Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG NHẬN THỨC Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH<br />
Phạm Thành Lũy*, Cao Phi Phong**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mở đầu: Động kinh là một rối loạn thần kinh thường gặp. Suy giảm chức năng nhận thức góp phần làm gia<br />
tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh động kinh, ảnh hưởng sự phát triển trí tuệ ở trẻ em, chức năng và chất<br />
lượng cuộc sống của người lớn.<br />
Mục tiêu nghiên cứu: Xác định tỉ lệ và các yếu tố liên quan gây suy giảm nhận thức ở bệnh nhân động kinh<br />
Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang được thực hiện trên những bệnh nhân động kinh ≥ 18 tuổi<br />
được điều trị động kinh tại Trung tâm y tế Thành Phố Cà Mau. Đối tượng tham gia nghiên cứu được phỏng vấn<br />
và khám lâm sàng. Nhận thức được đánh giá theo thang điểm MoCA (Montreal cognitive assessment).<br />
Kết quả: Nghiên cứu gồm 201 bệnh nhân, tuổi trung bình là 39,33 (±15,05), điểm MoCA trung bình là<br />
19,26 (±8,98). So với người động kinh không suy giảm nhận thức, người động kinh có suy giảm nhận thức có<br />
điểm trung bình các lĩnh vực nhận thức theo MoCA đều thấp hơn (p< 0,001). Tỉ lệ suy giảm nhận thức chung là<br />
61,19%. Các yếu tố liên quan suy giảm nhận thức bao gồm tuổi, nhóm tuổi khởi phát động kinh, tần suất cơn<br />
động kinh và sử dụng thuốc phenobarbital (p < 0,05).<br />
Kết luận: Suy giảm chức năng nhận thức là thường gặp ở bệnh nhân động kinh, các yếu tố liên quan gồm<br />
tuổi, nhóm tuổi, tần suất cơn giật và sử dụng thuốc phenobarbital.<br />
Từ khóa: Động kinh, suy giảm nhận thức, các yếu tố ảnh hưởng<br />
ABSTRACT<br />
ASSESSING COGNITIVE FUNCTION IN EPILEPTIC PATIENTS<br />
Pham Thanh Luy, Cao Phi Phong<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement Vol. 22 - No 1- 2018: 231 - 237<br />
<br />
Background: Epilepsy is a common neurological disorder, Cognitive impairment significantly increases<br />
epileptic severity, affect intellectual development of children and Function and quality of life of adults.<br />
Objective: To identify the prevalence of cognitive impairment and associated factors with cognitive<br />
impairment in epileptic patients.<br />
Methods: An observational cross-sectional study was conducted on patients aged 18 years and over who<br />
were treated at Ca Mau Health center. Eligible participants were clinically examined and interviewed. Patients’<br />
cognitions were assessed using MoCA (Montreal Cognitive assessment).<br />
Results: A sample of 201 patients were recruited. The mean age was 39.33 (± 15.05). MoCA’s mean score<br />
was 19.26 ± 8.98. Compared to epileptic patients without cognitive impairment, those with cognitive impairments<br />
had lower scores in MoCA (p < 0.001). The prevalence of cognitive impairment was 61.19%. Age, age of onset,<br />
frequency of seizures and phenobarbital use were associated with cognitive impairment (< 0.05).<br />
Conclusion: Cognitive impairment is frequent in epileptic patients. Associated factors with cognitive<br />
impairment were age, age of onset, frequency of seizure and phenobarbital use.<br />
Keywords: epilepsy, cognitive impairment, influencing factors<br />
<br />
* BV. Tỉnh Cà Mau Bộ môn Thần Kinh. Đại Học Y Dược TP. HCM<br />
Tác giả liên lạc: BS. Phạm Thành Lũy Email: luyphambvcm@gmail.com ĐT: 0939959664<br />
<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa 237<br />
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
Động kinh là một rối loạn thần kinh thường Dân số mục tiêu và dân số chọn mẫu gồm<br />
gặp, ước tính chiếm khoảng 1% dân số(16). Đặc những bệnh nhân động kinh ≥ 18 tuổi được quản<br />
trưng để xác định động kinh là cơn động kinh lý và điều trị động kinh tại Trung tâm y tế<br />
khởi phát đột ngột và có xu hướng lặp lại, ngoài (TTYT) TP. Cà Mau. Thời gian từ tháng 1 năm<br />
cơn động kinh thì người bệnh còn phải gánh chịu 2017 đến tháng 4 năm 2017. Loại trừ các đối<br />
nhiều hậu quả khác, trong đó suy giảm chức năng tượng đã có sa sút trí tuệ trước động kinh, chậm<br />
nhận thức là biểu hiện thường gặp góp phần quan phát triển tâm thần từ nhỏ, khiếm thị và mù chữ.<br />
trọng làm tăng gánh nặng của bệnh động kinh. Nghiên cứu mô tả cắt ngang, các biến số thu<br />
Suy giảm chức năng nhận thức thoáng qua là biểu thập trong nghiên cứu bao gồm: tuổi, giới, nơi cư<br />
hiện của rối loạn chức năng não trong cơn động trú, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tiền sử bệnh,<br />
kinh hoặc giữa cơn động kinh, tuy nhiên suy giảm tuổi khởi phát cơn động kinh, loại cơn động<br />
chức năng nhận thức có thể là hậu quả thứ phát kinh, tần số cơn giật, loại thuốc và số thuốc đang<br />
của động kinh mãn tính, ảnh hưởng đến nhiều điều trị, thời gian điều trị.<br />
lĩnh vực nhận thức như : chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ, Bệnh nhân (BN) phù hợp với tiêu chuẩn<br />
chức năng điều hành(9). Những hậu quả này đôi chọn mẫu sẽ được tiến hành phỏng vấn và khám<br />
khi còn nặng nề hơn chính bản thân cơn động lâm sàng, thu thập các biến số, sau đó đánh giá<br />
kinh, làm giảm chất lượng cuộc sống của người chức năng nhận thức qua thang điểm MoCA.<br />
bệnh, mặc dù nguyên nhân chính xác gây suy Các biến số định tính được mô tả bằng tần số và<br />
giảm nhận thức trong động kinh còn chưa được tỉ lệ phần trăm, các biến định lượng được mô tả<br />
hiểu rỏ, nhưng có ba yếu tố liên quan là nguyên bằng giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Xét mối<br />
nhân gây động kinh, yếu tố liên quan lâm sàng liên quan giữa các biến số dịch tễ, biến số lâm<br />
cơn động kinh và can thiệp điều trị cũng được sàng cơn động kinh và điều trị với thang điểm<br />
xem là yếu tố góp phần quan trọng, trong đó MoCA bằng kiểm định chi bình phương, so sánh<br />
thuốc chống động kinh được xem là phương điểm trung bình các lĩnh vực nhận thức giữa<br />
pháp điều trị chủ yếu nhưng thuốc chống động người động kinh nhận thức bình thường và<br />
kinh ngoài việc kiểm soát cơn động kinh cũng ảnh giảm nhận thức bằng kiểm định t, phân tích hồi<br />
hưởng lên quá trình nhận thức(3). Nhận biết các qui logistic mối liên quan dịch tễ, lâm sàng cơn<br />
yếu tố trên là rất quan trọng trong quản lý bệnh động kinh và điều trị với suy giảm nhận thức<br />
động kinh nhưng thực tế hiện nay bác sỉ điều trị (SGNT), độ mạnh mối liên quan được đánh giá<br />
động kinh chỉ nhằm mục đích kiểm soát cơn động qua tỉ số chênh (OR) với giá trị p < 0,05 được xem<br />
kinh chưa quan tâm đánh giá chức năng nhận là có ý nghĩa thống kê, xử dụng phần mềm<br />
thức. Để cải thiện và quản lý người bệnh động thống kê STATA 12.0.<br />
kinh được tốt hơn thì đánh giá chức năng nhận KẾT QUẢ<br />
thức là một nhu cầu thực sự cần thiết. Từ những<br />
Tỉ lệ suy giảm nhận thức đánh giá bằng thang<br />
lý do trên chúng tôi thực hiện nghiên cứu này<br />
điểm MoCA ở bệnh nhân động kinh ≥ 18 tuổi<br />
nhằm các mục tiêu sau:<br />
tại TP. Cà Mau<br />
1. Xác định tỉ lệ suy giảm nhận thức bằng<br />
Mẫu nghiên cứu của chúng tôi gồm 201 bệnh<br />
thang điểm MoCA ở bệnh nhân động kinh tại<br />
nhân có tuổi trung bình 39,33±15,02 nhóm tuổi có<br />
TP. Cà Mau.<br />
bệnh nhân chiếm đa số 18-40 tuổi, 115 nam<br />
2. Xác định mối liên quan giữa suy giảm (57,2%) 86 nữ (42,8%), 114 BN có cơn động kinh<br />
nhận thức với các yếu tố dịch tễ, lâm sàng, và toàn thể nguyên phát (56,72%), 12 BN có cơn<br />
điều trị ở bệnh nhân động kinh. động kinh cục bộ đơn giản (5,97%), 14 BN cơn<br />
<br />
<br />
238 Chuyên Đề Nội Khoa<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 1 * 2018 Nghiên cứu Y học<br />
<br />
động kinh cục bộ phức tạp (6,97%), 61 BN cơn trình độ học vấn, nhóm có trình độ học vấn càng<br />
động kinh toàn thể thứ phát (30,34%). Tỉ lệ suy thấp nguy cơ SGNT càng cao. nhóm BN lao<br />
giảm nhận thức chung theo đánh giá thang điểm động chân tay và thất nghiệp nguy cơ SGNT cao<br />
MoCA là 61,19%. hơn nhóm lao động trí óc (Bảng 1).<br />
Liên quan giữa đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và Yếu tố lâm sàng cơn động kinh<br />
điều trị với suy giảm nhận thức ở bệnh nhân Tần suất cơn, tuổi khởi phát, thời gian bệnh<br />
động kinh<br />
tỉ lệ nghịch với SGNT. Tần suất cơn trung bình<br />
Yếu tố dịch tễ và cơn dày, tuổi khởi phát cơn càng nhỏ và Thời<br />
Nhóm tuổi có tỉ lệ SGNT cao nhất là nhóm gian bệnh càng dài thì tỉ lệ SGNT càng tăng<br />
41-60 và trên 60, nhóm tuổi có tỉ lệ SGNT thấp<br />
(Bảng 2).<br />
nhất là 18-40. Nguy cơ SGNT tỉ lệ nghịch với<br />
Bảng 1: Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ở người bị động kinh giữa hai nhóm suy giảm nhận thức và có nhận thức<br />
bình thường (n=201)<br />
Suy giảm nhận thức Nhận thức bình thường<br />
Yếu tố dịch tễ Giá trị p<br />
(MoCA < 26) (n=123) (MoCA ≥26) (n=78)<br />
18-40 67 (54,47%) 56 (45,53%)<br />
Nhóm tuổi 41-60 41 (71,93%) 16 (28,07%) 0,049<br />
>60 15 (71,43%) 6 (28,57%)<br />
Nam 67 (58,26%) 48 (41,74%)<br />
Giới 0,328<br />
Nữ 56 (65,12%) 30 (34,88%)<br />
Thành thị 65 (57,02%) 49 (42,98%)<br />
Nơi cư trú 0,164<br />
Nông thôn 58 (66,67%) 29 (33,33%)<br />
Cấp 1 95 (92,23) 8 (7,77%)<br />
Trình độ<br />
Cấp 2 23 (39,66%) 35 (60,34%)