TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
BIẾN ĐỔI LÂM SÀNG VÀ CHỨC NĂNG HÔ HẤP<br />
Ở BỆNH NHÂN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH<br />
SAU PHẪU THUẬT GIẢM THỂ TÍCH PHỔI<br />
Đồng Khắc Hưng*; Tạ Bá Thắng**<br />
Nguyễn Huy Lực**; Nguyễn Trường Giang** và CS<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá biến đổi lâm sàng và chức năng hô hấp ở bệnh nhân (BN) bệnh phổi tắc<br />
nghẽn mạn tính (BPTNMT) sau phẫu thuật giảm thể tích phổi. Đối tượng và phương pháp: 15<br />
BN được chẩn đoán xác định BPTNMT, có khí thũng phổi nặng, đã phẫu thuật giảm thế tích<br />
phổi tại Bệnh viện Quân y 103. Đánh giá biến đổi lâm sàng, chỉ số CAT, chức năng hô hấp sau<br />
phẫu thuật 1, 3 tháng. Kết quả: cải thiện rõ rệt mức độ khó thở sau 1 và 3 tháng. Điểm CAT<br />
giảm rõ rệt sau phẫu thuật 1 và 3 tháng (p < 0,05). Giá trị trung bình của FVC và FEV1 tăng rõ<br />
rệt sau 3 tháng (p < 0,05). Kết luận: sau phẫu thuật giảm thể tích phổi, bước đầu đã cải thiện<br />
mức độ khó thở, chỉ số chất lượng cuộc sống và chức năng hô hấp ở BN BPTNMT.<br />
* Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Chức năng hô hấp; Phẫu thuật giảm thể tích phổi.<br />
<br />
The Changes of Clinical Features and Lung Function in Patients<br />
with Chronic Obstructive Pulmonary Disease after Lung Volume<br />
Reduction Surgery<br />
Summary<br />
Objectives: To evaluate the changes of clinical features and lung function in patients with<br />
chronic obstructive pulmonary disease (COPD) after lung volume reduction surgery (LVRS).<br />
Subjects and methods: 15 patients with COPD had severe heterogeneous emphysema, after<br />
LVRS at 103 Hospital. The clinical features, CAT index and lung function test were evaluated in<br />
1 and 3 months after LVRS. Results: Patients had relief of dyspnea in 1 and 3 months after<br />
LVRS. CAT index reduced significantly in 1 and 3 months after LVRS (p < 0.05). The average<br />
value of FVC and FEV1 increased significantly after 3 months (p < 0.05). Conclusion: LVRS in<br />
patients with COPD had improved the dyspnea level, the quality of life and lung function.<br />
* Key words: Chronic obstructive pulmonary disease; Lung function; Lung volume reduction surgery.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh<br />
với đặc trưng do giảm lưu lượng thở không<br />
<br />
hồi phục hoàn toàn, tiến triển từ từ, nặng<br />
dần và kèm theo đáp ứng viêm bất thường<br />
của đường thở do khói bụi và khí độc hại.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
** Bệnh viện Quân y 103<br />
Người phản hồi (Corresponding): Tạ Bá Thắng (tabathang@yahoo.com)<br />
Ngày nhận bài: 06/10/2015; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 29/12/2015<br />
Ngày bài báo được đăng: 04/01/2016<br />
<br />
127<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
Điều trị giảm thể tích phổi (Lung<br />
volume reduction) là một trong những<br />
phương pháp điều trị duy trì trong<br />
BPTNMT. Nguyên lý của điều trị giảm thể<br />
tích phổi là làm xẹp hoặc mất vùng phổi<br />
khí thũng nặng, làm cho vùng phổi ít tổn<br />
thương hơn được giải phóng, hồi phục và<br />
duy trì kích thước gần với ban đầu. Lợi<br />
ích của phương pháp điều trị giảm thể<br />
tích phổi là cải thiện triệu chứng khó thở,<br />
tăng khả năng vận động, cải thiện chức<br />
năng hô hấp, giảm đợt bùng phát (ĐBP)<br />
của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc<br />
sống cho BN. Có 2 phương pháp điều trị<br />
giảm thể tích phổi: phẫu thuật và nội soi<br />
phế quản làm giảm thể tích phổi [1]. Phẫu<br />
thuật giảm thể tích phổi (Lung volume<br />
reduction surgery - LVRS) điều trị BPTNMT<br />
được thực hiện đầu tiên từ năm 1950 [2],<br />
nhưng đến năm 1990, kỹ thuật này mới<br />
phát triển và từ 2003 đã có nhiều nghiên<br />
cứu đa trung tâm đánh giá hiệu quả của<br />
kỹ thuật, kết quả cho thấy hiệu quả tốt [2, 3,<br />
4]. Tại Việt Nam, kỹ thuật này được thực<br />
hiện lần đầu tiên tại Bệnh viện Quân y 103<br />
trong khuôn khổ của Đề tài cấp Nhà nước<br />
KC 10.20/11-15. Chúng tôi tiến hành nghiên<br />
cứu với mục tiêu: Đánh giá biến đổi lâm<br />
sàng, chỉ số chất lượng cuộc sống và<br />
chức năng hô hấp ở BN BPTNMT sau<br />
phẫu thuật giảm thể tích phổi.<br />
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Đối tƣợng nghiên cứu.<br />
15 BN được chẩn đoán xác định<br />
BPTNMT, ngoài ĐBP, đã phẫu thuật giảm<br />
thể tích phổi, định kỳ điều trị và kiểm tra<br />
128<br />
<br />
tại Khoa Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện<br />
Quân y 103 từ tháng 2 - 2014 đến 8 - 2015.<br />
* Tiêu chuẩn chọn BN:<br />
- BN được chẩn đoán xác định<br />
BPTNMT và ngoài ĐBP theo tiêu chuẩn<br />
GOLD (2013).<br />
- Chỉ định phẫu thuật giảm thể tích<br />
phổi theo tiêu chuẩn của NETT (National<br />
Emphysema Treatment Trial).<br />
- BN tuân thủ điều trị nội khoa, duy trì<br />
thống nhất theo phác đồ hướng dẫn của<br />
GOLD (2013).<br />
* Tiêu chuẩn loại trừ: BN trong ĐBP,<br />
có các bệnh lý nặng đi kèm.<br />
2. Phƣơng pháp nghiên cứu.<br />
Nghiên cứu mô tả tiến cứu và theo dõi<br />
dọc.<br />
BN được khám bệnh, đăng ký theo<br />
mẫu bệnh án thống nhất và làm xét<br />
nghiệm sinh hóa máu, công thức máu,<br />
đông máu cơ bản, nhóm máu, chụp X<br />
quang phổi chuẩn, chụp cắt lớp vi tính<br />
lồng ngực, đo chức năng hô hấp, khí máu<br />
động mạch, điện tim, siêu âm tim khi<br />
nhập viện để lựa chọn chỉ định phẫu<br />
thuật. Thực hiện phẫu thuật giảm thể tích<br />
phổi tại Khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh<br />
viện Quân y 103. Phương pháp phẫu<br />
thuật cắt giảm thể tích phổi 1 bên (cắt<br />
phổi hình chêm) bằng kỹ thuật nội soi<br />
hoàn toàn hoặc nội soi có hỗ trợ của<br />
video. Sau giai đoạn hậu phẫu, BN tiếp<br />
tục được điều trị duy trì BPTNMT ngoại<br />
trú theo phác đồ hướng dẫn của GOLD<br />
(2013). Định kỳ hẹn BN nhập viện sau 1<br />
và 3 tháng phẫu thuật để đánh giá các chỉ<br />
tiêu tại từng thời điểm:<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
- Lâm sàng: mức độ khó thở theo<br />
thang điểm mMRC, chỉ số chất lượng<br />
cuộc sống theo thang điểm CAT (COPD<br />
Assessment Test), test đi bộ 6 phút.<br />
- Đánh giá thay đổi chức năng hô hấp:<br />
đo thông khí phổi đánh giá chỉ tiêu FEV1,<br />
FVC, đo RV, TLC bằng phương pháp<br />
đo thể tích ký thân, đo khí máu động<br />
mạch đánh giá các chỉ tiêu PaO2, PaCO2,<br />
SaO2. Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu<br />
chức năng hô hấp theo giá trị tham chiếu<br />
của người Việt Nam và hiệu chỉnh của<br />
máy.<br />
Xử lý số liệu bằng phần mềm Epi.info 7.<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
FEV1 (<br />
<br />
) (% SLT)<br />
<br />
56 ± 17,6<br />
<br />
FVC (<br />
<br />
) (% SLT)<br />
<br />
92,8 ± 17,5<br />
<br />
RV (<br />
<br />
203,6 ± 45,7<br />
<br />
) (% SLT)<br />
<br />
TLC (<br />
<br />
) (% SLT)<br />
<br />
134,5 ± 16,3<br />
<br />
PO2 (<br />
<br />
) (mmHg)<br />
<br />
84,3 ± 11,7<br />
<br />
PCO2 (<br />
<br />
) (mmHg)<br />
<br />
39,5 ± 4,3<br />
<br />
BN đều ở nhóm có nhiều triệu chứng<br />
và tắc nghẽn nặng (nhóm C và D); mức<br />
độ khó thở nặng gặp nhiều nhất (46,7%),<br />
RV và TLC trung bình đều tăng cao (RV:<br />
203,6 ± 45,7% SLT, TLC: 134,5 ± 16,3%<br />
SLT).<br />
<br />
1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu.<br />
<br />
2. Biến đổi lâm sàng và chức năng<br />
hô hấp sau phẫu thuật.<br />
<br />
Bảng 1: Đặc điểm chung của đối tương<br />
nghiên cứu<br />
<br />
Bảng 2: Biến đổi mức độ khó thở theo<br />
thang điểm MRC.<br />
<br />
Tuổi (<br />
<br />
) (năm)<br />
<br />
Giới tính<br />
<br />
62,6 ± 6,3<br />
<br />
Mức độ khó thở theo<br />
MRC:<br />
0<br />
<br />
76,4 ± 15,8<br />
<br />
2 (13,3%)<br />
2 (13,3%)<br />
<br />
1<br />
<br />
7 (46,7%)<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
4<br />
)<br />
<br />
Phân nhóm bệnh theo<br />
GOLD<br />
D<br />
<br />
Sau 1<br />
tháng<br />
<br />
Sau 3<br />
tháng<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
4<br />
<br />
3<br />
<br />
7<br />
<br />
3<br />
<br />
2<br />
<br />
4<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
Tổng số BN<br />
<br />
15<br />
<br />
15<br />
<br />
15<br />
<br />
4 (26,7%)<br />
<br />
2<br />
<br />
C<br />
<br />
Trƣớc<br />
phẫu thuật<br />
<br />
Nam 15/15 (100%)<br />
<br />
Thời gian mắc bệnh<br />
(tháng)<br />
<br />
Điểm CAT (<br />
<br />
Mức độ khó<br />
thở theo MRC<br />
<br />
23,9 ± 6,6<br />
<br />
12 (80%)<br />
3 (20%)<br />
<br />
Sau phẫu thuật 1 và 3 tháng, BN chủ<br />
yếu là khó thở trung bình và nhẹ (8/15 BN<br />
= 53,3%), chỉ còn 2 BN khó thở nặng, có<br />
sự cải thiện rõ rệt về mức độ khó thở so<br />
với trước phẫu thuật (p < 0,05).<br />
129<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
Bảng 3: Biến đổi chỉ số chất lượng cuộc sống đánh giá bằng thang điểm CAT.<br />
CAT<br />
<br />
Trƣớc phẫu<br />
thuật<br />
<br />
Sau phẫu<br />
thuật 1 tháng<br />
<br />
Sau phẫu thuật<br />
3 tháng<br />
<br />
(điểm)<br />
<br />
(1)<br />
<br />
(2)<br />
<br />
(3)<br />
<br />
Ít<br />
<br />
0 - 10<br />
<br />
0<br />
<br />
2<br />
<br />
6<br />
<br />
Vừa<br />
<br />
11 - 20<br />
<br />
5<br />
<br />
10<br />
<br />
9<br />
<br />
Nhiều<br />
<br />
21 - 30<br />
<br />
7<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
Rất nhiều<br />
<br />
31 - 40<br />
<br />
3<br />
<br />
0<br />
<br />
0<br />
<br />
23,9 ± 6,6<br />
<br />
17 ± 4,8<br />
<br />
11,8 ± 4,1<br />
<br />
Mức độ ảnh hƣởng đến<br />
chất lƣợng cuộc sống<br />
<br />
p<br />
<br />
p1,2 < 0,05; p1,3 < 0,05<br />
<br />
Chỉ số CAT trung bình sau 1 và 3 tháng phẫu thuật giảm rõ rệt: từ 23,9 điểm trước<br />
phẫu thuật xuống 17 và 11,8 tương ứng sau phẫu thuật 1 và 3 tháng (p < 0,05). Mức<br />
độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau 1, 3 tháng gặp nhiều ở mức độ vừa<br />
(9/15 BN), mức độ ảnh hưởng ít 6/15 BN, không gặp BN nào có mức độ ảnh hưởng<br />
nặng, sự khác biệt có ý nghĩa so với trước phẫu thuật (p < 0,05).<br />
Bảng 4: Biến đổi một số chỉ số chức năng hô hấp.<br />
Chỉ số chức năng hô hấp<br />
FEV1<br />
<br />
Trƣớc phẫu thuật (1)<br />
<br />
Sau 1 tháng (2)<br />
<br />
Sau 3 tháng (3)<br />
<br />
39,5 ± 7,7<br />
<br />
42,5 ± 7,2<br />
<br />
56 ± 17,6<br />
<br />
p1,2 > 0,05; p1,3 < 0,05<br />
FVC<br />
<br />
78,5 ± 5,4<br />
<br />
86,5 ± 15,9<br />
<br />
92,8 ± 17,5<br />
<br />
p1,2 > 0,05; p1,3 < 0,05<br />
TLC<br />
<br />
134,5 ± 16,3<br />
<br />
127,4 ± 24,1<br />
<br />
137 ± 12,8<br />
<br />
p1,2 > 0,05; p1,3 > 0,05<br />
RV<br />
<br />
227,3 ± 34,1<br />
<br />
203,6 ± 45,7<br />
<br />
192,8 ± 68,8<br />
<br />
p1,2 > 0,05; p1,3 > 0,05<br />
PO2<br />
<br />
84,3 ± 11,7<br />
<br />
80 ± 7,8<br />
<br />
84,2 ± 11,5<br />
<br />
p1,2 > 0,05; p1,3 > 0,05<br />
PCO2<br />
<br />
41 ± 3,1<br />
<br />
38,9 ± 3,9<br />
<br />
39,5 ± 4,3<br />
<br />
p1,2 > 0,05; p1,3 > 0,05<br />
<br />
Giá trị trung bình FEV1, FVC tăng ở các thời điểm sau phẫu thuật, rõ nhất sau phẫu<br />
thuật 3 tháng. Giá trị trung bình RV giảm ở các thời điểm sau phẫu thuật, rõ nhất sau<br />
phẫu thuật 3 tháng (p < 0,05).<br />
130<br />
<br />
TẠP CHÍ Y - DƢỢC HỌC QUÂN SỰ SỐ 1-2016<br />
<br />
BÀN LUẬN<br />
1. Đặc điểm nhóm BN nghiên cứu.<br />
100% BN nghiên cứu đều là nam giới.<br />
Độ tuổi trung bình của BN trong nghiên<br />
cứu này tương tự kết quả của Hardoff và<br />
CS (2006) [5]: 58,6 ± 7,1; Gunnarsson và<br />
CS (2011): 59,2 ± 5,9 [10]. Giá trị trung<br />
bình FEV1 của BN (56 ± 17,6% SLT), cao<br />
hơn nghiên cứu của Hardoff: FEV1 trung<br />
bình 27,8 ± 9,1, nghiên cứu của Krachman<br />
và CS [7]: FEV1 trung bình 28 ± 10% SLT.<br />
Tuy nhiên, do BN của chúng tôi đều ở<br />
nhóm có nhiều triệu chứng và tắc nghẽn<br />
nặng (nhóm C và D); mức độ khó thở<br />
nặng gặp nhiều nhất (46,7%), RV và TLC<br />
trung bình đều tăng rất cao (RV: 203,6 ±<br />
45,7% SLT, TLC: 134,5 ± 16,3% SLT).<br />
Hardoff R và CS (2006) gặp giá trị trung<br />
bình RV ở BN nghiên cứu là 271,6 ±<br />
58,8% SLT [5], Krachman [7]: giá trị trung<br />
bình TLC 123 ± 14% SLT. Như vậy, BN<br />
nghiên cứu đều có tình trạng khí thũng<br />
phổi rất nặng (RV và TLC đều tăng rất<br />
cao).<br />
2. Biến đổi lâm sàng, chức năng hô<br />
hấp sau phẫu thuật giảm thể tích phổi.<br />
* Về biến đổi triệu chứng lâm sàng:<br />
sau phẫu thuật 1 và 3 tháng, chúng tôi<br />
nhận thấy BN có cải thiện rõ ràng về các<br />
triệu chứng như ho, khạc đờm, tức ngực,<br />
rối loạn giấc ngủ. Do đó, khi đánh giá<br />
tổng hợp cải thiện các triệu chứng qua chỉ<br />
số chất lượng cuộc sống bằng thang<br />
điểm CAT, giá trị trung bình của điểm<br />
CAT giảm có ý nghĩa tại cả 2 thời điểm<br />
(23,9 ± 6,6 trước phẫu thuật so với 17 ± 4,8<br />
sau 1 tháng và 11,8 ± 4,1 sau 3 tháng).<br />
Điều này không hề mâu thuẫn với tỷ lệ<br />
biến chứng sốt (80%) và xuất hiện ĐBP<br />
<br />
(33,3%), vì những biến chứng này chủ<br />
yếu gặp trong vòng 1 tuần đầu sau phẫu<br />
thuật và ổn định sau điều trị nội khoa.<br />
Mức độ khó thở theo thang điểm MRC<br />
cũng cải thiện đáng kể, không có BN nào<br />
khó thở MRC độ 4, 7 BN có MRC độ 3,<br />
sau 3 tháng phẫu thuật chỉ còn 2 BN<br />
(p < 0,05). Cải thiện về thang điểm đánh<br />
giá mức độ ảnh hưởng của COPD lên<br />
cuộc sống và mức độ khó thở cho thấy<br />
chất lượng cuộc sống BN sau phẫu thuật<br />
được cải thiện.<br />
* Về biến đổi chức năng hô hấp: giá trị<br />
trung bình FEV1, FVC tăng ở các thời<br />
điểm sau phẫu thuật và rõ nhất sau phẫu<br />
thuật 3 tháng (FEV1 trung bình trước<br />
phẫu thuật: 39,5 ± 7,7% SLT; sau phẫu<br />
thuật 1 tháng: 42,5 ± 7,2% SLT; sau 3<br />
tháng phẫu thuật: 56 ± 17,6% SLT). Giá<br />
trị trung bình RV giảm ở các thời điểm<br />
sau phẫu thuật và rõ nhất sau phẫu thuật<br />
3 tháng (RV trung bình trước phẫu thuật:<br />
227,3 ± 34,1% SLT; sau phẫu thuật 1<br />
tháng: 203,6 ± 45,7% SLT; sau 3 tháng<br />
phẫu thuật 192,8 ± 68,8% SLT; p < 0,05).<br />
Kết quả này phù hợp với nhiều nghiên<br />
cứu trên thế giới: O’Brien và CS [8],<br />
Homan và CS [9], Gunnarsson và CS<br />
[10]. Tuy nhiên, chúng tôi thấy các chỉ số<br />
TLC, PO2 và PCO2 chưa thay đổi rõ rệt<br />
sau phẫu thuật. Các nghiên cứu trên thế<br />
giới cho thấy sự biến đổi chức năng hô<br />
hấp ở BN rõ hơn sau phẫu thuật 6 tháng.<br />
Do vậy, cần theo dõi tiếp theo trong<br />
khoảng thời gian dài hơn. Gunnarsson và<br />
CS [10] theo dõi BN trung bình 8,7 năm<br />
cho thấy TLC, RV, PCO2 đều cải thiện<br />
đáng kể và có ý nghĩa thống kê; tuy nhiên<br />
PO2 không thay đổi.<br />
131<br />
<br />