ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ<br />
TRÊN NỀN MẠNG IP QUA MÔ HÌNH DIFFSERV<br />
Nguyễn Thị Phương Nhung1*, Lê Đình Thanh2, Hồ Sĩ Đàm2<br />
1<br />
<br />
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – ĐH Thái Nguyên,<br />
2<br />
Trường Đại học Công nghệ - ĐH Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Chất lượng dịch vụ (QoS) là một thành phần quan trọng của các mạng gói đa dịch vụ. Các mạng hỗ<br />
trợ QoS có thể cung cấp đồng thời các loại dịch vụ khác nhau bằng cách xử lý hợp lý lưu lượng ở<br />
điểm tắc nghẽn. DiffServ đang trở thành kiến trúc QoS phổ biến trong các mạng gói IP.<br />
Bài viết giới thiệu cách thức hoạt động của mô hình DiffServ, cách thức xử lý gói và mỗi loại lưu<br />
lượng được ánh xạ tới một PHB (Per-Hop Behavior). Các PHB được thực hiện tại các bộ định<br />
tuyến bằng cách xếp hàng và quản lý ở điểm tắc nghẽn. Vì vậy, bằng cách ánh xạ các loại lưu<br />
lượng tới PHB khác nhau, bộ định tuyến có thể đảm bảo chất lượng các dịch vụ mạng.<br />
Ngày nay, với sự bùng nổ của Internet, việc sử dụng Internet rất đa dạng và phong phú, vì vậy, tầm<br />
quan trọng của việc đảm bảo chất lượng dịch vụ cho mạng IP ngày càng tăng. Bài viết đưa ra<br />
những lợi thế của DiffServ đối với kiến trúc IP và đánh giá hiệu năng của mô hình DiffServ qua<br />
mô phỏng.<br />
Từ khóa: Mô hình DiffServ, QoS.<br />
<br />
<br />
ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Ngày nay, Internet đã trở thành công nghệ tiêu<br />
chuẩn, kết nối mở các hệ thống tính toán và<br />
các mạng thông tin không đồng nhất. Với sự<br />
ra đời của các nhà cung cấp dịch vụ Internet<br />
(ISP - Internet Service Provider), việc ổn định<br />
“chất lượng của Internet” cần phải được đảm<br />
bảo. Điều đó có nghĩa là các nhà cung cấp<br />
Internet tạo ra cho người dùng những dịch vụ<br />
đa dạng, phong phú và cốt yếu là phải đảm<br />
bảo chất lượng dịch vụ đó.<br />
Mạng Internet cung cấp dịch vụ trên cơ sở phục<br />
vụ theo khả năng tối đa BE (Best-Effort), tức là<br />
không có bất cứ một cam kết nào được đưa ra từ<br />
phía nhà khai thác về chất lượng dịch vụ. Thay<br />
vào đó, tùy thuộc vào trạng thái cụ thể của<br />
mạng, mạng chủ sẽ thực hiện những khả năng<br />
tốt nhất của mình để phục vụ lưu lượng của dịch<br />
vụ. Đây là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy<br />
nghiên cứu mạnh mẽ về QoS trên nền mạng<br />
IP trong những năm gần đây.<br />
Trước đây có ba phương pháp thường được<br />
sử dụng để đảm bảo chất lượng dịch vụ cho<br />
mạng IP. Nhưng trên thực tế, các mô hình<br />
<br />
<br />
<br />
Tel: 0983829123, Email: nhungktpm@gmail.com<br />
<br />
này không thực sự đảm bảo được QoS xuyên<br />
suốt (end-to-end).<br />
Đã có nhiều cố gắng để thay đổi điều này<br />
nhằm đạt được một mức QoS cao hơn cho<br />
mạng IP và một trong những cố gắng đó là<br />
sự ra đời của mô hình dịch vụ phân biệt<br />
(DiffServ<br />
- Differentiated<br />
Services).<br />
DiffServ sử dụng việc đánh dấu gói và xếp<br />
hàng theo loại để hỗ trợ các dịch vụ ưu tiên<br />
qua mạng IP.<br />
Một số tham số đặc trưng cơ bản của QoS<br />
được xác định:<br />
- Độ trễ thực hiện kết nối mạng;<br />
- Lưu lượng đường truyền dữ liệu;<br />
- Tỉ suất lỗi;<br />
- Xác suất hủy bỏ kết nối…<br />
Việc đánh giá hiệu năng mạng máy tính được<br />
thực hiện thông qua đánh giá một tập hợp các<br />
đặc trưng cơ bản nói trên. Tuy nhiên đó là tập<br />
hợp mở, chúng liên tục được bổ sung và điều<br />
chỉnh, phụ thuộc vào từng mô hình cụ thể.<br />
ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ<br />
TRÊN NỀN MẠNG IP – QOS IP<br />
IETF [ETSI - TR102] nhìn nhận QoS là khả<br />
năng phân biệt luồng lưu lượng để mạng có<br />
các ứng xử phân biệt đối với các kiểu luồng<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 74<br />
<br />
Nguyễn Thị Phương Nhung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
lưu lượng [5]. QoS bao trùm cả phân loại hóa<br />
dịch vụ và hiệu năng tổng thể của mạng cho<br />
mỗi loại dịch vụ.<br />
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm hoàn<br />
chỉnh về chất lượng dịch vụ, mặc dù vậy ta có<br />
thể hiểu chất lượng dịch vụ là điều kiện để<br />
việc cung cấp dịch vụ truyền dữ liệu trên<br />
mạng phù hợp với các ứng dụng và đảm bảo<br />
sự nhận biết của người dùng. Chất lượng dịch<br />
vụ bao gồm tập hợp các tiêu chí đặc trưng cho<br />
yêu cầu của từng loại lưu lượng cụ thể trên<br />
mạng như độ trễ, jitter (sự thay đổi độ trễ), tỉ<br />
lệ mất gói...<br />
Hình vẽ sau đây biểu diễn một mô hình QoS<br />
tổng quát:<br />
`<br />
<br />
Mạng<br />
<br />
Mạng<br />
<br />
AP<br />
<br />
NP<br />
<br />
NP<br />
<br />
AP<br />
<br />
`<br />
<br />
NP<br />
<br />
QoS<br />
<br />
Hình 1. Mô hình QoS IP tổng quát<br />
<br />
Mô hình dịch vụ phân biệt - DiffServ<br />
Nhóm làm việc của IETF đã phát triển mô<br />
hình DiffServ để hỗ trợ cho các ứng dụng thời<br />
gian thực trên mạng Internet [8].<br />
Cách tiếp cận của DiffServ không xử lý theo<br />
từng luồng lưu lượng riêng biệt mà ghép<br />
chúng vào một số lượng hạn chế các lớp lưu<br />
lượng. DiffServ hướng tới xử lý trong từng<br />
dịch vụ phân biệt thay vì xử lý từ đầu cuối tới<br />
đầu cuối như mô hình IntServ.<br />
<br />
74(12): 74 - 79<br />
<br />
xử lý chuyển tiếp nhanh (EF-PHB - Expedited<br />
Forwarding-Per Hop Behaviour), đối với gói IP<br />
của dịch vụ đảm bảo nhận được cách xử lý<br />
chuyển tiếp đảm bảo (AF-PHB - Assured<br />
Forwarding-Per Hop Behaviour) [6], [8].<br />
Nguyên lý hoạt động của DiffServ<br />
Khi bắt đầu đi vào mạng DiffServ tại bộ định<br />
tuyến biên, gói tin IP sẽ được phân loại. Bộ<br />
định tuyến biên thực hiện việc phân loại bằng<br />
cách kiểm tra mã DSCP (DiffServ Code<br />
Point) chứa chủng loại dịch vụ nằm trong<br />
phần đầu gói cùng với một số dữ liệu khác<br />
liên quan tới luồng vi mô của gói IP.<br />
Các gói tin đến bộ định tuyến có thể đã được<br />
đánh dấu hoặc chưa đánh dấu, bộ định tuyến<br />
xác định điểm mã điều khiển dịch vụ DSCP<br />
của góitin và phân loại các gói tin theo<br />
phương pháp phân loại kết hợp hành vi BA<br />
(Behavior Aggressive). Các gói tin phân loại<br />
thành các lớp BA được chuyển tiếp theo hành<br />
vi chuyển theo từng chặng PHB (Per Hop<br />
Behavior) được định nghĩa trước cho các BA.<br />
Mỗi PHB được thể hiện bởi giá trị DSCP và<br />
xử lý giống nhau đối với các gói tin trong<br />
cùng lớp BA.<br />
<br />
Hình 3. Mô hình các bước của DiffServ<br />
<br />
Hình 2. Tổng quan mô hình DiffServ<br />
<br />
Đối với mỗi loại dịch vụ, DiffServ định nghĩa<br />
cách thức xử lý các gói IP tại các bộ định tuyến<br />
lõi. Gói IP của dịch vụ ưu tiên nhận được cách<br />
<br />
Sau khi chủng loại của gói IP được xác định,<br />
bộ định tuyến biên sẽ áp dụng một số giải<br />
pháp điều chỉnh tiếp theo cho gói tin nếu cần<br />
thiết. Tùy thuộc vào mức độ tuân thủ cụ thể<br />
của gói IP và mức độ chặt chẽ của DiffServ,<br />
giải pháp được bộ định tuyến biên sử dụng có<br />
thể là đánh dấu gói, điều chỉnh gói (loại bỏ<br />
gói hoặc làm trễ gói một thời gian nhất định<br />
trước khi chuyển tiếp).<br />
Bộ định tuyến lõi có nhiệm vụ kiểm tra chủng<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 75<br />
<br />
Nguyễn Thị Phương Nhung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
loại của gói IP và chuyển tiếp gói tin IP theo<br />
cách gói tin đó được nhận, bao gồm định<br />
tuyến cho gói, hoặc xếp gói vào bộ đệm thích<br />
hợp nếu cần thiết.<br />
Mặc dù đã khắc phục được nhược điểm về<br />
tính áp dụng rộng của IntServ nhưng mô hình<br />
DiffServ chỉ có khả năng đảm bảo QoS cho<br />
luồng IP tổng. Hiện nay, mô hình DiffServ<br />
vẫn chưa được các nhà cung cấp dịch vụ triển<br />
khai trong mạng của họ cũng bởi nguyên<br />
nhân là sự cần thiết phải đầu tư nâng cấp<br />
mạng, thiếu động lực triển khai do tính tiện<br />
lợi của cung ứng thừa dung lượng cũng lý giải<br />
cho hiện trạng này.<br />
Các phương pháp xử lý gói trong DiffServ<br />
Nhóm làm việc về DiffServ của IETF định<br />
nghĩa hai loại PHB trong RFC 2598 [6], RFC<br />
3246 và RFC 2597 [6]: Chuyển tiếp nhanh EF<br />
(Expedited Forwarding) và Chuyển tiếp đảm<br />
bảo AF (Assured Forwarding).<br />
Chuyển tiếp nhanh EF PHB<br />
Chuyển tiếp nhanh được yêu cầu đưa ra các<br />
dịch vụ với khả năng tổn hao thấp, trễ thấp,<br />
thay đổi trễ thấp và đảm bảo băng thông. Một<br />
bộ định tuyến EF phải đảm bảo lưu lượng EF<br />
được đưa đến những bộ nhớ đệm nhỏ vì rung<br />
pha và trễ gây nên bởi thời gian mà gói sử<br />
dụng trong bộ nhớ đệm và hàng đợi.<br />
Khi xảy ra hiện tượng quá tải, nút biên miền<br />
DS không cho phép lưu lượng dạng này đi<br />
vào trong miền vì nó là nguyên nhân gây tắc<br />
nghẽn tại các bộ định tuyến trong miền DS.<br />
Vấn đề này được điều chỉnh bởi thỏa thuận mức<br />
dịch vụ SLA (Service Level Argreement) và<br />
xác định lưu lượng truyền có điều kiện.<br />
<br />
Hình 4. Xử lý chuyển tiếp nhanh EF PHB<br />
<br />
74(12): 74 - 79<br />
<br />
Chuyển thiếp nhanh EF PHB khả thi nếu băng<br />
thông đầu ra và kích thước bộ nhớ đệm đủ để<br />
các luồng lưu lượng ra với tốc độ phục vụ μ.<br />
Tốc độ phục vụ μ luôn lớn hơn tốc độ đầu vào<br />
λ tại các bộ đệm EF.<br />
Nhóm chuyển tiếp đảm bảo AF PHB<br />
Chuyển tiếp đảm bảo với đặc điểm phân phối<br />
dữ liệu đảm bảo với khả năng mất gói thấp là<br />
điều kiện tốt nhất khi sử dụng các giao thức<br />
không thực hiện xử lý sửa lỗi hoặc không có<br />
giải pháp truyền lại gói.<br />
AF PHB bao gồm 4 lớp chuyển tiếp và mỗi<br />
lớp chuyển tiếp có 3 mức ưu tiên loại bỏ gói<br />
tin, mỗi lớp được gán một băng thông và<br />
khoảng nhớ đệm xác định. Nếu một gói phải<br />
bị loại bỏ, bộ định tuyến có cách nhận biết gói<br />
nào bị loại bỏ đầu tiên. Ngoài ra, mỗi lớp<br />
chuyển tiếp được phân bổ một số lượng cực<br />
nhỏ băng thông và bộ nhớ đệm. Nếu bộ nhớ<br />
đệm đầy, thì quá trình loại bỏ gói sẽ bắt đầu<br />
theo trật tự loại bỏ theo mức ưu tiên. Các<br />
phân loại AF được thể hiện trên hình 5:<br />
<br />
Hình 5. Các phân lớp AF PHB<br />
<br />
Thực hiện đánh dấu gói:<br />
Mỗi gói IP mang một byte gọi là octet ToS<br />
(Type of Service). Byte này chiếm một vài phần<br />
trăm của lưu lượng hiện nay, và được thiết lập<br />
bằng 0. Trong IPv6, có một byte tương đương<br />
gọi là byte loại lưu lượng. Nhiệm vụ đầu tiên<br />
của nhóm làm việc DiffServ là xác định lại byte<br />
này, định nghĩa giống nhau cho IPv4 và IPv6.<br />
Trường 6 bit này được biết như là trường dịch<br />
vụ phân biệt (trường DS) và được đánh dấu với<br />
một mẫu bit đặc biệt gọi là DSCP dùng để chỉ<br />
ra cách thức mỗi bộ định tuyến cần xử lý gói.<br />
Các gói DiffServ phải có một giá trị phù hợp<br />
trong trường DSCP. Để nhấn mạnh việc không<br />
có thông tin về phiên cần cất giữ, việc xử lý này<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 76<br />
<br />
Nguyễn Thị Phương Nhung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
được biết như là một PHB. ToS định nghĩa như<br />
trong hình 6:<br />
<br />
DSCP: Differentiated Services CodePoint<br />
CU: currently unused<br />
Hình 6. Cấu trúc của byte TOS<br />
<br />
Trường DS 6 bit có thể bao gồm tới 64 giá trị<br />
khác nhau. Nói chung, 64 PHBs khác nhau là<br />
cần thiết, nên một số codepoint dùng để dự trữ.<br />
Sử dụng đánh dấu:<br />
Các PHB được xác định theo các giới hạn về<br />
tài nguyên của chúng (bộ đệm, băng thông)<br />
có quan hệ ưu tiên với các PHB khác, hay<br />
trong các giới hạn về đặc điểm lưu lượng<br />
tường minh (trễ, tổn thất). Các PHB này có<br />
thể được dùng như là các khối làm sẵn để cấp<br />
phát các tài nguyên và nên được định rõ như<br />
một nhóm PHB chắc chắn. Các nhóm PHB<br />
thường chia sẻ áp dụng ràng buộc chung cho<br />
mỗi PHB trong phạm vi nhóm, như chính<br />
sách lập lịch gói hay quản lý bộ đệm.<br />
ĐÁNH GIÁ HIỆU NĂNG MẠNG QUA MÔ<br />
PHỎNG MÔ HÌNH DIFFSERV<br />
Về chương trình mô phỏng NS2<br />
NS (Network Simulator) là hệ thống mô<br />
phỏng mạng, đặc biệt là các giao thức điều<br />
khiển hoạt động của mạng,. Chi tiết về<br />
chương trình mô phỏng NS, xin tham khảo tại<br />
[4], [9].<br />
Định nghĩa các chính sách<br />
<br />
Yêu cầu bài toán<br />
Mở đầu cho phân loại dịch vụ: Hai mức ưu<br />
tiên được định nghĩa. Mức cao hơn “gói tin<br />
vào” hay “green packets” và mức thấp hơn<br />
“gói tin ra” hay “red packets”. Chúng ta tập<br />
chung vào chính sách đơn giản nhất có sẵn<br />
trong NS: cửa sổ thời gian trượt (chính sách:<br />
srTCM, trTCM...). Một tốc độ cho phép CIR<br />
được định nghĩa cho mỗi router biên. Trong<br />
phần mô phỏng thì khoảng thời gian mô<br />
phỏng là 120s.<br />
Mô hình khảo sát:<br />
Mạng LAN khảo sát tô-pô và cấu hình:<br />
CBR<br />
<br />
CBR<br />
<br />
Mục đích của việc mô phỏng dùng mô hình<br />
DiffServ để chỉ ra rằng có thể đánh dấu ưu tiên<br />
các gói tin nhạy cảm mà không cần bất kỳ thông<br />
tin nào của lớp vận chuyển, do đó sẽ đơn giản<br />
hóa việc thực hiện đánh dấu ưu tiên các gói.<br />
<br />
UDP<br />
<br />
UDP<br />
<br />
CBR<br />
<br />
S0<br />
<br />
D1<br />
E1<br />
<br />
S1<br />
<br />
UDP<br />
<br />
E2<br />
<br />
Core<br />
<br />
Null<br />
D2<br />
<br />
D3<br />
<br />
S2<br />
<br />
Null<br />
Null<br />
<br />
Hình 7. Mô hình khảo sát<br />
<br />
Trong mô hình trên, S0..S2 là các nút mạng.<br />
E1, E2 là Egde có thể xem là các switch, giữa<br />
E2 và E2 là Core. CBR là nguồn sinh lưu<br />
lượng. Null là đích của nguồn CBR.<br />
Kịch bản<br />
Các thông số và kịch bản của thí nghiệm:<br />
<br />
Chính sách sử dụng là srTCM<br />
<br />
Một bảng chính sách định nghĩa cho mỗi loại<br />
chính sách điểm mã khởi đầu cũng như là một<br />
hay hai điểm mã giảm mức. Điểm mã khởi<br />
đầu thường được gọi là “green code” và điểm<br />
mã giảm mức thấp nhất là “red”. Nếu có một<br />
điểm mã khác ở giữa thì nó là “yellow”.<br />
Kịch bản mô phỏng<br />
<br />
74(12): 74 - 79<br />
<br />
S1 -> D1<br />
<br />
S2 ->D2<br />
<br />
S3 ->D3<br />
<br />
srTCM<br />
<br />
srTCM<br />
<br />
srTCM<br />
<br />
CIR<br />
<br />
900<br />
<br />
900<br />
<br />
900<br />
<br />
CBS<br />
<br />
10000<br />
<br />
5000<br />
<br />
20000<br />
<br />
EBS<br />
<br />
20000<br />
<br />
15000<br />
<br />
30000<br />
<br />
PBS<br />
<br />
10000<br />
<br />
10000<br />
<br />
10000<br />
<br />
Kết quả mô phỏng:<br />
Với mục đích của thí nghiệm là xác định và vẽ<br />
đồ thị sự thay đổi theo thời gian mô phỏng của hệ<br />
số sử dụng đường truyền của kết nối UDP.<br />
Kết quả thu được như sau:<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 77<br />
<br />
Nguyễn Thị Phương Nhung và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
S1 >D1<br />
<br />
S2 -><br />
D2<br />
<br />
S3 -><br />
D3<br />
<br />
E1 -> E2<br />
<br />
Sent<br />
<br />
23185<br />
<br />
24201<br />
<br />
28350<br />
<br />
75742<br />
<br />
Receive<br />
<br />
23185<br />
<br />
17661<br />
<br />
9975<br />
<br />
50821<br />
<br />
0<br />
<br />
6546<br />
<br />
18375<br />
<br />
24921<br />
<br />
Results<br />
<br />
Drop<br />
<br />
Các luồng có cùng chính sách srTCM (Single<br />
rate Three Color Marker – bộ đánh dấu 3 màu<br />
tốc độ đơn) nhưng thay đổi tốc độ của mỗi<br />
luồng ta nhận thấy:<br />
S1 ->D1 tỷ thành công các gói tin gửi đi là<br />
100%, ngược lại, S2 -> D2 với tốc độ lớn hơn<br />
(450) nên tỷ lệ thành công đạt được 73% và<br />
S3 -> D3 tăng tốc độ lên 700 thì tỷ lệ thành<br />
công của gói tin gửi đi chỉ đạt 35%.<br />
<br />
74(12): 74 - 79<br />
<br />
tin dữ liệu đầu tiên trong kết nối, ta thấy rằng<br />
cần giảm việc mất gói tin cho cả hai để đạt<br />
được tốc độ CIR như mong muốn. Những gói<br />
tin dễ bị tấn công làm giảm hiệu suất đáng kể<br />
vì chúng gây ra thời gian gián đoạn dài.<br />
Trong mạng tốc độ cao thời gian truyền file<br />
rất ngắn (tổng thời gian truyền ngắn hơn<br />
nhiều thời gian time-out), vì thế ta mang<br />
muốn đạt hiệu suất cao hơn bằng cách loại trừ<br />
thời gian time-out này. Trong mạng tốc độ<br />
thấp thì việc loại trừ thời gian time-out là<br />
không cần thiết.<br />
Thông lượng: các luồng lưu lượng CBR0,<br />
CBR1, CBR2 đều truyền dữ liệu trong những<br />
khoảng thời gian như nhau nhưng thông<br />
lượng trung bình khác nhau. Với đường<br />
truyền phù hợp thì hiệu suất về thông lượng<br />
và độ trễ của UDP đạt được sẽ cao.<br />
KẾT LUẬN<br />
<br />
Hình 8. Đồ thị mô tả mất gói trong khoảng thời<br />
gian 120s<br />
<br />
Từ sơ đồ của hình vẽ ta nhận thấy, trong<br />
khoảng thời gian 120s các gói tin đi từ S1 -><br />
D1 không bị mất mát trong quá trình truyền<br />
đi. Tỷ lệ mất gói tin lớn nhất nằm trên luồng<br />
E1 -> E2 và tỷ lệ mất gói tăng theo thời gian<br />
mô phỏng.<br />
Kết quả tính độ trễ và biến thiên trễ:<br />
Flow<br />
<br />
S1 ->D1<br />
<br />
S2 ->D2<br />
<br />
S3 ->D3<br />
<br />
E1 ->E2<br />
<br />
Delay<br />
<br />
0.05579<br />
<br />
0.19466<br />
<br />
0.426573<br />
<br />
0.16641<br />
<br />
Luồng S1 -> D1 với lớp lưu lượng EF có độ<br />
trễ và biến thiên trễ nhỏ nhất trong khoảng<br />
thời gian 120s với độ trễ là 0.05579, biến<br />
thiên trễ 0.001621. Luồng S3 -> D3 với lớp<br />
lưu lượng BE có tỷ lệ mất gói lớn nên độ trễ<br />
và biến thiên trễ cao hơn hẳn so với luồng S1<br />
-> D1, đường đồ thị màu xanh (blue) thể hiện<br />
rõ nét độ trễ hàng đợi của lớp lưu lượng BE.<br />
Mất gói: kiểm tra ảnh hưởng của tốc độ đánh<br />
dấu CIR đến xác suất mất gói tin và của gói<br />
<br />
Với sự phát triển bùng nổ của Internet và xu<br />
thế trở thành cơ sở hạ tầng thống nhất về<br />
thông tin máy tính nói riêng và thông tin liên<br />
lạc nói chung, yêu cầu tích hợp các dịch vụ<br />
số liệu, tiếng nói và hình ảnh trên Internet<br />
càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.<br />
Hiện nay, nhóm làm việc DiffServ của IETF<br />
đã đưa ra các khuyến nghị liên quan đến việc<br />
triển khai DiffsServ trên mạng IP, đồng thời<br />
DiffServ cũng đã được triển khai thực tế với<br />
mạng khoa học và giáo dục quốc gia của Hy<br />
Lạp (GRNET). Với những ưu điểm vượt trội<br />
của DiffServ và xu hướng phát triển của<br />
mạng viễn thông, DiffServ đang trở thành<br />
kiến trúc QoS phổ biến hiện nay cũng như<br />
trong tương lai.<br />
HƯỚNG PHÁT TRIỂN<br />
Phát triển và xây dựng mô hình đảm bảo<br />
chất lượng theo hướng tích hợp các mô hình<br />
ứng dụng vào hệ thống mạng thực tế nhằm<br />
tận dụng những ưu điểm mà các mô hình<br />
mang lại.<br />
Nghiên cứu mô hình CQS - một mô hình khá<br />
mới trong mạng Internet. Mô hình CQS giúp<br />
làm tăng khả năng xử lý cho router trong vấn<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
| 78<br />
<br />