intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá điều kiện khí hậu cho du lịch tại một số điểm đến ở Việt Nam

Chia sẻ: Tô Nhiễm | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:12

9
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Đánh giá điều kiện khí hậu cho du lịch tại một số điểm đến ở Việt Nam" chỉ ra đặc điểm và tiềm năng khí hậu du lịch tại một số điểm đến ở Việt Nam theo các kiểu khí hậu du lịch, theo mức độ thuận lợi tổng quan. Theo thời gian trong năm, phần lớn các điểm đến ở Việt Nam có thời kỳ thuận lợi cho hoạt động du lịch vào giai đoạn Thu - Đông hoặc mùa khô ở miền Nam khoảng từ tháng 11 tới tháng 2, và ít thuận lợi vào mùa mưa. Đây là luận cứ khoa học về nhịp điệu mùa phục vụ định hướng tổ chức và quy hoạch phát triển du lịch ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá điều kiện khí hậu cho du lịch tại một số điểm đến ở Việt Nam

  1. ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN KHÍ HẬU CHO DU LỊCH TẠI MỘT SỐ ĐIỂM ĐẾN Ở VIỆT NAM Nguyễn Quang Anh1, Trịnh Thị Ngọc Ánh1, Tóm tắt: Khí hậu có vai trò quan trọng tạo nên điều kiện tự nhiên của điểm đến du lịch, thậm chí còn là yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của điểm đến. Tuy nhiên, điều kiện khí hậu có thể ảnh hưởng tới du lịch, thường bao gồm nhiều yếu tố và có sự phân hóa rõ không gian và thay đổi mạnh giữa các tháng trong năm. Để đánh giá điều kiện sinh khí hậu, chỉ số khí hậu du lịch (TCI) là công cụ hữu hiệu, có khả năng đánh giá tổng hợp tài nguyên khí hậu du lịch bằng một chỉ số thống nhất. Chỉ số TCI tại một số điểm đến ở Việt Nam đã được tính toán và phân tích dựa trên nguồn số liệu quan trắc của 26 điểm đến trong thời kỳ 1991- 2021. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đặc điểm và tiềm năng khí hậu du lịch tại một số điểm đến ở Việt Nam theo các kiểu khí hậu du lịch, theo mức độ thuận lợi tổng quan. Theo thời gian trong năm, phần lớn các điểm đến ở Việt Nam có thời kỳ thuận lợi cho hoạt động du lịch vào giai đoạn Thu - Đông hoặc mùa khô ở miền Nam khoảng từ tháng 11 tới tháng 2, và ít thuận lợi vào mùa mưa. Đây là luận cứ khoa học về nhịp điệu mùa phục vụ định hướng tổ chức và quy hoạch phát triển du lịch ở Việt Nam.  Từ khóa: Chỉ số khí hậu du lịch, mùa vụ du lịch, tài nguyên khí hậu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khí hậu đóng một vai trò quan trọng trong phát triển du lịch và ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của ngành này như mùa vụ và thời gian du lịch, các hoạt động du lịch: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao mạo hiểm... Trong đó, đặc trưng vừa có ý nghĩa như là tài nguyên thu hút du khách lại vừa là thành tố cấu thành nên tính chất của điểm đến và ảnh hưởng trực tiếp đến mùa vụ du lịch. Nhiều điểm đến có mùa du lịch chính dựa vào điều kiện thời tiết và một số nơi có thể trở thành điểm đến hấp dẫn hơn vào mùa cụ thể trong năm do thời tiết tốt. Bên cạnh đó, các điểm đến có khí hậu đặc biệt tạo điều kiện để phát triển du lịch sinh thái và bảo tồn môi trường. Chính vì vậy, điều kiện khí hậu thuận lợi cũng được coi là một nguồn tài nguyên du lịch và cần nghiên cứu đánh giá khí hậu dưới góc độ một dạng tài nguyên để có thể sử dụng, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một cách hợp lí. Việt Nam có điều kiện tự nhiên đa dạng từ Bắc vào Nam, từ Đông sang Tây, tạo nên nhiều sự khác biệt của cảnh quan, trải nghiệm du lịch và đặc trưng khí hậu. Thời tiết ấm áp của nhiều điểm đến tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch ngoài trời, thể thao và biển góp phần biến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch. Khoa Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 1
  2. 454 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Tài nguyên du lịch khí hậu là một chủ đề được quan tâm nghiên cứu từ khá sớm và việc nghiên cứu đánh giá tài nguyên khí hậu du lịch là cơ sở góp phần quy hoạch, quản lý và định hướng phát triển du lịch. Tuy nhiên thường các nghiên cứu về tài nguyên khí hậu cho du lịch ở Việt Nam thường dựa trên các điều kiện và phương pháp tiếp cận sinh khí hậu nông nghiệp hoặc nghiên cứu đơn lẻ trên một địa phương hoặc vùng khí hậu nhất định. Do đó nghiên cứu này muốn nhìn nhận tổng thể đặc trưng khí hậu du lịch trên phần lớn lãnh thổ và tập trung vào các điểm đến tiêu biểu của Việt Nam. Hiện nay, có nhiều chỉ số đánh giá điều kiện sinh khí hậu tổng hợp như chỉ số bất tiện nghi (DI), nhiệt căng thẳng tương đối (RSI), nhiệt độ hiệu dụng τ, chỉ số khí hậu du lịch (TCI), chỉ tiêu Korenkov... Trong các chỉ số trên thì chỉ số khí hậu du lịch TCI (Tourism Climatic Index) - được đưa ra bởi Mieczkowski (1985) - dựa trên nghiên cứu trước đây liên quan đến phân loại khí hậu cho du lịch và khí tượng sinh học của con người - được xem là chỉ số chuyên môn khá tốt cho đánh giá điều kiện sinh khí hậu tổng hợp cho du lịch vì nó đánh giá tương đối toàn diện và thống nhất các điều kiện khí hậu; đồng thời các kết quả định lượng của TCI được sắp xếp dựa trên thang tiêu chuẩn để có thể so sánh giữa các khu vực với nhau nhằm mục đích đánh giá khách quan, khoa học điều kiện khí hậu cho du lịch tại một số điểm đến ở Việt Nam. 2. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguồn tài liệu Các chỉ tiêu khí hậu Việt Nam đối với du lịch được phân tích, tính toán dựa trên bộ số liệu khí hậu tại 26 điểm đến ở Việt Nam: Hà Giang, Cao Bằng, Hạ Long, Sa Pa, Điện Biên, Mù Cang Chải, Mộc Châu, Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Phong Nha-Kẻ Bàng, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, Phú Quốc, Đà Lạt, Buôn Mê Thuột và Pleiku giai đoạn 1991-2021. Số liệu này được cung cấp bởi trung tâm châu Âu về dự báo thời tiết trung hạn (European Centre for Medium-Range Weather Forecasts) cung cấp qua https://en.climate-data.org/. Đây là nguồn dữ liệu mã nguồn mở có thể được trích dẫn và sử dụng trong các tính toán và nghiên cứu khoa học. Các địa điểm được lựa chọn dựa là các đô thị du lịch nổi tiếng, các khu du lịch quốc gia trong quy hoạch, một số địa điểm có đặc điểm khí hậu giống nhau hoặc không có dữ liệu không được sử dụng để tính toán, VD: Thanh Hóa và Sầm Sơn hay Vinh, Cửa Lò và Nam Đàn … có đặc trưng khí hậu tương tự chỉ tính một địa điểm. 2.2. Phương pháp nghiên cứu chỉ số khí hậu du lịch TCI Chỉ số khí hậu du lịch (TCI) ban đầu được đưa ra bởi Mieczkowski như một thước đo tổng hợp để đánh giá các biến khí hậu hàng tháng có liên quan chặt chẽ
  3. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 455 với các hình thức du lịch “phổ biến” như tham quan, mua sắm… TCI được phân tích dựa trên các nghiên cứu về sinh khí hậu tổng hợp liên quan đến sự thoải mái của con người. Sau khi được đưa ra, chỉ số TCI đã được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về khí hậu du lịch. Chỉ số này cũng được bổ sung, chỉnh sửa hoặc phát triển trong đánh giá khí hậu du lịch. Các tác giả De Freitas, Scott đã đưa ra nhiều đánh giá phân tích cũng như bổ sung các phương pháp đánh giá du lịch dựa trên chỉ số TCI, các mô hình, các kiểu khí hậu du lịch dựa trên đồ thị chỉ số TCI. Một số tác giả khác đưa ra các ý kiến về việc tạo biến thể TCI cho đánh giá chỉ số du lịch dựa trên số liệu ngày cho phù hợp hơn với các hoạt động du lịch (Nguyễn Quang Anh, 2015). Ban đầu, TCI được tính toán từ 12 biến khí hậu hàng tháng. Tuy nhiên, do hạn chế về số liệu khí tượng trên diện rộng, các biến được tích hợp và giảm bớt còn bảy biến (Nhiệt độ tối cao tuyệt đối tháng, nhiệt độ tháng, độ ẩm tối thấp tuyệt đối tháng, độ ẩm tương đối tháng, lượng mưa tháng, số giờ nắng trung bình ngày của tháng, tốc độ gió trung bình tháng). Bảy biến khí hậu đã được kết hợp thành năm chỉ số phụ của TCI. Chỉ số TCI được tính theo công thức (Mieczkowski, 1985): TCI = 8 ×CID + 2 × CIA + 4 × R + 4 × S + 2 × W                              • CID là chỉ số phụ ban ngày thoải mái, được tính thông qua nhiệt độ tối cao tuyệt đối tháng (°C) và độ ẩm tối thấp tuyệt đối tháng (%); • CIA là chỉ số phụ hàng ngày thoải mái, được tính thông qua nhiệt độ tháng (°C) và độ ẩm tương đối tháng (%); • R là chỉ số mưa được tính thông qua lượng mưa tháng (mm); • S là chỉ số nắng được tính thông qua số giờ nắng trung bình ngày của tháng (h); • W là chỉ số gió được tính thông qua tốc độ gió trung bình tháng (km/h). Trong đó, hai tham số kết hợp CID (chỉ số tiện nghi nhiệt ban ngày) và CIA (chỉ số tiện nghi nhiệt hàng ngày) thể hiện mối quan hệ giữa hai yếu tố nhiệt độ và độ ẩm ảnh hưởng tới sức khỏe của du khách. CID được xác định thông qua chỉ số tương quan của nhiệt độ tối cao và độ ẩm tối thấp, nó biểu thị sự thoải mái về nhiệt - ẩm lúc ban ngày khi diễn ra hoạt động du lịch. CIA được xác định thông qua chỉ số tương quan của nhiệt độ trung bình và độ ẩm trung bình, biểu thị sự thoải mái về nhiệt ẩm suốt cả ngày (kể cả ban đêm). Đối với công thức tính chỉ số TCI, mỗi chỉ số phụ được ấn định điểm đánh giá cao nhất là 5,0 để đạt điểm TCI tối đa là 100 và điểm thấp nhất là 0 (Bảng 1).
  4. 456 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Bảng 1. Chỉ số phụ trong chỉ số khí hậu du lịch TCI Biến khí hậu Chỉ số phụ Ảnh hưởng trên TCI Trọng số trong TCI hàng tháng (CID) Chỉ số thích nghi Nhiệt độ tối cao tuyệt đối Đại diện cho mức độ thoải mái lúc ban ngày hoạt động ban ngày tháng (°C) và độ ẩm tối thấp khi các hoạt động du lịch chính diễn ra 40% tuyệt đối tháng (CIA) Chỉ số thích nghi Nhiệt độ tháng (°C) và độ ẩm Đại diện cho mức độ thoải mái trong 24 giờ 10% ngày tương đối tháng (%) đầy đủ, bao gồm cả giờ ngủ (P) Lượng mưa  Lượng mưa tháng Được đánh giá là tiêu cực với các hoạt động 20% ngoài trời và nghỉ dưỡng (S) Nắng Số giờ nắng trung bình ngày Đánh giá là tích cực cho du lịch, nhưng thừa của tháng nhận có thể coi là tiêu cực với khí hậu nông 20% (W) Gió Tốc độ gió trung bình tháng Được đánh giá là tiêu cực nhưng với khí hậu nóng thì gió làm mát cũng có thể coi là yếu tố tích cực. 10% Nguồn: Scott, 2001 Bằng cách sử dụng một thang điểm chung với giá trị từ: 0 đến 100 chỉ số tổng hợp TCI có thể đánh giá một cách hệ thống tài nguyên khí hậu du lịch cho các địa điểm trên toàn thế giới. Giá trị của chỉ số TCI được chia thành 10 nhóm, từ lý tưởng (90 - 100) đến không khả thi (
  5. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 457 Hình 1. Các kiểu khí hậu du lịch Nguồn: Scott và McBoyle, 2001 Mặc dù không được thiết kế để nghiên cứu biến đổi khí hậu, các TCI cũng đại diện cho một công cụ thực nghiệm tiềm năng hữu ích để khám phá tác động của biến đổi khí hậu đối với các nguồn tài nguyên khí hậu du lịch. Các chỉ số sinh khí hậu du lịch, trong đó có TCI được các tác giả bài viết vận dụng tính toán và phân tích dưới đây trên cơ sở số liệu quan trắc khí tượng nhiều năm tại các trạm đại diện cho các khu vực ở Việt Nam. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả tính toán chỉ số khí hậu du lịch TCI một số điểm đến ở Việt Nam Bằng việc kết hợp các chỉ số phụ theo công thức của TCI, giá trị chỉ số TCI đã được tính cho các trạm quan trắc đại diện các điểm đến ở Việt Nam. Chỉ số này được sử dụng để phân tích sự thích nghi khí hậu đối với du lịch cho từng khu vực vào các tháng khác nhau trong năm.
  6. 458 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Bảng 3. Bảng chỉ số TCI một số địa điểm du lịch ở Việt Nam   1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 TB ST >50 Đồng Văn 47 50 59 70 67 67 67 70 69 68 58 49 61,8 10 Cao Bằng 45 53 63 66 55 41 41 41 53 75 71 50 54,5 8 Hạ Long 63 73 74 62 35 24 24 24 30 60 78 73 51,7 7 Sa Pa 47 49 61 68 69 70 71 71 70 69 62 52 63,3 10 Điện Biên 72 79 69 51 51 47 49 51 55 75 79 72 62,5 10 Mù Cang Chải 55 71 79 78 72 70 70 71 71 74 74 62 70,6 12 Mộc Châu 62 75 76 62 55 55 59 61 69 71 77 64 65,5 12 Hà Nội 66 75 72 42 26 26 26 27 27 49 79 77 49,3 5 Ninh Bình 68 76 76 48 25 24 25 25 27 44 78 77 49,4 5 Hải Phòng 68 74 76 54 27 24 25 25 28 48 80 77 50,5 6 Thanh Hóa 57 74 74 46 38 32 34 41 53 64 77 65 54,6 7 Vinh 64 74 67 32 28 32 29 29 28 50 70 69 47,7 6 Phong Nha 63 72 71 47 35 41 36 28 33 52 64 60 50,2 6 Huế 66 76 52 35 29 29 30 29 28 46 60 60 45 5 Đà Nẵng 64 74 56 39 33 35 31 28 29 42 58 62 45,9 5 Quy Nhơn 74 74 58 41 32 40 41 39 30 48 55 61 49,4 5 Nha Trang 71 66 50 43 38 44 44 44 32 42 51 61 48,8 5 Phan Thiết 67 62 47 39 28 29 28 28 28 33 44 58 40,9 3 Đà Lạt 88 82 72 54 61 70 68 68 69 70 71 80 71,0 12 Buôn Mê Thuột 72 60 51 42 33 31 33 37 37 41 54 73 47 5 Pleiku 80 66 49 44 35 35 38 35 35 42 56 72 48,9 4 Vũng Tàu 66 63 47 41 27 28 29 30 30 34 43 57 41,3 3 TP HCM 41 44 42 36 25 24 22 22 23 21 25 35 30 0 Cần Thơ 56 50 43 38 28 29 28 28 29 30 30 49 36,5 2 Cà Mau 49 47 39 30 26 27 28 28 27 27 28 40 33 0 Phú Quốc 72 73 59 46 35 40 41 45 43 44 46 63 50,6 4 TBTQ 63.2 66.6 60.8 48.2 39.0 39.0 39.1 39.4 40.5 50.7 60.3 62.2 6 Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2024
  7. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 459 Hình 2. Đồ thị chỉ số TCI một số địa điểm du lịch ở Việt Nam Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2024 3.2. Đánh giá về điều khí hậu du lịch các điểm đến ở Việt Nam Nghiên cứu đánh giá dựa trên các tiêu chí chính là: giá trị TCI trung bình giúp nhìn nhận tổng thể 1 điểm đến có giá trị tài nguyên khí hậu trung bình năm ở mức độ nào, số tháng có giá trị TCI trên 50 thể hiện khoảng thời gian thuận lợi cho khai thác các hoạt động du lịch phụ thuộc vào khí hậu và cấu trúc của đồ thị thể hiện kiểu khí hậu du lịch của điểm đến, giá trị TCI trung bình của các điểm đến trong từng tháng. Theo kết quả tính toán chỉ số TCI trung bình năm của các trạm (Bảng 3), có thể chia thành 4 nhóm là Rất thuận lợi, Khá thuận lợi, Thuận lợi trung bình và Kém thuận lợi như trong bảng sau: Bảng 4. Đánh giá mức độ thuận lợi của khí hậu cho du lịch dựa theo chỉ số TCI tại một số địa điểm du lịch ở Việt Nam Chỉ số TCI trung bình năm Đánh giá Các điểm đến >70 điểm Rất thuận lợi Mù Cang Chải, Đà Lạt 60 - 70 điểm Khá thuận lợi Đồng Văn, Sa Pa, Điện Biên, Mộc Châu Cao Bằng, Hạ Long, Hải Phòng, Thanh Hóa, 50 - 60 điểm Thuận lợi Phong Nha, Phú Quốc Hà Nội, Ninh Bình, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy
  8. 460 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... Trong đó xét về tổng thể có 12/26 địa điểm có chỉ số khí hậu trung bình năm ở mức thuận lợi trở lên, trong số này phần lớn nằm ở khu vực miền núi phía Bắc và chỉ có 2 địa điểm ở phía Nam là Đà Lạt và Phú Quốc. Hai địa điểm có chỉ số TCI trung bình năm cao nhất là Đà Lạt và Mù Cang Chải. Điều này có thể chỉ ra giá trị tài nguyên khí hậu cho hoạt động du lịch đặc biệt ở các khu vực miền núi Việt Nam là rất lớn. Số tháng có chỉ số TCI ở mức thuận lợi trở lên (>50) có thể sử dụng để nhìn nhận thời gian khai thác các hình thức du lịch tự nhiên hoặc dựa vào khí hậu hay phần nào tác động tới độ dài có thể của mùa vụ du lịch tự nhiên ở các địa điểm trên. Bảng 5. Đánh giá thời gian khí hậu thuận lợi cho du lịch tại một số địa điểm du lịch ở Việt Nam Số tháng có khí hậu ở mức thuận Đánh giá Các điểm đến lợi trở lên Mù Cang Chải, Đà Lạt, Đồng Văn, Sa Pa, Điện 10-12 tháng Thời gian thuận lợi quanh năm Biên, Mộc Châu 7-9 tháng Thời gian thuận lợi dài Cao Bằng, Hạ Long, Thanh Hóa Hải Phòng, Phong Nha, Phú Quốc, Hà Nội, 4-6 tháng Thời gian thuận lợi trung bình Ninh Bình, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Buôn Mê Thuột, Pleiku 0-3 tháng Thời gian thuận lợi ngắn TP HCM, Cần Thơ, Cà Mau, Vũng Tàu, Phan Thiết Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2024 Về thời gian có khí hậu thuận lợi cho du lịch, phần lớn các điểm đến đều có thời gian thuận lợi từ trung bình đến dài, thời gian thuận lợi ngắn chủ yếu ở các khu vực phía Nam nơi có khí hậu nóng quanh năm. Đối với kiểu khí hậu dựa trên cấu trúc của đồ thị phân bố giá trị TCI từng tháng của điểm đến, có thể thấy các địa điểm ở Việt Nam rất đa dạng trong các kiểu khí hậu du lịch. Bao gồm từ lý tưởng (optimal), kém thuận lợi (poor), thuận lợi mùa hè (summer peak), thuận lợi vào mùa khô (dryseason peak), 2 mùa thuận lợi (bimodal). Trong 3 kiểu đầu khá dễ dàng nhận biết tính chất là cao đều thấp đều và cao vào giữa năm, thấp vào cuối năm thì khá nhiều địa điểm nghiên cứu có cấu trúc đồ thị thấp vào giữa năm và cao ở đầu và cuối năm có thể lẫn lộn giữa 3 kiểu khí hậu winter peak, bimodal và dryseason. Tuy nhiên có thể phân biệt các kiểu khí này dựa trên phân miền đặc trưng khí hậu khi miền Nam không có mùa Đông và chỉ có 2 mùa khô và mùa mưa, do đó các điểm ở miền Nam có cấu trúc này chỉ có 1 đỉnh duy nhất và thuộc kiểu thuận lợi mùa khô (dryseason peak) còn các điểm có cấu trúc này ở miền Bắc thường có sự giảm nhẹ chỉ số TCI vào tháng 12 hoặc tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm, mặc dù mức độ giảm này không quá lớn nhưng coi kiểu khí hậu ở du lịch ở miền Bắc là 2 mùa thuận lợi là mùa thu và mùa xuân thì phù hợp hơn.
  9. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 461 Bảng 6. Kiểu khí hậu du lịch tại một số địa điểm du lịch ở Việt Nam Kiểu khí hậu Địa điểm Lý tưởng (optimal) Đà Lạt, Mù Cang Chải, Mộc Châu Kém thuận lợi (poor) TP. Hồ Chí Minh, Cà Mau Thuận lợi mùa hè (summer peak) Sa Pa, Đồng Văn 2 mùa thuận lợi (bimodal) Cao Bằng, Hạ Long, Điện Biên, Hà Nội, Ninh Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Phong Nha, Huế Thuận lợi vào mùa khô (dry season peak) Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Vũng Tàu, Cần Thơ, Phú Quốc Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2024 Dựa vào đồ thị, có thể nhận xét kiểu khí hậu du lịch của từng vùng du lịch như sau: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ do địa hình đa dạng và tính chất địa đới phân hóa khí hậu theo độ cao nên hình thành 3 dạng khí hậu du lịch kiểu bimodal ở các thung lũng và núi thấp (Cao Bằng, Điện Biên), kiểu optimal ở vùng núi cao nguyên và núi trung bình (Mù Cang Chải, Mộc Châu), kiểu summer peak ở vùng núi cao (Sa Pa, Đồng Văn). Vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc cũng mang kiểu “bimodal” nhưng có đỉnh giá trị phù hợp cho du lịch vào cuối thu (tháng 10 - tháng 11) và đầu xuân (tháng 2 - tháng 3). Vùng Bắc Trung Bộ nhìn chung cũng có kiểu “bimodal” giống vùng Đồng bằng sông Hồng và Duyên hải Đông Bắc. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên mang kiểu “dry season peak” với thời gian có khí hậu thuận lợi cho du lịch diễn ra vào mùa khô ngoại trừ Đà Lạt có chỉ số TCI cao khá đều trong các tháng và ở mức cao nhất so với các địa điểm khác trong suốt cả năm và mang kiểu “optimal”. Vùng Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ có kiểu “dry season peak” nhưng ngoại trừ TP. Hồ Chí Minh và Cà Mau có kiểu “poor” tức là có TCI thấp đều, hầu hết chỉ số này đều nhỏ hơn 50 ở tất cả các tháng trong năm. Nếu nhìn nhận trên giá trị trung bình tổng thể của tất cả các địa điểm nghiên cứu có thể nhận thấy thời kỳ thời tiết đẹp nhất để đi du lịch Việt Nam được xác định từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau khi mà ở hầu hết các khu vực chỉ số TCI đều rất cao, phân bố từ 60 - 89 (tức là đạt mức thuận lợi đến lý tưởng cho hoạt động du lịch theo thang đánh giá TCI) và giá trị trung bình của các tháng này cũng đều trên 50. Mùa du lịch ở miền Bắc và Bắc Trung bộ có thể kéo dài từ mùa thu đến hết mùa xuân khoảng tháng 10 đến tháng 4 năm sau, trừ một số điểm đến Đồng Văn, Cao Bằng, Sa Pa có chỉ số TCI dưới 50 điểm vào cuối tháng 12 - đầu tháng 1 do đây là thời điểm nhiệt độ thấp nhất trong năm, dưới 12°C. Vì các điểm đến này thuộc vùng núi
  10. 462 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... phía Bắc Việt Nam, địa hình có độ cao đáng kể so với mực nước biển, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, cùng với sự tác động trực tiếp của gió Đông Bắc, đặc biệt vào các tháng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Những yếu tố trên góp phần làm tăng sự cô lập và khắc nghiệt của thời tiết mùa đông ở các điểm đến trên, có thể làm khách không thoải mái khi tham gia vào các hoạt động du lịch. Tuy cũng thuộc khu vực miền núi phía Bắc, nhưng Mù Cang Chải, Mộc Châu có chỉ số TCI cao đều giữa các tháng trong năm và đều trên 50 điểm, vì hai địa điểm này nằm ở độ cao thấp hơn nên có nền nhiệt cao hơn tính chất lục địa của vùng Tây Bắc khiến mùa Đông ở đây bớt khắc nghiệt hơn so với Sa Pa, Đồng Văn. Mùa có khí hậu thuận lợi cho du lịch ở Nam Trung bộ và Tây Nguyên có đặc điểm khá giống với miền Bắc với mùa du lịch là mùa khô, mùa mưa có chỉ số TCI thấp hơn, ngoại trừ Đà Lạt có chỉ số TCI cao trong tất cả các tháng và cao nhất ở miền Trung. Vì Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, tạo nên một môi trường mát mẻ và dễ chịu. Với khí hậu ôn hòa, thời tiết ổn định và dễ dàng dự đoán tạo điều kiện thuận lợi cho du khách có thể thưởng thức cao nguyên xinh đẹp này mọi thời điểm trong năm. Khu vực Nam bộ ít thuận lợi hơn cho các hoạt động du lịch ngoài trời khi các địa điểm ở đây thời gian có thuận lợi cho du lịch phần lớn dưới 4 tháng. Do nơi đây có khí hậu nóng và ẩm. Mùa mưa ở miền Nam (tháng 5 - tháng 11) có nhiệt độ cao, có thể lên tới 35°C, tính chất ẩm tạo ra những cơn mưa lớn ngắn hạn nhưng rất mạnh. Những cơn mưa thường xuyên có thể làm giảm nhiệt độ một chút nhưng đồng thời làm tăng độ ẩm không khí. Điều này có thể làm du khách cảm thấy khó chịu khi tham gia các hoạt động du lịch. Còn mùa khô ở miền Nam (tháng 11 đến tháng 4 năm sau), chỉ số TCI có khởi sắc, tăng nhẹ, trên 50 điểm như Cần Thơ, Vũng Tàu, do nhiệt độ không quá lạnh như ở miền Bắc, thường dao động từ 26°C - 29°C, mưa giảm và không khí khô hơn so với mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Riêng Phú Quốc là điểm đến duy nhất trong các điểm đến ở miền Nam có chỉ số TCI trung bình trên 50 điểm do chịu ảnh hưởng của biển. 4. KẾT LUẬN Bằng việc phân tích các số liệu khí hậu trong giai đoạn 2001-2021 qua phương pháp TCI, nghiên cứu đã đưa ra bộ chỉ số khí hậu du lịch của 26 địa điểm ở Việt Nam. Trên cơ sở đánh giá và phân tích sự biến đổi của chỉ số TCI có thể nhận thấy mùa khô ở miền Nam và cuối thu đầu xuân ở miền Bắc là thời kỳ có khí hậu thuận lợi nhất cho du lịch. Theo không gian có thể chia làm 4 nhóm có mức độ thích nghi khí hậu du lịch ở các mức: Rất thuận lợi: Mù Cang Chải, Đà Lạt; Khá thuận lợi: Hà Giang, Sa Pa, Điện Biên, Mộc Châu; Thuận lợi: Cao Bằng, Hạ Long, Hải Phòng, Thanh Hóa, Phong Nha, Phú Quốc và Kém thuận lợi: Hà Nội, Ninh Bình, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết, Buôn Mê Thuột, Pleiku, Vũng Tàu, TP HCM, Cần
  11. Phần 2: DU LỊCH BỀN VỮNG 463 Thơ, Cà Mau. Nghiên cứu cũng chỉ ra phần lớn các điểm đến (21/26 điểm nghiên cứu) có thời gian khí hậu thuận lợi cho du lịch từ trung bình đến quanh năm. Bộ chỉ số khí hậu du lịch một số điểm đến ở Việt Nam đã chỉ ra được sự phân hóa theo thời gian và trong không gian của Việt Nam về mức độ thuận lợi của điều kiện khí hậu cho hoạt động du lịch và các kiểu khí hậu du lịch đặc trưng của từng vùng du lịch. Đây có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc khai thác và quản lý hiệu quả hơn tài nguyên khí hậu du lịch của Việt Nam. Cụ thể: Chính phủ và các cơ quan quản lý du lịch nên xây dựng và thực thi các chính sách nhằm hỗ trợ và khuyến khích phát triển du lịch bền vững, thúc đẩy việc nghiên cứu và phân tích sâu hơn về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch và xác định các biện pháp phòng ngừa và điều chỉnh. Doanh nghiệp du lịch cần chú ý tới thời gian khí hậu thuận lợi cho du lịch tại một số điểm đến để thiết kế các hoạt động du lịch phù hợp. Ví dụ: Các địa điểm du lịch có thời gian khí hậu thuận lợi ngắn (TP HCM, Cần Thơ, Cà Mau, Vũng Tàu, Phan Thiết), đặc biệt mùa mưa ở miền Nam (tháng 5 - tháng 11) có nhiệt độ cao, độ ẩm không khí cũng cao dẫn đến hiện tượng oi bức, thời tiết thay đổi thất thường gây nên cảm giác ngột ngạt khó chịu với du khách. Cần hạn chế các hoạt động ngoài trời quá mức, bổ sung nước và khuyến khích các trang phục thấm mồ hôi và hạn chế ở ngoài trời quá lâu. Bên cạnh đó, nắm được các kiểu khí hậu du lịch tại một số địa điểm du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp du lịch khai thác hiệu quả tài nguyên khí hậu, tăng sức cạnh tranh và nâng cao trải nghiệm du khách. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để du khách lập kế hoạch, bố trí thời gian du lịch hợp lý nhằm khắc phục hạn chế thời gian trải nghiệm hoạt động du lịch của du khách. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mieczkowski, Z. (1985). The Tourism Climatic Index: A Method of Evaluating World Climates for Tourism. Canadian Geographer. 220-233. 2. Nguyễn Quang Anh, Nguyễn Đức Minh, Giang Văn Trọng. (2015). “Đánh giá điều kiện khí hậu phục vụ phát triển du lịch vùng Tây Nguyên”. Tạp chí Khoa học Trái Đất. 3. Nguyễn Quang Anh, Hoàng Thị Thu Hương. (2022). Đánh giá điều kiện khí hậu và thủy văn cho phát triển du lịch khu vực hồ thủy điện Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình. Kỷ yếu hội nghị địa lý toàn quốc lần thứ XIII, NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ. 4. Scott, D. &. (2001). Using a ‘Tourism Climate Index’ to Examine the Implications of Climate Change for Climate as a Tourism Resource. Proceedings of the 1st International Workshop Climate, Tourism and Recreation, International Society of Biometeorology, Greece. 5. Scott, D., McBoyle, G. and Schwartzentruber, M., (2004). Climate change and the distribution of climatic resources for tourism in North America. Climate Res. 27, 105-117. 6. Nguyễn Khanh Vân, Hoàng Thị Kiều Oanh. (2013). Đánh giá tài nguyên khí hậu cho du lịch nghỉ dưỡng á vùng Tây Nam Bộ Việt Nam. Tuyển tập Hội nghị Địa lý toàn Quốc lần thứ 7, Thái Nguyên.
  12. 464 HỘI THẢO DU LỊCH QUỐC GIA: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SỐ, KHAI THÁC GIÁ TRỊ DI SẢN, PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN DU LỊCH... 7. Scott, D., Hall, C.M. & Gossling, S. (2012). Tourism and Climate Change: Impacts, Adaptation and Mitigation. Oxon, UK: Routledge.   8. De Freitas, C.R., Scott, D., & McBoyle, G. (2008). A Second Generation Climate index for Tourism (CIT): Specifications and Verifications. International Journal of Biometeorology, 52, 399-407. 9. Attila Kovács and János Unger. (2014). Modification of the Tourism Climatic Index to Central European climatic conditions - examples. Quarterly Journal of the Hungarian Meteorological Service Vol. 118, No. 2, April - June, 2014, pp. 147-166.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1