YOMEDIA
ADSENSE
Đánh giá hàm lượng dioxin trong các loại thực phẩm thường dùng (gà, cá, lợn) tại một số vùng miền của Việt Nam
64
lượt xem 3
download
lượt xem 3
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Mục tiêu nghiên cứu bài viết nhằm đánh giá hàm lượng dioxin trong thực phẩm tại một số vùng miền Việt Nam. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang các mẫu gộp thịt gà, thịt lợn và cá, sau đó định lượng hàm lượng dioxin bằng thiết bị sắc ký khí ghép nối khối phổ phân giải cao (HRGC/HRMS) theo phương pháp U.S. EPA 1613 B.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đánh giá hàm lượng dioxin trong các loại thực phẩm thường dùng (gà, cá, lợn) tại một số vùng miền của Việt Nam
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ HÀM LƯỢNG DIOXIN TRONG CÁC LOẠI<br />
THỰC PHẨM THƯỜNG DÙNG (GÀ, CÁ, LỢN)<br />
TẠI MỘT SỐ VÙNG MIỀN CỦA VIỆT NAM<br />
Vũ Tùng Sơn*; Đoàn Huy Hậu*; Vũ Chiến Thắng**<br />
Hà Thế Tấn*; Phạm Ngọc Hùng*<br />
TÓM TẮT<br />
Mục tiêu: đánh giá hàm lượng dioxin trong thực phẩm tại một số vùng miền Việt Nam. Đối<br />
tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả cắt ngang các mẫu gộp thịt gà, thịt lợn và cá, sau đó<br />
định lượng hàm lượng dioxin bằng thiết bị sắc ký khí ghép nối khối phổ phân giải cao<br />
(HRGC/HRMS) theo phương pháp U.S. EPA 1613 B. Kết quả: 60,6% số mẫu thịt gà; 30,3% số<br />
mẫu thịt lợn có TEQ vượt ngưỡng cho phép của châu Âu, không có mẫu cá nào vượt ngưỡng.<br />
Có sự khác biệt về nồng độ dioxin trong thịt gà giữa 3 khu vực (KVO, KVI, KVII) và giữa 2 miền<br />
Nam-Bắc với p < 0,05. Chưa thấy sự khác biệt về nồng độ dioxin trong cá và lợn giữa hai miền.<br />
Kết luận: có sự khác biệt về hàm lượng dioxin trong thịt gà giữa các vùng miền và khu vực.<br />
* Từ khóa: Nồng độ dioxin; Thực phẩm.<br />
<br />
Evaluating Levels of Dioxin in Common Foods (Chicken, Fish,<br />
Pork) in Several Regions of Vietnam<br />
Summary<br />
Objectives: To assess the levels of dioxin in the food in several regions of Vietnam. Subjects<br />
and methods: A cross-sectional study was carried out on pooled chicken samples, pooled pork<br />
samples, pooled fish samples which were analyzed the levels of dioxin by method U.S. EPA<br />
1613 B. Results: Among these samples, about 60.6% of chicken; 30.3% of pork exceeded<br />
maximum levels of dioxins according to European standards, and none of fish samples. Levels<br />
of dioxins in these samples were different between three regions (KVO, KVI, KVII), and between<br />
the North and South regions (p < 0.05). There was no difference in levels of dioxin in pork and<br />
fish samples between the North-South regions. Conclusion: There was a difference in levels of<br />
dioxin in chicken between the North - South and regions.<br />
* Key words: Dioxin levels; Foods.<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Dioxin là tên gọi chung của một nhóm<br />
gồm hàng trăm các hợp chất hóa học đa<br />
phần do con người tạo ra, tồn tại bền<br />
vững trong môi trường cũng như trong cơ<br />
thể con người và các sinh vật khác. Tùy<br />
<br />
theo số nguyên tử Cl và vị trí không gian<br />
của những nguyên tử này, dioxin có 75<br />
đồng phân PCDD (poly-chloro-dibenzodioxines) và 135 đồng phân PCDF<br />
(poly-chloro-dibenzo-furanes) với độc tính<br />
khác nhau.<br />
<br />
* Học viện Quân y<br />
<br />
** Văn phòng 33, Bộ Tài nguyên và Môi trường<br />
Người phản hồi (Corresponding): Vũ Tùng Sơn (tungsonhvqy@gmail.com)<br />
Ngày nhận bài: 20/03/2016; Ngày phản biện đánh giá bài báo: 22/06/2016<br />
Ngày bài báo được đăng: 18/07/2016<br />
<br />
113<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Dioxin sau khi phát thải ra môi trường<br />
sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp xâm nhập vào<br />
cơ thể con người qua hít thở không khí,<br />
tiếp xúc qua da, ăn uống thực phẩm bị ô<br />
nhiễm. Các nhà khoa học đã chứng minh<br />
> 90% lượng dioxin xâm nhập vào con<br />
người thông qua sử dụng thực phẩm ô<br />
nhiễm.<br />
Trên thế giới đã có nhiều công trình<br />
nghiên cứu đánh giá về nồng độ dioxin<br />
trong các loại thực phẩm thường dùng<br />
khác nhau. Tại Việt Nam, cũng có nhiều<br />
nghiên cứu đánh giá nhưng chủ yếu tập<br />
trung tại các “điểm nóng” về dioxin. Từ<br />
những thực tế đó, chúng tôi tiến hành<br />
nghiên cứu: Đánh giá hàm lượng dioxin<br />
trong một số loại thực phẩm thường dùng<br />
(gà, cá, lợn) tại một số tỉnh thành Việt Nam.<br />
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP<br />
NGHIÊN CỨU<br />
1. Địa điểm nghiên cứu.<br />
Địa điểm nghiên cứu là đơn vị hành<br />
chính cấp xã, phường và xếp vào các khu<br />
vực:<br />
* Phân định địa điểm lấy mẫu theo các<br />
khu vực:<br />
- Khu vực không có nguy cơ ô nhiễm<br />
dioxin từ bất cứ nguồn phát thải nào (viết<br />
tắt KV0) có 11 điểm (miền Bắc 6 điểm,<br />
miền Trung và Tây Nguyên 3 điểm, miền<br />
Nam 2 điểm): Hòa Bình (xã Hào Lý và Tu<br />
Lý, huyện Đà Bắc; xã Tòng Đậu, huyện<br />
Mai Châu); Hà Giang (xã Sủng Trái,<br />
huyện Đồng Văn; xã Đông Minh, huyện<br />
Yên Minh; xã Yên Cường, huyện Bắc<br />
Mê); Nghệ An (xã Hưng Đạo, huyện<br />
Hưng Nguyên; xã Hưng Tân, huyện<br />
Hưng Nguyên); Lâm Đồng (xã Nam Hà,<br />
114<br />
<br />
huyện Lâm Hà); An Giang (xã Thới Sơn,<br />
huyện Tịnh Biên); Kiên Giang (xã Phi<br />
Thông, huyện Rạch Giá)<br />
- Khu vực có nguy cơ ô nhiễm dioxin<br />
từ chất diệt cỏ (CDC) do quân đội Mỹ sử<br />
dụng trong chiến tranh ở Việt Nam (viết<br />
tắt KV1) có 13 điểm (thuộc 7 tỉnh thành<br />
phố của miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở<br />
vào): Quảng Trị (xã Hải Lâm, huyện Hải<br />
Lăng; xã Gio Sơn và Gio Hòa, huyện Gio<br />
Linh); Thừa Thiên Huế (xã Hương Lâm<br />
và A Ngò, huyện A Lưới; xã Bình Thành,<br />
huyện Hương Trà); Kon Tum (xã Bờ Y,<br />
huyện Ngọc Hồi; xã Rờ Kơi, huyện Sa<br />
Thầy); Lâm Đồng (xã Nam Ninh, huyện<br />
Cát Tiên); Bình Dương (xã Tân Đông,<br />
Hiệp huyện Dĩ An; xã Tân Thành, huyện<br />
Tân Uyên); Đồng Nai (xã Vĩnh An, huyện<br />
Vĩnh Cửu); TP Hồ Chí Minh (xã An Thời<br />
Đông, huyện Cần Giờ).<br />
- Khu vực có nguy cơ ô nhiễm dioxin<br />
từ phát thải công nghiệp (viết tắt KV2) có<br />
9 điểm thuộc 5 tỉnh, trong đó 7 điểm thuộc<br />
miền Bắc và miền Trung, 2 điểm thuộc<br />
miền Nam: Ninh Bình (xã Đông Phong,<br />
huyện Nho Quan; xã Khánh An và Khánh<br />
Cư, huyện Yên Khánh); Thái Nguyên (xã<br />
La Hiên, huyện Võ Nhai; phường Gia<br />
Sàng và Cam Giá, Thành phố Thái<br />
Nguyên); Thanh Hóa (thị trấn Bỉm Sơn,<br />
Thành phố Thanh Hóa); TP. Hồ Chí Minh<br />
(phường Trường Thọ, huyện Thủ Đức);<br />
Long An (xã Long Hiệp, huyện Bến Lức).<br />
* Phân định vùng miền trong nghiên<br />
cứu:<br />
Miền Nam tính từ vĩ tuyến 17 trở vào;<br />
miền Bắc tính từ vĩ tuyến 17 trở ra.<br />
Việc phân loại các địa điểm theo khu<br />
vực nguy cơ ô nhiễm dioxin từ những<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
nguồn gốc khác nhau dựa trên cơ sở dữ<br />
liệu về băng rải CDC và điều tra thực địa<br />
cơ sở có khả năng phát thải dioxin.<br />
2. Đối tượng nghiên cứu.<br />
- Mẫu thực phẩm phân tích là các mẫu<br />
gộp từ 10 mẫu đơn của gà, cá và lợn, mỗi<br />
điểm nghiên cứu lấy cả 3 loại thực phẩm<br />
nêu trên (mẫu lợn: lấy mỗi mẫu đơn ><br />
500 g thịt ba chỉ của lợn > 50 kg; mẫu gà:<br />
lấy mẫu đơn > 500 g nửa cuối thân của<br />
gà > 1,5 kg; mẫu cá (cá chép hoặc cá<br />
lóc): mẫu cá đơn lấy fillet > 500 g của cá<br />
> 1 kg. Do vậy, với 33 điểm nghiên cứu<br />
sẽ có 33 mẫu gộp mỗi loại.<br />
<br />
- Phân tích hàm lượng 17 dioxin gồm 7<br />
PCDD và 12 PCDF trong mẫu thực phẩm<br />
gộp, hàm lượng dioxin phân tích được<br />
quy ra tổng đương lượng độc TEQ.<br />
* Thời gian nghiên cứu: 2013 - 2015.<br />
3. Phương pháp định lượng.<br />
Phương pháp phân tích EPA1613B<br />
trên thiết bị sắc ký khí phân giải cao/khối<br />
phổ phân giải cao (HRGC/HRMS) tại<br />
Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga.<br />
* Phân tích dữ liệu:<br />
Nhập và phân tích bằng phần mềm<br />
SPSS 20.0.<br />
<br />
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN<br />
Bảng 1: Phân bố nồng độ TEQ trong thực phẩm theo vùng miền.<br />
Nồng độ dioxin hai miền Nam - Bắc (pg/g mỡ)<br />
Loại thực phẩm<br />
Thịt gà<br />
<br />
Thịt lợn<br />
<br />
Cá<br />
<br />
Vùng miền<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Min - Max<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
Miền Bắc<br />
<br />
15<br />
<br />
0,2 - 6,9<br />
<br />
1,8 ± 1,9<br />
<br />
Miền Nam<br />
<br />
18<br />
<br />
0,5 - 13,5<br />
<br />
4,4 ± 3,4<br />
<br />
Miền Bắc<br />
<br />
15<br />
<br />
0,1 - 1,8<br />
<br />
0,7 ± 0,5<br />
<br />
Miền Nam<br />
<br />
18<br />
<br />
0,3 - 4,5<br />
<br />
1,3 ± 1,2<br />
<br />
Miền Bắc<br />
<br />
15<br />
<br />
0,1 - 0,7<br />
<br />
0,3 ± 0,2<br />
<br />
Miền Nam<br />
<br />
18<br />
<br />
0,2 - 0,8<br />
<br />
0,3 ± 0,2<br />
<br />
Đối với nồng độ dioxin ở thịt gà, có sự<br />
khác biệt giữa hai miền Nam và Bắc có ý<br />
nghĩa thống kê (p < 0,05). Đối với lợn và<br />
cá, chưa có sự khác biệt giữa hai miền.<br />
So sánh với nghiên cứu của Hoàng Đình<br />
Cầu và Lê Cao Đài (2000): nồng độ TEQ<br />
thịt gà ở miền Bắc của chúng tôi nhỏ hơn<br />
TEQ mỡ gà ở Hà Nội: 3,3 pg/g mỡ;<br />
nhưng nồng độ TEQ thịt gà ở miền Nam<br />
cao hơn TEQ ở TP. Hồ Chí Minh là 0,55<br />
pg/g mỡ và nhỏ hơn nhiều so với ở Sông<br />
Bé (31,54 pg/g mỡ). Đối với mẫu thịt lợn,<br />
<br />
p<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
kết quả này nhỏ hơn so với TEQ thịt lợn<br />
ở Hà Nội là 1,59; còn TEQ thịt lợn ở miền<br />
Nam nhỏ hơn TEQ của mẫu lấy ở TP. Hồ<br />
Chí Minh (7,53 pg/g mỡ), đồng thời cũng<br />
nhỏ hơn mẫu lấy ở Sông Bé (3,46 pg/g<br />
mỡ). So sánh TEQ của khu vực miền<br />
Nam trong các loại thực phẩm với nghiên<br />
cứu của Traag W, Hoàng Thị T và CS<br />
(2013) tại Vĩnh Cửu, Đồng Nai và Rừng<br />
Sác, TP. Hồ Chí Minh thấy kết quả của<br />
chúng tôi đều nhỏ hơn TEQ của mẫu<br />
trứng tại hai nơi trên.<br />
115<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Bảng 2: Phân bố nồng độ TEQ trong thực phẩm theo khu vực.<br />
Nồng độ TEQ dioxin theo khu vực (pg/g mỡ)<br />
Loại thực phẩm<br />
<br />
Khu vực<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Min - Max<br />
<br />
X ± SD<br />
<br />
KV0<br />
<br />
11<br />
<br />
0,4 - 6,96<br />
<br />
2,3 ± 2,14<br />
<br />
KVI<br />
<br />
13<br />
<br />
0,93 - 13,5<br />
<br />
4,86 ± 3,39<br />
<br />
KVII<br />
<br />
9<br />
<br />
0,19 - 9,39<br />
<br />
2,0 ± 2,9<br />
<br />
KV0<br />
<br />
11<br />
<br />
0,09 - 1,55<br />
<br />
0,64 ± 0,45<br />
<br />
KVI<br />
<br />
13<br />
<br />
0,28 - 4,51<br />
<br />
1,41 ± 1,32<br />
<br />
KVII<br />
<br />
9<br />
<br />
0,22 - 2,46<br />
<br />
1,02 ± 0,71<br />
<br />
KV0<br />
<br />
11<br />
<br />
0,1 - 0,59<br />
<br />
0,26 ± 0,15<br />
<br />
KVI<br />
<br />
13<br />
<br />
0,16 - 0,79<br />
<br />
0,31 ± 0,18<br />
<br />
KVII<br />
<br />
9<br />
<br />
0,13 - 0,65<br />
<br />
0,28 ± 0,16<br />
<br />
Thịt gà<br />
<br />
Thịt lợn<br />
<br />
Cá<br />
<br />
p<br />
<br />
0,009<br />
<br />
0,22<br />
<br />
0,8<br />
<br />
Nồng độ TEQ dioxin trung bình của gà, lợn và cá cao nhất ở KVI, lần lượt là 4,86<br />
pg/g mỡ; 1,41 pg/g mỡ và 0,31 pg/g mỡ. Nồng độ TEQ trung bình cả 3 loại thực phẩm<br />
ở KV0 và KVII gần tương tự nhau. Đối với thịt gà, khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 3<br />
khu vực (p < 0,05).<br />
Bảng 3: Nồng độ TEQ vượt ngưỡng của một số loại thực phẩm.<br />
Loại thực phẩm<br />
<br />
Thịt gà<br />
<br />
Thịt lợn<br />
<br />
Cá<br />
<br />
Nồng độ dioxin<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
> 2 pg/g mỡ<br />
<br />
20<br />
<br />
60,6<br />
<br />
< 2 pg/g mỡ<br />
<br />
13<br />
<br />
39,4<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
33<br />
<br />
100,0<br />
<br />
> 1 pg/g mỡ<br />
<br />
10<br />
<br />
30,3<br />
<br />
< 1 pg/g mỡ<br />
<br />
23<br />
<br />
69,7<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
33<br />
<br />
100,0<br />
<br />
> 4 pg/g mỡ<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
< 4 pg/g mỡ<br />
<br />
33<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
33<br />
<br />
100,0<br />
<br />
Theo tiêu chuẩn quy định đối với thực phẩm của châu Âu, nồng độ dioxin cho phép<br />
trong thịt gà < 2 pg/g mỡ, trong thịt lợn < 1 pg/g mỡ, cá < 4 pg/g mỡ. Như vậy, 60,6%<br />
số mẫu thịt gà có hàm lượng vượt khung cho phép, 30,3% mẫu thịt lợn vượt ngưỡng.<br />
Riêng cá, tất cả các mẫu đều trong giới hạn cho phép.<br />
116<br />
<br />
t¹p chÝ y - d−îc häc qu©n sù sè 6-2016<br />
<br />
Bảng 4: Phân bố nồng độ TEQ vượt ngưỡng theo vùng miền.<br />
Khu vực<br />
Loại thực phẩm<br />
<br />
Thịt gà<br />
<br />
Thịt lợn<br />
<br />
Cá<br />
<br />
Nồng độ dioxin<br />
<br />
Miền Bắc<br />
<br />
p<br />
<br />
Miền Nam<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
Số lượng<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
> 2 pg/g mỡ<br />
<br />
5<br />
<br />
25,0<br />
<br />
15<br />
<br />
75,0<br />
<br />
< 2 pg/g mỡ<br />
<br />
10<br />
<br />
76,9<br />
<br />
3<br />
<br />
23,1<br />
<br />
> 1 pg/g mỡ<br />
<br />
3<br />
<br />
30,0<br />
<br />
7<br />
<br />
70,0<br />
<br />
< 1 pg/g mỡ<br />
<br />
12<br />
<br />
52,2<br />
<br />
11<br />
<br />
47,8<br />
<br />
> 4 pg/g mỡ<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
-<br />
<br />
< 4 pg/g mỡ<br />
<br />
15<br />
<br />
45,5<br />
<br />
18<br />
<br />
54,5<br />
<br />
< 0,05<br />
<br />
> 0,05<br />
<br />
-<br />
<br />
Số mẫu có dioxin vượt ngưỡng chủ yếu tập trung vào khu vực phía Nam. Cụ thể:<br />
đối với mẫu thịt gà, 75% số mẫu vượt ngưỡng; 70% số mẫu thịt lợn vượt ngưỡng. Đối<br />
với thịt gà, sự khác nhau giữa hai miền Nam - Bắc có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Bảng 5: Nồng độ dioxin TEQ thịt gà vượt ngưỡng theo khu vực.<br />
Nồng độ dioxin TEQ thịt gà<br />
Khu vực<br />
<br />
> 2 pg/g mỡ<br />
<br />
p<br />
<br />
< 2 pg/g mỡ<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
KVO<br />
<br />
5<br />
<br />
45,5<br />
<br />
6<br />
<br />
54,5<br />
<br />
KVI<br />
<br />
12<br />
<br />
92,3<br />
<br />
1<br />
<br />
7,7<br />
<br />
KVII<br />
<br />
3<br />
<br />
33,3<br />
<br />
6<br />
<br />
66,7<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
20<br />
<br />
60,6<br />
<br />
13<br />
<br />
39,4<br />
<br />
0,009<br />
<br />
Số mẫu thịt gà có nồng độ dioxin TEQ vượt ngưỡng chủ yếu tập trung ở KVI với 12<br />
mẫu (92,3%); tỷ lệ vượt số mẫu vượt ngưỡng ở KV0 và KVII lần lượt là 45,5% và<br />
33,3%. Sự khác nhau giữa các khu vực có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).<br />
Bảng 6: Nồng độ dioxin TEQ thịt lợn vượt ngưỡng theo khu vực.<br />
Nồng độ dioxin TEQ thịt lợn<br />
Khu vực<br />
<br />
> 1 pg/g mỡ<br />
<br />
p<br />
<br />
< 1 pg/g mỡ<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
n<br />
<br />
Tỷ lệ (%)<br />
<br />
KVO<br />
<br />
2<br />
<br />
18,2<br />
<br />
9<br />
<br />
81,8<br />
<br />
KVI<br />
<br />
5<br />
<br />
38,5<br />
<br />
8<br />
<br />
61,5<br />
<br />
KVII<br />
<br />
3<br />
<br />
33,3<br />
<br />
6<br />
<br />
66,7<br />
<br />
Tổng<br />
<br />
10<br />
<br />
30,3<br />
<br />
23<br />
<br />
69,7<br />
<br />
0,55<br />
<br />
Số mẫu thịt lợn có nồng độ TEQ vượt ngưỡng tập trung chủ yếu là KVI (5 mẫu =<br />
38,5%). Tỷ lệ số mẫu vượt ngưỡng ở KV0 và KVII lần lượt là 18,2% và 30,3%.<br />
117<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn