intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu chích hút của dịch chiết ớt

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

10
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng phương pháp đánh giá hiệu lực trừ sâu chích hút trực tiếp Abbott (1925) đối với loài nhện đỏ hại cây ớt chuông và rệp sáp hại cây mãng cầu. Bài viết trình bày đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu chích hút của dịch chiết ớt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu chích hút của dịch chiết ớt

  1. ĐÁNH GIÁ HIỆU LỰC PHÒNG TRỪ SÂU CHÍCH HÚT CỦA DỊCH CHIẾT ỚT Nguyễn Phụng, Trần Phạm Phương Thảo, Trần Ý My Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Hai TÓM TẮT Bằng phương pháp đánh giá hiệu lực trừ sâu chích hút trực tiếp Abbott (1925) đối với loài nhện đỏ hại cây ớt chuông và rệp sáp hại cây mãng cầu. Kết quả cho thấy dịch chiết ớt có hiệu lực phòng trừ trên nhện đỏ cao nhất (ở nồng độ 10% có bổ sung 10% dịch chiết tỏi) là 100% và thấp nhất (ở nồng độ 5%) là 38,99% sau 5 ngày phun. Trên rệp sáp (ở nồng độ 10% dịch chiết ớt có bổ sung 0.1% xà phòng) có hiệu lực phòng trừ cao nhất là 100% và thấp nhất (ở nồng độ 5%) là 5,26% sau 4 ngày phun. Từ khóa: dịch chiết ớt, khả năng phòng trừ sâu chích hút, nhện đỏ, rệp sáp, thuốc trừ sâu sinh học. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Rệp sáp và nhện đỏ là những loài côn trùng chích hút gây hại trên các loại cây ăn quả và rau. Việc phòng trừ các loài côn trùng này hiện vẫn dựa chủ yếu vào thuốc hóa học. Nhưng hóa chất bảo vệ thực vật thường để lại dư lượng trên nông sản và gây nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường. Vì vậy, việc tìm kiếm các tác nhân để phòng trừ các loài sâu hại này đang rất được quan tâm (Mochiah, 2016). Trên thế giới, thì đã có nhiều đề tài nghiên cứu tạo thuốc trừ sâu sinh học từ ớt như: “Hàm lượng capsaicin chiết xuất từ ớt cay (Capsicum annuum ssp. Microcarpum L.) và việc sử dụng nó như một loại thuốc trừ sâu sinh thái” của Liljana Koleva Gudeva1 và cộng sự (2013) (Liljana Koleva Gudeva, 2013); Hiệu lực của chiết xuất từ tỏi (Allium sativum) và ớt đỏ (Capsicum annum) trong việc kiểm soát bọ xít, nhện đỏ (Tetranychus urticae) trong cà chua (Lycopersicon esculentum) của (Kaputa Fatima, February 2015),…Tuy nhiên, ở Việt Nam chưa có nhiều công bố sản phẩm thuốc trừ sâu từ ớt, mà đa số chỉ có người nông dân truyền nhau cách pha thuốc xịt từ ớt mà không có nghiên cứu và xử lý số liệu một cách khoa học. Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 2 đến tháng 5 năm 2022 tại trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đánh giá hiệu lực phòng trừ sâu chích hút tốt, góp phần bảo vệ các loài cây trồng. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu - Các bộ phận của loài cây để tạo thuốc trừ sâu thảo mộc: Quả cây ớt (xay nhuyễn ngâm 250g/1 lít cồn 70o), củ cây tỏi (xay nhuyễn ngâm 500g/1 lít cồn 70o), bảo quản ở nhiệt độ phòng. (Tuyết, 2016) - Phụ gia bổ sung: xà phòng 457
  2. - Loài sâu thử nghiệm phòng trừ: Nhện đỏ, rệp sáp - Hộp nuôi sâu kích thước 17cm x 12cm x 4cm, bình phun thuốc cầm tay. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Đánh giá hiệu lực trừ sâu chích hút trực tiếp Tiến hành phun các dung dịch thuốc đã được pha loãng bằng nước ở bảng 1 và bảng 2. Mỗi loại thuốc tiến hành phun trên 3 hộp nuôi sâu (3 lần nhắc lại). Ở hộp nuôi sâu đối chứng, được phun nước lã. Thống kê số lượng sâu còn sống sau các khoảng thời gian: từ 1 đến 7 ngày. Sau đó sử dụng công thức Abbott. 𝑇 Độ hữu hiệu của thuốc (%) = (1 − ) × 100 𝐶0 Trong đó: T: là tỷ lệ sống của sâu hại ở công thức có phun thuốc; C0: là tỷ lệ sống của sâu hại ở công thức đối chứng. 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiệu lực trừ sâu chích hút trực tiếp 3.1.1. Hiệu lực diệt trừ nhện đỏ Kết quả thử nghiệm diệt trừ nhện đỏ hại cây ớt chuông của các công thức thuốc được thể hiện ở bảng 1. Số liệu hiệu lực được chuyển đổi về arcsin (x)1/2 để xử lý thống kê. Trong cùng một cột, các ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5% theo Duncan. Trong 6 công thức (CT) thì CT4 (20% dịch ớt) có hiệu lực phòng trừ cao và nhanh nhất (100% sau 5 ngày phun và 38,99% sau ngày phun đầu tiên), tiếp theo là CT5 (10% dịch ớt và 0,1% xà phòng) (92,61% và 32.23%) và thấp nhất là CT1 (5% dịch ớt) (48,17% và 3,4%). Tuy nhiên, hiệu lực trừ nhện đỏ hại ớt chuông 458
  3. của các công thức này vẫn không sai khác, có ý nghĩa so với công thức phun dịch chiết ớt 10%. Như vậy, trong điều kiện phòng thí nghiệm, dịch chiết ớt 10% vẫn có hiệu lực diệt nhện đỏ hại ớt chuông. 3.1.2. Hiệu lực diệt trừ rệp sáp Kết quả thử nghiệm diệt trừ rệp sáp hại cây ớt chuông của các công thức thuốc được thể hiện ở bảng 2. Số liệu hiệu lực được chuyển đổi về arcsin (x)1/2 để xử lý thống kê. Trong cùng một cột, các ký tự theo sau giống nhau thì khác biệt không có ý nghĩa ở mức 5% theo Duncan. Trong 6 công thức (CT) thì CT5 (10% dịch ớt và 0,1% xà phòng) có hiệu lực phòng trừ cao và nhanh nhất (100% sau 4 ngày phun và 55% sau ngày phun đầu tiên), tiếp theo là CT6 (10% dịch ớt và 10% dịch tỏi) (94,74% và 58,5%) và thấp nhất là CT1 (5% dịch ớt) (5,26% và 3,5%). Số liệu ở bảng 2 cũng cho thấy hiệu lực trừ rệp sáp của công thức có dịch chiết ớt 10% bổ sung 0,1% xà phòng hoặc 10% dịch chiết tỏi cho hiệu lực lên đến 100% sau 7 ngày xử lý. Hiệu lực này cao hơn so với công thức có cùng nồng độ 10% nhưng không bổ sung xà phòng và tỏi và cao hơn hẳn so với CT4 (20% dịch ớt). Sau khi dính dịch chiết, phấn trên lưng rệp bị trôi đi và thuốc bám vào thân rệp ngăn rệp hô hấp và dần chết. 459
  4. Hình 1 Biểu hiện của rệp sáp sau khi phun các công thức thuốc 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Công thức sử dụng 10% dịch ớt có hiệu lực phòng trừ nhện đỏ hại ớt chuông và phòng trừ rệp sáp hại mãng cầu sau khi bổ sung 0.1% xà phòng hoặc 10% tỏi có hiệu lực 100% sau 7 ngày xử lý trong điều kiện phòng thí nghiệm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kaputa Fatima, T. L. (February 2015). Efficacy of Garlic (Alllium sativium) and Red Chilli Pepper (Capsicum annum) Extract in the Control of Red Spider Mite (Tetranychus urticae) in Tomatoes (Lycopersion esculentum). Asian Journal of Applied Sciences, 124. 2. Mochiah, P. B. (2016). Comparing the Effectiveness of Garlic (Allium sativium L.) and Hot Pepper (Capsicum frutescens L.) in the Management of the Major. Sustainable Agriculture Research, 5, 83. 3. Tuyết, N. T. (2016). Khảo sát và so sánh các phương pháp trích ly Capsaicin từ quả ớt Capsicum annum L. SCIENCE & TECHNOLOGY DEVELOPMENT, 19, 45. 460
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2