intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá giá trị dinh dưỡng của bã sắn công nghiệp ủ chua với các phụ gia để làm thức ăn cho gia súc nhai lại

Chia sẻ: Kinh Kha | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:8

165
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất phụ gia đến động thái lên men của bã sắn trong quá trình ủ; đánh giá chất lượng làm thức ăn cho gia súc nhai lại của bã sắn đã được ủ chua; tìm ra công thức ủ chua bã sắn phù hợp với thực tiễn sản xuất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá giá trị dinh dưỡng của bã sắn công nghiệp ủ chua với các phụ gia để làm thức ăn cho gia súc nhai lại

TAP CHI KHOA HOC, Đai hoc Huê, Sô 46, 2008<br /> ̣ ́ ̣ ̣ ̣ ́ ́<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA BàSẮN CÔNG NGHIỆP Ủ CHUA <br /> VỚI CÁC PHỤ GIA ĐỂ LÀM THỨC ĂN CHO GIA SÚC NHAI LẠI<br /> Nguyễn Hữu Văn, Nguyễn Xuân Bả <br /> Trường Đại học Nông nghiệp, Đại học Huế <br /> Bùi Văn Lợi<br /> Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế<br /> TÓM TẮT<br /> Bã sắn công nghiệp được ủ chua với các phụ gia khác nhau trong túi  ny lon. Các phụ  <br /> gia đựợc sử  dụng là: cám gạo 3% + muối ăn 0.5% (tính theo khối lượng tươi) (BSC); rỉ mật  <br /> 3% + muối ăn 0,5% (BSMa); và muối ăn 0.5% (BSMu). Bã sắn được trộn đều theo các công  <br /> thức và ủ yếm khí trong 15 túi riêng biệt cho mỗi công thức. Mẫu thức ăn ở 3 túi ny lon trong  <br /> mỗi công thức  ủ  được lấy ngẫu nhiên  ở  các thời điểm  0, 7, 14, 21 và 42 ngày sau khi ủ  để  <br /> phân  tích thành phần hóa học. Giá trị  pH và hàm lượng HCN  ở  các công thức giảm nhanh  <br /> chóng sau khi ủ. Giá trị pH thấp dưới 3,8 sau 21 ngày ủ và hàm lượng HCN sau 14 và 21 ngày  <br /> ủ  lần lượt giảm xuống dưới mức 100 và 80 mg/kg DM. Hàm lượng protein thô khá thấp (3,5  <br /> đến 5,3% DM)  ở  các khối  ủ. Từ  các kết quả  phân tích cho thấy bã sắn công nghiệp có thể  <br /> được bảo quản bằng phương pháp ủ chua để làm thức ăn cho gia súc nhai lại trong điều kiện  <br /> nông hộ.<br /> <br /> Từ khóa: Bã sắn, gia súc nhai lại, giá trị dinh dưỡng, ủ chua.<br /> I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Ở Việt Nam, sắn là cây lương thực có sản lượng lớn thứ hai, chỉ sau cây lúa và <br /> đang có xu hướng tiếp tục tăng về diện tích và sản lượng. Theo số liệu của Tổng cục  <br /> thống kê, năm 2005 diện tích trồng sắn của cả  nước khoảng 424 nghìn ha, với sản  <br /> lượng 6,6 triệu tấn củ thì năm 2006 đã tăng lên 475 nghìn ha, với sản lượng 7,7 triệu  <br /> tấn củ. Hiện nay, sắn chủ yếu được dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy chế  biến  <br /> tinh bột. Bã sắn công nghiệp là phụ  phẩm của quá trình sản xuất tinh bột, nó chiếm  <br /> khoảng 45% so với khối lượng sắn nguyên củ. Trong bã sắn chứa khoảng 8% tinh bột,  <br /> 15­ 20% xơ  thô (Bùi Quang Tuấn, 2005).  Ở  khu vực miền Trung, hầu như  tỉnh nào  <br /> cũng có một nhà máy tinh bột sắn với công suất lớn. Nhà máy tinh bột sắn Phong An  <br /> (Thừa Thiên Huế) cho biết vào vụ  thu hoạch có khoảng 100 – 150 tấn bã sắn thải ra  <br /> hàng ngày. Tuy vậy, người chăn nuôi bò chưa tiếp cận được nhiều với nguồn này do  <br /> chưa biết giá trị dinh dưỡng, sợ độc tố HCN đối với gia súc và vấn đề bảo quản, chế <br /> biến trong điều kiện nông hộ. Sự  tồn đọng bã sắn tại các nhà máy cũng là nguyên  <br /> nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.  Ủ chua để dự trữ bã sắn làm thức ăn cho <br /> gia súc nhai lại là giải pháp có thể khắc phục được những vấn đề nêu trên. Các tác giả <br /> Đặng Thị Thu (1995), Nguyễn Thị Xuân Sâm và Đặng Thị  Thu (1996), Lê Văn Hoàng <br /> (1998), có thử nghiệm các qui trình xử lý bã sắn bằng phương pháp lên men vi sinh vật  <br /> để ủ làm thức ăn gia súc với qui mô nhỏ ở phòng thí nghiệm nhưng khó áp dụng trong  <br /> thực tế sản xuất. Kết quả bước đầu của Nguyễn Quang Tuấn (2005) cho biết bã sắn <br /> chế  biến thủ  công đem  ủ  chua với muối và rỉ  mật có thể  bảo quản được lâu để  làm  <br /> thức ăn dự  trữ  cho trâu bò. Xuất phát từ  tình hình nói trên chúng tôi tiến hành đề  tài <br /> này với mục đích: (1) Nghiên cứu ảnh hưởng của các chất phụ gia đến động thái lên  <br /> men của bã sắn trong quá trình ủ; (2) Đánh giá chất lượng làm thức ăn cho gia súc nhai  <br /> lại của bã sắn đã được ủ  chua; (3) Tìm ra công thức ủ  chua bã sắn phù hợp với thực  <br /> tiễn sản xuất.<br /> II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> Bã sắn từ Nhà máy Tinh bột sắn Phong An, Thừa Thiên Huế được ủ  chua với <br /> các phụ gia khác nhau. Túi ny lon kích thước 20 x 30 cm (chứa khoảng 3 kg) được sử <br /> dụng để  làm túi  ủ. Các phụ  gia đựợc sử  dụng là: cám gạo 3% + muối ăn 0,5% (theo <br /> khối lượng tươi) (BSC); rỉ mật 3% + muối ăn 0,5% (BSMa); và muối ăn 0,5% (BSMu). <br /> Bã sắn được trộn đều theo các công thức và ủ yếm khí trong 15 túi riêng biệt cho mỗi  <br /> công thức. Túi ủ được bảo quản nhiệt độ phòng trong thời gian từ tháng 1 đến tháng 3  <br /> năm 2006. Mẫu thức ăn  ở  3 túi ny lon trong mỗi công thức  ủ  được lấy ngẫu nhiên ở <br /> các thời điểm  0, 7, 14, 21 và 42 ngày sau khi ủ để phân  tích thành phần hóa học. <br /> Phương pháp phân tích vật chất khô (DM), vật chất hữu cơ (OM), protein thô <br /> (CP), mỡ  thô (EE), và khoáng tổng số  (Ash) theo AOAC (1990). Xơ  không hòa tan  <br /> trong chất tẩy trung tính (NDF) được xác định theo  Van Soest và cộng sự (1991). Năng <br /> lượng tổng số (GE) được xác định bằng Bomb Calorimeter   (Bomb Calorimeter 6300, <br /> Parr Instrument  Company), pH  được đo bằng pH meter  (Sension  3,   HACH   Company, <br /> USA), HCN được phân tích theo phương pháp của Easley và cộng sự (1970).<br /> Số  liệu được xử  lý bằng phần mềm Exel và Minitab 13.0 theo phương pháp <br /> phân tích phương sai (ANOVA) trên hàm GLM.<br /> III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN<br /> 3.1. Thành phần dinh dưỡng của bã sắn tươi<br /> Kết quả  phân tích thành phần dinh dưỡng của bã sắn tươi được trình bày  ở <br /> bảng 1.<br /> Bảng 1: Thành phần dinh dưỡng của bã sắn tươi<br /> <br /> Giá trị<br /> Thành phần<br /> pH 4,21<br /> HCN (mg/kg DM) 240<br /> HCN (mg/kg vật chất tươi) 26,9<br /> DM (% vật chất tươi) 11,2<br /> OM (% DM) 97,2<br /> CP (% DM) 3,6<br /> EE (% DM) 0,3<br /> NDF (% DM) 31,2<br /> Ash (% DM) 2,8<br /> GE (Kcal/kgDM) 4180<br /> Số  liệu  ở  bảng 1 cho thấy  ẩm độ  của bã sắn tươi rất cao nên rất dễ  bị  hư <br /> hỏng. Nếu áp dụng phương pháp phơi khô để bảo quản sẽ mất nhiều thời gian, công  <br /> lao động và nấm mốc dễ phát triển trong quá trình phơi. Mặt khác, việc phơi khô lại <br /> phụ  thuộc nhiều vào thời tiết. Mùa thu hoạch và chế  biến sắn thường tiến hành vào  <br /> mùa mưa  ở khu vực miền Trung. Do vậy, việc bảo quản bã sắn bằng cách ủ  chua là  <br /> phù hợp. pH của bã sắn tươi là 4,21, hàm lượng HCN là 26,5 mg/kg. Các chỉ  số  này <br /> thấp hơn nhiều so với công bố của Bùi Quang Tuấn (2005) khi xác định ở bã sắn chế <br /> biến thủ công (tương ứng pH = 6, HCN = 162,4 mg/kg). Sự khác biệt này có thể là do <br /> bã sắn công nghiệp đã được xử  lý hóa chất trong quá trình chế  biến.  Tỷ  lệ  NDF là <br /> 31,2 %, bã sắn lại được nghiền nhỏ  do đó có thể   ảnh hưởng tới hoạt động nhai lại  <br /> của trâu bò. Giá trị  protein thô, lipid, khoáng tổng số  và năng lượng thô trong bã sắn <br /> tương ứng là 3,6%, 0,3%, 2,8% (tính theo DM) và 4198 kcal/kg DM. Kết quả phân tích <br /> này cho thấy hàm lượng protein thô trong bã sắn rất thấp và giá trị năng lượng tương  <br /> đối cao, vì vậy khi làm thức ăn cho gia súc nhai lại cần thiết phải bổ sung nguồn thức  <br /> ăn giàu protein để  cân đối năng lượng và protein cho nhu cầu dinh dưỡng của vi sinh  <br /> vật dạ cỏ và cho sản xuất. <br /> 3.2. Diễn biến hàm lượng DM, pH và HCN <br /> Hàm lượng DM  ở  công thức  ủ  BSC (trung bình 14,5%) cao hơn (P
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2