intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng trên bệnh nhân phẫu thuật ung thư dạ dày

Chia sẻ: ViJenchae ViJenchae | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

41
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày đánh giá hiệu quả và an toàn của can thiệp dinh dưỡng trên bệnh nhân phẫu thuật ung thư dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, 60 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày do ung thư tại khoa ngoại II bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ tháng 1 đến tháng 9/2020 được chia làm 2 nhóm: nhóm can thiệp dinh dưỡng và nhóm điều trị thường quy.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá hiệu quả can thiệp dinh dưỡng trên bệnh nhân phẫu thuật ung thư dạ dày

  1. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CAN THIỆP DINH DƯỠNG TRÊN BỆNH NHÂN PHẪU THUẬT UNG THƯ DẠ DÀY ĐÀO ĐỨC MINH1, ĐỖ NGỌC PHƯƠNG2, TRẦN THỊ ANH TƯỜNG3, PHẠM HÙNG CƯỜNG4 TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả và an toàn của can thiệp dinh dưỡng trên bệnh nhân phẫu thuật ung thư dạ dày. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiền cứu, 60 bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày do ung thư tại khoa ngoại II bệnh viện Ung Bướu TP. HCM từ tháng 1 đến tháng 9/2020 được chia làm 2 nhóm: nhóm can thiệp dinh dưỡng và nhóm điều trị thường quy. Kết quả: Nhóm can thiệp dinh dưỡng ít sụt cân hơn sau mổ (-1,9kg vs -5kg lúc xuất viện, -1,6kg vs - 7,8kg lúc 1 tháng sau mổ, p < 0,05); phục hồi các chỉ số dinh dưỡng như sức cơ, albumin, hemoglobin, lympho bào tốt hơn ở 1 tháng sau mổ; thời gian phục hồi lưu thông ruột sau mổ sớm hơn (65 giờ vs 82 giờ, p = 0,045); rút ngắn thời gian nằm viện hậu phẫu 1,5 ngày so với nhóm chứng. Tỉ lệ kém dung nạp nuôi ăn sớm cao hơn ở nhóm can thiệp (20% vs 0%) nhưng đều được điều trị nội khoa ổn định. Nuôi ăn sớm không làm tăng biến chứng hậu phẫu. Kết luận: Can thiệp dinh dưỡng trên bệnh nhân phẫu thuật ung thư dạ dày đem lại hiệu quả rõ ràng và an toàn. ĐẶT VẤN ĐỀ Can thiệp dinh dưỡng là một phần quan trọng trong chương trình phục hồi sớm sau phẫu thuật Ung thư dạ dày (UTDD) là một trong những (Enhance Recovery After Surgery: ERAS). Đây là bệnh ung thư phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt một chương trình can thiệp chu phẫu với sự hợp lực Nam. Đây là loại ung thư có tử suất cao. Cho đến nhiều chuyên khoa, mục đích là giúp cho bệnh nhân nay, đã có nhiều tiến bộ trong điều trị, nhưng phẫu phục hồi tốt nhất sau cuộc mổ. ERAS bắt đầu triển thuật vẫn là phương thức điều trị chủ yếu cho bệnh khai trên thế giới từ năm 2010 cho ung thư đại tràng nhân UTDD ở giai đoạn sớm. và năm 2014 ứng dụng cho ung thư dạ dày[10]. Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với bệnh Chăm sóc dinh dưỡng trong ERAS bao gồm: tư vấn nhân phẫu thuật ung thư, đặc biệt là ung thư đường và hỗ trợ dinh dưỡng, nạp Carbohydrate (CHO) tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc cung cấp trước mổ, nuôi ăn sớm sau mổ[9]. Can thiệp dinh dinh dưỡng không đầy đủ cho bệnh nhân sẽ làm ảnh dưỡng chu phẫu đã làm thay đổi kết quả điều trị ung hưởng đến kết quả phẫu thuật như: tăng nguy cơ thư dạ dày,đặc biệt là ở nhóm bệnh nhân suy dinh nhiễm trùng, chậm lành vết thương, kéo dài thời dưỡng[2],[16]. gian nằm viện và tăng chi phí điều trị[4]. Ngoài ra, Trên thế giới,can thiệp dinh dưỡng chu phẫu đã điều này còn ảnh hưởng đến tái phát và sống còn do được chứng minh an toàn, hiệu quả[13],[14] và được bệnh nhân kém dung nạp và tuân thủ điều trị hỗ trợ khuyến cáo từ các hiệp hội dinh dưỡng Châu Âu, sau đó[3]. Châu Mỹ[10],[15]. Địa chỉ liên hệ: Đào Đức Minh Ngày nhận bài: 07/10/2020 Email: bsdaoducminh@gmail.com Ngày phản biện: 03/11/2020 Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 1 ThS.BSCKII Khoa Ngoại Ngực - Bụng-Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 2 BSCKI. Khoa Ung Bướu-Bệnh viện Đa khoa Tư nhân Triều An 3 ThS.BSCKII. Trưởng Khoa Dinh dưỡng - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 4 PGS.TS. Trưởng Khoa Ngoại Ngực - Bụng-Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM 430
  2. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Bước 2: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng (theo Minh, cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu PGSGA), năng lượng và đạm trong khẩu phần ăn nào về can thiệp dinh dưỡng chu phẫu cho bệnh /24 giờ (Cả 2 nhóm). nhân ung thư. Bước 3: Tư vấn dinh dưỡng trước mổ (nhóm can Xuất phát từ nhận định trên, chúng tôi mong thiệp) muốn thực hiện đề tài này nhằm mục đích đánh giá Bệnh nhân không suy dinh dưỡng: Bác sĩ dinh hiệu quả và an toàn của can thiệp dinh dưỡng trên dưỡng tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn để bệnh bệnh nhân phẫu thuật ung thư dạ dày. nhân ăn uống đủ nhu cầu (năng lượng 30 - 35kcal/kg/ngày; đạm 1,5 - 2g/kg/ngày). ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Bệnh nhân suy dinh dưỡng: Bác sĩ dinh dưỡng Địa điểm nghiên cứu tư vấn chế độ ăn và bổ sung dinh dưỡng đường Khoa Ngoại II Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM. miệng, nuôi tĩnh mạch hỗ trợ khi bệnh nhân ăn không Thời gian nghiên cứu: 01/01/2020 đến 30/9/2020. đủ nhu cầu (≤ 60%). Tất cả bệnh nhân đều được sử dụng dinh dưỡng miễn dịch 5 ngày trước mổ. Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân ung thư dạ dày, có chỉ định phẫu thuật cắt dạ dày với các tiêu chuẩn Bước 4: Nạp Carbohydrate trước mổ (nhóm can như sau: thiệp). Đêm trước mổ: Bệnh nhân uống 500ml Tiêu chuẩn chọn Maltodextrin 20% (#100g). Phẫu thuật cắt dạ dày không kèm theo cắt tạng lân cận (ruột non, đại tràng, tụy). 2 giờ trước mổ: Bệnh nhân uống 250ml Maltodextrin 20% (# 50g). Tuổi ≤ 80. Bước 5: ASA ≤ 3. Nhóm chứng: Điều trị thường quy sau mổ Bệnh nhân tỉnh táo, sáng suốt, có người nhà Rút sonde mũi dạ dày hậu phẫu 2. nuôi, đồng ý tham gia nghiên cứu. Bắt đầu cho ăn sau khi bệnh nhân trung tiện. Tiêu chuẩn loại trừ Truyền dịch từ hậu phẫu 1 - 4: Lactase Ringer Có thai. 1000ml, Glucose 5% 1000ml. Suy gan, suy tim, suy hô hấp, suy thận. Nhóm can thiệp: Nuôi ăn sớm sau mổ Tiểu đường. Trong vòng 24 - 48 giờ rút sonde mũi dạ dày và Hẹp môn vị. bắt đầu nuôi ăn qua đường miệng bất kể bệnh nhân có trung tiện hay chưa, kết hợp tập vật lý trị liệu. Bệnh nhân mổ cấp cứu cắt dạ dày. Chế độ ăn do khoa dinh dưỡng thiết kế và cung cấp. Dị ứng lactose. Nuôi tĩnh mạch có tính toán bằng hỗn hợp 3 dung dịch đạm, đường, béo đối với những trường hợp suy Thiết kế nghiên cứu: Tiền cứu, can thiệp lâm sàng dinh dưỡng trước mổ hoặc kém dung nạp với nuôi có nhóm chứng. ăn tiêu hóa sớm. Tiếp tục dinh dưỡng miễn dịch 5 Nhóm 1: Nhóm can thiệp dinh dưỡng (n = 30). ngày sau mổ. Nhóm 2: Nhóm chứng (n = 30). Bước 6: Đánh giá dinh dưỡng lúc xuất viện (cả 2 nhóm). Quy trình nghiên cứu Nhóm can thiệp: Bác sĩ dinh dưỡng khám lần 2, Bước 1: Bệnh nhân thỏa tiêu chuẩn được nhận vào tư vấn và hướng dẫn cho bệnh nhân chế độ ăn sau nghiên cứu chia làm 2 nhóm. phẫu thuật cắt dạ dày. 431
  3. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Bước 7: Đánh giá dinh dưỡng sau 1 tháng (cả 2 nhóm). Để đánh giá dung nạp nuôi ăn sớm, chúng tôi sử dụng thang điểm I-FEED[6] Thời gian Lượng ăn vào Buồn nôn Nôn Lâm sàng có triệu chứng Không (0) Không (0) Không chướng bụng 0 - 24 giờ Dung nạp (0) (0) (0) Đáp ứng với điều trị (1) ≥1 lần, thể tích < 100ml và không có dịch mật Chướng bụng ít 24 - 72 giờ Dung nạp ít (1) (1) (1) (1) Không dung nạp Không đáp ứng với điều trị ≥1 lần, thể tích >100ml hoặc có dịch Chướng bụng nhiều >72 giờ (3) (3) (3) (3) (2) Tổng điểm 0 - 2 điểm: Dung nạp tốt 3 - 5 điểm: Dung nạp trung bình ≥ 6 điểm: Dung nạp kém KẾT QUẢ Bảng 1. Đặc điểm bệnh nhân trong nghiên cứu Đặc điểm lâm sàng Nhóm can thiệp Nhóm chứng Tuổi trung bình 58,4 ± 12,1 58 ± 9,8 Giới (Nam/Nữ) 4/1 4/1 Thời gian khởi bệnh (tháng) 4.5 ± 3,8 4.3 ± 3,2 Triệu chứng (đau thượng vị) 24 (80%) 23 (77,6%) Kích thước bướu (cm) 5 ± 1,9 4,9 ± 1,8 Vị trí bướu (hang môn vị) 18 (60%) 20 (66,7%) Giai đoạn bệnh + Giai đoạn 1 2 (6,7%) 1 (3,3%) + Giai đoạn 2 5 (16,7%) 4 (13,3%) + Giai đoạn 3 16 (53,3%) 20 (66,7%) + Giai đoạn 4 7 (23,3%) 5 (16,7%) Phương pháp mổ Cắt dạ dày bán phần 26 26 Cắt dạ dày toàn phần 4 4 Cân nặng trước mổ (kg) 53,2 ± 9,6 56,5 ± 10,1 BMI 20,5 ± 2,8 21 ± 3,2 PG-SGA 8,1 ± 3,9 8,4 ± 3,6 Sức cơ 28,4 ± 8,0 30,4 ± 7,7 Năng lượng khẩu phần ăn 24 giờ (Kcal) 1158 ± 491 1268 ± 451 Đạm 24 giờ (g) 48,4 ± 17,3 56,5 ± 16,1 Hemoglobin (g/dl) 12.8 ± 2,5 12,5 ± 2,3 Tế bào lympho (/mm3) 2307 ± 670 2504 ± 744 Albumin (g/l) 41,6 ± 3,3 41,1 ± 4,0 Chỉ số tiên lượng dinh dưỡng (PNI) 53,1 ± 5,6 53,6 ± 5,9 432
  4. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Tình hình nuôi dưỡng sau phẫu thuật Hình 1. Năng lượng cung cấp theo ngày hậu phẫu Hình 2. Lượng đạm cung cấp theo ngày hậu phẫu 433
  5. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Kết quả điều trị Sự thay đổi các chỉ số dinh dưỡng trước và sau can thiệp Bảng 2. Sự thay đổi các chỉ số dinh dưỡng lúc nhập viện và xuất viện Chỉ số dinh dưỡng Nhóm can thiệp Nhóm chứng p Cân nặng -1,9 ± 1,5 -5 ± 2,3 < 0,05 Sức cơ 0,5 ± 2,9 -4 ± 2,5 < 0,05 Hemoglobin -1,4 ± 1,3 -2,3 ± 1,1 < 0,05 Tế bào lympho -759 ± 532 -1009 ± 600 < 0,05 Albumin -7,7 ± 3,6 -9,4 ± 3 < 0,05 Bảng 3. Sự thay đổi các chỉ số dinh dưỡng lúc nhập viện và sau 1 tháng Chỉ số dinh dưỡng Nhóm can thiệp Nhóm chứng p Cân nặng -1,6 ± 2,4 -7,8 ± 3,1 < 0,05 Sức cơ 2,0 ± 3,5 -4,4 ± 3,2 < 0,05 Hemoglobin -0,7 ±1,4 -1,7 ± 1,2 < 0,05 Tế bào lympho -32 ± 550 -633 ± 578 < 0,05 Albumin -1,2 ± 2,7 -7 ± 2,7 < 0,05 Sự thay đổi năng lượng khẩu phần ăn và lượng đạm trong 24 giờ lúc một tháng so với nhập viện Hình 3. Sự thay đổi năng lượng khẩu phần ăn lúc nhập viện và một tháng 434
  6. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 Hình 4. Sự thay đổi lượng đạm trong khẩu phần ăn lúc nhập viện và một tháng Sự thay đổi kết quả điều trị hậu phẫu Bảng 4. Kết quả điều trị hậu phẫu Nhóm can thiệp Nhóm chứng p Thời gian phục hồi lưu thông ruột (giờ) 65,5 ± 7,5 81,8 ± 10,5 0,045 Thòi gian nằm viện hậu phẫu (ngày) 6,2 ± 0,4 7,7 ± 0,6 0,026 Sự an toàn của can thiệp dinh dưỡng chu phẫu Biến chứng hậu phẫu Trong nghiên cứu này, cả 2 nhóm đều không có Bảng 5. Sự kém dung nạp nuôi ăn đường miệng trường hợp nào bị xì miệng nối, nhiễm trùng ổ bụng sau phẫu thuật hay viêm phổi hít sặc. Tổng điểm I- Nhóm can Nhóm chứng p FEED thiệp Không có trường hợp nào bị nhiễm trùng vết mổ, tắc ruột sớm sau mổ, hay các biến chứng khác. 0-2 24 (80%) 30 (100%) Không có tử vong trong nghiên cứu. 3-5 5 (16,7%) 0 < 0,05 ≥6 1 (3,3%) 0 Sự kém dung nạp đường tiêu hóa Theo thang điểm I-FEED[6], trong 30 trường hợp nhóm can thiệp nuôi ăn sớm có 24 trường hợp BÀN LUẬN (80%) dung nạp tốt (0 - 2 điểm), 5 trường hợp dung nạp trung bình (3 - 5 điểm) và một trường hợp dung Hiệu quả của can thiệp dinh dưỡng nạp kém (≥6 điểm). Ở nhóm chứng 100% dung nạp Sự cải thiện các chỉ số dinh dưỡng tốt ở thời điểm bắt đầu cho ăn đường miệng. Sự Cân nặng khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong nghiên cứu này chúng tôi ghi nhận tình trạng sụt cân sau mổ diễn ra ở cả 2 nhóm, tuy nhiên nhóm can thiệp sụt cân ít hơn. Cân nặng trung bình 435
  7. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 lúc xuất viện ở nhóm can thiệp giảm 1,9kg, trong khi nhóm chứng là 82 giờ. Sự khác biệt này có ý nghĩa đó cân nặng ở nhóm chứng giảm 5kg so với lúc thống kê (p = 0,045). Kết quả nghiên cứu của Hur và nhập viện. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê cộng sự thì thời gian trung tiện ở nhóm có can thiệp (p < 0,05). dinh dưỡng sau mổ là 1,9 ngày so với nhóm chứng là 2,9 ngày, giảm có ý nghĩa (p = 0,036) [8] Sau một tháng, cân nặng trung bình ở nhóm can thiệp tiếp tục giảm 1,6kg so với lúc nhập viện Thời gian nằm viện trong khi ở nhóm chứng giảm đến 7,8kg. Và sự khác Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian nằm biệt này cũng có ý nghĩa (p
  8. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 tạm nhịn ăn từ 12 - 24 giờ, điều trị chống nôn, sau 7. Heneghan HM, Zaborowski A, Fanning M et al đó tiếp tục nuôi ăn lại dần dần. Riêng 1 trường hợp (2015), “Prospective study of malabsorption and dung nạp kém, chướng bụng nhiều kèm nôn ói, malnutrition after esophageal and gastric cancer chúng tôi đặt thông mũi dạ dày giải áp 24 giờ, điều surgery”, Annals of Surgery, 262(5), pp.803-808 trị thuốc chống nôn, khi bệnh nhân ổn định rút thông 8. Hur H, Kim SG, Shim JH, Song KY, Kim W, Park dạ dày và nuôi ăn trở lại. Ở nhóm chứng không có CH, et al (2011), “Effect of early oral feeding trường hợp nào kém dung nạp theo thang điểm I- after gastric cancer surgery: a result of FEED. Sự khác biệt giữa 2 nhóm có ý nghĩa thống randomized clinical trial ”, Surgery, 149, pp.561- kê (p = 0,00). Nhìn chung các trường hợp trong 568. nhiên cứu của chúng tôi đều dung nạp tốt với nuôi ăn sớm (80%), những trường hợp kém dung nạp 9. Mariette C (2015), “Role of the nutritional support (20%) đa số ở mức độ trung bình, nhanh chóng cải in the ERAS programme”, J Visc Surg, 152(1), thiện với điều trị và tiếp tục nuôi ăn sau đó. pp.18-20. KẾT LUẬN 10. Mortensen K, Nilsson M, Slim K et al (2014), “Consensus guidelines for enhanced recovery Qua nghiên cứu này chúng tôi nhận thấy can after gastrectomy: Enhanced Recovery After thiệp dinh dưỡng trên bệnh nhân phẫu thuật ung thư Surgery (ERAS®) Society recommendations”, Br dạ dày là có hiệu quả (giảm sụt cân sau mổ, cải J Surg, 101, pp.1209-1229. thiện sức cơ, trung tiện sớm hơn, rút ngắn thời gian nằm viện) và an toàn (không làm tăng biến chứng 11. Norman K, Stobaus N, Gonzalez MC et al hậu phẫu). Vì vậy, chúng tôi đề xuất áp dụng can (2011), “Hand grip strength: Outcome predictor thiệp dinh dưỡng chu phẫu thường quy vào thực and marker of nutritional status”, Clinical hành lâm sàng. Nutrition, 30, pp.135-142. TÀI LIỆU THAM KHẢO 12. Ohkura Y, Haruta S, Tanaka T, Ueno M, Udagawa H (2016), “Effectiveness of 1. Bilku DK, Dennison AR, Hall TC, Metcalfe MS, postoperative elemental diet in elderly patients Garcea G (2014), “Role of preoperative after gastrectomy”World J Surg Oncol, 14(1), carbohydrate loading: A systematic review”, Ann pp.268. R Coll Surg Engl, 96, pp.15-22. 13. Selby LV, Rifkin MB, Yoon S et al (2016), 2. Choi WJ, Kim J (2016), “Nutritional Care of “Decreased length of stay and earlier oral Gastric Cancer Patients with Clinical Outcomes feeding associated with standardised and Complications: A Review”, Clin Nutr Res, 5, postoperative clinical care for total gastrectomies pp.65-78. at a cancer center”, J Surg, 160(3), pp.607-612. 3. Fujiya K, Kawamura T, Omae K et al (2018), 14. Vavricka SR and Greuter T (2019), “Impact of Malnutrition After Gastrectomy for “Gastroparesis and Dumping Syndrome: Current Gastric Cancer on Long-Term Survival”, Ann Concepts and Management”, Journal of Clinical Surg Oncol, 25, pp.974-983. Medicine, 8, pp.1-10. 4. Fukuda Y, Yamamoto K, Hirao M et al (2015), 15. Wischmeyer PE, Carli Franco, Evans DC et al “Prevalence of malnutrition among gastric cancer (2018), “American Society for Enhanced patients undergoing gastrectomy and optimal Recovery and Perioperative Quality Initiative preoparative nutritional support for preventing Joint Consensus Statement on Nutrition surgical site infections”, Ann Surg Oncol, 22 (3), Screening and Therapy Within a Surgical pp.778-785. Enhanced Recovery Pathway”, Anesth Analg, 5. Fukushima R (2018), “ERAS for Gastric 126(6), pp.1883-1895. Surgery”, Springer Nature Singapore, chapter 9, 16. Zhang B, Najarali Z, Ruo L et al (2019), “Effect of pp.93-100. Perioperative Nutritional Supplementation on 6. Hedrick TL, McEvoy MD, Mythen MG et al Postoperative Complications-Systematic Review (2018), “American society for enhanced recovery and Meta-Analysis”, J Gastrointestinal Surg, and perioperative quality initiative joint 23(8), pp.1682-1693. consensus statement on postoperative gastrointestinal dysfunction within an enhanced recovery pathway for elective colorectal surgery”, Anesth Analg, 126(6), pp.1896-1907. 437
  9. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 ABSTRACT Objectives: To evaluate the efficacy and safety of nutritional interventions in patients with gastric cancer surgery. Subjects and methods: Prospective, 60 patients indicated for cancer gastrectomy at the 2nd Surgery Department of Ho Chi Minh City Oncology Hospital from January to September 2020 divided into 2 groups: Nutrition intervention group and conventional treatment group. Results: Nutritional intervention group lost less weight after surgery (-1.9kg vs -5kg at discharge, -1.6kg vs -7.8kg at 1 month postoperative, p < 0.05); better nutritional indicators such as hand grip strength, albumin, hemoglobin, lymphocytes were restored in 1 month after surgery; recovery time of intestinal circulation after surgery earlier (65 hours vs 82 hours, p = 0.045); Shortened postoperative hospital stay by 1.5 days compared to the control group. The rate of early oral feeding intolerance was higher in the intervention group (20% vs 0%) but was well controlled with medical treatment. Early oral feeding does not increase postoperative complications. Conclusion: Nutritional intervention in patients with gastric cancer surgery is efficacious and safe. 438
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0