intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá độ không đảm bảo đo của một số xét nghiệm hóa sinh

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

244
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu này là ước tính độ không đảm bảo đo của một số xét nghiệm hoá sinh bằng phương pháp top- down, dựa vào kết quả nội kiểm và ngoại kiểm của phòng xét nghiệm. Độ không đảm bảo đo mở rộng của các xét nghiệm glucose, creatinin, AST, ALT, Na+ , K+ , Cl- và CRP lần lượt là 10,46; 11,88; 14,12; 10,28; 3,00; 3,04; 3,10; 19,32 (%).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá độ không đảm bảo đo của một số xét nghiệm hóa sinh

TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> <br /> ĐÁNH GIÁ ĐỘ KHÔNG ĐẢM BẢO ĐO<br /> CỦA MỘT SỐ XÉT NGHIỆM HÓA SINH<br /> Trần Thị Chi Mai1,2, Đỗ Văn Sơn1,<br /> Lê Hoàng Bích Nga1, Trịnh Phương Dung1<br /> 1<br /> <br /> Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Nhi Trung ương<br /> <br /> Tính toán độ không đảm bảo đo cho các xét nghiệm định lượng là một yêu cầu bắt buộc đối với các<br /> phòng xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO15189. Mặc dù khái niệm này được đưa vào các phòng xét nghiệm y<br /> khoa nhiều năm nhưng không phải tất cả các phòng xét nghiệm y khoa đều quen thuộc với nó. Mục tiêu của<br /> nghiên cứu này là ước tính độ không đảm bảo đo của một số xét nghiệm hoá sinh bằng phương pháp topdown, dựa vào kết quả nội kiểm và ngoại kiểm của phòng xét nghiệm. Độ không đảm bảo đo mở rộng của<br /> các xét nghiệm glucose, creatinin, AST, ALT, Na+, K+, Cl- và CRP lần lượt là 10,46; 11,88; 14,12; 10,28;<br /> 3,00; 3,04; 3,10; 19,32 (%). Dựa trên độ không đảm bảo đo và biến thiên sinh học, kết quả hai lần xét<br /> nghiệm của một chất phân tích trên cùng một bệnh nhân được xem là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kê<br /> và sinh học khi chúng khác nhau ít nhất là 2,77<br /> <br /> 2<br /> (độ tin cậy 95%) (Uc: độ không đảm bảo đo kết<br /> U C2 + CVintra<br /> <br /> hợp, CVintra: biến thiên sinh học trong một cá thể). Ước tính độ không đảm bảo đo bằng phương pháp<br /> top-down là một cách tiếp cận đơn giản, dễ dàng áp dụng trong các phòng xét nghiệm hoá sinh lâm<br /> sàng.Thông tin cung cấp từ độ không đảm bảo đo kết hợp với biến thiên sinh học trong một cá thể là hữu ích<br /> trong phân tích, diễn giải kết quả xét nghiệm.<br /> Từ khoá: Độ không đảm bảo đo, độ lệch, độ lệch chuẩn tương đối, biến thiên sinh học<br /> <br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> <br /> đưa ra các hướng dẫn về phương pháp và<br /> giải thích về ý nghĩa của độ không đảm bảo<br /> <br /> Độ không đảm bảo đo (measurement uncertainty) là một thông số đặc trưng cho sự<br /> <br /> đo là cần thiết để đưa khái niệm này vào thực<br /> hành thường quy [3 - 6].<br /> <br /> phân tán của các giá trị đo lường được của<br /> một chất phân tích [1]. Mặc dù khái niệm độ<br /> không đảm bảo đo được đưa ra từ những<br /> năm 1960 nhưng việc đánh giá và diễn giải độ<br /> không đảm bảo đo chỉ được chấp nhận rộng<br /> rãi vào những năm 1990 [2; 3]. Lĩnh vực y tế<br /> chưa thực sự quen thuộc với khái niệm mới<br /> này. Khi phải đối mặt trước yêu cầu của việc<br /> công nhận, các nhân viên phòng xét nghiệm y<br /> khoa chưa biết nên làm thế nào để tính toán<br /> độ không đảm bảo của phép đo. Do vậy, việc<br /> <br /> ISO 15189 là tiêu chuẩn quốc tế dựa trên<br /> ISO/IEC 17025 và ISO 9001 cung cấp các yêu<br /> cầu về năng lực và chất lượng dành cho các<br /> phòng xét nghiệm y khoa. Tiêu chuẩn ISO<br /> 15189: 2012 hiện tại tương đồng với tiêu<br /> chuẩn quốc gia của Việt Nam TCVN ISO<br /> 15189: 014 về phòng thí nghiệm y khoa [7; 8].<br /> Tính toán độ không đảm bảo đo là một đòi hỏi<br /> bắt buộc cho hệ thống các phòng xét nghiệm<br /> để có thể được công nhận ISO 15189, đặc<br /> biệt là các phòng xét nghiệm hoá sinh lâm<br /> sàng, nơi mà rất nhiều các xét nghiệm định<br /> <br /> Địa chỉ liên hệ: Trần Thị Chi Mai, Trường Đại học Y Hà Nội<br /> Email: mai.duong2@yahoo.com<br /> Ngày nhận: 25/7/2016<br /> Ngày được chấp thuận: 08/12/2016<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> lượng được triển khai. Chuẩn hoá phòng xét<br /> nghiệm, nâng cao chất lượng xét nghiệm là<br /> một nhu cầu cấp thiết và cũng là một thách<br /> <br /> 53<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> thức với hệ thống y tế Việt Nam. Việc nghiên<br /> <br /> đo quang. Xét nghiệm điện giải đồ (Na+, K+, Cl-)<br /> <br /> cứu đưa ra các hướng dẫn, các phương pháp<br /> <br /> cho phương pháp điện cực chọn lọc ion. Xét<br /> <br /> tính toán độ không đảm bảo đo có thể thực hiện<br /> <br /> nghiệm CRP cho phương pháp miễn dịch đo<br /> <br /> tại phòng xét nghiệm y khoa, ý nghĩa của độ<br /> <br /> độ đục.<br /> <br /> không đảm bảo đo và việc sử dụng độ không<br /> đảm bảo đo trong việc phân tích diễn giải kết<br /> quả xét nghiệm là việc làm cần thiết, góp phần<br /> đáp ứng nhu cầu thực tiễn và nâng cao chất<br /> lượng dịch vụ xét nghiệm y học. Do vậy, đề tài<br /> này được tiến hành nhằm mục tiêu: Ước tính<br /> độ không đảm bảo đo của một số xét nghiệm<br /> hóa sinh và hướng dẫn phân tích thông tin<br /> cung cấp từ độ không đảm bảo đo cho ứng<br /> dụng lâm sàng.<br /> <br /> II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br /> <br /> Bước 2: Ước tính độ không chính xác của<br /> phép đo: Dựa trên dữ liệu kết quả nội kiểm<br /> trong vòng 6 tháng. Độ không chính xác được<br /> viết tắt Uprec là độ không đảm bảo do sai số<br /> ngẫu nhiên của quá trình xét nghiệm. Uprec<br /> được ước tính từ độ lệch chuẩn tương đối<br /> (RSD - relative standard deviation) hay CV<br /> của các mức vật liệu nội kiểm theo phương<br /> trình sau:<br /> <br /> U prec =<br /> <br /> [ RSDL21 x(nL1 − 1) + RSDL22 x(nL 2 − 1)]<br /> nL1 + nL 2 − 2<br /> <br /> 1. Đối tượng<br /> <br /> Trong đó:<br /> <br /> - Mẫu chứng thương mại ITA dùng cho xét<br /> <br /> RSDL1 là độ lệch chuẩn tương đối của vật<br /> <br /> nghiệm CRP, mẫu chứng huyết thanh của<br /> Randox mức 1 và 2 dùng cho các thông số xét<br /> nghiệm khác.<br /> - Mẫu ngoại kiểm hoá sinh Riquas của<br /> <br /> liệu kiểm tra mức 1.<br /> RSDL2 là độ lệch chuẩn tương đối của vật<br /> liệu kiểm tra mức 2.<br /> Nếu có nhiều mức vật liệu kiểm tra được<br /> <br /> Randox.<br /> <br /> sử dụng, công thức ước tính Uprec như sau:<br /> <br /> 2. Phương pháp<br /> <br /> U prec =<br /> <br /> 2<br /> 2<br /> 2<br /> [RSD L1 x(n L1 − 1) + RSD L2 x(n L2 − 1) + ... + RSD k x(n k − 1)]<br /> (n L1 − 1) + (n L2 − 1) + ...(n k − 1)<br /> <br /> Áp dụng phương pháp top-down [9] để<br /> <br /> Bước 3: Ước tính độ lệch của phép đo: thu<br /> <br /> ước tính độ không đảm bảo đo cho một số xét<br /> <br /> thập dữ liệu về độ lệch của phép đo dựa vào<br /> <br /> nghiệm hoá sinh.<br /> <br /> kết quả ngoại kiểm cho từng xét nghiệm.<br /> <br /> Bước 1: Xác định chất phân tích: nghiên<br /> cứu này lựa chọn các xét nghiệm đại diện cho<br /> 3 phương pháp phân tích trên máy xét nghiệm<br /> hoá sinh tự động Beckman Coulter AU2700.<br /> Xét nghiệm định lượng glucose, creatinin, đo<br /> hoạt độ AST, ALT đại điện cho phương pháp<br /> <br /> 54<br /> <br /> Độ lệch tương đối của phép đo được ký hiệu<br /> là Ubias.<br /> Bước 4: tính độ không đảm bảo đo phối<br /> hợp.<br /> - Trường hợp 1: nếu Ubias< 10% Uprec, độ<br /> lệch sẽ được loại bỏ và độ không đảm bảo đo<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> ước tính chỉ dựa trên Uprec, nghĩa là: Uc= Uprec<br /> <br /> chọn hệ số bao phủ là 2 cho độ tin cậy là<br /> <br /> - Trường hợp 2: Nếu Ubias ≥ 10% Uprec, độ<br /> không đảm bảo đo phối hợp sẽ được tính theo<br /> <br /> 95%. Ue = Uc x 2.<br /> <br /> công thức sau:<br /> <br /> đo của các xét nghiệm hoá sinh trên dựa vào<br /> <br /> UC = u<br /> <br /> 2<br /> prec<br /> <br /> +u<br /> <br /> 2<br /> bias<br /> <br /> - Xác định mục tiêu cho độ không đảm bảo<br /> dữ liệu biến thiên sinh học trong một cá thể và<br /> giữa các cá thể [10].<br /> <br /> Bước 5: Tính độ không đảm bảo đo mở<br /> rộng: độ không đảm bảo đo mở rộng Ue được<br /> <br /> - Phân tích ứng dụng lâm sàng của thông<br /> <br /> tính bằng nhân độ không đảm bảo đo phối<br /> <br /> tin cung cấp từ độ không đảm bảo đo tính<br /> <br /> hợp Uc với hệ số bao phủ k. Nghiên cứu lựa<br /> <br /> được cho các xét nghiệm trên.<br /> <br /> III. KẾT QUẢ<br /> Bảng 1. Độ lệch chuẩn và độ biến thiên dài hạn, độ không chính xác trung gian<br /> của các xét nghiệm<br /> Chất<br /> phân tích<br /> <br /> Đơn vị<br /> <br /> Glucose<br /> <br /> mmol/L<br /> <br /> Creatinin<br /> <br /> AST<br /> <br /> ALT<br /> <br /> Na+<br /> <br /> K+<br /> <br /> Mức QC<br /> <br /> n<br /> <br /> Trung bình<br /> <br /> SD<br /> <br /> CV<br /> (%)<br /> <br /> QC1<br /> <br /> 114<br /> <br /> 4,5202<br /> <br /> 0,1766<br /> <br /> 3,91<br /> <br /> QC2<br /> <br /> 197<br /> <br /> 15,8655<br /> <br /> 0,5693<br /> <br /> 3,59<br /> <br /> QC1<br /> <br /> 187<br /> <br /> 204,8963<br /> <br /> 5,7879<br /> <br /> 2,82<br /> <br /> QC2<br /> <br /> 191<br /> <br /> 515,0848<br /> <br /> 13,3079<br /> <br /> 2,58<br /> <br /> QC1<br /> <br /> 188<br /> <br /> 41,9228<br /> <br /> 1,0584<br /> <br /> 3,60<br /> <br /> QC2<br /> <br /> 179<br /> <br /> 216,3732<br /> <br /> 5,7531<br /> <br /> 2,66<br /> <br /> QC1<br /> <br /> 169<br /> <br /> 34,3414<br /> <br /> 1,3502<br /> <br /> 3,93<br /> <br /> QC2<br /> <br /> 159<br /> <br /> 98,8283<br /> <br /> 2,6647<br /> <br /> 2,70<br /> <br /> QC1<br /> <br /> 181<br /> <br /> 124,1878<br /> <br /> 1,0740<br /> <br /> 0,86<br /> <br /> QC2<br /> <br /> 191<br /> <br /> 144,1623<br /> <br /> 1,3258<br /> <br /> 0,92<br /> <br /> QC1<br /> <br /> 195<br /> <br /> 3,8451<br /> <br /> 0,0519<br /> <br /> 1,35<br /> <br /> QC2<br /> <br /> 180<br /> <br /> 6,1639<br /> <br /> 0,0667<br /> <br /> 1,08<br /> <br /> QC1<br /> <br /> 159<br /> <br /> 84,7799<br /> <br /> 0,7347<br /> <br /> 0,87<br /> <br /> QC2<br /> <br /> 184<br /> <br /> 98,5924<br /> <br /> 0,8822<br /> <br /> 0,89<br /> <br /> QC1<br /> <br /> 90<br /> <br /> 13,4611<br /> <br /> 0,7841<br /> <br /> 5,82<br /> <br /> QC2<br /> <br /> 87<br /> <br /> 24,7023<br /> <br /> 3,6267<br /> <br /> 14,68<br /> <br /> QC3<br /> <br /> 88<br /> <br /> 73,0705<br /> <br /> 3,7245<br /> <br /> 5,10<br /> <br /> µmol/L<br /> <br /> U/L<br /> <br /> U/L<br /> <br /> mmol/L<br /> <br /> mmol/L<br /> <br /> Cl-<br /> <br /> mmol/L<br /> <br /> CRP<br /> <br /> mg/L<br /> <br /> Uprec<br /> (%)<br /> <br /> CVintra (%)<br /> <br /> 3,71<br /> <br /> 5,6<br /> <br /> 2,71<br /> <br /> 5,95<br /> <br /> 3,18<br /> <br /> 12,3<br /> <br /> 3,39<br /> <br /> 19,4<br /> <br /> 0,89<br /> <br /> 0,6<br /> <br /> 1,23<br /> <br /> 4,6<br /> <br /> 0,88<br /> <br /> 1,2<br /> <br /> 9,35<br /> <br /> 42,2<br /> <br /> Uprec: Độ không chính xác trung gian, CVintra: Biến thiên sinh học trong một cá thể.<br /> Độ biến thiên của xét nghiệm ALT ở tất cả các mức QC đều nhỏ hơn 0,25 biến thiên sinh học<br /> trong một cá thể (mức tối ưu). Độ biến thiên của CRP mức QC 1 và 3 nhỏ hơn 0,25 biến thiên<br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> 55<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> sinh học trong một cá thể, tuy nhiên độ biến thiên của mức QC 2 chỉ nhỏ hơn 0,5 biến thiên sinh<br /> học trong một cá thể (mức mong muốn). Độ biến thiên của AST và K+ mức QC 2 nhỏ hơn 0,25<br /> biến thiên sinh học trong một cá thể, tuy nhiên độ biên thiên của mức QC1 của 2 xét nghiệm này<br /> chỉ nhỏ hơn 0,5 biến thiên sinh học trong một cá thể (mức mong muốn). Độ biến thiên của xét<br /> nghiệm glucose và Cl- của hai mức QC nhỏ hơn 0,75 biến thiên sinh học trong một cá thể (mức<br /> tối thiểu). Độ biến thiên của xét nghiệm Na+ của hai mức QC lớn hơn 0,75 biến thiên sinh học<br /> trong một cá thể. Độ biến thiên của xét nghiệm Creatinin ở tất cả mức QC đều nhỏ hơn 0,5 biến<br /> thiên sinh học trong một cá thể (mức mong muốn). Độ không chính xác trung gian được tính kết<br /> hợp từ độ biến thiên của các mức QC khác nhau cho một chất phân tích: hai mức QC với tất cả<br /> các xét nghiệm, riêng CRP là 3 mức QC.<br /> Bảng 2. Độ không đảm bảo đo của các xét nghiệm<br /> Glucose<br /> <br /> Creatinin<br /> <br /> AST<br /> <br /> ALT<br /> <br /> Na+<br /> <br /> K+<br /> <br /> Cl-<br /> <br /> CRP<br /> <br /> Uprec<br /> <br /> 3,71<br /> <br /> 2,71<br /> <br /> 3,18<br /> <br /> 3,39<br /> <br /> 0,89<br /> <br /> 1,23<br /> <br /> 0,88<br /> <br /> 9,53<br /> <br /> Ubias<br /> <br /> 3,68<br /> <br /> 5,29<br /> <br /> 6,31<br /> <br /> 3,86<br /> <br /> 1,21<br /> <br /> 0,90<br /> <br /> 1,28<br /> <br /> 1,58<br /> <br /> Uc<br /> <br /> 5,23<br /> <br /> 5,94<br /> <br /> 7,06<br /> <br /> 5,14<br /> <br /> 1,50<br /> <br /> 1,52<br /> <br /> 1,55<br /> <br /> 9,66<br /> <br /> Ue (k = 2)<br /> <br /> 10,46<br /> <br /> 11,88<br /> <br /> 14,12<br /> <br /> 10,28<br /> <br /> 3,00<br /> <br /> 3,04<br /> <br /> 3,10<br /> <br /> 19,32<br /> <br /> Uprec: độ không chính xác trung gian, Ubias: độ lệch của phép đo lấy từ kết quả ngoại kiểm, Uc:<br /> Độ không đảm bảo đo kết hợp, Ue: Độ không đảm bảo đo mở rộng.<br /> Tất cả độ lệch của các xét nghiệm trên đều lớn hơn 10% độ không chính xác trung gian của<br /> phép đo, do vậy sẽ được đưa vào tính độ không đảm bảo đo phối hợp theo công thức:<br /> 2<br /> U C = u 2prec + ubias<br /> <br /> Kết quả độ không đảm bảo đo của các xét nghiệm Creatinin, AST, ALT, Kali, CRP được trình<br /> bày ở bảng trên và có thể sử dụng trong báo cáo kết quả các xét nghiệm này.<br /> Bảng 3. Kết quả hai lần xét nghiệm trên cùng một bệnh nhân khác nhau có ý nghĩa về<br /> mặt xét nghiệm và về mặt sinh học với độ tin cậy 95%<br /> Chất phân tích<br /> <br /> (%)<br /> <br /> 2,77<br /> <br /> 2<br /> 2<br /> U C + CVintra<br /> <br /> CVintra (%)<br /> <br /> Glucose<br /> <br /> 5,23<br /> <br /> 5,60<br /> <br /> 14,49<br /> <br /> 21,23<br /> <br /> Creatinin<br /> <br /> 5,94<br /> <br /> 5,95<br /> <br /> 16,45<br /> <br /> 23,29<br /> <br /> AST<br /> <br /> 7,06<br /> <br /> 12,3<br /> <br /> 19,56<br /> <br /> 39,29<br /> <br /> ALT<br /> <br /> 5,14<br /> <br /> 19,4<br /> <br /> 14,24<br /> <br /> 55,59<br /> <br /> Na+<br /> <br /> 1,50<br /> <br /> 0,60<br /> <br /> 4,16<br /> <br /> 4,48<br /> <br /> K+<br /> <br /> 1,52<br /> <br /> 4,60<br /> <br /> 4,21<br /> <br /> 13,42<br /> <br /> Cl-<br /> <br /> 1,55<br /> <br /> 1,20<br /> <br /> 4,29<br /> <br /> 5,43<br /> <br /> CRP<br /> <br /> 9,66<br /> <br /> 42,20<br /> <br /> 26,76<br /> <br /> 119,92<br /> <br /> 56<br /> <br /> 2,77<br /> <br /> 2<br /> U C<br /> <br /> Uc (%)<br /> <br /> (%)<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC<br /> 2,77 = 1,96x<br /> Uc: Độ không đảm bảo đo kết hợp, CVintra: Biến thiên sinh học trong một cá thể.<br /> Theo thống kê, kết quả hai lần xét nghiệm của một chất phân tích được xem là khác nhau có ý<br /> nghĩa về mặt thống kê khi chúng khác nhau ít nhất là 2,77<br /> <br /> U C2 (độ tin cậy 95%). Kết quả hai lần<br /> <br /> xét nghiệm của một chất phân tích trên cùng một bệnh nhân được xem là khác nhau có ý nghĩa<br /> 2<br /> 2<br /> về mặt thống kê và sinh học khi chúng khác nhau ít nhất là 2,77 UC + CVintra (độ tin cậy 95%).<br /> <br /> Áp dụng để phân tích kết quả xét<br /> <br /> trong máu với độ tin cậy 95% và chức năng<br /> <br /> nghiệm dựa trên thông tin cung cấp từ độ<br /> không đảm bảo đo<br /> <br /> thận của bệnh nhân có thể có vấn đề mặc dù<br /> <br /> Ví dụ: Một bệnh nhân nữ 40 tuổi bị đái tháo<br /> đường đi kiểm tra sức khỏe định kỳ có kết quả<br /> định lượng Creatinin trong huyết thanh là 70<br /> µmol/L; 6 tháng trước kết quả xét nghiệm<br /> <br /> giá trị creatinin huyết thanh 70µmol/L vẫn nằm<br /> trong khoảng tham chiếu bình thường ở nữ<br /> (Giá trị tham chiếu của creatinin tại phòng xét<br /> nghiệm cho nữ là 44 - 97 µmol/L).<br /> <br /> IV. BÀN LUẬN<br /> <br /> creatinin cũng ở phòng xét nghiệm này là 55<br /> µmol/L. Vậy liệu bệnh nhân này có dấu hiệu<br /> tăng creatinin trong máu hay không?<br /> <br /> Trong nghiên cứu này, phương pháp<br /> top-down được áp dụng để tính độ không<br /> <br /> Độ không đảm đo của phòng xét nghiệm<br /> <br /> đảm bảo đo của xét nghiệm. Phương pháp<br /> <br /> cung cấp đối với xét nghiệm định lượng<br /> <br /> này có ưu điểm là có thể sử dụng các thông<br /> <br /> Creatinin huyết thanh là Uc = 6%, CVintra =<br /> <br /> tin sẵn có của phòng xét nghiệm về hiệu<br /> <br /> 5,95%.<br /> <br /> năng của phương pháp xét nghiệm như: dữ<br /> <br /> Với độ tin cậy 95%, hai kết quả xét nghiệm<br /> được coi là khác nhau có ý nghĩ về mặt thống<br /> kê cũng như về mặt sinh học của cùng một<br /> bệnh nhân khi chúng khác nhau lớn hơn<br /> 2,77<br /> <br /> 2<br /> 2<br /> UC + CVintra.<br /> <br /> liệu về thẩm định phương pháp, các dữ liệu<br /> so sánh liên phòng hoặc dữ liệu ngoại kiểm,<br /> dữ liệu nội kiểm. Nhờ vậy mà việc tính toán<br /> trở nên bớt phức tạp hơn so với phương<br /> pháp bottom-up [9]. Trong phương pháp<br /> top-down, độ không đảm bảo đo chuẩn được<br /> ước tính trực tiếp từ việc đo lặp lại nhiều lần<br /> <br /> Ta có: 2,77 x<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2<br /> <br /> 6 + 5,95 = 23,41%<br /> <br /> Độ lệch giữa hai lần làm xét nghiệm của<br /> <br /> các mẫu được lựa chọn. Đây là phương<br /> pháp được ưa dùng trong các phòng xét<br /> nghiệm y khoa thường quy, một phần vì các<br /> <br /> bệnh nhân là<br /> <br /> vật liệu kiểm tra chất lượng (QC) luôn có sẵn<br /> (70 - 55)<br /> x 100% = 27,3%<br /> 55<br /> <br /> và được xem như là có đặc tính tương tự<br /> như mẫu bệnh phẩm. Dữ liệu QC cần được<br /> thu thập trong thời gian tối thiểu 6 tháng<br /> <br /> Nhận thấy 27,3% > 23,41% cho nên khác<br /> <br /> nhưng nó còn phụ thuộc vào tần suất thực<br /> <br /> biệt giữa hai lần xét nghiệm trên có ý nghĩa về<br /> <br /> hiện xét nghiệm. Điều này cho phép đảm bảo<br /> <br /> mặt thống kê và sinh học. Như vậy, có thể<br /> <br /> rằng các biến thiên do thay đổi nhân viên vận<br /> <br /> khẳng định bệnh nhân có sự gia tăng creatinin<br /> <br /> hành máy, thay đổi lô thuốc thử hay lô chất<br /> <br /> TCNCYH 102 (4) - 2016<br /> <br /> 57<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2