intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá chất lượng không khí từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy - thành phố Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy thuộc thành phố Thủ Dầu Một. Dựa vào kết quả khảo sát lưu lượng xe, hệ số phát thải và sử dụng phương trình tính toán của mô hình Sutton, tác giả đã ước tính tải lượng và nồng độ bụi, khí CO, SO2, NOx.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá chất lượng không khí từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy - thành phố Thủ Dầu Một

  1. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ TỪ HOẠT ĐỘNG GIAO THÔNG TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG HUỲNH VĂN LŨY - THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT Bùi Phạm Phương Thanh 1 1. Khoa Khoa học Quản lý, Trường Đại học Thủ Dầu Một TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm không khí trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy thuộc thành phố Thủ Dầu Một. Dựa vào kết quả khảo sát lưu lượng xe, hệ số phát thải và sử dụng phương trình tính toán của mô hình Sutton, tác giả đã ước tính tải lượng và nồng độ bụi, khí CO, SO2, NOx. Đối với bụi và khí SO2 đều nằm trong quy chuẩn cho phép. Nồng độ khí thải CO vào khung giờ cao điểm sáng đầu tuần là 30,22 mg/m3 vượt 1 lần và cao điểm chiều ngày đầu tuần và giữa tuần nồng độ CO là 31,69 mg/m3 vượt 1,06 lần, 30,85 mg/m3 vượt 1,03 lần so với mức quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT (30 mg/m3). Vào tất cả khung giờ nồng độ khí NOx dao động từ 0,36 mg/m3 đến 0,81 mg/m3 đều vượt so với mức quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT (0,2 mg/m3). Trong đó, khung giờ cao điểm chiều của cả 3 ngày đều rất cao, cao nhất là ngày đầu tuần là có nồng độ là 0,81 mg/m3 vượt 4,05 lần so với mức quy định, tiếp theo là ngày giữa tuần với nồng độ là 0,75 mg/m3 vượt 3,75 lần, ngày cuối tuần nồng độ là 0,61 vượt 3,05 lần. Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát và giảm thiểu phát sinh khí thải giao thông: thực hiện kiểm kê, kiểm tra khí thải các phương tiện giao thông, chính sách hỗ trợ chuyển đổi phương tiện mới, phát triển mạng lưới phương tiện công cộng sử dụng nhiên liệu xanh, gia tăng tỷ lệ sử dụng xăng E5, E10, chính sách thu hồi loại bỏ phương tiện cũ nát. Từ khóa: giao thông vận tải, khí thải giao thông, mô hình Sutton, môi trường không khí, ô nhiễm không khí. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí đang là vấn đề nan giải của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) có đến 92% dân số hiện đang sống trong bầu không khí bị ô nhiễm. Hiện nay, số lượng phương tiện giao thông đường bộ tăng nhanh theo tốc độ phát triển kinh tế. Bên cạnh những lợi ích nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và đi lại của người dân thì vấn đề ô nhiễm môi trường do khí thải từ các phương tiện giao thông đường bộ gây ra cũng để lại nhiều hệ lụy lớn. Việt Nam hiện có gần 4,5 triệu ô tô và hơn 60 triệu xe máy đang hoạt động với mật độ tập trung dày đặc, khoảng 75% số lượng ô tô chạy bằng nhiên liệu xăng, 25% số lượng ô tô chạy bằng dầu DO, 100% xe máy chạy bằng xăng [4]. Khi các phương tiện sử dụng nhiên liệu để vận hành, động cơ sẽ phát thải một lượng lớn các chất khí có thành phần độc hại gây ô nhiễm môi trường như CO, SO2, NOx và bụi gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tham gia giao thông và người dân sinh sống dọc các tuyến đường. Bình Dương đang trong quá trình đô thị hóa, những năm gần đây luôn phát triển và đóng góp phần không nhỏ vào sự tăng trưởng kinh tế cho Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng đã dẫn đến hiện trạng ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Đặc biệt, số lượng phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều dẫn đến lượng phát thải càng lớn ra môi trường. Trong đó, tuyến đường Huỳnh Văn Lũy là tuyến đường huyết mạch nối từ thành phố Thủ Dầu Một đi qua KCN VSIP II-A mở rộng, hướng về huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương), lên Bình Phước và một số tỉnh Tây Nguyên nên lưu lượng xe di chuyển trên tuyến đường rất lớn. Do đó, tác giả 72
  2. thực hiện nghiên cứu “Đánh giá chất lượng không khí từ hoạt động giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy tại Thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương”. 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu - Khảo sát hiện trạng giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy, thành phố Thủ Dầu Một. - Ước tính tải lượng và nồng độ bụi, khí CO, SO2, NOx từ các phương tiện giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy, thành phố Thủ Dầu Một. - Đánh giá hiện trạng phát thải và đề xuất giải pháp kiểm soát, giảm thiểu bụi, khí thải CO, SO2, NOx từ các phương tiện giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy, thành phố Thủ Dầu Một. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp chính như:  Phương pháp khảo sát, quan trắc thực tế Tiến hành khảo sát địa bàn nghiên cứu nhằm xác định mạng lưới đường giao thông và các phương tiện giao thông chính trên tuyến đường. Tiến hành quan trắc lưu lượng xe trên 2 phân đoạn của tuyến đường: đoạn từ Quốc lộ 13 giao với đường Huỳnh Văn Lũy - Giáo xứ thánh Giesu Phú Mỹ (chiều dài 6,9km và chiều rộng 15m); đoạn từ Giáo xứ thánh Giuse Phú Mỹ - Ngã Tư Nguyễn Văn Linh giao với đường Huỳnh Văn Lũy (chiều dài 2,4km và chiều rộng 22,5m) Quá trình quan trắc lưu lượng xe tại mỗi trục đường được tiến hành vào tháng 3 năm 2023, tác giả thực hiện quan trắc 3 ngày trong tuần (đầu tuần, giữa tuần và cuối tuần) và chia làm 4 khung giờ: Cao điểm Thấp điểm Sáng CĐS: 6h00 - 08h00 TĐS: 08h00 - 12h00 Chiều CĐC: 16h00 - 18h00 TĐC: 12h00 - 16h00 & 18h00 – 00h00 Mỗi điểm quan trắc được tiến hành trong 10 phút, sử dụng điện thoại để ghi hình. Sau khi quay phim, tiến hành phân loại và xác định số lượng của từng loại phương tiện giao thông. Thực hiện tính toán, quy đổi để thu được giá trị lưu lượng phương tiện giao thông trung bình trong một giờ, xe/giờ. Khung thời gian 00h00 đến 06h00, lượt xe lưu thông không đáng kể, nên nghiên cứu đã bỏ qua. Phân loại phương tiện theo 5 nhóm như sau: Nhóm 1: Xe mô tô 2 - 3 bánh Nhóm 4: Ô tô tải (có tải trọng < 3,5 tấn) Nhóm 2: Ô tô con (4 đến 9 chỗ ngồi), ô tô khách (dưới 30 Nhóm 5: Ô tô tải (có tải trọng > 3,5 tấn) chỗ ngồi) Nhóm 3: Ô tô khách (từ 30 đến 45 chỗ ngồi)  Phương pháp ước tính bụi, khí CO, SO2, NOx Phương pháp ước tính tải lượng: Theo quyết định số 88/2014/QĐ-UBND quyết định ban hành hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2020. Tải lượng chất ô nhiễm được tính theo công thức sau: Q= N*T*10-3 *S (1) Trong đó: 73
  3. Q: Tải lượng chất ô nhiễm, kg/h N: Số lượng của từng loại phương tiện, xe/h T: Hệ số phát thải của từng loại phương tiện, g/km.xe S: Quãng đường tính toán, km Bảng 1. Hệ số phát thải của từng loại phương tiện Hệ số phát thải (g/km.xe) STT Loại phương tiện Bụi CO SO2 NOx 1 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh 0,12 21,8 0,03 0,0475 2 Ô tô con (4 đến 9 chỗ ngồi), ô tô khách (dưới 0,07 34,8 0,18 1,805 30 chỗ ngồi) 3 Ô tô khách (từ 30 đến 45 chỗ ngồi) 0,98 11,1 1,86 18,715 4 Xe tải nhẹ (có tải trọng < 3,5 tấn) 0,2 34,8 0,05 1,805 5 Xe tải nặng (có tải trọng > 3,5 tấn) 1,16 11,1 1,86 18,715 Nguồn: [6] Phương pháp ước tính nồng độ bụi và khí thải theo mô hình Sutton [2], [5] Nồng độ chất ô nhiễm trung bình ở một vị trí bất kỳ trong không khí do nguồn đường phát thải liên tục được xác định theo công thức mô hình cải tiến của Sutton như sau: (2) Trong đó: C: Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí, mg/m3 M: Công suất nguồn thải, là lượng phát thải chất ô nhiễm của nguồn đường tính trên một đơn vị khoảng cách trong một đơn vị thời gian, mg/m/s Công suất nguồn thải M được xác định theo công thức: M = (Q x 106)/T/(S x 103) (3) Trong đó: - T: Thời gian tính toán, s - giá trị T = 3600 s - S: Quãng đường tính toán, m - Q: Tải lượng chất ô nhiễm, mg/s z: Độ cao điểm cần tính, m Bảng 2. Độ cao (z) điểm cần tính đối với từng loại phương tiện, m Xe mô tô hai Ô tô con (4 đến 9 chỗ Ô tô khách (từ Xe tải nhẹ (có tải Xe tải nặng (có Loại bánh, xe mô tô ngồi), ô tô khách (dưới 30 đến 45 chỗ trọng < 3,5 tấn) tải trọng > 3,5 phương tiện ba bánh 15 chỗ ngồi) ngồi) tấn) Chiều cao 0,4 0,3 0,6 0,6 0,9 (m) x: Khoảng cách từ tâm đường đến điểm cần tính theo hướng gió, m 74
  4. Bảng 3. Khoảng cách từ tâm đường đến lề đường (x) Tên đường Từ tâm đường STT Kí hiệu Từ Đến đến lề đường (m) Nút giao Giáo xứ 1 Đ1 7,5 với Quốc lộ 13 thánh Giuse Phú Mỹ Giáo xứ Ngã tư 2 Đ2 11,25 thánh Giuse Phú Mỹ Nguyễn Văn Linh u: Tốc độ gió trung bình, m/s Tốc độ gió và hướng gió trong nghiên cứu được kế thừa từ trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Bình Dương. Sử dụng giá trị tốc độ gió trung bình giờ để tính nồng độ chất ô nhiễm theo giờ. Hướng gió Đông Bắc – tốc độ gió trung bình 1 m/s h: Độ cao của nguồn đường so với mặt đất xung quanh, tính trung bình là h = 0,5 m. σz: Hệ số khuyếch tán chất ô nhiễm theo phương z (m); σz là hàm số của khoảng cách x theo hướng gió thổi. * σz được xác định bằng công thức (4) và nghiên cứu sử dụng công thức tính toán ở điều kiện khí quyển không ổn định vì tốc độ gió trung bình 1 m/s: σz = 0,53.x0,73 (4) Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thu thập số liệu, phương pháp xử lý số liệu và phương pháp so sánh. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy thuộc thành phố Thủ Dầu Một Khảo sát thực tế cho thấy các tuyến đường Huỳnh Văn Lũy thuộc Thủ Dầu Một có chiều dài 9,3km. Đây là tuyến đường chính đi qua KCN và các huyện, các tỉnh khác do đó lượng xe lưu thông mật độ cao. Bảng 4. Thông tin tuyến đường Huỳnh Văn Lũy thuộc thành phố Thủ Dầu Một Tên đường Độ dài Chiều rộng STT Điểm đầu Điểm cuối (km) đường (m) 1 Nút giao với Quốc lộ 13 Giáo xứ thánh Giuse Phú Mỹ 6,9 15 2 Giáo xứ thánh Giuse Phú Ngã tư Nguyễn Văn Linh 2,4 22,5 Mỹ + Từ nút giao với Quốc lộ 13 đến Giáo xứ thánh Giuse Phú Mỹ tuyến đường có độ dài 6,9km và chiều rộng là 15m. Tuyến đường có độ rộng nhỏ nhưng mật độ xe lưu thông dày đặc và tập trung đông dân cư. + Từ Giáo xứ thánh Giuse Phú Mỹ đến ngã tư Nguyễn Văn Linh độ dài chỉ với 2,4km và chiều rộng đường 22,5m đây là đường xe lưu thông vận chuyển hàng hóa qua các tỉnh, mật độ các phương tiện xe tải, xe ben, xe khách rất lớn nên làn đường ở đây rộng hơn. Kết quả quan trắc lưu lượng phương tiện giao thông trên tuyến đường theo các ngày thứ 2, thứ 5 và chủ nhật vào 4 khung giờ cao điểm – thấp điểm sáng và chiều và theo 2 đoạn đường trên tuyến. Cụ thể được trình bày ở bảng 5. Bảng 5. Lưu lượng phương tiên giao thông theo khung giờ tại tuyến đường Huỳnh Văn Lũy ĐVT: lượt/h 75
  5. Khung CĐS CĐC TĐS TĐC thời gian Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Ngày thứ 2 Xe 2 -3 bánh 6.324 3.582 4.380 2.490 6.576 3.906 5.220 2.274 Ô tô và xe khách < 30 chỗ 750 252 486 174 810 240 528 180 Xe khách 30 – 45 chỗ 54 36 36 18 66 24 30 12 Xe tải 3,5 tấn 54 60 42 42 72 78 42 30 Ngày thứ 5 Xe 2 -3 bánh 6.114 2.892 4.278 2.046 6.582 4.122 5.520 1.788 Ô tô và xe khách < 30 chỗ 558 228 372 180 642 252 414 150 Xe khách 30 – 45 chỗ 84 42 54 6 72 48 36 6 Xe tải 3,5 tấn 48 30 54 48 66 60 78 36 Chủ nhật Xe 2 -3 bánh 4.866 1.668 4.854 1.236 6.900 2.850 6.144 2.760 Ô tô và xe khách < 30 chỗ 378 150 492 132 612 306 570 180 Xe khách 30 – 45 chỗ 30 6 36 12 42 18 18 6 Xe tải 3,5 tấn 30 24 36 18 60 36 30 18 3.2. Ước tính tải lượng, nồng độ phát thải bụi, khí CO, SO 2, NOx từ phương tiện giao thông Dựa theo hệ số phát thải của Quyết định 88/2014/QĐ-UBND, tác giả tiến hành tính toán tải lượng bụi, khí CO, SO2, NOx phát thải từ phương tiện giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy được chỉ ra dưới đây: Bảng 6. Kết quả ước tính tải lượng bụi từ các phương tiện giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy ĐVT: kg/h Hệ số phát Xe Xe tải hạng Xe tải hạng nặng Xe máy Xe ô tô thải khách nhẹ < 3,5 tấn > 3,5 tấn Tổng (g/km.xe) 0,12 0,07 0,98 0,2 1,16 Đoạn đường Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đầu tuần CĐS 5,24 1,03 0,36 0,04 0,37 0,08 0,20 0,04 0,43 0,17 6,59 1,37 TĐS 3,63 0,72 0,23 0,03 0,24 0,04 0,18 0,03 0,34 0,12 4,62 0,93 CĐC 5,44 1,12 0,39 0,04 0,45 0,06 0,24 0,04 0,58 0,22 7,10 1,48 TĐC 4,32 0,65 0,26 0,03 0,20 0,03 0,16 0,03 0,34 0,08 5,27 0,82 Giữa tuần CĐS 5,06 0,83 0,27 0,04 0,57 0,10 0,21 0,04 0,38 0,08 6,49 1,09 TĐS 3,54 0,59 0,18 0,03 0,37 0,01 0,19 0,03 0,43 0,13 4,71 0,79 CĐC 5,45 1,19 0,31 0,04 0,49 0,11 0,28 0,04 0,53 0,17 7,06 1,55 TĐC 4,57 0,51 0,20 0,03 0,24 0,01 0,14 0,03 0,62 0,10 5,78 0,68 Cuối tuần CĐS 4,03 0,48 0,18 0,03 0,20 0,01 0,07 0,03 0,24 0,07 4,72 0,62 TĐS 4,02 0,36 0,24 0,02 0,24 0,03 0,15 0,02 0,29 0,05 4,94 0,48 76
  6. Hệ số phát Xe Xe tải hạng Xe tải hạng nặng Xe máy Xe ô tô thải khách nhẹ < 3,5 tấn > 3,5 tấn Tổng (g/km.xe) 0,12 0,07 0,98 0,2 1,16 Đoạn đường Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 CĐC 5,71 0,82 0,30 0,05 0,28 0,04 0,17 0,04 0,48 0,10 6,95 1,05 TĐC 5,09 0,79 0,28 0,03 0,12 0,01 0,11 0,02 0,24 0,05 5,83 0,91 Bảng 7. Kết quả ước tính tải lượng khí CO từ các phương tiện giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy ĐVT: kg/h Xe tải hạng Xe tải hạng Hệ số Xe Xe máy Xe ô tô nhẹ < 3,5 nặng > 3,5 phát thải khách Tổng tấn tấn (g/km.xe) 21,8 34,8 11,1 34,8 11,1 Đoạn đường Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đầu tuần CĐS 951,26 187,41 180,09 21,05 4,14 0,96 34,58 7,02 4,14 1,60 1174,20 218,03 TĐS 658,84 130,28 116,70 14,53 2,76 0,48 31,70 6,01 3,22 1,12 813,21 152,42 CĐC 989,16 204,36 194,50 20,04 5,05 0,64 41,78 7,52 5,51 2,08 1236,01 234,64 TĐC 785,19 118,98 126,78 15,03 2,30 0,32 27,37 5,51 3,22 0,80 944,86 140,64 Giữa tuần CĐS 919 151,31 133,99 19,04 6,43 1,12 36,02 6,51 3,68 0,80 1099,78 178,78 TĐS 643,50 107,05 89,32 15,03 4,14 0,16 33,14 5,01 4,14 1,28 774,23 128,53 CĐC 990,06 215,66 154,16 21,05 5,51 1,28 48,98 7,02 5,05 1,60 1203,78 246,61 TĐC 830,32 93,55 99,41 12,53 2,76 0,16 24,49 4,51 5,97 0,96 962,95 111,71 Cuối tuần CĐS 731,94 87,27 90,77 12,53 2,30 0,16 11,53 6,01 2,30 0,64 838,83 106,61 TĐS 730,14 64,67 118,14 11,02 2,76 0,32 25,93 3,51 2,76 0,48 879,73 80 CĐC 1037,90 149,11 146,95 25,56 3,22 0,48 30,26 6,51 4,60 0,96 1222,92 182,62 TĐC 924,18 144,40 136,87 15,03 1,38 0,16 18,73 4,01 2,30 0,48 1083,45 164,09 Bảng 8. Kết quả ước tính tải lượng khí SO2 từ các phương tiện giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy ĐVT: kg/h Hệ số Xe tải hạng Xe tải hạng phát Xe máy Xe ô tô Xe khách nhẹ < 3,5 tấn nặng > 3,5 tấn Tổng thải (g/km.xe) 0,03 0,18 1,86 0,05 1,86 Đoạn Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 đường Đầu tuần CĐS 1,31 0,26 0,93 0,11 0,69 0,16 0,05 0,01 0,69 0,27 3,68 0,81 77
  7. TĐS 0,91 0,18 0,60 0,08 0,46 0,08 0,05 0,01 0,54 0,19 2,56 0,53 CĐC 1,36 0,28 1,01 0,10 0,85 0,11 0,06 0,01 0,92 0,35 4,20 0,85 TĐC 1,08 0,16 0,66 0,08 0,39 0,05 0,04 0,01 0,54 0,13 2,70 0,44 Giữa tuần CĐS 1,27 0,21 0,69 0,10 1,08 0,19 0,05 0,01 0,62 0,13 3,70 0,64 TĐS 0,89 0,15 0,46 0,08 0,69 0,03 0,05 0,01 0,69 0,21 2,78 0,47 CĐC 1,36 0,30 0,80 0,11 0,92 0,21 0,07 0,01 0,85 0,27 4,00 0,90 TĐC 1,14 0,13 0,51 0,06 0,46 0,03 0,04 0,01 1,00 0,16 3,16 0,39 Cuối tuần CĐS 1,01 0,12 0,47 0,06 0,39 0,03 0,02 0,00 0,39 0,11 2,26 0,32 TĐS 1,00 0,09 0,61 0,06 0,46 0,05 0,04 0,00 0,46 0,08 2,58 0,28 CĐC 1,43 0,21 0,76 0,13 0,54 0,08 0,04 0,00 0,77 0,16 3,54 0,58 TĐC 1,27 0,20 0,71 0,08 0,23 0,03 0,03 0,00 0,39 0,08 2,62 0,39 Bảng 9. Kết quả ước tính tải lượng khí NOx từ các phương tiện giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy ĐVT: kg/h Hệ số Xe tải hạng Xe tải hạng phát Xe máy Xe ô tô Xe khách nhẹ < 3,5 tấn nặng > 3,5 tấn Tổng thải (g/km.xe) 0,0475 1,805 18,715 1,805 18,715 Đoạn Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 Đ1 Đ2 đường Đầu tuần CĐS 2,07 0,41 9,34 1,09 6,97 1,62 1,79 0,36 6,97 2,69 27,15 6,18 TĐS 1,44 0,28 6,05 0,75 4,65 0,81 1,64 0,31 5,42 1,89 19,20 4,04 CĐC 2,16 0,45 10,09 1,04 8,52 1,08 2,17 0,39 9,30 3,50 32,23 6,46 TĐC 1,71 0,26 6,58 0,78 3,87 0,54 1,42 0,29 5,42 1,35 19,00 3,21 Giữa tuần CĐS 2,00 0,33 6,95 0,99 10,85 1,89 1,87 0,34 6,20 1,35 27,87 4,89 TĐS 1,40 0,23 4,63 0,78 6,97 0,27 1,72 0,26 6,97 2,16 21,70 3,70 CĐC 2,16 0,47 8,00 1,09 9,30 2,16 2,54 0,36 8,52 2,69 30,51 6,78 TĐC 1,81 0,20 5,16 0,65 4,65 0,27 1,27 0,23 10,07 1,62 22,96 2,97 Cuối tuần CĐS 1,59 0,19 4,71 0,65 3,87 0,27 0,60 0,31 3,87 1,08 14,65 2,50 TĐS 1,59 0,14 6,12 0,57 4,65 0,54 1,35 0,18 4,65 0,81 18,36 2,24 CĐC 2,26 0,32 7,62 1,33 5,42 0,81 1,57 0,34 7,75 1,62 24,62 4,41 TĐC 2,01 0,31 7,10 0,78 2,32 0,27 0,97 0,21 3,87 0,81 16,28 2,38 Căn cứ vào phương pháp tính toán đã được nêu ở phần 2 và các kết quả ước tính tải lượng bụi, khí CO, SO2, NOx trung bình một giờ từ các phương tiện giao thông. Từ đó nghiên cứu đưa ra kết quả ước 78
  8. tính nồng độ phát thải bụi, khí CO, SO2, NOx từ các phương tiện giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy, cụ thể như sau: Kết quả ước tính nồng độ bụi trung bình một giờ trên tuyến Huỳnh Văn Lũy được thể hiện sau: Kết quả ước tính nồng độ khí CO trung bình một giờ trên tuyến Huỳnh Văn Lũy được thể hiện sau: 79
  9. Kết quả ước tính nồng độ khí SO2 trung bình một giờ trên tuyến Huỳnh Văn Lũy được thể hiện sau: Kết quả ước tính nồng độ khí NOx trung bình một giờ trên tuyến Huỳnh Văn Lũy được thể hiện sau: 3.3. Đánh giá hiện trạng phát thải và đề xuất giải pháp kiểm soát, giảm thiểu phát thải bụi, khí CO, SO2, NOx Quan sát các biểu đồ trên tác giả nhận thấy: Theo đó tất cả các khung giờ đều có nồng độ bụi không vượt so với mức quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. Tại khung giờ cao điểm chiều của ngày cuối tuần có nồng độ bụi cao nhất 0,19 mg/m 3 nhưng vẫn không vượt quy chuẩn quy định. Nồng độ khí CO trung bình 1 giờ trên tuyến đường trong các khung giờ chỉ vượt quy định tại đoạn nút giao Quốc lộ 13 đến Giáo sứ Thánh Giesu Phú Mỹ, cụ thể vào thời điểm CĐC của ngày đầu tuần vượt 1,06 lần và ngày giữa tuần vượt 1,03 lần, vào khung giờ CĐS ngày đầu tuần nồng độ CO vượt 1 lần so với mức quy định nồng độ khí CO trong QCVN 05:2013/BTNMT. Theo đó mức quy định của nồng độ khí CO 80
  10. trong QCVN 05:2013/BTNMT là 30 mg/m3 còn nồng độ khí CO của tuyến đường lên đến 31,69 mg/m3, 30,85 mg/m 3, 30,22 mg/m3. Như vậy hoạt động giao thông trên tuyến đường này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí và sức khỏe của người đi đường và người dân sống dọc hai bên đường. Đối với khí SO2 thì kết quả cho thấy tại tất cả các khung giờ đều có nồng độ không vượt so với mức quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT là 0,35mg/m 3. Theo biểu đồ cho thấy, nồng độ khí NOx trung bình 1 giờ trên tuyến đường trong các khung giờ đều vượt so với mức quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT. Trong đó, khung giờ cao điểm chiều của cả 3 ngày đều rất cao, cao nhất là ngày đầu tuần là có nồng độ là 0,81 mg/m 3 vượt 4,05 lần so với mức quy định là 0,2 mg/m3, tiếp theo là ngày giữa tuần với nồng độ là 0,75 mg/m 3 vượt 3,75 lần, ngày cuối tuần nồng độ là 0,61 mg/m3 vượt 3,06 lần. Như vậy hoạt động giao thông trên tuyến đường này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng không khí và sức khỏe của người đi đường và người dân sống dọc hai bên đường. Tóm lại, qua quá trình tính toán tác giả nhận thấy: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ phát sinh nhiều loại khí thải độc hại, trong đó khí thải ô nhiễm nặng nhất và phổ biến nhất là khí thải CO và NOx. Các loại phương tiện giao thông như ô tô, xe tải, xe buýt và xe máy đều phát sinh các khí thải này trong quá trình vận hành. Nồng độ CO và NOx đoạn từ Quốc lộ 13 đến giáo xứ thánh Giesu Phú Mỹ vượt hơn so với QCVN 05:2013/BTNMT quy định. Đối với đoạn đường từ Giáo xứ thánh Giesu Phú Mỹ đến ngã tư Nguyễn Văn Linh nồng độ NOx là nồng độ vượt hơn so với QCVN 05:2013/BTNMT quy định. Như vậy, cần phải có những biện pháp để kiểm soát lượng phát thải trên nhằm đảm bảo môi trường sống của người dân bên đường và người tham gia giao thông góp phần giảm thiểu ô nhiễm không khí tại khu vực.  Đề xuất giải pháp: Từ các kết quả trên, tác giả nhận thấy hoạt động của các phương tiện giao thông đã phát sinh một lượng lớn bụi và khí thải vào môi trường không khí xung quanh, điều này sẽ gây tác động xấu đến chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn. Chính vì vậy, tác giả đưa ra một số giải pháp để kiểm soát cũng như giảm thiểu phát thải từ các phương tiện giao thông. - Xây dựng chính sách thu hồi loại bỏ những phương tiện cũ nát không đảm bảo tiêu chuẩn lưu thông. - Thực hiện kiểm kê, kiểm tra khí thải đối với các phương tiện giao thông. - Thiết lập các điểm thu hồi tiếp nhận bảo trì và xử lý xe máy thải bỏ từ người dân. - Xây dựng chính sách hỗ trợ như giảm giá mua xe mới hoặc cho vay mua xe không lãi suất. - Thực hiện điều tiết, phân luồng giao thông hợp lý để hạn chế tình trạng ùn tắc kéo dài gây ô nhiễm môi trường. - Tăng cường việc vệ sinh mặt đường không chỉ giảm bụi, giảm ô nhiễm không khí, tăng cường bảo đảm chất lượng vệ sinh môi trường, mà còn giúp hạ nhiệt trong những ngày nắng nóng. Cùng với đó, cần chú trọng thực hiện quản lý, duy tu, chăm sóc hệ thống cây xanh sẵn có, để những mảng xanh thêm tươi tốt, đồng thời trồng nhiều cây xanh trên tuyến đường như dãy phân cách và dọc theo vỉa hè khu dân cư. - Triển khai tuyến xe buýt xanh nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng, bằng cách ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại nhằm mang lại tiện tích tốt nhất cho người dân. - Thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông sử dụng điện. Sử dụng xe điện góp phần hạn chế khí thải ra ngoài môi trường, giúp giảm ô nhiễm không khí. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các trạm sạc xe điện. Lắp đặt các trạm sạc kết hợp với hệ thống máy che bằng pin năng lượng mặt trời và hệ thống dự trữ điện năng bên dưới lòng đất để cung cấp điện cho các trạm sạc đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp. - Gia tăng tỷ lệ sử dụng xăng E5, E10 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. 81
  11. - Tuyên truyền và vận động người tham gia giao thông tắt máy xe khi dừng đèn đỏ trên 25s để giảm lượng xăng tiêu thụ, giảm lượng khói thải ra môi trường. - Tuyên truyền và phổ cập kiến thức cho người tham gia giao thông, có thể lựa chọn các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường và xây dựng thói quen bảo dưỡng định kỳ đối với phương tiện để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông và bảo vệ môi trường. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu đã thực hiện khảo sát lưu lượng, ước tính tải lượng, nồng độ bụi, khí thải CO, SO2, NOx từ các phương tiện giao thông trên tuyến đường Huỳnh Văn Lũy, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Kết quả cho thấy nồng độ bụi, khí thải SO2 phát sinh từ các phương tiện giao thông trên tuyến đường không vượt quy định cho phép. Tuy nhiên, đối với khí thải CO thì trên đoạn từ nút giao Quốc lộ 13 đến Giáo xứ thánh Giesu Phú Mỹ vào khung giờ cao điểm sáng đầu tuần với nồng độ CO là 30,22 mg/m3 vượt 1 lần và cao điểm chiều ngày đầu tuần và giữa tuần nồng độ CO là 31,69 mg/m 3 vượt 1,06 lần, 30,85 mg/m3 vượt 1,03 lần so với mức quy định trong QCVN 05:2013/BTNMT (30 mg/m3). Đối với khí thải NOx thì cho thấy nồng độ khí thải này vượt cả trên 2 đoạn của tuyến đường, đặc biệt tại khung giờ cao điểm chiều của cả 3 ngày đều rất cao, cao nhất là ngày đầu tuần là có nồng độ là 0,81 mg/m3 vượt 4,05 lần so với mức quy định, tiếp theo là ngày giữa tuần với nồng độ là 0,75 mg/m3 vượt 3,75 lần, ngày cuối tuần nồng độ là 0,61 vượt 3,05 lần. Một số giải pháp thiết thực khả thi cần áp dụng tại tuyến đường Huỳnh Văn Lũy như: thu hồi loại bỏ các phương tiện cũ nát, thực hiện kiểm kê, kiểm tra khí thải đối với các phương tiện giao thông, chính sách hỗ trợ như giảm giá mua xe mới hoặc cho vay mua xe không lãi suất, triển khai tuyến xe buýt xanh, khuyến khích sử dụng xe điện, gia tăng tỷ lệ sử dụng xăng E5, E10. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (2015). Đánh giá phát thải khí nhà kính CO2 từ hoạt động giao thông trên địa bàn quận Đống Đa và quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội và đề xuất giải pháp kiểm soát (Luận văn thạc sỹ khoa học). Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 2. Trần Ngọc Chấn (1999). Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ sư. 3. Phạm Ngọc Đăng (1997). Môi trường không khí. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật. 4. Thế Hoằng (2021). Kiểm soát khí thải của các phương tiện giao thông 5. Nguyễn Huỳnh Ánh Tuyết, Đinh Quang Toàn, Nguyễn Thị Khánh Tuyền và Huỳnh Thị Kim Yến (2016). Ứng dụng mô hình Sutton trong đánh giá ô nhiễm không khí do giao thông ở đại lộ Bình Dương. Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một, 2(27), 32 – 41 6. UBND tỉnh Bình Dương, (2014). Quyết định Số: 88/2014/QĐ-UBND ban hành hướng dẫn thu thập, tính toán chỉ thị môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013 – 2020 7. UBND tỉnh Bình Dương, (2019). Quyết định số: 10/2019/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương ban hành quy định về phân cấp đường, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng, vạt góc giao lộ các tuyến đường trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một và đường Mỹ Phước-Tân Vạn, tỉnh Bình Dương 82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
35=>2