mang lại khá đánh giá chất lượng đất trên địa bàn huyện, trên cơ<br /> thấp. Năm 2015, giá trị sản phẩm của cây hàng năm sở đó đề xuất định hướng chuyển đổi mục đích sử<br /> (chủ yếu là lúa) đạt bình quân 90,9 triệu đồng/ha, dụng đất sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao<br /> tính cả diện tích nuôi trồng thủy sản thì giá trị sản hiệu quả sử dụng đất và phát triển bền vững, bảo vệ<br /> phẩm của 1 ha đất nông nghiệp trên địa bàn huyện môi trường sinh thái.<br /> năm 2015 đạt khoảng 151 triệu đồng/ha (Niên giám<br /> Thống kê huyện Ứng Hòa năm 2015). Đây là con số II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> rất thấp nếu so với giá trị sản xuất nông nghiệp của 2.1. Vật liệu nghiên cứu<br /> thành phố Hà Nội (trên 230 triệu đồng/ha). Trên<br /> Nghiên cứu được thực hiện trên đất sản xuất<br /> thực tế, mặc dù năng suất và sản lượng lúa luôn đạt<br /> nông nghiệp thuộc địa bàn huyện Ứng Hòa, thành<br /> mức cao nhất nhì thành phố, thu nhập bình quân<br /> phố Hà Nội gắn với cơ cấu cây trồng hiện có và các<br /> đầu người của huyện (đạt 23 triệu đồng/ người năm<br /> cây trồng tiềm năng. Sử dụng các phần mềm thông<br /> 2015) vẫn ở mức thấp so với mặt bằng chung toàn<br /> dụng để xây dựng các loại bản đồ, gồm: MapInfo,<br /> thành phố (trung bình đạt 3.600 USD/ người - theo<br /> Microstation, ArcInfo…. Các phần mềm thống kê,<br /> báo cáo của UBND thành phố tháng 12/2015). Do<br /> tính toán được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh<br /> đó, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành sản xuất<br /> tế sử dụng đất, đánh giá chất lượng đất và đề xuất sử<br /> nông nghiệp, trước mắt nhằm nâng cao giá trị sản<br /> dụng đất như MS exel, SPSS.<br /> xuất trên một đơn vị diện tích và về lâu dài nhằm<br /> đảm bảo sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu<br /> chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường là một Đã tổ chức điều tra thu thập mẫu đất, thu thập<br /> yêu cầu thực tế và cấp bách đối với huyện Ứng Hòa. thông tin sơ cấp và thứ cấp trên địa bàn huyện Ứng<br /> Để giải quyết vấn đề này, việc đánh giá về chất lượng Hòa trong tháng 5 và tháng 6 năm 2016. Các nội<br /> 1<br /> Viện Thổ nhưỡng Nông hóa; 2 Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội<br /> <br /> 93<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017<br /> <br /> dung phân tích đất và các hoạt động nội nghiệp khác Quy hoạch sử dụng đất của huyện đến năm 2020;<br /> được thực hiện tại Viện Thổ nhưỡng Nông hóa trong và (v) phong tục, tập quán canh tác của địa phương.<br /> 6 tháng cuối năm 2016.<br /> 2.4. Phương pháp nghiên cứu<br /> 2.3. Nội dung nghiên cứu Các nội dung trên được thực hiện tuân thủ các<br /> Bài báo giới thiệu phần chính trong các nội dung tiêu chuẩn, quy trình hiện hành về đánh giá đất<br /> của nhiệm vụ nêu trên, giới hạn trong các công việc đai, xây dựng bản đồ theo TCVN 9487-2012 về<br /> cụ thể sau: xây dựng bản đồ đất tỷ lệ trung bình và lớn; TCVN<br /> (1) Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng (bản đồ đất) 8409-2012 về quy trình đánh giá đất sản xuất nông<br /> tỷ lệ 1/25.000 cho đất nông nghiệp huyện Ứng Hòa; nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.<br /> Các mẫu đất được thu thập, xử lý và phân tích theo<br /> (2) Đánh giá chất lượng đất sản xuất nông nghiệp<br /> các TCVN hiện hành tại phòng phân tích có chứng<br /> huyện, xây dựng bản đồ chất lượng đất và<br /> nhận VILAS.<br /> (3) Đề xuất định hướng bố trí cơ cấu cây trồng<br /> trên cơ sở đánh giá chất lượng đất, định hướng sử III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> dụng đất của địa phương và hiệu quả kinh tế sử dụng<br /> đất. Để đưa ra phương án đề xuất sử dụng đất hợp 3.1. Kết quả xây dựng bản đồ đất<br /> lý, có hiệu quả cần phải dựa vào nhiều yếu tố: (i) Kết Căn cứ vào kết quả phân tích đất, kết quả điều tra<br /> quả đánh giá hiện trạng sử dụng đất; hiệu quả kinh thực địa, chúng tôi đã khoanh vẽ và số hóa bản đồ<br /> tế, xã hội và môi trường đối với các loại hình sử dụng đất gốc huyện Ứng Hòa tỷ lệ 1/25.000. Theo đó, trên<br /> đất chính; (ii) Mức độ thích hợp của các cây trồng địa bàn huyện chỉ có một nhóm đất là đất Phù sa (ký<br /> với đất đai; (iii) Định hướng phát triển kinh tế - xã hiệu: P; tên theo FAO-UNESCO là Fluvisols); bao<br /> hội của Thành phố Hà Nội và huyện; (iv) Báo cáo gồm 4 loại đất và 7 loại phụ đất (Bảng 1).<br /> <br /> Bảng 1. Bảng phân loại đất huyện Ứng Hòa<br /> Tên đất theo Diện tích Tỷ lệ so Tỷ lệ so<br /> TT Ký hiệu Tên đất Việt Nam<br /> FAO-UNESCO (ha) DTĐT DTTN<br /> Pg Đất phù sa glây Gleyic Fluvisols 2005,11 13,31 10,66<br /> 1 Pgj Đất phù sa glây, úng nước Stagnic Gleyic Fluvisol 2.005,11 13,31 10,66<br /> Pj Đất phù sa úng nước Stagnic Fluvisols 7.147,61 47,43 37,98<br /> 2 Pjg Đất phù sa úng nước, glây Gleyic Stagnic Fluvisol 4.937,42 32,77 26,24<br /> 3 Pjc Đất phù sa úng nước, chua Dystric Stagnic Fluvisol 2.210,19 14,67 11,75<br /> Pb Đất phù sa được bồi Anofluvic Fluvisols 491,48 3,26 2,61<br /> Đất phù sa được bồi, cơ giới Geoabruptic Anofluvic<br /> 4 Pba 84,40 0,56 0,45<br /> phân dị Fluvisol<br /> Đất phù sa được bồi, trung Eutric Anofluvic<br /> 5 Pbe 407,08 2,70 2,16<br /> tính ít chua Fluvisol<br /> P Đất phù sa không được bồi Orthofluvic Fluvisols 5.424,10 36,00 28,82<br /> Đất phù sa không được bồi, Dystric Orthofluvic<br /> 6 Pc 3.460,00 22,96 18,39<br /> chua Fluvisol<br /> Đất phù sa không được bồi, Eutric Orthofluvic<br /> 7 Pe 1.964,10 13,04 10,43<br /> trung tính ít chua Fluvisol<br /> Diện tích điều tra 15.068,30 100,00 80,07<br /> Tổng diện tích tự nhiên 18.818,00<br /> <br /> Về bản chất, đất phù sa huyện Ứng Hòa vốn được phù sa được bồi giảm mạnh, đồng thời, đất trở nên<br /> hệ thống sông Nhuệ - Đáy bồi đắp mà hình thành. chua hơn do tích lũy nhiều Al và Fe di động, lượng<br /> Gần đây, lưu lượng và chất lượng phù sa của hệ thống cation kiềm trao đổi bị rửa trôi mạnh.<br /> sông Nhuệ - Đáy bị giảm rõ rệt do tác động thay đổi Phát triển trên địa hình thấp trũng, mực nước<br /> dòng tự nhiên của toàn bộ hệ thống sông Hồng và ngầm cao; đất nông nghiệp trên địa bàn huyện chịu<br /> do các hoạt động của con người. Do đó, diện tích đất ảnh hưởng rõ rệt của hai quá trình glây và úng nước,<br /> <br /> 94<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017<br /> <br /> hình thành một diện tích lớn đất phù sa glây và đất 3.2. Chất lượng đất và biến động theo thời gian<br /> phù sa úng nước bên cạnh hai loại đất phù sa được Chất lượng đất ở đây được xem như một tổ hợp<br /> bồi và không được bồi. của các tính chất phát sinh (loại đất), tính chất nông<br /> Chiếm đến 47,43% diện tích điều tra (DTĐT) hóa (pHKCl, hữu cơ tổng số, đạm, lân và kali tổng<br /> hay 37,98% tổng diện tích tự nhiên huyện (DTTN), số, lân và kali dễ tiêu và CEC đất) với các tính chất<br /> đất phù sa úng nước phát triển trên nền địa hình về không gian phân bố như địa hình tương đối, khả<br /> thấp trũng phía trong hai con sông bao quanh huyện năng tiêu nước và thành phần cơ giới đất.<br /> thuộc địa bàn các xã nội đồng. Loại đất này được Về địa hình tương đối, khả năng tiêu thoát nước<br /> chia thành hai loại phụ. Trong tổng số 7.147,61 ha và thành phần cơ giới đất, kết quả đánh giá cho<br /> đất phù sa úng nước, có 4.937,42 ha thuộc loại phụ thấyđất nông nghiệp huyện Ứng Hòa phát triển trên<br /> đất phù sa úng nước, glây (chiếm 32,77% DTĐT hay nền địa hình thấp với 92,9% DTĐT (12.848,78 ha) có<br /> 26,24% tổng DTTN); phân bố chủ yếu ở các xã Liên địa hình vàn thấp và khả năng tiêu thoát nước trung<br /> Bạt, Quảng Phú Cầu, Trung Tú hay Kim Đường, bình, khả năng tiêu thoát nước trung bình, còn lại<br /> Đông Lỗ, Vạn Thái và Trường Thịnh. Còn lại là 7,1% DTĐT (981,59 ha) có địa hình vàn và khả năng<br /> 2.210,19 ha đất phù sa úng nước chua, chiếm 14,67% tiêu thoát nước tốt. Đất có thành phần cơ giới nặng<br /> (chủ yếu là thịt pha sét, chiếm 84,68% DTĐT, tương<br /> DTĐT hay 11,75% tổng DTTN; phân bố chủ yếu ở<br /> đương 11.711 ha). Như vậy, phần lớn diện tích đất<br /> các xã Phương Tú, Tảo Dương Văn hay Kim Đường.<br /> nông nghiệp của huyện có địa hình thấp, khả năng<br /> Đất phù sa không được bồi chiếm diện tích lớn tiêu thoát nước chỉ ở mức trung bình và thành phần<br /> nhất trong 4 loại đất phù sa huyện Ứng Hòa với cơ giới nặng. Các đặc tính này là hạn chế đối với<br /> 5.424,10 ha, chiếm 36% DTĐT hay 28,82% tổng nhiều cây trồng; do đó, vùng nội đồng và các khu<br /> DTTN. Loại đất này được chia thành hai loại phụ: vực trũng thấp chủ yếu chỉ có thể sử dụng cho cơ cấu<br /> đất phù sa không được bồi chua, chiếm gần 2/3 diện hai vụ lúa hoặc lúa - cá, lúa - vịt. Huyện chỉ có một<br /> tích loại đất với 3.460,0 ha; chiếm 22,96% DTĐT, diện tích nhỏ có thể sử dụng cho các hệ thống khác<br /> hay 18,39% tổng DTTN, phân bố chủ yếu ở các xã như chuyên màu hoặc cây ăn quả.<br /> Hoa Sơn, Sơn Công, Hòa Phú và Đội Bình. Đất phù Về các tính chất nông hóa tầng mặt, kết quả phân<br /> sa không được bồi trung tính ít chua có 1.964,1 ha, tích tầng mặt của 25 phẫu diện chính và 200 mẫu<br /> chiếm 13,03% DTĐT hay 10,44% tổng DTTN, phân nông hóa cho thấy đất có phản ứng chua nhẹ, dung<br /> bố chủ yếu ở các xã Hồng Quang, Đồng Tiến, Đại tích hấp thu trung bình. Đất giàu đạm, lân và hữu cơ<br /> Hùng, Viên An và Đội Bình. tổng số nhưng lân dễ tiêu chỉ ở mức trung bình; kali<br /> Đất phù sa được bồi chỉ có gần 500 ha ven sông tổng số và dễ tiêu cũng ở mức trung bình. Như vậy,<br /> các tính chất nông hóa cho thấy không có điểm hạn<br /> Đáy và sông Nhuệ, chiếm 3,26% DTĐT hay 2,61%<br /> chế nào đối với cây trồng.<br /> tổng DTTN, phân bố chủ yếu ở phía ngoài đê các xã<br /> Phù Lưu, Viên Nội, Hòa Xá, Hòa Phú. So sánh với các kết quả phân tích trước đây đã<br /> thực hiện trên địa bàn huyện Ứng Hòa năm 2010<br /> Đất phù sa glây có diện tích hơn 2.000 ha, chiếm của nhóm tác giả Bùi Quang Xuân (bảng 2) cho thấy,<br /> 13,13% DTĐT hay 10,66% tổng DTTN; phân bố phản ứng đất có xu hướng cải thiện từ mức chua vừa<br /> trên địa bàn các xã trũng nhất vùng nội đồng huyện lên chua nhẹ; hàm lượng đạm và cacbon tổng số tăng<br /> như Hòa Lâm, Minh Đức, Trầm Lộng và Đồng Tân, mạnh; lân và kali tổng số cũng tăng nhưng lân dễ<br /> Trung Tú. tiêu giảm mạnh mặc dù kali dễ tiêu tăng khá mạnh.<br /> Bảng 2. Biến động các tính chất nông hóa vùng Ứng Hòa từ 2010 - 2016<br /> Chỉ tiêu/năm 2010 2016<br /> pHKCl 4,36 - 4,75 (4,56) 5,02 - 5,69 (5,36)<br /> OC (%) 1,49 - 1,82 (1,66) 2,00 - 2,48 (2,24)<br /> N (%) 0,14 - 0,17 (0,16) 0,19 - 0,23 (0,21)<br /> P2O5ts (%) 0,08 - 0,11 (0,09) 0,12 - 0,15 (0,14)<br /> K2Ots (%) 0,84 - 1,26 (1,05) 1,04 - 1,26 (1,15)<br /> P2O5dt (mg/100g) 11,24 - 22,99 (17,12) 4,63 - 12,35 (8,49)<br /> K2Odt (mg/100g) 7,30 - 9,71 (8,50) 14,47 - 19,48 (16,98)<br /> CEC (me/100g) 13,04 - 16,56 (14,80) 10,42 - 12,09 (11,26)<br /> Ghi chú: Số liệu năm 2010 là kết quả phân tích 30 mẫu đất tầng mặt của nhóm tác giả Bùi Quang Xuân thực hiện<br /> trong năm 2010 tại huyện Ứng Hòa (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2011). Trong ngoặc đơn là giá trị trung bình.<br /> 95<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017<br /> <br /> Tham khảo các kết quả nghiên cứu về tính chất cây ăn quả, 12% diện tích thích hợp ở mức S1, 88%<br /> nông hóa đất phù sa đồng bằng sông Hồng các thời thích hợp ở mức S2.<br /> kỳ xa hơn (bảng 3) cho thấy trong ít nhất 15 năm trở<br /> lại đây, khu vực đồng bằng sông Hồng nói chung và Từ kết quả đánh giá thích hợp nêu trên, kết hợp<br /> Ứng Hòa nói riêng có sự thâm canh rất lớn, đầu tư với các đánh giá hiệu quả kinh tế và định hướng phát<br /> của nông dân vào nông nghiệp cao; đặc biệt đã có triển của huyện và thành phố, đã đề xuất giảm trên<br /> chú trọng bồi dưỡng trở lại cho đất thông qua các 2.500 ha đất chuyên lúa. Trong đó quy hoạch trên<br /> loại phân bón hữu cơ và rơm rạ, phế phụ phẩm nông 825 ha trồng rau an toàn; tăng diện tích đất trồng<br /> nghiệp. Do đó, hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số cây ăn quả thêm 300 ha; lên trên 460 ha và chuyển<br /> trong đất tăng cao. gần 1.500 ha đất chuyên trồng lúa sang chuyên màu<br /> hoặc lúa - màu.<br /> Bảng 3. Biến động tính chất nông hóa đất phù sa<br /> Bảng 4. Đề xuất sử dụng đất cho các kiểu<br /> sông Hồng từ 1990 - 2005<br /> sử dụng đất đai chính<br /> Chỉ tiêu/năm 19901 20002 20051<br /> Kiểu sử Hiện<br /> pHKCl 5,07 4,70 - 5,04 4,58 Kí Đề xuất Tỷ lệ<br /> dụng đất trạng<br /> OC (%) 1,03 0,81 - 1,47 1,68 hiệu (ha) (%)<br /> chính (ha)<br /> N (%) 0,10 0,11 - 0,17 0,15 RAT Rau an toàn - 825,79 7,27<br /> P2O5ts (%) 0,07 0,13 - 0,14 0,10 CAQ Cây ăn quả 165,05 464,14 4,09<br /> K2Ots (%) 1,60 0,25 - 1,42 1,35 Đất lúa xen<br /> LUA-M 474,19 1.904,10 16,77<br /> P2O5dt (mg/100g) - 31,2 - 46,3 - màu<br /> K2Odt (mg/100g) - - - Đất chuyên<br /> LUC 10.714,24 8.159,45 71,87<br /> CEC (me/100g) - 5,8 - 12,2 13,46 trồng lúa<br /> Tổng diện tích đất<br /> Ghi chú: (1) Số liệu năm 1990 và 2005 tính trên đất 11.353,48 11.353,48 100,00<br /> đề xuất<br /> phù sa trồng lúa toàn vùng đồng bằng sông Hồng dẫn<br /> theo Nguyễn Văn Bộ và ctv. (2015). Tổng diện tích đất<br /> 13.586,41 13.586,41 -<br /> nông nghiệp<br /> (2) Số liệu năm 2000 dẫn theo Phạm Quang Hà và<br /> nnk, 2002 (Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2002). Đây là tập<br /> hợp kết quả phân tích của 20 mẫu đất tầng mặt trong khu<br /> Cụ thể, bố trí diện tích trồng rau an toàn ở vùng<br /> vực Đồng bằng sông Hồng và được phân loại là đất phù ven sông Đáy, có nền địa hình cao hơn, tập trung<br /> sa glây và phù sa không được bồi, chua. ở các xã Sơn Công, Đồng Tiến. Vùng trồng cây ăn<br /> quả cũng được mở rộng tại khu vực ven sông Đáy<br /> 3.3. Đề xuất định hướng sử dụng đất sản xuất nông trên địa bàn các xã Hồng Quang, Phù Lưu, Hòa Xá,<br /> nghiệp huyện Ứng Hòa Vạn Thái, Hòa Phú... Các khu vực có nền địa hình<br /> Tuân thủ quy trình đánh giá đất cấp huyện, đã vàn, như ở các xã vùng ven sông Đáy và một số xã<br /> xây dựng bản đồ chất lượng đất đai (bản đồ đơn vị vùng nội đồng, ven sông Nhuệ như Đội Bình, Hòa<br /> đất đai), trong đó xác định huyện Ứng Hòa có 29 Phú, Đại Cường, Đông Lỗ... được bố trí cho cơ cấu<br /> đơn vị đất đai. Trên cơ sở đối chiếu các tính chất của lúa - màu.<br /> từng đơn vị đất đai với yêu cầu của kiểu sử dụng đất<br /> chính, các đánh giá về hiệu quả kinh tế sử dụng đất, IV. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ<br /> các yêu cầu và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 4.1. Kết luận<br /> của Thành phố và của huyện; đã lựa chọn 4 kiểu sử Trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp huyện<br /> dụng đất đai chính để đưa vào đánh giá thích hợp và Ứng Hòa chỉ có 1 nhóm đất là đất phù sa với 4 loại<br /> xây dựng đề xuất sử dụng đất nông nghiệp (bảng 4). đất và 7 loại phụ đất gồm: Đất phù sa glây, úng nước;<br /> Kết quả đánh giá thích hợp cho thấy trên 99% Đất phù sa úng nước, glây; Đất phù sa úng nước,<br /> diện tích thích hợp cao nhất với cây lúa; với cây lạc chua; Đất phù sa được bồi, cơ giới phân dị; Đất phù<br /> có 46,66% diện tích thích hợp mức S1 và 53,34% sa được bồi, trung tính ít chua; Đất phù sa không<br /> diện tích thích hợp mức S2; khoảng 80% diện tích được bồi, chua và Đất phù sa không được bồi, trung<br /> thích hợp mức S2 với cây bắp cải. Toàn bộ diện tích tính ít chua.<br /> thích hợp ở mức S2 với cây đậu đỗ và cây ngô. Với<br /> <br /> 96<br /> Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam - Số 5(78)/2017<br /> <br /> Chất lượng đất ở mức trung bình. Có 92,1% diện trồng trên các loại đất nhằm sử dụng đất có hiệu<br /> tích nằm trên nền địa hình vàn thấp và có khả năng quả cao.<br /> tiêu thoát nước chỉ ở cấp trung bình. Đất có thành Đề nghị tiếp tục nghiên cứu áp dụng cho các<br /> phần cơ giới nặng, 84,68% DTĐT có thành phần cấp huyện khác để tiến tới có nghiên cứu thống nhất,<br /> hạt là thịt pha sét. Hàm lượng cacbon hữu cơ trung đồng bộ về phân loại, đánh giá thích hợp và đề xuất<br /> bình đến giàu, đạm tổng số trung bình, lân tổng số sử dụng đất nông nghiệp của toàn thành phố.<br /> và dễ tiêu đều giàu, kali tổng số và dễ tiêu nghèo đến<br /> trung bình. Đất có phản ứng chua nhẹ đến gần trung TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> tính, dung tích hấp thu trung bình. So sánh với các Nguyễn Văn Bộ, Bùi Hải An, Trần Minh Tiến, Hồ<br /> kết quả nghiên cứu trước đó cho thấy lân dễ tiêu và Quang Đức, 2015. Xu thế biến động độ phì nhiêu<br /> kali tổng số có xu hướng giảm mạnh trong thời gian đất sản xuất nông nghiệp. Hội thảo quốc gia Đất Việt<br /> gần đây. Nam hiện trạng sử dụng và thách thức. NXB Nông<br /> nghiệp, Hà Nội; tr.88 - 96.<br /> Đã đề xuất 4 kiểu sử dụng đất chính, trong đó đề<br /> Bộ Khoa học và Công nghệ, 2012. Tiêu chuẩn quốc<br /> xuất bố trí trên 825 ha từ đất trồng lúa và màu trước<br /> gia TCVN 8409:2012 - Quy trình đánh giá đất sản<br /> kia sang trồng rau an toàn; chuyển thêm 300 ha đất xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất<br /> trồng lúa để nâng diện tích đất trồng cây ăn quả lên cấp huyện.<br /> trên 460 ha, chuyển gần 1.500 ha đất chuyên trồng Bộ Khoa học và Công nghệ, 2012. Tiêu chuẩn quốc gia<br /> lúa sang cơ cấu chuyên màu hoặc lúa xen màu. TCVN 9487:2012 - Quy trình điều tra lập bản đồ đất<br /> 4.2. Đề nghị tỷ lệ trung bình và lớn.<br /> Căn cứ vào kết quả nghiên cứu này, đề xuất thành Chi cục Thống kê Ứng Hòa, 2016. Niên giám thống kê<br /> huyện Ứng Hòa năm 2015.<br /> phố Hà Nội và các địa phương rà soát các quy hoạch<br /> ngành hiện có, bố trí sử dụng nguồn tài nguyên đất Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2002. Nghiên cứu xây<br /> dựng tiêu chuẩn chất lượng nền môi trường đất phù<br /> đai theo hướng tạo hiệu quả kinh tế cao nhất, sử<br /> sa của Việt Nam. Báo cáo đề tài trọng điểm cấp Bộ<br /> dụng tài nguyên đất bền vững và bảo vệ môi trường Nông nghiệp và PTNT.<br /> sinh thái, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.<br /> Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, 2011. Nghiên cứu phân<br /> Cần có những thí nghiệm chính quy về hiệu lực loại lập bản đồ đất và đánh giá đất đai phục vụ phát<br /> và hiệu quả sử dụng các loại phân bón cho từng loại triển nông nghiệp huyện Ứng Hòa thành phố Hà Nội.<br /> cây trồng và giống cây trồng, mùa vụ và cơ cấu cây Báo cáo đề tài KHCN cấp thành phố Hà Nội.<br /> <br /> Assessment of soil quality for agricultural production orientation<br /> in Ung Hoa district, Hanoi<br /> Bui Hai An, Le Thi My Hao, Nguyen Dan Tri, Nguyen Thi Thoa<br /> Abstract<br /> Results of soil survey, sampling, analysis and classification according to current Vietnamese standards show that<br /> the agricultural land of the district belongs to the alluvial soils with four main types of soil: waterlogged alluvium<br /> (accounting for 47.43% of the surveyed area), not accreted alluvial soil (accounting for 36% of the surveyed area),<br /> gleyic alluvial soil (13.31% of surveyed area) and accreted alluvial soil. The soil has medium quality with major<br /> constraints such as poor drainage in alluvial soils, high acidity in some types and sub-types of soils. Four main land<br /> use types have been evaluated and proposed, including rice specified land (over 8,000 ha), rice-vegetable land (nearly<br /> 2,000 ha), land for fruit trees (over 460 ha) and over 825 ha of land was proposed for growing safe vegetables.<br /> Key words: Alluvial, land use, soil quality, Ung Hoa district<br /> <br /> Ngày nhận bài: 15/5/2017 Ngày phản biện: 22/5/2017<br /> Người phản biện: TS. Nguyễn Văn Chiến Ngày duyệt đăng: 29/5/2017<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 97<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0