intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá đặc điểm mô hình gây trồng Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev) tại tỉnh Bình Phước

Chia sẻ: Phó Cửu Vân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

5
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đánh giá đặc điểm mô hình gây trồng Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev) tại tỉnh Bình Phước" nhằm đánh giá đặc điểm của các mô hình gây trồng, phát triển Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev) tại tỉnh Bình Phước, kết quả cho thấy tổng diện tích của các mô hình gây trồng, phát triển Giổi ăn hạt ở tỉnh Bình Phước là 122,25 ha, diện tích của 5 mô hình chính là 112,75 ha. Các mô hình phân bố ở 8 xã, thuộc 3 huyện Bù Gia Mập, Đồng Phú và Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá đặc điểm mô hình gây trồng Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev) tại tỉnh Bình Phước

  1. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM MÔ HÌNH GÂY TRỒNG GIỔI ĂN HẠT (MICHELIA TONKINENSIS A. CHEV) TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC Phạm Văn Hường, Nguyễn Trọng Phú Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp tại tỉnh Đồng Nai Tóm tắt Nghiên cứu đánh giá đặc điểm của các mô hình gây trồng, phát triển Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev) tại tỉnh Bình Phước, kết quả cho thấy tổng diện tích của các mô hình gây trồng, phát triển Giổi ăn hạt ở tỉnh Bình Phước là 122,25 ha, diện tích của 5 mô hình chính là 112,75 ha. Các mô hình phân bố ở 8 xã, thuộc 3 huyện Bù Gia Mập, Đồng Phú và Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Diện tích trung bình của mô hình theo hộ sản xất là 2,68 ha/mô hình/hộ. Các mô hình gây trồng, phát triển phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Mật độ cây trồng trong mô hình dao động từ 500-550 cây/ha, trong đó Giổi ăn hạt có mật độ ban đầu từ 300-500 cây/ha. Tỷ lệ sống của Giổi trong mô hình khá cao, trung bình > 92 %. Giổi ăn hạt giống ghép có đặc điểm sinh trưởng tốt hơn so với giống gieo bằng hạt. MH1 phù hợp với điều kiện sinh thái, điều kiện lập địa, cây trồng sinh trưởng tốt, được người dân chấp nhận cao, có triển vọng phát triển tốt, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch sử dụng đất của địa phương, sau đó là MH4. Khuyến nghị ưu tiên nhân rộng, phát triển mô hình MH1 và MH4 phù hợp với kế hoạch sử dụng đất trong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng người dân ở địa phương. Từ khóa: Bình Phước; Đánh giá mô hình; Giổi ăn hạt; Mô hình trồng Giổi ăn hạt. Abstract Assess characteristics of planting Michelia tonkinensis A. Chev models in Binh Phuoc province The study aims to evaluate the characteristics of the planting and development Michelia tonkinensis A. Chev models in Binh Phuoc province, the results showed that: Total area of the planting and development models is accounted for 122.25 ha, the area of 5 main models are 112.75 ha. The distribution models are in 8 communes, which belong to 3 districts of Bu Gia Map, Dong Phu and Bu Dang, Binh Phuoc province. The average area of the model per household is 2.68 ha/ model/household. The models of planting and development are consistent with land used urban planning of local areas. Plant density in the model ranges from 500 to 550 trees/ha, with initial density of 300-500 trees/ha. The survival rate of Michelia tonkinensis A. Chev tree in models is quite high, the average rate is higher 92 %. Michelia tonkinensis A. Chev grafted seeds have better growth characteristics than sowing-seed. MH1 model is suitable for ecological conditions, site conditions, plants grow well, is highly accepted by the local people, has good development prospects, is in line with socio-economic development orientations and local land use plan. The second appropriate model is MH4. It is recommended to prioritize the widening and development of MH1 and MH4 models that are suitable with the local land use plan in the next stage, and also contributing to the socio-economic development of the local community. Keywords: Binh Phuoc province; Assessment model; Michelia tonkinensis A. Chev; Planting Michelia tonkinensis model. 28 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  2. 1. Đặt vấn đề Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev) là loài thực vật thuộc chi Michelia, họ Ngọc Lan (Magnoliaceae). Hạt Giổi được sử dụng làm gia vị, làm thuốc, gỗ được sử dụng để đóng đồ gia dụng. Trong những năm gần đây, một số địa phương như Bình Phước, Đắk Nông, Lâm Đồng,... đã đưa giống Giổi từ các tỉnh phía Bắc vào để gây trồng và phát triển với mục đích lấy hạt và lấy gỗ [1]. Giổi ăn hạt được đưa vào gây trồng ở Bình Phước từ năm 2010 trở lại đây [2]. Những nghiên cứu đánh giá tính thích ứng của Giổi ăn hạt ở vùng sinh thái mới (tại Bình Phước) còn chưa được nghiên cứu. Mặt khác, để có căn cứ nhận rộng các mô hình gây trồng, phát triển bền vững Giổi ăn hạt phù hợp, hiệu quả, bám sát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất (QHSDĐ) của địa phương,... từ đó tạo tiềm lực cho xây dựng các sản phẩm đặc trưng, đặc thù cho Bình Phước. Đồng thời nhằm hỗ trợ cho các hộ gia đình, cơ sở sản xuất, cộng đồng phát triển kinh tế bằng gây trồng, phát triển bền vững các loài cây lâm đặc sản ở địa phương. Ngoài ra, còn góp phần đảm bảo cho việc vận hành quy luật cung cầu về nguồn sản phẩm lâm sản, tăng giá trị của chuỗi sản xuất lâm nghiệp,... đòi hỏi cần đi sâu phân tích, đánh giá, lựa chọn các mô hình gây trồng Giổi ăn hạt phù hợp, hiệu quả là việc làm hết sức cần thiết. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phương pháp xác định hiện trạng và đánh giá đặc điểm mô hình a. Xác định hiện trạng mô hình Xác định diện tích, quy mô, vị trí của các mô hình, trên cơ sở dữ liệu về kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021-2025; Các quyết định của UBND tỉnh Bình Phước về quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2023 của các huyện, thị và thành phố thuộc tỉnh Bình Phước; Bản đồ kế hoạch sử dụng đất tỉnh Bình Phước đến 2025,... Thông qua kết quả điều tra sơ bộ về tình hình gây trồng phát triển Giổi ăn hạt trên toàn tỉnh, tiến hành sử dụng máy định vị GPS xác định các mô hình trồng Giổi ăn hạt có quy mô diện tích từ 100 m2 trở lên. Tiêu chí xác định: Tên mô hình (trồng thuần loài, hỗn loài), diện tích (quy mô) của mô hình, loại hình sở hữu đất đai của mô hình, chủ sở hữu; Thời gian xây dựng mô hình, đặc điểm chung nhất về điều kiện lập địa: Loại đất, độ dốc, hướng phơi, độ dày đất, nguồn gốc đất; Nguồn giống, biện pháp kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và các thông tin khác. Toàn bộ thông tin về mô hình được tổng hợp ghi chép vào bảng, biểu, sổ tay và đánh dấu tọa độ điểm bằng máy GPS. b. Đánh giá đặc điểm mô hình Từ kết quả xác định hiện trạng mô hình, lựa chọn các mô hình điển hình (các mô hình chính, có diện tích > 1,0 ha) tiến hành lập các ô tiêu chuẩn, hình chữ nhật 500 m2 (20×25 m), mỗi mô hình lập 3 OTC/mô hình. Tổng cộng có 15 OTC được lập. Các tiêu chí thu thập trên OTC: Thông tin chung của mô hình: Tên mô hình, diện tích, giống cây, năm trồng, biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc đã thực hiện,… Xác định các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng trong mô hình: D1.3, Hvn, Dt của từng cây cá thể, số cây/loài/OTC, phẩm chất sinh trưởng (tốt, xấu, trung bình), tình hình sâu/bệnh hại chủ yếu,… Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển của Giổi ăn hạt trong mô hình được tính toán theo hướng dẫn của điều tra rừng thông thường. 2.2. Phương pháp phỏng vấn và đánh giá sự phù hợp của mô hình Để đánh giá tính thích hợp của mô hình, công trình nghiên cứu lựa chọn 7 tiêu chí (TC) gồm: TC1 là sự phù hợp của mô hình với quy hoạch sử dụng đất, định hướng phát triển kinh tế - xã hội Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 29
  3. của địa phương; TC2 là đặc điểm tình hình sinh trưởng của Giổi ăn hạt trong các mô hình; TC3 là sức khỏe của Giổi ăn hạt trong các mô hình, tức là tình hình sâu, bệnh gây hại trên cây Giổi ăn hạt; TC4 là khả năng đáp ứng nguồn lực của các chủ hộ, cơ sở sản xuất; TC5 là sự chấp thuận và tiếp nhận mô hình của các chủ hộ, cơ sở sản xuất; TC6 là hiệu quả kinh tế của các mô hình được đánh giá qua chỉ tiêu IRR (Internal Rate of Return - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ) và TC7 là triển vọng phát triển của các sản phẩm khai thác từ mô hình gồm hạt và gỗ Giổi. Số người tham gia đánh giá được chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm 15 người, tổng cộng có 60 người tham gia đánh giá. Trong đó, nhóm các nhà quản lý là cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại các cơ quan quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, cơ quan quản lý tài nguyên môi trường, ở chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã. Nhóm các nhà khoa học gồm các chuyên gia về sử dụng đất, về gây trồng, phát triển Giổi ăn hạt, chuyên gia lâm nghiệp,… Nhóm các chuyên gia kinh tế, họ đến từ hiệp hội kinh doanh thương mại sản phẩm lâm sản ngoài gỗ, thị trường tiêu thụ sản phẩm từ Giổi,… Nhóm các chủ hộ, cơ sở sản xuất là những người đang trực tiếp gây trồng Giổi ăn hạt hoặc các cơ sở sản xuất cây giống, thu hái, sơ chế bảo quản sản phẩm từ Giổi. Cụ thể, nhóm các nhà quản lý thực hiện đánh giá TC1, TC7; Nhóm các nhà khoa học tham gia đánh giá TC2, TC3; Nhóm các chuyên gia kinh tế tham gia đánh giá TC6 và TC7; Nhóm các chủ hộ, cơ sở sản xuất đánh giá TC2; TC3; TC4; TC5. Các tiêu chí được đánh giá ở 5 mức có thứ bậc theo phương pháp đánh giá điểm của Likert (1932) (Bảng 1) [3]. Bảng 1. Mẫu phiếu đánh giá điểm theo các tiêu chí Mức đánh giá ⑨ ⑦ ⑤ ③ ① Tiêu chí Mô tả tiêu chí 5 4 3 2 1 ⑨ ⑦ ⑤ ③ ① TC1 Sự phù hợp với QHSDĐ, định hướng phát triển KT-XH ⑨ ⑦ ⑤ ③ ① TC2 Sinh trưởng của Giổi ăn hạt trong mô hình ⑨ ⑦ ⑤ ③ ① TC3 Sức khỏe (sâu/bệnh hại) của Giổi ăn hạt trong mô hình ⑨ ⑦ ⑤ ③ ① TC4 Nguồn lực đáp ứng của các chủ hộ, của người sản xuất ⑨ ⑦ ⑤ ③ ① TC5 Sự chấp thuận của người dân, của chủ hộ, người sản xuất ⑨ ⑦ ⑤ ③ ① TC6 Hiệu quả kinh tế của mô hình (thông qua chỉ số IRR) TC7 Triển vọng của các sản phẩm từ mô hình (hạt, gỗ) Ghi chú: Mức 5 là mức rất tốt, rất phù hợp, rất hiệu quả, rất triển vọng,... được đánh giá 9 điểm; Mức 4 là mức tốt được đánh giá 7 điểm; Mức 3 là mức trung bình được đánh giá 5 điểm; Mức 2 là mức thấp được đánh giá 3 điểm và Mức 1 là mức rất thấp (kém) được đánh giá 1 điểm. Điểm của mô hình được tính theo công thức (1), (2): (1) (2) trong đó: là điểm của tiêu chí i; là điểm của người j đánh giá theo 5 mức; k là số người được hỏi; n là số tiêu chí được lựa chọn để đánh giá. Kết quả đánh giá điểm được ghi vào mẫu Bảng 2. Bảng 2. Ma trận tính điểm của các mô hình Tiêu chí Mô hình TC1 TC2 … … TCi MH1 TC11 TC12 ... ... TC1i 30 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  4. Tiêu chí Mô hình TC1 TC2 … … TCi MH2 .. .. … .. .. … .. .. MHi TCi1 TCi2 … … TCii Mô hình được ưu tiên lựa chọn là mô hình có tổng số điểm sắp xếp từ cao xuống thấp. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Hiện trạng các mô hình gây trồng Giổi ăn hạt Kết quả điều tra hiện trạng các mô hình gây trồng, phát triển Giổi ăn hạt (gọi tắt là mô hình) tại tỉnh Bình Phước được thể hiện tại biểu đồ ở Hình 1, 2 và 3. Số liệu hiện trạng các mô hình cho thấy ở Bình Phước hiện có 5 mô hình chính, các mô hình này có diện tích > 1,0 ha/mô hình và các mô hình nhỏ lẻ khác. Tổng diện tích của các mô hình là 122,25 ha, các mô hình chính có diện tích là 112,75 ha (chiếm 92,2 % tổng diện tích của các mô hình) và 9,5 ha gồm các mô hình nhỏ lẻ khác. Các mô hình gây trồng và phát triển Giổi ăn hạt hiện nay phân bố ở 8 xã thuộc 3 huyện Bù Gia Mập, Đồng Phú và Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Ở huyện Bù Gia Mập có tổng diện tích cao nhất với 79,35 ha (chiếm 64,9 %), kế đến là huyện Bù Đăng với 28,12 ha (chiếm 23 %) và ở Đồng Phú có 12,09 ha (chiếm 9,9 %). Ở huyện Bù Gia Mập có 4/8 xã hiện đang gây trồng và phát triển Giổi ăn hạt là xã Bù Gia Mập, Đắk Ơ, Phú Nghĩa và Phú Văn. Diện tích gây trồng, phát triển Giổi ăn hạt cao nhất ở xã Đắk Ơ với 36,74 ha (chiếm 30,1 % diện tích mô hình trên toàn tỉnh), ở xã Bù Gia Mập có gây trồng 25,85 ha (chiếm 21,1 %), xã Phú Nghĩa có 11,03 ha và ở xã Phú Văn có 4,7 ha. Ở huyện Bù Đăng có 3 xã gây trồng là xã Bom Bo, xã Thọ Sơn và xã Đắk Nhau, diện tích các mô hình ở 3 xã lần lượt là 11,95 ha, 8,95 ha và 7,22 ha. Tại huyện Đồng Phú hiện nay có 2 xã gây trồng là Đồng Tiến và Thuận Phú, diện tích mô hình ở xã Đồng Tiến là 1,16 ha (chiếm 0,9 %) và ở xã Thuận Phú là 13,62 ha (chiếm 11,1). Kết quả xác định được đối với 5 mô hình gây trồng chính, thì mô hình trồng Giổi ăn hạt thuần loài bằng cây ghép (MH1) có 8 xã thuộc 3 huyện gây trồng. Hiện có 9 hộ gia đình gây trồng MH1, diện tích trung bình của mỗi hộ là 3,18 ha/hộ, trong đó MH1 ở tại xã Đắk Ơ có diện tích lớn nhất với 7,62 ha thuộc hộ gia đình ông Điểu Hưng gây trồng. Mô hình gây trồng Giổi ăn hạt thuần loài bằng cây giống gieo từ hạt (MH2) có 10 hộ gia đình ở 6 xã thuộc 3 huyện gây trồng, với tổng diện tích là 14,53 ha (chiếm 11,89 % diện tích mô hình trên toàn tỉnh), trung bình 1,45 ha/hộ. Mô hình gây trồng hỗn loài Giổi ăn hạt (cây giống ghép) với Giáng hương quả to (MH3) hiện được 13 hộ gia đình ở 6 xã gây trồng, phát triển với diện tích 36,17 ha (chiếm 29,59 %), trung bình 2,78 ha/ hộ. Mô hình gây trồng hỗn giao Giổi ăn hạt (giống cây ghép) với Trắc (MH4) được 4 hộ gia đình ở 4 xã thuộc huyện Bù Gia Mập và Bù Đăng gây trồng, với diện tích là 11,24 ha (chiếm 9,19 %), trung bình 2,81 ha/hộ. Mô hình trồng hỗn loài Giổi ăn hạt bằng giống cây ghép và giống cây gieo từ hạt (MH5) hiện được 6 hộ gia đình ở 6 xã thuộc 3 huyện gây trồng với tổng diện tích là 22,16 ha (chiếm 18,13 %), trung bình 3,69 ha/hộ. Ngoài ra, còn có 15 hộ gia đình gây trồng Giổi ăn hạt nhỏ lẻ, trồng thuần loài hoặc hỗn loài với cây ăn trái, các mô hình này có diện tích trung bình 0,53 ha/hộ (S < 1,0 ha). Các mô hình khác này phân bố ở 8 xã thuộc 3 huyện. Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 31
  5. Hình 1: Phân bố diện tích mô hình Hình 2: Phân bố diện tích mô hình tại các huyện ở các xã Từ hồ sơ quản lý sử dụng đất của các hộ gia đình hiện đang gây trồng, phát triển mô hình Giổi ăn hạt trên địa bàn tỉnh Bình Phước, đã xác định được tình hình sử dụng đất cho phát triển các mô hình như Bảng 3. Bảng 3. Quy mô và tình hình sử dụng đất của các mô hình gây trồng, phát triển Giổi ăn hạt Diện tích Phát triển trên đất quy hoạch Mô hình Thành phần loài (S, ha) 3 loại rừng Ngoài 3 loại rừng khác MH1 Giổi ghép 28,65 9,10 18,70 0,85 MH2 Giổi hạt 14,53 3,80 7,30 3,43 MH3 Giổi ghép - Hương 36,17 1,35 34,82 0,0 MH4 Giổi ghép - Trắc 11,24 0,66 10,58 0,0 MH5 Giổi ghép - Giổi hạt 22,16 9,35 10,72 2,09 Tổng 112,75 24,26 82,12 6,37 Ghi chú: Giổi ghép: Cây giống được tạo bằng phương thức ghép; Giổi hạt: Cây giống được tạo giống bằng phương thức gieo từ hạt; Hương: Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz); Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre). Số liệu tại Bảng 3 cho thấy hiện nay các mô hình Giổi ăn hạt được gây trồng, phát triển trên 3 loại hình sử dụng đất là: Đất quy hoạch phát triển 3 loại rừng, ngoài quy hoạch 3 loại rừng và loại đất khác (đất trồng cây lâu năm, hoặc đất phi nông nghiệp). Trong đó, các mô hình được gây trồng trên đất quy hoạch 3 loài rừng là 24,26 ha (chiếm 21,52 %), trong đó 100 % diện tích thuộc quy hoạch phát triển rừng sản xuất. Hiện tại, phần lớn các mô hình gây trồng, phát triển Giổi ăn hạt phân bố trên diện tích đất ngoài quy hoạch 3 loại rừng, với tổng diện tích là 82,12 ha (chiếm 72,83 %). Bên cạnh đó, các mô hình còn được gây trồng trên đất khác, với diện tích là 6,37 ha (chiếm 5,65 %). Giổi ăn hạt là loài cây trồng đa mục đích, dùng để lấy quả hạt làm dược liệu, gia vị và trồng lấy gỗ. Căn cứ vào quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bình Phước giai đoạn 2020-2030 và quy định của tỉnh Bình Phước về danh mục cây trồng nông lâm nghiệp cho thấy Giổi ăn hạt hiện đang được gây trồng, phát triển là phù hợp với quy hoạch, định hướng của địa phương. Đối chiếu hồ sơ gây trồng mô hình và kết quả điều tra được tổng hợp tại Bảng 4. Tổng diện tích của 5 mô hình chính là 112,75 ha, thuộc sở hữu của 42 hộ gia đình. Trung bình mỗi hộ gia đình có diện tích gây trồng là 2,68 ha/hộ. Mô hình trồng thuần loài Giổi ăn hạt (giống cây ghép) (MH1) và mô hình trồng thuần loài Giổi ăn hạt (giống gieo từ hạt) (MH2) được gây trồng tại địa phương 32 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  6. từ năm 2017. Các mô hình trồng hỗn giao giữa Giổi ăn hạt (giống ghép) với Giáng hương trái to và Trắc hoặc với Giổi ăn hạt (cây giống gieo bằng bạt) được gây trồng từ 2015. Mật độ gây trồng ở MH1 và MH2 là 500 cây/ha; Ở MH3, MH4 và MH5 là 550 cây/ha, trong đó Giổi ăn hạt (cây giống ghép) là 300 cây/ha. Đề thời điểm tháng 12/2023 mật độ trung bình của MH1 là 493 cây/ha, tỷ lệ sống đạt 98,7 %; MH2 là 460 cây/ha tỷ lệ sống là 92,0 %; Mật độ ở MH3, MH4 và MH5 lần lượt là 476 cây/ha, 513 cây/ha và 541 cây/ha, riêng Giổi ăn hạt (cây giống ghép) trong 3 mô hình là 288 cây/ha, 293 cây/ha, tỷ lệ sống của Giổi ăn hạt trong 3 mô hình MH3, MH4 và MH5 lần lượt là 95,6 %, 97,8 % và 97,8 %. Nhìn chung, tỷ lệ sống của cây Giổi và các loài cây trồng hỗn giao trong các mô hình có tỷ lệ sống rất cao, tỷ lệ cao nhất ở MH1 là 98,7 %. Bảng 4. Tình hình gây trồng, phát triển các mô hình Giổi ăn hạt Mô Thành phần Diện tích Số S/hộ Năm N0 (cây/ha) N2023 (cây/ha) Tỷ lệ sống (%) hình loài (S, ha) hộ (ha) trồng Giổi Khác N Giổi Khác Ntổng Giổi Khác Tổng tổng MH1 Giổi ghép 28,65 9 3,18 2017 500 0 500 493 0,0 493 98,7 0,0 98,7 MH2 Giổi hạt 14,53 10 1,45 2017 500 0 500 460 0,0 460 92,0 0,0 92,0 Giổi ghép - MH3 36,17 13 2,78 2015 300 200 500 288 188 476 95,6 93,4 94,7 Hương Giổi ghép - MH4 11,24 4 2,81 2015 300 250 550 293 220 513 97,8 88,0 93,3 Trắc Giổi ghép - MH5 22,16 6 3,69 2015 300 250 550 293 248 541 97,8 98,7 98,2 Giổi hạt Trung bình 112,75 42 2,68 96,4 93,3 95,4 Ghi chú: Giổi ghép: Cây giống được tạo bằng phương thức ghép; Giổi hạt: Cây giống được tạo giống bằng phương thức gieo từ hạt; Hương: Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus Kurz); Trắc (Dalbergia cochinchinensis Pierre). 3.2. Đặc điểm sinh trưởng của Giổi ăn hạt trong các mô hình Đặc điểm sinh trưởng của cây trồng trong mô hình được tổng hợp tại Bảng 5. Thông qua Bảng 5 cho thấy Giổi ăn hạt trong các mô hình có sức sinh trưởng tốt, đối với cây Giổi ăn hạt 6 năm tuổi ở MH1 có D1.3 trung bình là 11,3 cm, Hvn là 5,4 m và Dt là 4,5 m. So với giống Giổi ăn hạt gieo bằng hạt ở MH2 thì thấy rằng sinh trưởng của giống Giổi ăn hạt trồng bằng cây ghép tốt hơn so với cây giống gieo bằng hạt. Các chỉ tiêu sinh trưởng của Giổi ăn hạt gieo ươm bằng hạt có D1.3 là 8,6 cm bằng 2/3 cây giống ghép. Tuy nhiên chiều cao của Giổi ăn hạt cao hơn (Hvn = 5,7 m), đường kính tán nhỏ hơn Giổi ăn hạt ghép. Đặc điểm sinh trưởng này cho thấy cây Giổi ăn hạt gieo bằng hạt có khả năng sinh trưởng không tốt bằng cây giống ghép, cụ thể ở MH1 có 79,3 % số cây có phẩm chất sinh trưởng tốt, tỷ lệ cây sinh trưởng xấu khá thấp (4,1 %), trong khi ở MH2 cây có phẩm chất sinh trưởng tốt chỉ đạt 70,3 % và cây có phẩm chất sinh trưởng xấu là 11,2 %. Bảng 5. Đặc điểm sinh trưởng của Giổi ăn hạt Phẩm chất (%) Mô hình N (cây/ha) D (cm) H (m) Dt (m) Tốt Trung bình Xấu MH1 493 11,3±0,3 5,4±0,1 4,5±0,1 79,3 16,6 4,1 MH2 460 8,6±0,2 5,7±0,2 4,2±0,1 70,3 18,5 11,2 MH3 287 20,2±0,3 8,3±0,2 6,3±0,2 73,7 20,9 5,3 MH4 293 20,2±0,2 9,6±0,3 6,6±0,2 77,5 18,2 4,3 MH5 540 17,6±0,3 7,8±0,2 5,8±0,2 73,0 19,3 7,7 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 33
  7. Chỉ tiêu sinh trưởng của Giổi ăn hạt trong các MH3, 4 và 5 ở Bảng 5 cho thấy D1.3 trung bình của Giổi ăn hạt ở MH3 và 4 là 20,2 cm, Hvn ở MH3 là 8,3 m và ở MH4 là 9,6 m, đường kính tán cây ở MH4 rộng hơn so với MH3. So sánh đặc điểm sinh trưởng của Giổi ăn hạt trong MH3 và 4 cho thấy cây Giổi ăn hạt trong MH4 sinh trưởng tốt hơn so với MH3. Ở MH4, tỷ lệ cây Giổi ăn hạt có phẩm chất tốt là 77,5 % cao hơn so với ở MH3 (73,7%), tỷ lệ cây có phẩm chất sinh tưởng xấu ở MH4 thấp hơn so với MH3. Riêng ở MH5 cùng được gây trồng năm 2015 với việc phối hợp Giổi ăn hạt ghép với gieo từ hạt cho thấy chỉ tiêu sinh trưởng D1.3, Hvn, Dt của cây ghép cao hơn cây gieo ươm từ hạt, chính vì vậy tính trung bình thì chỉ tiêu sinh trưởng của Giổi ăn hạt trong MH5 thấp hơn so với chỉ tiêu sinh trưởng của Giổi ăn hạt trong MH3 và MH4. Từ các chỉ tiêu sinh trưởng của cây Giổi ăn hạt trong các mô hình cho thấy MH1 tốt hơn so với MH2 (giống Giổi ăn hạt ghép tốt hơn so với giống gieo từ hạt). Trong 3 mô hình 3, 4 và 5 thì cho thấy MH4 trồng hỗn loài giữa Giổi ăn hạt ghép với Trắc tốt hơn so với MH3 và MH5. 3.3. Triển vọng phát triển bền vững của các mô hình Kết quả phân tích tổng hợp bằng ma trận (Matrix) đánh giá điểm của các mô hình thông qua 7 tiêu chí đánh giá được tổng hợp tại Bảng 6. Bảng 6. Ma trận đánh giá triển vọng phát triển mô hình Điểm trung bình của các tiêu chí đánh giá Thứ tự ưu Tên mô hình Tổng điểm TC1 TC2 TC3 TC4 TC5 TC6 TC7 tiên MH1 7,33 8,75 8,33 7,55 9,00 8,33 8,33 57,62 1 MH2 6,57 5,5 4,55 8,85 7,33 6,75 6,75 46,30 5 MH3 8,85 6,55 6,75 7,55 5,33 5,35 6,85 47,23 4 MH4 8,78 7,33 6,75 7,75 8,75 8,75 8,33 56,44 2 MH5 6,55 7,55 4,55 8,56 6,75 6,55 6,75 47,26 3 Kết quả phân tích đánh giá điểm tổng hợp của 7 tiêu chí cho thấy trong 5 mô hình chính, thì MH1 có điểm đạt cao nhất với 57,62 điểm chiếm 91,5 % điểm số, kế đến là MH4 với 56,44 điểm (89,59 % điểm số), thấp nhất là MH2 với 46,3 điểm (đạt 73,5 % điểm số). Đối với MH1 các tiêu chí đánh giá đều đạt từ mức 4 trở lên, trong đó có TC2, TC3, TC5, TC6 và TC7 đạt điểm số trung bình cao (tương đương mức 5). Kết quả này phản ánh MH1 phù hợp với điều kiện sinh thái, điều kiện lập địa, sinh trưởng tốt (TC2 đạt 8,75 điểm), cây Giổi trong mô hình ít hoặc bị sâu hại, bệnh hại gây hại rất thấp (TC3 đạt 8,33 điểm); MH1 cũng được đa số các chủ hộ, cơ sở sản xuất nhận định có khả năng đáp ứng các nguồn lực để xây dựng và phát triển mô hình (TC4 đạt 7,55 điểm), mô hình cũng được đa phần người dân chấp nhận và có kế hoạch đầu tư (TC5 đạt 9,00). Các chuyên gia kinh tế cũng đánh giá MH1 có hiệu quả kinh tế cao, thông qua tính toán chỉ số IRR cho thấy tỷ suất thu hồi vốn nội bộ của MH1 là cao nhất với IRR là 21,3 %, MH1 có hiệu quả so sánh cao nhất (TC6 đạt 8,33). Đối với triển vọng phát triển các sản phẩm hạt và gỗ của Giổi cũng được đánh giá khá cao. Kế sau MH1 là MH4 được đánh giá thứ tự ưu tiên lựa chọn thứ 2 để phát triển cho địa phương. Trong các tiêu chí thì đa phần các tiêu chí đều đạt số điểm trung bình cao, trong đó chỉ có TC2 và 3 đạt ở mức 4 (tức 7 điểm). Do vậy, xét chung 5 mô hình chính gây trồng phát triển Giổi ăn hạt ở Bình Phước cho thấy có 2 mô hình nên ưu tiêu nhân rộng, phát triển là MH1 trồng Giổi ăn hạt (cây giống ghép) thuần loài và MH4 trồng hỗn loài Giổi ăn hạt (cây ghép) với Trắc, theo tỷ lệ 300 Giổi ăn hạt với 250 Trắc. Mô hình này phù hợp với các loại hình sử dụng đất ở địa phương. 34 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  8. 3.4. Thảo luận Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay Giổi ăn hạt được gây trồng ở Bình Phước có tên khoa học là Michelia tonkinensis A. Chev. Theo Vũ Quang Nam (2012); Vũ Quang Nam và Đào Ngọc Chương (2017) và một số nghiên cứu khác đều chỉ ra những đặc điểm hình thái, sinh thái, vùng phân bố tự nhiên cũng như giá trị của Giổi ăn hạt [4, 5, 6]. Đến nay, một số công trình đã đi sâu nghiên cứu kỹ thuật gây tạo giống Giổi ăn hạt, các kết quả nghiên cứu đã đưa ra kỹ thuật tạo giống bằng phương thức ghép và gieo ươm bằng hạt, đồng thời cũng chỉ ra những khuyến cáo, chỉ dẫn kỹ thuật gây trồng đối với loài [7]. Các nghiên cứu về đa dạng di truyền của quần thể Giổi ăn hạt cũng được các tác giả Vũ Quang Nam và cs. (2019) [8], Trần Thị Liễu và cs. (2020) [9] thực hiện. Giổi ăn hạt là loài cây bản địa, đa mục đích, có giá trị cao về kinh tế, sinh thái,… do đó đến nay một số địa phương như: Quảng Ninh, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thanh Hóa, Bình Phước và một số tỉnh Tây Nguyên đang triển khai thực hiện các dự án gây trồng loài [10]. Ở một số địa phương Giổi ăn hạt thường được gây trồng thuần loài hoặc hỗn loài với một số loài cây bản địa khác như: Giổi xanh (M. mediocris); Xoan ta (Melia azedarach); Trám trắng (Canarium album),... [11]. Năm 2008, Phan Văn Thắng đã có nghiên cứu đánh giá so sánh về sinh trưởng của Giổi xanh, Giổi ăn hạt và Giổi nhung, đã chỉ ra tăng trưởng bình quân của Giổi xanh là 1,0 cm/năm, Giổi ăn hạt là 0,88 cm/năm [12]. So với lượng tăng trưởng của Giổi ăn hạt gây trồng ở Bình Phước cho thấy Giổi trồng trong các mô hình ở Bình Phước có lượng tăng trưởng tốt hơn ΔD1.3 dao động từ 1,5-2,4 cm/ năm; ΔHvn dao động từ 1,0-1,4 m/năm, điều này cho thấy Giổi ăn hạt gây trồng trong các mô hình ở Bình Phước phù hợp với điều kiện lập địa và vùng sinh thái. Đánh giá sinh trưởng mô hình của Giổi ăn hạt trồng bằng cây ghép đã được Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Ninh và Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh tổ chức đánh giá sau 1 năm xây dựng, kết quả nghiên cứu cũng chỉ cho thấy Giổi ăn hạt sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời các mô hình gây trồng Giổi ăn hạt cũng được đánh giá có tiềm năng phát triển tốt, có hiệu quả kinh tế tiềm năng, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho người dân. Tuy nhiên, đối tượng đưa vào nghiên cứu, đánh giá mới chỉ gây trồng được 1 năm, nên các chỉ tiêu đánh giá chưa được phong phú, toàn diện về cả sinh thái, kinh tế và xã hội [13]. Nhìn chung, những đánh giá về sinh trưởng của Giổi ăn hạt còn ít các dẫn liệu. Hiện nay, Giổi ăn hạt được các địa phương gây trồng, phát triển trên đất nương rẫy, đất trồng cây lâu năm được quy hoạch phát triển 3 loại rừng. Tuy nhiên, một số địa phương còn gây trồng Giổi ăn hạt trên đất vườn thuộc loại hình sử dụng đất trồng cây ăn trái, nằm ngoài quy hoạch phát triển 3 loại rừng. Kết quả nghiên cứu hiện trạng các mô hình gây trồng Giổi ăn hạt tại Bình Phước cho thấy địa phương đang gây trồng, phát triển loài trên 3 loại hình sử dụng đất là: Đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất, đất nằm ngoài quy hoạch phát triển 3 loại rừng và đất khác. Đối chiếu với quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của huyện Đồng Phú, Bù Đăng, Bù Gia Mập theo các Quyết định số 1516/QĐ-UBND, 1517/QĐ-UBND và 2267/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Phước và định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, thấy rằng việc gây trồng, phát triển Giổi ăn hạt để lấy hạt, lấy gỗ và góp phần tăng độ che phủ của rừng là phù hợp với định hướng và quy hoạch sử dụng đất của địa phương [14, 15, 16]. Các nghiên cứu về đánh giá mô hình nông - lâm nghiệp hiện nay đã được nghiên cứu bài bản, tuy nhiên việc lựa chọn các tiêu chí đánh giá các mô hình có sự khác nhau. Một số đánh giá mới dừng lại ở việc lựa chọn các tiêu chí hoặc nhóm tiêu chí độc lập, đơn lẻ [17, 18, 19]. Chính vì vậy, việc đưa ra các khuyến nghị lựa chọn các mô hình tối ưu, hợp lý còn thiếu cơ sở căn cứ. Ở bài viết này, đã sử dụng tổng hợp 7 tiêu chí thuộc các nhóm về sinh thái, kinh tế, xã hội để Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 35
  9. đánh giá mô hình, đây là cách thức đánh giá tổng hợp, việc sắp xếp, lựa chọn mô hình đảm bảo tính bền vững. 4. Kết luận Tổng diện tích của các mô hình gây trồng, phát triển Giổi ăn hạt ở tỉnh Bình Phước là 122,25 ha, 5 mô hình chính có tổng diện tích là 112,75 ha và 9,5 ha các mô hình nhỏ lẻ khác. Các mô hình phân bố ở 8 xã, thuộc 3 huyện Bù Gia Mập, Đồng Phú và Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Năm mô hình chính: MH1 (trồng thuần loài Giổi ghép); MH2 (thuần loài Giổi hạt); MH3 (Giổi ghép - Giáng hương quả to); MH4 (Giổi ghép - Trắc) và MH5 (Giổi ghép - Giổi hạt). Quy mô diện tích trung bình của mô hình/hộ gia đình là 2,68 ha/mô hình/hộ. Các mô hình đang gây trồng, phát triển trên đất quy hoạch phát triển rừng sản xuất, ngoài quy hoạch 3 loại rừng và loại đất khác. Mô hình MH1 và MH2 được gây trồng từ năm 2017, MH3, 4 và 5 gây trồng từ năm 2015. Mật độ cây trồng trong mô hình dao động từ 500-550 cây/ha, trong đó Giổi có mật độ ban đầu từ 300-500 cây/ha. Tỷ lệ sống của Giổi trong mô hình khá cao, trung bình > 92 %. Đặc điểm sinh trưởng Giổi ăn hạt giống ghép tốt hơn so với giống gieo bằng hạt. Cây trồng trong mô hình MH1 tốt nhất, kế đến là MH4. Nghiên cứu đã xác định được MH1 phù hợp với điều kiện lập địa, cây trồng trong mô hình sinh trưởng tốt, được người dân chấp nhận cao, có triển vọng phát triển tốt, phù hợp cao với định hướng phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch sử dụng đất của địa phương. Kế sau là MH4 được đánh giá thứ tự ưu tiên lựa chọn thứ 2 để phát triển cho địa phương. Cần ưu tiên phát triển mô hình MH1 và MH4, trong đó MH1 trồng Giổi ăn hạt (cây giống ghép) thuần loài và MH4 trồng hỗn loài Giổi ăn hạt (cây ghép) với Trắc, theo tỷ lệ 300 Giổi ăn hạt với 250 Trắc. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. http://nongnghiep.vn/trong-doi-an-hat-d239508.html. [2]. UBND tỉnh Bình Phước (2022). Quyết định số 387/QĐ-UBND, ngày 07/3/2022 về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Bình Phước năm 2021. [3]. Likert R. (1932). A Technique for the Measurement of Attitudes. New York University, USA: Archives of Psychology. [4]. Vũ Quang Nam (2012). Một số dẫn liệu về loài Giổi ăn hạt thuộc họ Mộc lan (Magnoliaceae) ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 3: 86-91. [5]. Đỗ Tất Lợi (2006). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Nhà xuất bản Y học. [6].Vu Quang Nam, Xia N. H., (2011). Notes on the type of Michelia tonkinensis (Magnoliaceae) from Viet Nam. J. Trop. Subtrop. Bot. 19(6): 549-553. [7]. Lê Xuân Sơn (2017). Nghiên cứu kỹ thuật chọn tạo giống cây Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev) tại Đoan Hùng, Phú Thọ. Trường Đại học Lâm nghiệp, luận văn thạc sỹ. [8]. Vũ Quang Nam, Nguyễn Thị Thơ, Nguyễn Thị Hải Hà, Trần Văn Đáng (2019). Đa dạng di truyền loài Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis) tại khu rừng thực nhiệm, Trường Đại học Lâm nghiệp dựa trên chỉ thị phân tử RAPD. Tạp chí Sinh học, số 41(2se1&2se2): 419-426. Doi: 10.15625/0866-7160/v41n2se1&2se2.14127. [9]. Trần Thị Liễu, Đinh Thọ Phòng, Nguyễn Văn Hùng (2020). Đa dạng di truyền quần thể cây trội Giổi ăn hạt (Michelia tonkinensis A. Chev) ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam dựa trên chỉ thị SSR. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 4 (2020): 50-61. [10]. http://www.skhcn.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc//asset_publisher/4roH7oNwBEIm/content/nghien -cuu-xay-dung-mo-hinh-trong-tham-canh-loai-gioi-an-at/. [11]. Vũ Quang Nam, Đào Ngọc Chương (2017). Một số loài Giổi ăn hạt (Mechilia spp.) ở Việt Nam. Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Tuyển tập Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 7:283-288. 36 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023
  10. [12]. Phan Văn Thắng (2008). Ảnh hưởng của một số nhân tố hoàn cảnh đến khả năng tái sinh và sinh trưởng loài Giổi xanh. Tạp chí Lâm nghiệp, số 4/2008. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. [13]. http://www.quangninh.gov.vn/donvi/huyenbache/Trang/ChiTietTinTuc.aspx?nid=14573. [14]. UBND tỉnh Bình Phước (2022a). Quyết định số 1516/QĐ-UBND, ngày 23/8/2022 về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Bù Đăng. [15]. UBND tỉnh Bình Phước (2022b). Quyết định số 1517/QĐ-UBND, ngày 23/8/2022 về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Bù Gia Mập. [16]. UBND tỉnh Bình Phước (2022c). Quyết định số 2267/QĐ-UBND, ngày 08/12/2022 về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 huyện Đồng Phú. [17]. Phạm Quang Anh, Trần Anh Tuấn, Nguyễn Cao Huần, Trần Anh Tuấn (2013). Mô hình hệ kinh tế sinh thái gia trại bền vững trên dải cát ven biển huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình. Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Các Khoa học Trái đất và Môi trường, tập 29, số 2 (2013):56-66. [18]. Phạm Thế Dũng (2014). Kết quả đánh giá bước đầu về thử nghiệm trồng một số loài cây mọc nhanh, bản địa có giá trị kinh tế trong trồng rừng và làm giàu rừng ở vùng Đông Nam Bộ. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1 (2016): 3139-3144. [19]. Nguyễn Minh Thanh, Tạ Duy Long (2016). Sinh trưởng một số loài cây bản địa trồng dưới tán rừng tại Sóc Sơn, Hà Nội. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 3 (2016): 4482-4489. BBT nhận bài: 30/5/2023; Chấp nhận đăng: 15/9/2023 Hội thảo Khoa học Quốc gia 2023 37
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2