Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ CHỨC NĂNG HÔ HẤP Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI<br />
TẮC NGHẼN MẠN TÍNH ĐIỀU TRỊ THEO GOLD<br />
Phạm Hoàng Khánh*, Nguyễn Thị Lệ**<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: theo dõi và đánh giá được diễn tiến chức năng hô hấp trong thời gian dài dựa trên áp dụng<br />
hướng dẫn của Chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (The Global initiative for chronic<br />
Obstructive Lung Disease: GOLD)<br />
Phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu và tiền cứu có phân tích<br />
Kết quả: nghiên cứu được tiến hành trên 562 bệnh nhân (BN) BPTNMT trong thời gian từ 1/2006 đến<br />
1/2011, trong đó có 512 BN nam và 50 BN nữ. Kết quả như sau: Giá trị % trung bình các chỉ số (F)VC, FEV1,<br />
FEV1/(F)VC, FEF25-75 và PEF ở lần khám đầu tiên lần lượt là 67,00 ± 51,82; 49,98 ± 23,88; 57,90 ± 15,24;<br />
32,58 ± 28,18 và 46,62 ± 24,84. Tỷ lệ đáp ứng với thuốc dãn phế quản là 33,07%, trình tự tỷ lệ đáp ứng giảm<br />
dần sẽ là (F)VC, FEV1, (F)VC và FEV1. Ở nam: chỉ số FEF25-75 tiếp tục giảm theo thời gian, FEV1 giảm ở các<br />
năm 1, 2, 3, 4 nhưng lại về mức ban đầu sau 5 năm, (F)VC và PEF có sự cải thiện sau 5 năm điều trị. Ở nữ: các<br />
chỉ số hô hấp ký đều giảm theo thời gian và diễn tiến ở nữ xấu hơn nam.<br />
Kết luận: Các chỉ số hô hấp đều giảm theo thời gian, tuy nhiên (F) VC, FEV1 và PEF có cải thiện sau 5 năm<br />
và diễn tiến ở nữ xấu hơn nam<br />
Từ khóa: chức năng hô hấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính<br />
<br />
SUMMARY<br />
ASSESSMENT OF RESPIRATORY FUNCTION IN PATIENTS<br />
WITH CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE BASED ON GOLD<br />
Pham Hoang Khanh, Nguyen Thi Le<br />
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 1 – 2012: 43 - 48<br />
Objectives: To monitor and evaluate the long time progress of respiratory function on the patinets with<br />
COPD based on The Global initiative for chronic Obstructive Lung Disease guidelines.<br />
Methods: descriptive, prospective and retrospective study.<br />
Results: The study conducted on 562 patients (512 male patients and 50 female patients) from 1/2006 to<br />
1/2011. Results: The percentage of average (F)VC, FEV1, FEV1/ (F)VC, FEF25-75 and PEF the first visit were<br />
67.00±51.82; 49,98±23.88; 57.90±15.24; 32.58±28.18 and 46.62±24.84. The rate of high response to<br />
bronchodilator test was 33.07% and the one of decreasing response rates will be (F)VC, FEV1, (F)VC and FEV1.<br />
In male patinets: FEF25-75 index continued to decline over time, FEV1 decreased at 1, 2, 3, 4 but the initial levels<br />
after 5 years, (F)VC and PEF significantly improved after 5 years treatment. In female patinets: the only sign of<br />
respiration decreased with time and the progress in female was worse than male.<br />
Conclusions: Respiratory index decreased over time, however (F)VC, FEV1 and PEF improved after 5 years<br />
and progress in female is worse than male<br />
* Bộ môn Sinh Lý học – Đại học Y Cần Thơ.<br />
**Bộ môn Sinh Lý học - Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh<br />
Tác giả liên lạc: TS Nguyễn Thị Lệ<br />
ĐT: 0903311507.<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Email: bs.nguyenthile@gmail.com<br />
<br />
43<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
<br />
Key words: pulmonary function, Chronic Obstructive Pulmonary Disease<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
<br />
Thiết kế nghiên cứu<br />
<br />
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 600<br />
triệu người bị BPTNMT trên toàn cầu, đến năm<br />
2020 nguyên nhân tử vong do BPTNMT sẽ vượt<br />
lên hàng thứ 3(6,2). Việt Nam đã áp dụng hướng<br />
dẫn của GOLD vào thực tế điều trị và kết quả<br />
cho thấy rất khả quan. Để góp phần khẳng định<br />
vai trò của GOLD trong thời gian qua, đặc biệt<br />
đánh giá và theo dõi sự thay đổi chức năng hô<br />
hấp trong thời gian dài bằng hô hấp ký thì còn<br />
rất hạn chế. Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi<br />
thực hiện đề tài với mong muốn sẽ tìm ra những<br />
thay đổi quan trọng về chức năng thông khí<br />
phổi sau 5 năm điều trị theo GOLD, từ đó có thể<br />
góp phần khẳng định vai trò của GOLD tại Việt<br />
Nam<br />
<br />
Đề tài được nghiên cứu theo kiểu mô tả hồi<br />
cứu và tiền cứu có phân tích.<br />
<br />
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br />
<br />
- Dựa vào mục tiêu của đề tài, các BN đến<br />
khám sẽ được đo hô hấp ký bằng máy hiệu<br />
Spiroanalyzer ST-95 của hãng Fukuda Sanyo,<br />
Nhật Bản trước và sau thử thuốc giãn phế<br />
quản. Sau đó, chúng tôi tiến hành thu thập<br />
các biến số nghiên cứu như sau: VC, FVC,<br />
FEV1, FEV1/ (F)VC, PEF, FEF25-75 và đánh<br />
giá tình trạng đáp ứng với thuốc giãn phế<br />
quản<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu<br />
- Những BN BPTNMT đến khám và điều trị<br />
tại Phòng khám hô hấp Bệnh viện Đại học Y<br />
Dược Thành Phố Hồ Chí Minh trong thời gian<br />
từ 01/2006 đến 01/2011.<br />
<br />
Tiêu chuẩn lựa chọn<br />
- Những bệnh nhân được chúng tôi đưa vào<br />
nhóm nghiên cứu khi hội đủ các tiêu chuẩn sau:<br />
<br />
Cỡ mẫu<br />
Cỡ mẫu cho đề tài nghiên cứu được tính<br />
theo công thức:<br />
z21-α/2.p (1-p)<br />
n=<br />
<br />
(1,96)2pq<br />
=<br />
<br />
d2<br />
<br />
d2<br />
<br />
- Ở BN HPQ: tần suất HPQ tại Việt Nam là<br />
6,7% nên chúng tôi chọn p=0,067; q=0,933;<br />
d=0,05. Tính ra được n=96. Như vậy, chúng tôi<br />
cần phải chọn ít nhất 96 BN BPTNMT đạt tiêu<br />
chuẩn để đưa vào nghiên cứu.<br />
<br />
Các biến số nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp xử lý số liệu<br />
<br />
+ Bệnh nhân đến khám lần đầu tiên tại<br />
Phòng khám hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược<br />
Thành Phố Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian<br />
từ 01/2006 đến 01/2011.<br />
<br />
Các số liệu nghiên cứu được xử lý bằng máy<br />
vi tính và phần mềm SPSS 15.0<br />
<br />
+ Bệnh nhân được chẩn đoán xác định<br />
BPTNMT và điều trị theo GOLD.<br />
<br />
Đặc điểm về dân số nghiên cứu<br />
<br />
+ Các đối tượng này được theo dõi và điều<br />
trị ngoại trú theo GOLD trong khoảng thời gian<br />
từ 01/2006 đến 01/2011.<br />
<br />
Tiêu chuẩn loại trừ<br />
Chúng tôi không đưa vào nghiên cứu những<br />
đối tượng có kèm các bệnh lý nội khoa: lao, suy<br />
tim nặng, tâm thần,..và không thuộc tiêu chuẩn<br />
lựa chọn.<br />
<br />
44<br />
<br />
KẾT QUẢ - BÀN LUẬN<br />
Sau thời gian thu thập số liệu hồi cứu và tiền<br />
cứu từ 1/2006 đến 1/2011, chúng tôi đã có được<br />
kết quả phân tích của 562 BN BPTNMT, trong<br />
đó càng về sau số lượng BN đến khám giảm<br />
dần, tuy nhiên sau 5 năm theo dõi vẫn còn trên<br />
96 BN quay lại tái khám (98 BN). Có sự chênh<br />
lệch lớn về giới tính: nam chiếm 91,10% và phù<br />
hợp với nghiên cứu dịch tễ BPTNMT toàn quốc<br />
của Đinh Ngọc Sỹ và cộng sự(7). Cũng theo<br />
nghiên cứu của chúng tôi thì độ tuổi trung bình<br />
của các BN BPTNMT là 66,47±11,66, kết quả này<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
giống với báo cáo của nghiên cứu điều tra dữ<br />
liệu cơ bản về BN BPTNMT của Trần Thiện<br />
Luân và cộng sự năm 2008 tại Bệnh viện Đại học<br />
Y dược thành phố Hồ Chí Minh (66,90±10,00)(4),<br />
hơn hết giá trị này phản ánh đúng với y văn đã<br />
nêu chủ yếu BN BPTNMT phần lớn gặp ở người<br />
cao tuổi và nam nhiều hơn nữ. Như vậy, bước<br />
đầu đặc điểm dân số nghiên cứu của chúng tôi<br />
đã tương đồng với dữ liệu của GOLD.<br />
<br />
Đánh giá đáp ứng với thuốc giãn phế quản<br />
ở BN BPTNMT:<br />
Tỷ lệ đáp ứng với thuốc giãn phế quản là<br />
33,07%; kết quả này cao hơn so với tác giả<br />
Isabella Correia Silvestri (26,85%)(8) hay của<br />
Trịnh Mạnh Hùng (27,78%)(9). Sự giống và khác<br />
nhau này có thể do tiêu chuẩn đáp ứng không<br />
đồng nhất với nhau. Về kiểu hình đáp ứng thì<br />
trình tự tỷ lệ đáp ứng giảm dần sẽ là (F)VC,<br />
FEV1, (F)VC và FEV1, trình tự này hoàn toàn<br />
giống với Cao Thị Mỹ Thúy và của Isabella<br />
Correia Silvestri, cho thấy mức đáp ứng với<br />
thuốc giãn phế quản phụ thuộc vào chỉ số (F)VC<br />
và FEV1.<br />
Các giá trị trung bình và diễn tiến các thông<br />
số (F)VC, FEV1, FEV1/ (F)VC, FEF25-75 và PEF<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
<br />
của BN BPTNMT trong thời gian điều trị (Bảng<br />
1).<br />
Giá trị trung bình (F)VC là 67,00±51,82, trong<br />
đó nữ thấp hơn nam. Giá trị này gần tương<br />
đương với nghiên cứu của Cao Thị Mỹ Thúy(1)<br />
hay của Lê Thị Huyền Trang(3). Qua quá trình<br />
theo dõi giá trị (F)VC giảm dần sau 4 tuần<br />
nhưng sau đó có xu hướng tăng và sau 5 năm<br />
giá trị này cao hơn so với lần khám đầu tiên. Sự<br />
biến đổi của (F)VC này không giống với kết quả<br />
của Lê Thị Huyền Trang(3) (biểu đồ 2), nhưng cả<br />
2 nghiên cứu đã chứng minh được giá trị (F)VC<br />
sẽ cao nhất sau 16 tuần điều trị và giá trị này sau<br />
5 năm đều cao hơn so với lần khám đầu tiên.<br />
Ngoài ra trong nghiên cứu của chúng tôi ở nữ<br />
BN BPTNMT sự thay đổi của (F)VC có xu<br />
hướng tăng có ý nghĩa thống kê sau 12 tuần.<br />
Nếu theo dõi ở các năm tiếp theo thì ở thời điểm<br />
năm thứ 3 các nữ BN BPTNMT có giá trị (F)VC<br />
giảm dần, trong khi đó các BN nam thì lại giữ<br />
mức ổn định thậm chí tăng nhẹ chỉ số này, tuy<br />
nhiên sự thay đổi ở các thời điểm này không có<br />
ý nghĩa thống kê. Điều này cho thấy diễn tiến<br />
tích cực của (F)VC khi điều trị theo hướng dẫn<br />
của GOLD và sự thay đổi không giống nhau ở<br />
nam và nữ.<br />
<br />
Bảng 1: Giá trị trung bình của các thông số hô hấp ở lần đầu và các năm tiếp theo của BN BPTNMT<br />
Lần<br />
Giới tính<br />
khám<br />
<br />
(F)VC<br />
<br />
FEV1<br />
<br />
FEV1/ (F)VC<br />
<br />
FEF25-75<br />
<br />
PEF<br />
<br />
( X ± SD) (%)<br />
<br />
( X ± SD) (%)<br />
<br />
( X ± SD) (%)<br />
<br />
( X ± SD) (%)<br />
<br />
( X ± SD) (%)<br />
<br />
Lần đầu<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Chung<br />
<br />
67,43±53,85<br />
62,70±22,10<br />
67,00±51,82<br />
<br />
50,14±23,68<br />
48,40±25,11<br />
49,98±23,88<br />
<br />
57,83±15,13<br />
58,58±16,44<br />
57,90±15,24<br />
<br />
32,61±27,96<br />
32,24±30,69<br />
32,58±28,18<br />
<br />
46,69±24,40<br />
45,94±29,19<br />
46,62±24,84<br />
<br />
Sau 1<br />
năm<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Chung<br />
<br />
65,33±15,65*<br />
69,00±5,83<br />
65,65±15,06*<br />
<br />
47,19±16,82*<br />
51,84±5,49<br />
47,59±17,89*<br />
<br />
53,63±12,26*<br />
60,66±7,44<br />
54,24±12,05*<br />
<br />
26,42±20,76*<br />
21,16±4,95*<br />
26,23±19,88*<br />
<br />
47,82±14,00*<br />
42,33±11,36*<br />
47,34±17,53*<br />
<br />
Sau 2<br />
năm<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Chung<br />
<br />
66,36±13,71*<br />
67,60±19,18<br />
66,63±14,84*<br />
<br />
44,13±13,92*<br />
50,90±15,40<br />
45,60±14,35*<br />
<br />
50,44±10,50*<br />
59,80±8,62<br />
52,47±10,76*<br />
<br />
21,25±10,52*<br />
24,40±10,07*<br />
21,93±10,40*<br />
<br />
46,83±15,95*<br />
51,60±17,92<br />
47,86±16,31*<br />
<br />
Sau 3<br />
năm<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Chung<br />
<br />
64,51±19,09*<br />
68,57±17,27<br />
65,26±18,61*<br />
<br />
43,00±18,44*<br />
46,28±12,40*<br />
43,60±17,39*<br />
<br />
51,09±12,99*<br />
52,71±8,59*<br />
51,39±12,21*<br />
<br />
20,90±14,06*<br />
19,71±5,02*<br />
20,68±12,83*<br />
<br />
47,80±22,91*<br />
44,00±11,66*<br />
47,10±21,21*<br />
<br />
Sau 4<br />
năm<br />
<br />
Nam<br />
Nữ<br />
Chung<br />
<br />
69,06±15,90<br />
51,33±1,52*<br />
67,40±16,00*<br />
<br />
44,79±14,37*<br />
41,33±6,80*<br />
44,46±13,80*<br />
<br />
50,48±11,38*<br />
59,66±6,42<br />
51,34±11,27*<br />
<br />
19,96±9,16*<br />
24,66±8,02*<br />
20,40±9,05*<br />
<br />
47,58±15,80*<br />
31,66±8,62<br />
46,09±15,89*<br />
<br />
Sau 5<br />
<br />
Nam<br />
<br />
72,12±21,07<br />
<br />
50,27±23,00<br />
<br />
55,00±8,48*<br />
<br />
24,63±16,38*<br />
<br />
50,84±20,71*<br />
<br />
Chuyên Đề Nội Khoa II<br />
<br />
45<br />
<br />
Nghiên cứu Y học<br />
năm<br />
<br />
Nữ<br />
Chung<br />
<br />
55,50±9,19*<br />
71,17±20,87<br />
<br />
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 1 * 2012<br />
41,00±14,14*<br />
49,74±22,55*<br />
<br />
52,15±12,16*<br />
52,31±11,91*<br />
<br />
22,50±14,84*<br />
24,51±16,10*<br />
<br />
41,50±20,50<br />
50,31±20,51*<br />
<br />
Ghi chú: (*) là có ý nghĩa thống kê so với lần khám đầu (p