Khảo sát thành phần loài nấm ăn tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông
lượt xem 2
download
Nấm ăn là nguồn lâm sản quý thường được người dân địa phương sử dụng làm thực phẩm. Chúng có vai trò rất lớn với sức khỏe của con người vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao, giàu khoáng chất và các vitamin. Qua kết quả điều tra, thu thập và định danh các loài nấm ăn tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khảo sát thành phần loài nấm ăn tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI NẤM ĂN TẠI VƯỜN QUỐC GIA TÀ ĐÙNG, TỈNH ĐẮK NÔNG TRẦN THỊ KIM THI* NGUYỄN HỮU KIÊN , NGUYỄN PHƯƠNG ĐẠI NGUYÊN*** ** Khoa Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Trường Đại học Tây Nguyên * Email: kimthi0612@gmail.com ** Email: huukienbmt@gmail.com *** Email: nguyendhtn@gmail.com Tóm tắt: Nấm ăn là nguồn lâm sản quý thường được người dân địa phương sử dụng làm thực phẩm. Chúng có vai trò rất lớn với sức khỏe của con người vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao, giàu khoáng chất và các vitamin. Qua kết quả điều tra, thu thập và định danh các loài nấm ăn tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi đã xác định được 8 loài nấm ăn thuộc 5 họ 5 chi. Phần lớn các loài nấm ăn thu thập được thuộc họ Gomphacease và họ Boletaceae. Trong đó có 3 loài nấm là Ramaria stricta (Pers.) Quesl. 1888, Amanita caesarea (Scop.) Pers. (1801), Boletus regius Krombh 1832 được ghi nhận mới cho Tây Nguyên. Từ khóa: Nấm ăn, Vườn Quốc gia Tà Đùng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ở Việt Nam đã thống kê được có khoảng hơn 200 loài nấm ăn được, trong đó khoảng 50 loài là những loài nấm ăn thường được người dân địa phương sử dụng, trong đó có nhiều loài nấm là món ăn đặc sản và quý. Hầu như tất cả các loài nấm ăn được ở Việt Nam đều thuộc nấm Đảm (Basidiomycota), có một số ít loài thuộc nấm Túi (Ascomycota). Chúng thuộc các chi nấm như Boletus, Cantharellus, Ramaria [7]… Có thể kể đến các loài nấm ăn quan trọng như các loài Mộc nhĩ thuộc chi Auricularia (7 loài), Ngân nhĩ thuộc chi Tremella (5 loài), Nấm rơm (Volvariella volvacea (Fr.) Sing.), Nấm mối Termitomyces (3 loài), Nấm thông (Boletus edulis Bull.: Fr.), Nấm chàm (Boletus aff. felleus (Bull. : Fr.) Karst.), Nấm bào ngư (Pleurotus spp.), Nấm mào gà (Cantherellus cibarius Fr.), Nấm ngọc châm (Hypsizigus marmoreus (Peck) Bigelow), Nấm kim châm (Flammulina velutipes (Curt. ex Fr.) Sing) [3, 4],... Tác giả Lê Văn Liễu (1977) [6] đã thống kê có 6 chi và 19 loài thuộc họ nấm gan bò (Boletaceae), trong đó có một số loài nấm ăn được ở dưới tán rừng thông. Theo Tôn Thất Minh và cộng sự (2009), khi thực hiện đề tài “Điều tra, phân loại các loài nấm dưới tán thông tỉnh Lâm Đồng” đã mô tả 21 loài, 6 chi thuộc họ Boletaceae trong đó có 10 loài nấm ăn có giá trị thực phẩm [8]. Vườn Quốc gia Tà Đùng (thuộc địa giới hành chính xã Đắk Som, huyện Đắk Glong) được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập ngày 8/2/2018 trên cơ sở chuyển hạng mục từ Khu Bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng (được thành lập năm 2003). Với diện tích 20.937,7 ha và tỷ lệ che phủ rừng tới 85% diện tích vùng lõi Vườn Quốc gia (rừng nguyên sinh hơn 48% và hơn 36% rừng thứ sinh các loại), Tà Đùng có các hệ sinh thái đa dạng và sinh cảnh phù hợp cho sự cư trú, phát triển của nhiều hệ động thực vật [11]. Đây là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nấm phát triển, đặc biệt là vào mùa mưa. Tại đây, nấm phát triển rất phong phú, tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa có tác giả nào có những công bố về nấm thuộc Vườn quốc gia Tà Đùng. Đặc biệt là tri thức về các loài nấm ăn. Vì vậy, việc điều tra thành phần loài Nấm ăn tại Vườn quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông nói riêng là cần thiết để đánh giá độ đa dạng loài, tổng hợp các loài nấm ăn được trong cộng đồng, từ đó làm tư liệu phục vụ cho những hướng nghiên cứu sâu hơn về ứng dụng và bảo tồn. 359
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Thu thập, xử lý mẫu nấm Việc thu mẫu theo tuyến sinh cảnh và phân tích mẫu nấm được thực hiện theo các phương pháp của Trịnh Tam Kiệt (2011, 2012, 2013) [3, 4, 5], Lê Bá Dũng (2003) [1], Teng (1996) [9]. Nguyên tắc của phương pháp: Mẫu được thu thập theo các sinh cảnh rừng khác nhau. Tại các sinh cảnh tiến hành khảo sát theo tuyến, lặp lại 1-2 lần. Mẫu được thu thập theo tuyến, ở các giai đoạn phát triển khác nhau (non, trưởng thành, già). Sau đó, quan sát, mô tả màu sắc, kích thước, hình dạng, sinh cảnh... và tiến hành chụp hình mẫu Nấm khi ở ngoài tự nhiên với nhiều tư thế khác nhau (mặt trên, mặt dưới…) rồi thu mẫu. Mẫu lấy được bảo quản nơi thoáng mát, tiến hành làm tiêu bản ngâm với formalin 5% hoặc tiêu bản khô. 2.2. Phân tích mẫu và định danh Phân tích các đặc điểm sinh học, sinh thái: Phân tích đặc điểm hiển vi như bào tử, bào tầng hệ sợi, đảm… sử dụng kính hiển vi Olympus (Nhật) và hình thái ngoài như sử dụng kính lúp bảng so màu tại phòng thí nghiệm bộ môn Sinh học, Trường Đại học Tây Nguyên. Định danh loài: Theo phương pháp hình thái giải phẫu so sánh dựa trên tư liệu gốc của Trịnh Tam Kiệt (2011, 2012, 2013) [3, 4, 5], Lê Bá Dũng (2003) [1], Teng (1996) [9], Lê Văn Liễu (1977) [6],… 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Danh mục thành phần loài nấm ăn tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, Tỉnh Đắk Nông Qua các đợt điều tra thu thập các loài nấm lớn tại Vườn quốc gia Tà Đùng chúng tôi thu được 60 mẫu nấm. Bước đầu khảo sát chúng tôi đã ghi nhận có 08 loài nấm ăn thuộc 5 chi 5 họ, được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 1. Danh lục các loài nấm ăn tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông Tên Stt Tên khoa học Chi Họ Ghi chú thường gọi Ramaria subbotrytis Nấm san hô Ramaria Holmsk Ăn được 1 Gomphacease (Coker) Corner 1950 hồng (1790) [2] Ramaria stricta (Pers.) Ramaria Holmsk Ăn được 2 Nấm san hô nâu Gomphacease Quesl. 1888 (1790) [10]* Ramaria Flava (Schaeff.) Nấm san hô Ramaria Holmsk Ăn được 3 Gomphacease Quél. 1888 vàng (1790) [2] Pleurotus ostreatus sensu Ăn được 4 Cooke [III. Brit. Fung. Pleurotus Pleurotaceae [1] 279 (195) Vol.2 (1883) Amanita caesarea (Scop.) Amanita Amanitaceae Ăn được 5 Nấm trứng gà Pers. (1801) [9]* Auricularia polytricha Auricularia Auriculariaceae Ăn được 6 Nấm mộc nhĩ (Mont.) Sacc. 1885 [1] Boletus ornatipes Peck Nấm gan bò Boletus Boletaceae Ăn được 7 1878 vàng [1] Boletus regius Krombh Boletus Boletaceae Ăn được 8 Nấm gan bò tía 1832 [3]* (*: Ghi nhận mới đối với khu hệ nấm lớn Tây Nguyên so với Nấm lớn Tây Nguyên của tác giả Lê Bá Dũng, 2003). 360
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 Qua bảng 1, chúng tôi nhận thấy ở khu vực chúng tôi tiến hành khảo sát phần lớn các loài nấm ăn thu thập được thuộc họ Gomphacease và họ Boletaceae. Trong đó có 3 loài thuộc họ nấm Gomphacease và 2 loài thuộc họ Boletaceae. Các loài nấm này đa số mọc trên đất, thường sinh trưởng và phát triển ở những nơi có độ ẩm cao, mọc từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm. 3.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái của một số loài nấm ăn tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, tỉnh Đắk Nông 3.2.1. Loài Ramaria subbotrytis (Coker) Corner 1950 Quả thể dạng khối san hô màu hồng đến hồng đậm, cao từ 6-12 cm và tạo khối tán có đường kính từ 6-8 cm. Phân nhánh 4-5 lần từ nơi gần gốc, đỉnh ngọn phân từ 2-6 ngọn, phân nhánh phóng xạ không đều, thường có 3-5 nhánh lớn. Các nhánh lớn và sát nhau ở dưới càng lên trên càng mở rộng, kéo dài và càng nhỏ dần. Các nhánh ở gần gốc có màu trắng sau đó hồng đậm dần về phía ngọn. Gốc có màu trắng, không phình và dài khoảng 2,5-3 cm. Thịt nấm mềm, có màu trắng bên trong, thịt nấm có mùi nhẹ dịu. Hệ sợi có vách ngăn và phân nhánh, đường kinh khoảng 2-2,5 µm. Bào tử có dạng hình tròn hơi hướng elip, nhọn 1 đầu là điểm để nảy nầm, vách dày, kích thước khoảng 3-5 x 5-8µm. Đảm hình chùy, đơn bào, đồng nhất chứa 4 bào tử, kích thước khoảng 4-6 x 23-26 µm. Đặc điểm sinh thái: Nấm mọc đơn độc, rời gốc trên đất trong rừng lá kim hoặc rừng lá rộng. Nấm mọc ở độ ẩm 70-75%, nhiệt độ 20-22°C. Nấm thường mọc từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. 3.2.2. Loài Ramaria stricta (Pers.) Quesl. 1888 Quả thể dạng khối san hô màu nâu khói, thường sẽ tối màu hơn nấu thời tiết hanh khô. Kích thước quả thể đạt 8-11 x 5-7 cm. Nhánh phân chia trung bình 4-6 lần có thể lên đến 8 lần, đỉnh ngọn thường phân 2 ngọn. Phân nhánh cách gốc khoảng 3,5 cm, sát với cuống có một số nhánh không phát triển. Các nhánh mọc thẳng đứng và gần như song song. Gốc cuống hơi phình nhẹ dài khoảng 3,5 cm, rất rắn chắc, có màu trắng với đường kính khoảng 1-1,5 cm. Thịt nấm mềm, dễ nát, có màu trắng hoặc sẫm bên trong, bị bầm tím khi xử lý, có mùi hắc khó chịu, vị đắng. 361
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 Hệ sợi có vách ngang, không phân nhánh, kích thước hệ sợi khoảng 3-3,5 µm. Bào tử elip nhọn một đầu là nơi để nảy mầm, màng hơi dày có các mụn hạt, kích thước từ 8-10 x 3-5 µm. Đảm hình chùy, đồng nhất, chứa bốn bào tử, khi chuẩn bị phóng bào tử có dạng tai thỏ, kích thước khoảng 4-6 x 25-30 µm. Đặc điểm sinh thái: Nấm mọc đơn độc, rời gốc trên đất trong rừng lá kim hoặc rừng lá rộng. Nấm mọc ở độ ẩm 73-77%, nhiệt độ 20-23°C. Nấm thường mọc từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. 3.2.3. Loài Ramaria Flava (Schaeff.) Quesl. 1888 Quả thể dạng khối san hô màu vàng, cao từ 4-6 cm và tạo khối tán có đường kính từ 3-4 cm. Phân nhánh cách gốc 2-3 cm, phân nhánh 3-4 lần, đỉnh ngọn thường phân 2- 4 ngọn phân nhánh phóng xạ không đều, gốc to phân nhánh nhỏ dần, một số nhánh nhỏ gần gốc không phát 362
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 triển. Gốc phình to, chắc chắn có màu trắng đến vàng nhạt, dày khoảng 1-1,5 cm.Thịt nấm mềm, có màu trắng, thịt nấm có mùi thơm nhẹ. Hệ sợi có vách ngăn ngang mỏng, không phân nhánh, đường kính khoảng 4- 4,5 µm. Bào tử có dạng hình tròn đến elip, nhọn một đầu là điểm để nảy mầm, kích thước khoảng 9.6-10.2 µm x 4,6-5 µm. Đảm hình chùy, đồng nhất, chứa 4 bào tử, thon dài xếp sát nhau, kích thước khoảng 5-6 x 20-25 µm. Đặc điểm sinh thái: Nấm mọc đơn độc, rời gốc trên đất trong rừng lá kim hoặc rừng lá rộng. Nấm mọc ở độ ẩm 70-75%, nhiệt độ 19-23°C. Nấm thường mọc từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. 3.2.4. Loài Pleurotus ostreatus Quả thể nấm có dạng hình phễu lệch, mọc thành từng cụm tập trung, có màu trắng kem, thân có 3 phần gồm mũ, phiến, cuống nấm. Mũ nấm có tai rộng hình nắp vỏ sò, tùy loài màu sắc có thể thay đổi từ màu trắng kem đến trắng xám, xám nâu. Bề mặt nấm có lông nhỏ mịn, màu trắng. Đường kính 4-5 cm. Bào tầng dạng phiến, phiến tự do, màu trắng xếp xích nhau, mép mỏng. Cuống nấm dai khi còn tươi, màu trắng, mép mỏng, dạng thớ màu trắng, có mùi thơm ngọn, vị dịu. Khi khô trở nên xốp, giòn, cứng dễ gãy. Đường kính 2-3 x 5-6 cm. Hệ sợi phân nhánh, có vách ngăn ngang, đường kính 13-15 𝜇𝑚. Bào tử hình trứng, không màu, kích thước đường kính 6-8 x 13-15 𝜇m. Đảm đơn bào, hình chùy, kích thước 18-20 x 38-40 𝜇m. Đặc điểm sinh thái: mọc trên giá thể của thân cây đã chết giàu chất dinh dưỡng hay mọc trên giá thể. Nấm mọc nhiều từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm. Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm phát triển là 25-28°C, độ ẩm 65-75%. 3.2.5. Loài Amanita caesarea (Scop.) Pers. (1801) Quả thể khi còn nhỏ dạng giống như quả trứng, bên ngoài có bao gốc màu trắng bao bọc, khi trưởng thành có mũ hình chuông dẹt, màu vàng cam đến màu vàng nhạtbên trong giống như lòng đỏ trứng gà. Mũ nấm khi còn non cụp vào cuống, khi trưởng thành dạng chuông dẹt màu đều dần ra phía mép ngoài. Trung tâm mũ nấm hơi lõm xuống. Mũ nấm màu vàng, mũ nhẵn, khô. Đường kính 3-4 cm. Bào tầng dạng phiến, màu trắng. Cuống nấm hình trụ dài, đính ở trung 363
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 tâm tại phần lõm của mũ nấm, có màu vàng nhạt đến màu trắng ngà. Đường kính 1,5-2 cm, cao 5-6 cm. Bao gốc dạng đế hoa, có màu trắng đục. Hệ sợi phân nhánh, không có vách ngăn ngang, nội chất màu vàng nhạt. Đường kính kích thước 15-20 𝜇𝑚. Bào tử dạng hình trứng dẹp hay hình hạt lúa, nội chất màu xanh nhạt. Đường kính 5-7 x 9-11 𝜇𝑚. Đảm hình chùy. Kích thước 8-10 x 30-35 𝜇𝑚. Đặc điểm sinh thái: mọc đơn đọc trên đất rừng. Thường có ở vùng có khí hậu lạnh, ẩm ướt và mưa nhiều. Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm phát triển là 25-28°C, độ ẩm 65-75%. Thường bắt gặp nhiều vào tháng 5 năm nay đến tháng 10 trong năm. 3.2.6. Loài Auricularia polytricha (Mont.) Sacc. 1885 Quả thể nấm như một cái vành tai mềm mại, dai. Bình thường sống bám dính vào thân vật nhờ một bộ phận như cuống ngắn bám dính hay một góc thân thô sơ. Mũ nấm bóng sáng, màu nâu đỏ với những điểm ửng màu tím nhạt, thường có những lông nhỏ mịn, màu xám. Có 364
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 nếp nhăn, màu sắc thay đổi theo tuổi. Kích thước đường kính 5 cm.Bào tầng màu nâu nhạt. Đôi khi có nếp nhăn, nếp gấp và những đường gân nổi lên, làm cho nấm xuất hiện nhiều tai kết hợp thành chùm. Cuống nấm ngắn thường gắn liền với mũ nấm khó phân biệt được. Đường kính 0,5-1 cm. Thịt nấm cứng, giòn, nhờn có kết cấu đàn hồi khi còn tươi, khi khô trở nên giòn, cứng dễ gãy. Hệ sợi phân nhánh và không có vết ngăn ngang. Kích thước đường kính 5-7 𝜇m. Bào tử hình trứng. Nội chất màu trắng. Kích thước đường kính 6-8 x 15-17 𝜇m. Đảm đơn bào, hình chùy, kích thước 15-20 x 40-45 𝜇m. Đặc điểm sinh thái: Nấm mọc đơn độc, nhiều khi mọc thành chùm, nhóm. Đa số tìm thấy trên các thân cây gỗ khô. Nhiệt độ 28-32 °C, độ ẩm 65-75%. Thường bắt gặp nhiều nhất vào mùa thu. 3.2.7. Loài Boletus ornatipes Peck 1878 Quả thể chất thịt, hình chuông, mũ hình bán cầu dẹp, màu vàng sữa hoặc màu hạt dẻ. Mũ nấm khi còn nhỏ dạng bán cầu dẹp, phía rìa ngoài cụp vào cuống, khi trưởng thành phẳng ra, lúc non có màu vàng kem hoặc màu vàng nhạt, mũ nấm bóng sáng, khô, không có vảy, lồi lõm không đều. Đường kính 3-4 cm. Bào tầng dạng lỗ hình đa giác, màu trắng kem. Cuống nấm to mập, hình trụ hoặc hình chuông, phồng to lên ở gốc, màu trắng kem. Bề mặt cuống nấm có dạng mạng lưới với ô lưới hình tròn hay hình bầu dục. Đường kính 4-5 cm, cao 5-6 cm. Thịt dày, cứng, màu trắng, có mùi vị dễ chịu, vị thanh hơi ngọt. Hệ sợi phân nhánh, có vách ngăn ngang, đường kính 8-10 𝜇𝑚. Bào tử hình cầu dẹp, nội chất có màu xanh, đường kính 8-10 x 12-15 𝜇𝑚. Đảm đơn bào, hình chùy, đường kính 18-20 x 48-50 𝜇𝑚. Đặc điểm sinh thái: Mọc đơn độc, đôi khi mọc thành cụm trong đất rừng. nơi có khí hậu mát mẻ, ẩm ướt và nhiều mưa. Nấm mọc nhiều từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm. Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm phát triển là 25-28°C, độ ẩm 65-75%. 365
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ | HTKH 2019 3.2.8. Loài Boletus regius Krombh 1832 - nấm gan bò tía Quả thể hình ô dù với cuống màu hồng phình to ở gốc, mũ nấm màu hồng ruốc. Mũ nấm khi nhỏ có dạng bán cầu về sau phẳng. có màu hồng ruốc sau chuyển sang màu vàng nhạt, bề mặt nhẵn, xung quanh mép lõm không đều. Đường kính 7-8 cm. Bào tầng tự do, màu vànghay màu vàng nhạt, dạng lỗ. Cuống nấm to, hình trụ, phình to ở gốc, có màu hồng đậm. Đường kính 4-5 cm, cao 4-5 cm. Thịt nấm dày, có mùi thơm ngon, có màu hồng nhạt. Khi bị thương chuyển từ màu vàng sang màu xanh. Hệ sợi phân nhánh, có vách ngăn ngang, đường kính 12-15 𝜇𝑚. Bào tử hình trứng, mội chất màu xanh, đường kính 7-9 𝜇𝑚. Đảm đơn bào, hình chùy, đường kính kích thước 18-20 x 53-55 𝜇𝑚. Đặc điểm sinh thái: mọc đơn độc trên đất rừng. Thường có ở vùng có khí hậu lạnh, ẩm ướt và mưa nhiều. Nấm mọc nhiều từ tháng 6 đến tháng 10 trong năm. Nhiệt độ thích hợp nhất để nấm phát triển là 25-28 °C, độ ẩm 65-75%. 4. KẾT LUẬN Nghiên cứu về các loài nấm ăn tại Vườn Quốc gia Tà Đùng, Tỉnh Đắk Nông nhằm đánh giá độ đa dạng và giá trị của chúng. Chúng tôi đã ghi nhận được 08 loài nấm ăn định danh tới tên loài, chúng thuộc 5 họ 5 chi. Trong số đó, có 3 loài nấm được ghi nhận mới cho Tây Nguyên là Ramaria stricta (Pers.) Quesl. 1888, Amanita caesarea (Scop.) Pers. (1801), Boletus regius Krombh 1832. Nấm ăn thu thập được tại khu vực nghiên cứu tương đối đa dạng về thành phần loài. Chúng mang lại cho con người không những giá trị về thực phẩm mà còn cả giá trị về kinh tế vì vậy cần nghiên cứu sâu hơn về thành phần hóa học cũng như giá trị dinh dưỡng của các loài nấm ăn để phát triển giá trị của nấm trong thực tiễn về mặt nuôi trồng và bảo tồn. Qua quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy, đa số các loài nấm ăn thu thập tại khu vực nghiên cứu chủ yếu sống hoại sinh trên đất. 366
- HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA CÁC NHÀ NGHIÊN CỨU TRẺ | 11/2019 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Lê Bá Dũng (2003). Nấm lớn Tây Nguyên, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.361- 365. [2] Lê Bá Dũng và Trương Bình Nguyên (2005). Chi nấm Ramaria Graf.em Donk ở vùng Tây Nguyên, Tạp chí Sinh học, tập 01, số 01, tr. 21. [3] Trịnh Tam Kiệt (2011). Nấm lớn Việt Nam (Tập 1), NXB Khoa học tự nhiên và công nghệ, Hà Nội. [4] Trịnh Tam Kiệt (2012). Nấm lớn Việt Nam (Tập 2), NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [5] Trịnh Tam Kiệt (2013). Nấm lớn Việt Nam (Tập 3), NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. [6] Lê Văn Liễu (1977). Nấm ăn được và nấm nấm độc ở rừng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [7] Trần Văn Mão, Trương Quang Bích, Đỗ Văn Lập (2005). Nấm Lớn Cúc Phương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [8] Tôn Thất Minh và cộng sự (2009). Điều tra, phân loại các loài nấm dưới tán thông tỉnh Lâm Đồng. Đề tài Sở Khoa học Công nghệ Lâm Đồng. [9] S.C. Teng (1996). Fungi of China, The Department of Plant Pathology Cornell University, Ithaca, NY 14853. [10] http://www.indexfungorum.org/. [11] Nguồn dữ liệu Ban Quản lý Vườn Quốc gia Tà Đùng. Title: THE SURVEY ABOUT MACROFUNGI SPECIES OF EDIBLE FUNGI IN TA DUNG NATIONAL PARK, DAK NONG PROVINCE Abstract: Edible fungi are a common source of forest products used by local people for food. They plays a huge role in human health because they have a high nutritional value, rich in minerals and vitamins. In Ta Dung National Park, we were determined in this area by 08 species for edible fungi belong to 5 families, 5 genus. Most of them belong to Gomphacease and Boletaceae families. Among these 08 species, Ramaria stricta (Pers.) Quesl. 1888, Amanita caesarea (Scop.) Pers. (1801), Boletus regius Krombh 1832 are new records for the Tay Nguyen. Keywords: Edible fungi, Ta Dung National Park. 367
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đa dạng thành phần loài lưỡng cư và bò sát tại Khu Bảo tồn loài - sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang
11 p | 22 | 6
-
Thành phần loài và phân bố của rong biển trên các rạn san hô ở vịnh Nha Trang
10 p | 12 | 4
-
Cập nhật thành phần loài bò sát và lưỡng cư tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên - Văn Bàn, tỉnh Lào Cai
0 p | 51 | 3
-
Thành phần loài và đặc điểm phân bố của hải miên ở khu vực biển ven đảo Cô Tô - Thanh Lân, tỉnh Quảng Ninh
11 p | 16 | 3
-
Đa dạng thành phần loài hải sản bắt gặp trong các nghề khai thác chính ở vùng biển Trà Vinh
11 p | 11 | 3
-
Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài gừng nhọn ở Việt Nam
7 p | 29 | 3
-
Đa dạng thành phần loài cá ở đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định
8 p | 44 | 3
-
Ghi nhận mới và cập nhật thành phần loài bò sát tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ
6 p | 41 | 3
-
Ghi nhận mới và cập nhật thành phần loài lưỡng cư, bò sát tại Vườn Quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
7 p | 38 | 3
-
Sự phân bố và thành phần loài nấm lớn tại khu bảo tồn thiên nhiên lung Ngọc Hoàng, tỉnh Hậu Giang
8 p | 72 | 3
-
Ghi nhận mới và cập nhật danh sách thành phần loài bò sát (Reptilia) tại tỉnh Gia Lai
9 p | 8 | 3
-
Đa dạng thành phần loài Gastropoda nước ngọt nội địa ở tỉnh Thừa Thiên Huế
9 p | 23 | 2
-
Thành phần loài lưỡng cư và bò sát ở xã Chiềng Mai, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
10 p | 35 | 2
-
Thành phần loài cá rạn san hô vùng biển Việt Nam
6 p | 89 | 2
-
Hiện trạng và xu thế biến động thảm cỏ biển ở vùng biển ven bờ bán đảo Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
7 p | 20 | 1
-
Thành phần loài thực vật hai lá mầm ven bờ sông Sài Gòn qua khảo sát tại phường Chánh Nghĩa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
7 p | 41 | 1
-
Cập nhật thành phần loài lưỡng cư (amphibia) và bò sát (reptilia) ở tỉnh Thái Nguyên
6 p | 47 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn